Wiki - KEONHACAI COPA

Lũ lụt miền Trung Việt Nam tháng 11 năm 1999

Lũ lụt miền Trung Việt Nam
Đài Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong tại thành phố Huế (Bia Quốc học), nơi mà ngày 5 tháng 11 năm 1999 có hàng loạt quan tài gỗ đựng người bị thiệt mạng sau trận lũ 1999.[1][2]
Hình thành1 tháng 11 năm 1999
Kết thúc6 tháng 11 năm 1999
Tổng số thiệt hại3.773 tỷ đồng[2] (tương đương 488 triệu USD thời điểm 1999, 895.4 triệu USD thời điểm 2023)
Mất điệnTừ ngày 2 đến ngày 5 tháng 11 tại Huế
Thiệt hại về người595 người[1]
Nơi ảnh hưởngMiền Trung Việt Nam

Đợt lũ lụt miền Trung Việt Nam tháng 11 năm 1999 (hay còn được biết đến với tên gọi là Đại hồng thủy 1999)[2][3][4] là một đợt lũ lụt lớn xảy ra ở các tỉnh miền Trung Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 1999.[5][6] Do tác động của không khí lạnh mạnh kết hợp với dải áp thấp xích đạo,[a] các nhiễu động trên cao và cuối cùng là áp thấp nhiệt đới, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu những trận mưa rất lớn từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11 năm 1999, gây ra lũ lụt nghiêm trọng, nhấn chìm nhiều huyện, thị xã, làm thiệt hại tài sản lên đến gần 3.800 tỷ đồng (giá thời điểm năm 1999, tương đương 21.203 tỷ đồng ở năm 2023) và số người chết là 595 người. Tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất là Thừa Thiên Huế, do đó trận lũ lụt đã đi vào ký ức khó phai mờ của người dân tỉnh này.[1][7]

Sau lũ lụt, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức cứu trợ đồng bào vùng lũ đồng thời kêu gọi những sự hỗ trợ từ quốc tế. Nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới đã cứu trợ nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai này gây ra. Đợt mưa lũ tháng 11 năm 1999 này cũng đã xác lập nhiều kỷ lục lịch sử trong các thống kê, so sánh về thiên tai và thiệt hại thiên tai gây ra tại Việt Nam, tuy nhiên, một số kỷ lục đã bị các trận lũ lụt khác diễn ra sau đó vài năm phá vỡ.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại15 tháng 10 – 20 tháng 10
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (10-min)  990 hPa (mbar)

Cơn bão số 9 hay bão Eve, đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ ngày 20 tháng 10 năm 1999 gây ra mưa lớn ở Trung Bộ đi kèm gió mạnh, đã làm 15 người thiệt mạng.[8][9][10] Ba ngày sau, xuất hiện một áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và tiếp tục gây mưa lớn cho khu vực Trung Bộ.[8] Một tuần lễ sau, ngày 1 tháng 11 năm 1999, một đợt gió mùa Đông Bắc mạnh tràn xuống Việt Nam, ban đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ sau đó lan xuống các tỉnh Trung Bộ. Cùng lúc đó không khí lạnh gặp dải thấp xích đạo[a] tác động đến miền Trung Việt Nam, kết hợp với các nhiễu động của đới gió đông trên cao hội tụ lại thành một hình thế thời tiết trút hàng loạt trận mưa xuống dải đất này.[2][11] Liền sau đó, ngày 5 tháng 11 một áp thấp nhiệt đới hình thành trong hệ thống thời tiết trên và tiếp tục mang mưa ẩm đến miền Trung. Áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ và tan cùng ngày hôm đó trên đất liền Nam Trung Bộ.[8]

Do ảnh hưởng của hệ thống thời tiết trên, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11 ở các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn với lượng mưa từ 600–1000 mm.[12] Mưa tại tỉnh Thừa Thiên Huế với vũ lượng rất lớn; nhiều điểm tại tỉnh này mưa dồn dập khoảng 1.000 mm trong 1 ngày,[13] trong đó nổi bật là tại thành phố Huế với lượng mưa 2 ngày đêm là 2.288 mm,[14][15] và tổng lượng mưa ở Huế được xem là gần bằng tổng lượng mưa trung bình cả năm cộng lại.[2]

Mưa lớn dồn dập đã gây ra một đợt lũ lụt diện rộng tại các tỉnh Trung Bộ, nhiều điểm đạt tới mức báo động 3 và trên báo động 3.[b] Đặc biệt, trên một số sông đã đạt giá trị xấp xỉ hoặc vượt mức lũ lịch sử và được xem là lớn nhất trong vòng từ 70-100 năm qua. Đáng chú ý trong đó lũ trên sông Hương lên nhanh, biên độ lũ dao động tới mức 1 mét trong 1 giờ; đạt đỉnh ở mức 5,94 mét vào lúc 14 giờ (theo giờ Việt Nam) ngày 2 tháng 11 năm 1999. Trên nhiều sông đã xảy ra các trận lũ quét.[16]

Một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đợt mưa lũ này là vào năm 1999 Việt Nam chịu tác động của hiện tượng La Niña.[17][18][19] Ngay sau khi đợt El Niño kỷ lục 1997-1998 kết thúc, hiện tượng La Niña xuất hiện vào cuối năm đó[20] và kéo dài từ năm 1998 đến năm 2001, trong đó giai đoạn 1998-2000 là cường độ trung bình và 2000-2001 với cường độ yếu.[21] Ngoài gây ra các đợt rét đậm, rét hại kéo dài,[17] La Nina cũng là tác nhân chính dẫn đến các trận bão dồn dập ở Nam Trung Bộ (cuối năm 1998), lũ lớn ở Trung Bộ (năm 1999) và Nam Bộ (năm 2000).[18][22]

Kỷ lục lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Huế trong trận lụt năm 2020, trận lũ lụt đã phá nhiều kỷ lục của lũ năm 1999.

Trong đợt mưa lũ này một lượng mưa ghi nhận được trong một ngày tại thành phố Huế là 1.384 mm, đây là một trị số lớn chưa từng thấy trong chuỗi số liệu 100 năm qua được ghi nhận ở Việt Nam.[15][23] Đỉnh lũ của đợt lũ tháng 11 năm 1999 được xem là đỉnh lũ lớn nhất lịch sử trong vòng 70-100 năm qua ở một số sông, nhất là trên sông Hương.[17][24] Mưa được xem là có cường suất lớn nhất trong hơn 100 năm qua, và cường độ mưa loại kỷ lục trên thế giới.[24]

Tuy nhiên, ở một số nơi thì đợt lũ diễn ra kế tiếp đó 1 tháng đã vượt mốc này với dao động không lớn.[25] Năm 2007, lũ trên một số sông ở Đà Nẵng vượt mốc lịch sử năm 1999 0,3 mét.[26] Cùng năm đó lũ trên một số sông ở tỉnh Quảng Nam đã bằng và vượt mức lũ của năm 1999.[27] Năm 2009, lũ trên sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã phá vỡ kỷ lục này.[28] Năm 2013, đợt mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 15 – Podul đã gây ra lũ lụt diện rộng, nhiều tỉnh đã vượt mốc lịch sử năm 1999.[29][30] Trong đợt lũ trái mùa đầu tháng 3 năm 2015 ở Trung Trung Bộ, một số trạm bơm đã xả lũ với lưu lượng lớn, dẫn đến mực nước xấp xỉ mức lũ của trận lũ này.[31]

Năm 2020, trong đợt thiên tai, mưa lũ kéo dài lịch sử hơn 80 ngày tại các tỉnh Trung Bộ, đỉnh lũ trên một số sông, trong đó có sông Bồ và sông Hương ở Thừa Thiên Huế, ở mức tương đương và thậm chí là vượt mức lũ lịch sử năm 1999.[32][33][34]

Thiệt hại[sửa | sửa mã nguồn]

Trận lụt lịch sử miền Trung cuối năm 1999 được xem là trận lụt lớn nhất từ trước đến thời điểm đó xảy ra tại Việt Nam.[35] Lũ lụt đã làm ngập trắng 10 tỉnh, thành phố của miền Trung, trong đó 20 huyện thị bị nhấn chìm.[2][36] Mưa lũ khiến 595 người chết, 41.846 ngôi nhà bị cuốn trôi; 570 trường học bị cô lập và phá hủy, thiệt hại ước tính đạt 3.773 tỷ đồng (tương đương với 488 triệu USD vào thời điểm năm 1999, tương đương với 895.4 triệu USD ở năm 2023).[2][37][38][39] Đây được xem là thảm họa thiên nhiên đã gây ra hậu quả rất nặng nề và về lâu dài đối với các mặt xã hội, kinh tế, môi trường ở các tỉnh nơi lũ tác động.[40]

Huế[sửa | sửa mã nguồn]

"Cả đời tui chưa từng thấy cơn lụt mô to như rứa".

  – Cụ Trần Thị Bất, một người dân ở Huế[2]

Thừa Thiên Huế được xem là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ lịch sử này.[1][41][42] Trong tổng số 595 người chết của đợt lũ thì Thừa Thiên Huế đã chiếm quá nửa với 352 người chết.[1][2] Hàng loạt nhà dân bị nước lũ tràn vào làm cuộc sống của những hộ dân này lâm vào cảnh khó khăn.[43] Đã có những người phải bỏ cả tính mạng mình để cứu sống những người khác gặp hoạn nạn trong cơn lũ.[44]

Thành phố Huế ngày nay

Tại vùng đồng bằng các huyện Hương Thủy,[c] Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và một số nơi ở thành phố Huế nước đã ngập sâu đến 4 mét. Nhiều đoạn quốc lộ bị ngập trong nước nhiều ngày dẫn đến giao thông đường bộ ngưng trệ; về sau cả đường thủy, đường sắt và đường hàng không tại đây cũng phải tạm dừng hoạt động. Sân bay Phú Bài nằm ở vị trí tương đối cao, tuy nhiên nước lũ vẫn tràn lên gây ngập khiến sân bay này phải đóng cửa từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 11.[45] Tại huyện A Lưới, nước lũ kèm theo đất đá đổ xuống các cánh đồng khiến 2 trên 16 hécta ruộng đã không thể phục hồi.[46] Ngoài ra, con đường duy nhất nối A Lưới với thành phố Huế cũng bị lũ đánh sập.[47]

Nước lũ cũng tràn về từ hạ lưu làm vỡ Phá Tam Giang đồng thời mở ra 2 cửa biển mới, gọi là cửa Hòa Duân và Vĩnh Hải, khiến cho hàng chục tàu thuyền của ngư dân và tàu tuần tra bị hư hỏng. Sự kiện tạo cửa biển này được xem là chưa từng xảy ra ở Việt Nam.[15][48] Cũng do ảnh hưởng của lũ, ngày 2 tháng 11 năm 1999 có 57 học sinh trường Trung học Cơ sở Hương Thọ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế bị mắc kẹt trên mái nhà, và một thầy giáo trẻ mới vào trường[d] đã giải cứu cả 57 em. Nhiều tờ báo lớn đã xem cuộc giải cứu như là "thông tin khiến cả tỉnh sững sờ".[49][50] Ngày 5 tháng 11, hàng loạt quan tài gỗ thông vàng đựng thi thể những người thiệt mạng trong lũ được đưa ra quàn tại Đài Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong (hay còn gọi là Bia Quốc học).[1] Bộ đội đã tập kết ở đường băng Phú Bài đưa những chiếc áo quan trên về nơi an nghỉ cuối cùng.[2]

Hiếu Lăng của Minh Mạng, một công trình bị hư hại nghiêm trọng ở đợt lũ.

Tại di sản thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế, nước lũ tràn vào nhiều lăng tẩm, đền đài khiến cho gỗ, ngói của các công trình trên bị mục nát, xuống cấp.[51] Đặc biệt, Hiếu Lăng của vua Minh Mạng có những thời điểm ngập đến 5 mét, khiến bờ sông trước công trình này bị sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng.[52] Tại nhiều vùng ven biển của Thừa Thiên Huế nhiều đám tang những người thiệt mạng trong đợt lũ phải diễn ra ngoài đường do nhà của họ bị lũ làm hỏng, bị sập hoặc bị cuốn trôi.[49] Các sự cố mất điện, mất thông tin liên lạc, mất tín hiệu phát thanh truyền hình tại tỉnh này đã diễn ra vào các ngày từ mùng 2 đến mùng 5 tháng 11.[48] Ngoài ra, cây cối, hệ thống chiếu sáng và các công trình đô thị khác tại thành phố Huế cũng hư hỏng, thiệt hại lớn.[53] Các ngành nghiên cứu về văn hóa - lịch sử; khoa học - kĩ thuật; văn học - nghệ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế bị lũ làm hư hỏng nhiều công trình, sách báo, tác phẩm lớn, thiệt hại do mưa lũ gây ra là không thể kể hết được.[42]

Do ảnh hưởng từ lũ trên lưu vực sông Hương, Thừa Thiên Huế có khoảng 242.000 hộ dân chìm trong nước lũ;[54] tổng thiệt hại ước tính 1.780 tỷ đồng,[55] bằng tổng thu nhập của tỉnh này trong 7 năm trước đó.[56]

Các nơi khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đợt mưa lũ, ở tỉnh Quảng Nam, làng Ấp Bắc (thuộc xã Đại Phong, huyện Đại Lộc) được xem là "rốn lũ" của khu vực này.[2] Lũ cũng ảnh hưởng đến toàn huyện Đại Lộc.[11] Các huyện đồng bằng khác như Điện Bàn, Duy Xuyên, thị xã Hội An[e] và một số khu vực khác cũng bị lũ ảnh hưởng gây ngập sâu. Sạt lở núi, đất đá đã xảy ra trên một số tuyến đường, đặc biệt Quốc lộ 1 bị ngập và giao thông ách tắc. Lũ quét cũng đã xảy ra ở một số huyện vùng núi gây thiệt hại nghiêm trọng.[48] 3.500 hécta ruộng tại tỉnh này bị hư hỏng và mất trắng, tổng thiệt hại là 29 triệu USD (thời điểm năm 1999).[57] Tỉnh cũng có 53 người chết, đứng thứ hai sau tỉnh Thừa Thiên Huế.[2] Một tháng sau, trong trận lụt đầu tháng 12 thì Quảng Nam lại trở thành tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất.[58]

Tại Đà Nẵng, sáng ngày 1 tháng 11 nước từ các ngả sông Vu Gia, thượng nguồn sông Yên đổ về sông Hàn. Hàng chục tàu cá của ngư dân neo đậu hai bên bờ sông Hàn bị nước cuốn ra biển khiến thành phố này phải ban bố tình trạng khẩn cấp.[2] Sân bay Quốc tế Đà Nẵng phải đóng cửa trong vòng 23 tiếng đồng hồ vì nước lũ.[48] Trên sông Túy Loan đã xuất hiện lũ quét.[59]

Ở hai tỉnh Quảng BìnhQuảng Trị, nhiều huyện thị bị ngập sâu khiến giao thông bị tắc nghẽn. Các đoạn đường sắt, quốc lộ bị sạt lở và hư hỏng.[45] Riêng tỉnh Quảng Trị thì thiệt hại về tài sản ước tính là 564 tỷ đồng.[60][61] Còn tại Quảng NgãiBình Định, các vùng đồng bằng ở hai tỉnh này bị ngập lụt nghiêm trọng. Do ảnh hưởng của sạt lở núi, các tuyến đường liên xã của nhiều huyện vùng núi của tỉnh Quảng Ngãi bị cắt đứt trên 10 ngày. Nhiều vùng ven biển cũng bị sạt lở.[48]

Sau lũ lụt[sửa | sửa mã nguồn]

Cứu trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Trước tình hình lũ lụt lúc bấy giờ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là Lê Khả Phiêu cùng nhiều quan chức Việt Nam đã chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt, phát động phong trào ủng hộ khắp cả nước. Các lực lượng quân đội, công an, sinh viên cũng đã vào vùng lũ để giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Ngày 12 tháng 11 năm 1999, hơn 2500 tấn gạo do Trung ương cứu trợ đã được tỉnh Thừa Thiên Huế đưa tận tay cho người dân vùng lũ; đồng thời Huế cũng tiếp nhận 553 tấn hàng cứu trợ của các địa phương, tổ chức, cá nhân trong cả nước.[1] Đến ngày 15 tháng 11 cùng năm, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức một hội nghị về khắc phục hậu quả do trận lũ lụt này gây ra tại Huế.[62] Sau hội nghị, ngày 17 tháng 11, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định gửi nhiều loại lương thực, thực phẩm, thuốc men đến các tỉnh bị thiệt hại từ Quảng Bình đến Bình Định; đồng thời cũng hỗ trợ 100 tỷ đồng để hỗ trợ dân sinh; 100 tỷ đồng để khôi phục cơ sở hạ tầng; người dân được cho vay không phải thế chấp để khắc phục hậu quả của đợt lũ.[63] Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là đơn vị phân phối các mặt hàng cứu trợ thiết yếu đến người dân, phối hợp với quân đội dùng trực thăng để làm việc này. Đồng thời, các tình nguyện viên tại Huế đã giúp người dân tiêu hủy các loại động vật bị nhiễm bệnh để phòng tránh dịch bệnh lây lan sau lũ, theo yêu cầu của các cơ quan y tế địa phương.[64][65] Các Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức quyên góp ủng hộ, tổng cộng lên đến hơn nửa triệu đô la Mỹ cho các tỉnh vùng lũ. Đồng thời, họ cũng làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân của trận lụt thế kỷ này.[66] Cuối tháng 12 năm 1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã cấp 500 tỷ đồng để cho các ngân hàng thương mại quốc doanh vay nhằm khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh thành miền Trung.[67]

Do thiệt hại từ lũ là rất nghiêm trọng nên Việt Nam đã kêu gọi sự hỗ trợ từ quốc tế. Ngày 11 tháng 11, chính phủ Hoa Kỳ đã gửi lương ăn, thức uống và chăn cùng số tiền hỗ trợ là 450.000 USD đến những gia đình chịu thiệt hại nặng nhất từ trận lũ.[64] Chính phủ Australia cũng đã gửi 400.000 USD thông qua Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế để cứu trợ lương ăn thức uống cho các tỉnh bị thiệt hại.[68] Văn phòng Điều phối nhân đạo Liên Hợp Quốc đã cung cấp số tiền tổng cộng là 80.000 USD để gửi đến chính quyền các tỉnh chịu ảnh hưởng.[69] Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã gửi 31.000 USD cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để cứu trợ trẻ em vùng lũ.[70] Chính phủ Pháp đưa số tiền 50.000 USD đến các tỉnh miền Trung. Chính phủ Nhật Bản đã quyên góp số tiền 9,6 triệu Yên Nhật, còn Anh cũng đã gửi 200.000 USD để cứu trợ cho Việt Nam.[69] Cũng do thiệt hại rất lớn từ trận lũ lụt này, ngày 7 tháng 11 năm 1999, Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã viết thư kêu gọi cứu trợ giáo dân vùng lũ.[71] Cuối tháng 11 năm 1999, Giáo hoàng Gioan Phaolô IITòa Thánh Vatican đã gửi số tiền 100.000 USD thông qua Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn để hỗ trợ giáo dân tại những vùng chịu thiệt hại bởi đợt lũ.[72]

Hệ quả[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người đặt tên làng Rồng sau lũ lịch sử năm 1999.

Cơn lũ lụt đầu tháng 11 năm 1999 đã đi vào ký ức khó phai nhòa của nhiều người dân vùng tâm lũ - Thừa Thiên Huế.[7][73][74] Trong cơn lũ lịch sử ấy, đập Hòa Duân và làng chài Hải Thành bị lũ cuốn ra biển.[75] Tháng 12 năm 1999, ngôi làng này được Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với những người còn sống sót ở đây tổ chức tái thiết thành một ngôi làng mới.[41] Trong một lần thị sát về Huế, Tổng bí thư lúc đó là Lê Khả Phiêu đã đến ngôi làng này và đặt tên cho nó là làng Rồng.[62][76][77] Một số người dân trong ngôi làng này đã lấy ngày 25 tháng 9 âm lịch làm ngày giỗ các nạn nhân đã thiệt mạng trong trận lũ.[41] Cuộc sống của người dân nơi đây cũng đã có phần tốt hơn so với thời điểm diễn ra trận lụt lịch sử.[78]

Trong lần đầu tiên tổ chức Festival Huế vào năm 2000, Ban Tổ chức đã đặt thông điệp Huế - thành phố của nghệ thuật sống. Đây còn được xem là "Festival Hồi sinh" vì được tổ chức sau khi lũ tàn phá Huế năm 1999.[79][80] Cùng năm đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định lấp cửa biển Hòa Duân,[81] khu vực này ngày nay trở thành con đập Hòa Duân dài hơn 600 mét, với đường nhựa rộng 8 mét.[82] Ngày 25 tháng 5 năm 2009, cơ quan này tuyên bố sẽ xóa nợ cho các hộ nghèo bị thiệt hại do trận lũ này gây ra.[83]

Một loài cây có hại tên là mai dương đã phát triển mạnh tại Huế sau lũ lịch sử năm 1999. Sự sinh trưởng ồ ạt của loài cây này đã gây nhiều thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh này. Năm 2015, Huế đã phát động phong trào diệt cây mai dương.[84] Cũng sau thảm họa thiên tai này, tỉnh đã phát động phong trào trồng rừng ngăn lũ, tuy nhiên tiến độ triển khai phong trào được nhận xét rất mơ hồ.[85]

Tháng 5 năm 2000, nhóm Việt kiều (người Huế) tại bang California, Hoa Kỳ đã thành lập một tổ chức phi chính phủ với tên gọi Hội từ thiện thân hữu Huế (Friends of Hue Foundation, viết tắt FHF[86]), nhằm giúp đỡ và hỗ trợ quê hương khắc phục hậu quả và xây dựng lại đời sống sau đợt lũ lụt lịch sử cuối năm 1999.[87] Kể từ đó đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động từ thiện, cải thiện cuộc sống của người dân Huế.[88]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2015, 16 năm sau trận lũ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, đã nhận xét:

Trong một hội thảo về thiên tai và biến đổi khí hậu sau trận lũ năm 1999, ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Lụt bão của Việt Nam, đã thẳng thắn chỉ ra:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú
  1. ^ a b Khi nghiên cứu về sự phân bố khí áp trên Trái Đất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, dọc theo hai bên đường xích đạo có một dải áp thấp thường xuyên tồn tại, với trị số khí áp trung bình khoảng 1.012 mbar (đôi lúc thấp hơn), gọi là một dải thấp xích đạo.[91] Về bản chất và hoạt động thì cũng giống như một dải hội tụ nhiệt đới.[92]
  2. ^ Theo thang cảnh báo lũ Việt Nam.
  3. ^ Nay trở thành thị xã Hương Thủy.
  4. ^ Tên đầy đủ là Lê Vĩnh Thái, nay là nhà báo, hiện công tác ở tạp chí Sông Hương. Nguồn:“Thầy và trò trong cơn đại hồng thủy”. Tạp chí sông Hương. Truy cập 22 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ Nay là thành phố Hội An.
Chú thích
  1. ^ a b c d e f g Võ Thạnh (2 tháng 11 năm 2019). “Trận lũ nhấn chìm Thừa Thiên Huế 20 năm trước”. Báo VnEpress. Truy cập 2 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m Nhóm phóng viên Tuổi trẻ (1 tháng 11 năm 2009). “Đại hồng thủy 1999 - Kỳ 1”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập 13 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Huế: Trận lụt khác thường nhất kể từ sau "đại hồng thủy" 1999”. Dân Trí. Truy cập 22 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ Tâm Hành (17 tháng 10 năm 2014). “Nhớ lời di chúc nặng công ơn”. Báo Thừa Thiên Huế. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “Dải đất miền Trung - nơi hứng chịu những thiên tai khốc liệt”. Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập 18 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ Trần Thanh Xuân 2000, tr. 8-9.
  7. ^ a b “Cập nhật tin lũ lụt ở miền Trung và Tây Nguyên”. Báo Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2015. Truy cập 22 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ a b c Nhiều tác giả 2000, tr. 13.
  9. ^ Cpt. John D. Pickle (2000). “1999 Annual Tropical Cyclone Season” (PDF). Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp - JTWC. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  10. ^ “Bão số 9 và vòng xoáy 10 năm ở miền Trung”. Báo Đà Nẵng. 10 tháng 10 năm 2009. Truy cập 12 tháng 6 năm 2019. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  11. ^ a b Nhiều tác giả 2000, tr. 6.
  12. ^ Nhiều tác giả 2000, tr. 29.
  13. ^ Theo sách Địa chí Thừa Thiên Huế (2005). “Mưa lớn ở Thừa Thiên Huế”. Công báo tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  14. ^ Nhiều tác giả 2000, tr. 22.
  15. ^ a b c Nguyễn Ty Niên (15 tháng 12 năm 2009). “Những vấn đề cần quan tâm qua mười năm bão, lũ ở miền trung”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập 16 tháng 9 năm 2015.
  16. ^ Nhiều tác giả 2000, tr. 38.
  17. ^ a b c Nhiều tác giả 2000, tr. 58.
  18. ^ a b “Thời tiết 2006: La Nina lại xuất hiện”. Báo Tiền Phong. 1 tháng 3 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  19. ^ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam (2002). “Cuốn Đặc điểm Khí tượng thủy văn Việt Nam 2001” (PDF). Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam. Truy cập 25 tháng 10 năm 2015.
  20. ^ Đà Long (9 tháng 5 năm 2016). “Chuyên gia thời tiết lo ngại 'đại hồng thủy' năm 1999 sẽ tái hiện ở miền Trung”. VTC. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  21. ^ “El Niño and La Niña Years and Intensities”. Trung tâm Khí tượng Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2015. Truy cập 13 tháng 9 năm 2015.
  22. ^ VnExpress đăng lại của báo Lao động (14 tháng 7 năm 2001). “Tìm "kịch bản" bão vào Việt Nam”. VnExpress. Truy cập 1 tháng 11 năm 2015.
  23. ^ “Nhìn lại thiên tai miền Trung sau hơn mười năm lũ lịch sử 1999”. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  24. ^ a b “LŨ LỊCH SỬ ĐẦU THÁNG 11 VÀ ĐẦU THÁNG 12/1999 Ở MIỀN TRUNG”. Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2015. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  25. ^ Nhiều tác giả 2000, tr. 41.
  26. ^ “Lũ lụt tại miền Trung: Hơn cả trận lụt lịch sử năm 1999”. Báo Thanh Niên. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ “Quảng Nam: mưa lũ ác liệt, vượt ngưỡng năm 1999”. Báo Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập 16 tháng 9 năm 2015.
  28. ^ “Liên tục siêu bão, lũ lớn”. Báo Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  29. ^ Trí Tín (19 tháng 11 năm 2013). “Trận lũ làm hơn 40 người chết diễn ra như thế nào”. VnExpress. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  30. ^ “Lũ ở một số tỉnh vượt đỉnh lũ lịch sử, ít nhất 8 người chết”. Dân Trí. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  31. ^ “Miền Trung mưa lũ bất thường”. Báo Thanh Niên. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
  32. ^ Hoàng Quân (ngày 11 tháng 10 năm 2020). “Nước sông Hương chạm mốc báo động 4, tương đương đại hồng thủy 1999”. Báo Công an Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  33. ^ Hương Quỳnh (ngày 10 tháng 10 năm 2020). “Lũ sông Bồ tại Huế vượt mức lịch sử năm 1999, ngập lụt còn kéo dài”. Vietnamnet. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  34. ^ Ban Thời sự VTV (ngày 18 tháng 10 năm 2020). “Lũ lớn vượt lịch sử ở Quảng Trị”. Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  35. ^ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai Việt Nam (3 tháng 9 năm 2015). “Chương 9: Nghiên cứu điển hình - Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với Biến đổi khí hậu” (PDF). Tổ chức Khí tượng Thế giới. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  36. ^ “Nỗi niềm những cơn bão lũ ở miền Trung”. Biến đổi khí hậu Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  37. ^ “Nhìn lại trận đại hồng thủy năm 1999”. Vtc.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập 13 tháng 9 năm 2015.
  38. ^ “Country Disaster Handbook: Viet Nam” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2015. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  39. ^ “World Disaster Report 2001” (PDF). Hội Chữ Thập đỏ thế giới. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập 22 tháng 9 năm 2015.
  40. ^ Nguyễn Huy Minh (5 tháng 9 năm 2015). “Thời tiết khắc nghiệt thì tương lai khó lường”. Báo Lao động. Truy cập 18 tháng 9 năm 2015.
  41. ^ a b c Đoàn Cường - Phan Chung (17 tháng 6 năm 2013). “Làng Rồng sau "đại hồng thủy". Báo Tuổi trẻ. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
  42. ^ a b Hoàng Phước (1 tháng 11 năm 2009). “Những thiệt hại vô giá của văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Sông Hương. Truy cập 18 tháng 10 năm 2015.
  43. ^ Nhật Linh - Phần Tâm (21 tháng 10 năm 2016). “Hồi ức kinh hoàng trận đại hồng thủy nhấn chìm cố đô Huế”. VTC - Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam. Truy cập 9 tháng 2 năm 2019.
  44. ^ Đình Toàn (5 tháng 11 năm 2009). “Kỳ 5: Không cứu họ thì mình sống với ai”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập 22 tháng 9 năm 2015.
  45. ^ a b Nhiều tác giả 2000, tr. 39.
  46. ^ “LOCAL INSTITUTIONS RESPONSE TO 1999 FLOOD EVENT IN CENTRAL VIETNAM”. FAO. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập 16 tháng 9 năm 2015.
  47. ^ Hoàng Trọng Hiếu (4 tháng 11 năm 2013). “Xâm nhập Huế trong đại hồng thủy”. Báo điện tử Dân Việt. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  48. ^ a b c d e Nhiều tác giả 2000, tr. 40.
  49. ^ a b Lê Vĩnh Thái (3 tháng 11 năm 2009). “Kỳ 2: Cuộc giải thoát 57 học sinh”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập 14 tháng 9 năm 2015.
  50. ^ “Nhớ một lần đi ngược cơn đại hồng thủy Miền Trung”. Báo Giáo dục & Thời đại. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  51. ^ “Hồi sinh di sản Huế”. Ban Báo ảnh - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 17 tháng 9 năm 2015.
  52. ^ Thanh Tùng (1 tháng 11 năm 2009). “Di tích cố đô Huế chung sống với lũ”. Tạp chí sông Hương. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  53. ^ “10 năm "thương lắm Huế ơi"!”. Tạp chí Sông Hương. Truy cập 16 tháng 9 năm 2015.
  54. ^ "Báo bối" đối phó lũ miền Trung”. Báo Nông nghiệp. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  55. ^ N.Hùng - V.Thắng (10 tháng 12 năm 2009). “Miền Trung sống chung với bão lũ - Bài 1: Bão dồn, lũ dập”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập 14 tháng 9 năm 2015.
  56. ^ Ngọc Lan (11 tháng 11 năm 2009). “Những bài học khống chế thiên tai của Quảng trị và Thừa Thiên Huế”. Báo Dân tộc và Phát triển Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  57. ^ “Viet Nam: Flood Damage Summary 06 Nov 1999”. ReliefWeb (đăng lại của Tổ chức thiên tai UN). Truy cập 14 tháng 9 năm 2015.
  58. ^ Đăng Nam (4 tháng 11 năm 2009). “Kỳ 4: Quyết định sinh tử”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 18 tháng 9 năm 2015.
  59. ^ “Lo bơm nước thủy điện, Đà Nẵng tìm cách chống ngập”. Vtc.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  60. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (11 tháng 3 năm 2010). “QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TỔNG HỢP TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập 19 tháng 9 năm 2015.
  61. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (9 tháng 2 năm 2015). “Xu thế biến đổi khí hậu ở Quảng Trị trong những năm qua”. Trang tin quy hoạch đất tỉnh Quảng Trị. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  62. ^ a b “Những ngôi làng tái sinh sau "đại hồng thủy 1999". Báo Tuổi trẻ. Truy cập 22 tháng 9 năm 2015.
  63. ^ Phan Văn Khải - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (17 tháng 11 năm 1999). “Quyết định 1073/1999/QĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định”. Thư viện Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2015. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  64. ^ a b “Floods Report 1 - 1999” (PDF). Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  65. ^ “Vietnam acts against flood diseases”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập 20 tháng 11 năm 2015.
  66. ^ Hãng tin DPA của Đức (17 tháng 11 năm 1999). “Dissident Buddhist group helps Vietnam flood relief effort”. (đăng lại bởi ReliefWeb). Truy cập 19 tháng 11 năm 2015.
  67. ^ “QUYẾT ĐỊNH Về việc cho vay tái cấp vốn đối với các NHTMQD nhằm khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh, thành phố Miền Trung năm 1999”. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 24 tháng 12 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập 18 tháng 11 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  68. ^ Chính phủ Australia (12 tháng 11 năm 1999). “Australia to assist flood victims in Vietnam”. (đăng lại bởi ReliefWeb). Truy cập 20 tháng 11 năm 2015.
  69. ^ a b Văn phòng Điều phối nhân đạo Liên Hợp Quốc (14 tháng 11 năm 1999). “Viet Nam - Floods OCHA Situation Report No. 3”. (Đăng lại bởi ReliefWeb). Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  70. ^ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (8 tháng 11 năm 1999). “UNICEF donates money to flood relief efforts in Central Viet Nam”. (đăng lại bởi ReliefWeb). Truy cập 17 tháng 9 năm 2015.
  71. ^ “Thư của Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng về việc cứu trợ các nạn nhân của trận lũ lịch sử 1999 tới Vantican”. Catholic Đài Loan. 7 tháng 11 năm 1999. Truy cập 22 tháng 2 năm 2016.
  72. ^ Hãng tin AFP của Pháp (23 tháng 11 năm 1999). “Pope gives 100,000 dollars for Vietnam flood relief”. (đăng lại bởi ReliefWeb). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  73. ^ “Lụt Huế và khoảng trời ký ức”. Tạp chí sông Hương. 15 tháng 1 năm 2016. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  74. ^ “Lụt Huế và ký ức tuổi thơ”. Báo Thừa Thiên Huế. 24 tháng 11 năm 2011. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  75. ^ “Bàn tay người lính nơi cửa biển sáu trăm năm”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2015. Truy cập 22 tháng 9 năm 2015.
  76. ^ “Thừa Thiên – Huế: Vượt khó bám biển giữ "lửa nghề" truyền thống”. Báo Công an nhân dân. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  77. ^ Lê Dương (29 tháng 4 năm 2015). “Làng Rồng tái sinh bên bờ Biển Đông”. Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2015. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  78. ^ Sơn Thủy (1 tháng 11 năm 2019). “Làng Rồng hồi sinh sau 20 năm gánh cơn "đại hồng thủy". Báo Văn Hóa. Truy cập 4 tháng 11 năm 2019.
  79. ^ “Festival Huế - những dấu ấn”. Báo Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2014. Truy cập 15 tháng 9 năm 2015.
  80. ^ Trung tâm Festival Huế (18 tháng 9 năm 2015). “Lịch sử Festival Huế”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  81. ^ Lê Đức Dục - Thái Lộc (3 tháng 11 năm 2009). “Kỳ 3: Hòa Duân bãi bể nương dâu”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập 17 tháng 9 năm 2015.
  82. ^ Võ Thạnh (2 tháng 11 năm 2019). “Làng biển tang thương trong trận lũ 20 năm trước”. VnExpress. Truy cập 4 tháng 11 năm 2019.
  83. ^ “Xóa nợ cho các hộ nghèo bị thiệt hại do lũ lụt năm 1999”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập 16 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  84. ^ “TT-Huế đẩy mạnh các biện pháp diệt trừ cây mai dương”. VTV Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.
  85. ^ “Mập mờ dự án trồng rừng sau lũ”. Báo Công an nhân dân. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
  86. ^ “Tặng xe cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Huế. (trong bản gốc là phường Vỹ Dạ đăng lại). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2016. Truy cập 22 tháng 2 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  87. ^ “HISTORY”. Hội từ thiện thân hữu Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2016. Truy cập 10 tháng 2 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  88. ^ "Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 2.000 bệnh nhân nghèo". Dân Trí. Truy cập 22 tháng 11 năm 2015.
  89. ^ Hải Ngọc-Châu Tuấn (13 tháng 7 năm 2015). “Chủ động ứng phó với khí hậu cực đoan”. Sài Gòn Giải Phóng. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập 18 tháng 11 năm 2015.
  90. ^ Đăng Nam (27 tháng 11 năm 2009). “Lũ Miền Trung ngày càng khốc liệt”. Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  91. ^ “Giải thích thuật ngữ khí tượng thủy văn - hải văn” (PDF). Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam - Khu vực Ninh Thuận. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  92. ^ “Những định nghĩa, thuật ngữ dùng trong tài liệu khí tượng thủy văn”. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
Đọc thêm
  • Nhiều tác giả (2000), Cuốn đặc điểm khí tượng thủy văn Việt Nam 1999 (PDF), Hà Nội: Tổng cục Khí tượng Việt Nam
  • Thừa Thiên Huế trong cơn Đại hồng thủy 1999, Huế: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, 2009
  • Thương lắm Huế ơi, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, 1999
  • Địa chí Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2005
  • Trần Thanh Xuân (2000), Lũ lụt và cách phòng chống, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
  • Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên) (1999), Những điều cần biết về El-Nino và La-Nina, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
  • K. Bradley Penuel, Matthew Statler (2010), Encyclopedia of Disaster Relief, Nhà xuất bản Sage, ISBN 978-1412971010
  • Tổ chức Lương Nông Thế giới (2005), Rừng và lũ: chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
  • Viện Khoa học Khí tương Thủy văn và Môi trường (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C5%A9_l%E1%BB%A5t_mi%E1%BB%81n_Trung_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%C3%A1ng_11_n%C4%83m_1999