Wiki - KEONHACAI COPA

Lưỡng chiết

Tinh thể canxít tạo ra hai ảnh của chữ viết nằm bên dưới, ứng với tia thường và tia bất thường

Lưỡng chiết (hay khúc xạ đúp, khúc xạ kép) là hiện tượng xảy ra khi tia sáng khi đi qua một số loại tinh thể (như canxít) bị tách ra thành hai tia sáng: tia thường và tia khác thường (thượng đẳng), tùy thuộc vào trạng thái phân cực của tia sáng.

Các tinh thể gây ra hiện tượng lưỡng chiết được gọi là tinh thể lưỡng chiết. Các tinh thể này đều có tính chất không đẳng hướng. Sóng điện từ khi đi vào các môi trường này có thể có độ điện dịch không song song với véctơ cường độ điện trường. Nếu tinh thể chỉ có một trục quang học, hiện tượng lưỡng chiết có thể được mô tả bằng cách gán 2 chiết suất cho 2 phương phân cực, no cho phương vuông góc (ứng với tia thường) và ne cho phương song song (ứng với tia bất thường) với trục quang học. Khi đó độ lưỡng chiết của vật liệu có thể được định nghĩa là: Δn = ne - no.

Một số vật liệu lưỡng chiết[sửa | sửa mã nguồn]

Vật liệu có 1 trục quang, tại 590 nm[1]
Vật liệunoneΔn
Ngọc berin Be3Al2(SiO3)61.6021.557-0.045
Canxit CaCO31.6581.486-0.172
Hg2Cl21.9732.656+0.683
Nước đá H2O1.3091.313+0.004
LiNbO32.2722.187-0.085
MgF21.3801.385+0.006
Thạch anh SiO21.5441.553+0.009
Hồng ngọc Al2O31.7701.762-0.008
TiO22.6162.903+0.287
(Mg, Fe)2SiO41.6901.654-0.036
Oxide nhôm Al2O31.7681.760-0.008
NaNO31.5871.336-0.251
Tourmalin1.6691.638-0.031
ZrSiO4 chiết suất cao1.9602.015+0.055
ZrSiO4 chiết suất thấp1.9201.967+0.047

Một số khoáng chất thể hiện tính lưỡng chiết (đơn trục) như ở bảng bên.

Nhiều chất dẻo có tính lưỡng chiết, vì phân tử của chúng bị đóng băng trong tình trạng chịu sức căng nhất định, khi chất dẻo được đúc hoặc dập.[2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Elert, Glenn. “Refraction”. The Physics Hypertextbook.
  2. ^ “Sử dụng tính lưỡng chiết trên các đĩa chất dẻo”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A1ng_chi%E1%BA%BFt