Wiki - KEONHACAI COPA

Lê Hòa Bình

Lê Hòa Bình
Chức vụ

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(Thường trực từ 25/12/2021)
Nhiệm kỳ8 tháng 12 năm 2020 – 29 tháng 3 năm 2022
1 năm, 111 ngày
Chủ tịchNguyễn Thành Phong
Phan Văn Mãi
Tiền nhiệmLê Thanh Liêm
Thông tin chung
Sinh(1970-04-01)1 tháng 4, 1970
Tịnh Hà, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Mất29 tháng 3, 2022(2022-03-29) (51 tuổi)
Tân An, Long An
Nguyên nhân mấtTai nạn giao thông
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
Binh nghiệp
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba

Lê Hòa Bình (1 tháng 4 năm 197029 tháng 3 năm 2022) [1][2] là một chính khách người Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 2016 - 2021, phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 2021 - 2026.[3][4]

Lý lịch và học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 1 tháng 4 năm 1970, quê quán tại tỉnh Quảng Ngãi.

Trình độ học vấn:

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1994 đến năm 2014: công tác tại Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn, công ty Xây dựng Rodio, Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn, ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình nâng cấp đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12/2014, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tháng 10/2015, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.[5]

Tháng 3/2016, ông được điều động làm Chủ tịch UBND quận 7.

Tháng 4/2019, ông được điều động về lại Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở này.[6]

Đến tháng 10/2020, ông được bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.[7]

Ngày 8/12/2020, tại kỳ họp thứ 23, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 2016 - 2021.[8]

Ngày 24/6/2021, tại kỳ họp thứ 1, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, ông tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 2021 - 2026.[9]

Ngày 25/12/2021, UBND TP.HCM có quyết định phân công ông làm Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP, phụ trách giúp chủ tịch UBND TP chỉ đạo, giải quyết hồ sơ, công việc hàng ngày và phân công phó chủ tịch, ủy viên UBND TP tham dự các hoạt động của các cơ quan trung ương, Thành ủy, HĐND và các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đang trên đường đi dự khởi công cầu Rạch Miễu 2, Lê Hòa Bình gặp tai nạn giao thông trên cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương.[10] Trưa ngày 29 tháng 3 năm 2022, giám đốc Sở Y tế Long An Huỳnh Minh Phúc xác nhận rằng ông qua đời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An. Ông được an táng tại Nghĩa trang Thành phố, thành phố Thủ Đức.[11]

Ông được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc truy tặng Huân chương Lao động hạng ba, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch Covid-19.[12]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Hòa Bình tử vong do tai nạn giao thông Lưu trữ 2022-04-02 tại Wayback Machine Đình Mười - Trịnh Thể | 29/03/2022
  2. ^ “Phó Chủ tịch TP.HCM tử nạn trên đường đi dự khởi công cầu Rạch Miễu”. Môi trường và đô thị. 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Tiến Long; Thảo Lê (8 tháng 12 năm 2020). “Bà Phan Thị Thắng và ông Lê Hòa Bình làm phó chủ tịch UBND TP.HCM”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ “Tiểu sử Phó Chủ tịch TP.HCM Lê Hòa Bình vừa qua đời vì tai nạn”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ Phan Hoàng (17 tháng 10 năm 2015). “Ra mắt Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Đình Lý (26 tháng 4 năm 2019). “Đồng chí Lê Hòa Bình giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Kiều Phong, Mai Hoa, Mạnh Hoà. “Danh sách Ban Thường vụ Thành ủy Khóa XI”. Sài Gòn Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Minh Quân (8 tháng 12 năm 2020). “Ông Lê Hòa Bình và bà Phan Thị Thắng được bầu là Phó Chủ tịch UBND TPHCM”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Phan Anh (24 tháng 6 năm 2021). “Ông Nguyễn Thành Phong tiếp tục được bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM”. NLD. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ “Phó Chủ tịch TP.HCM Lê Hòa Bình bị tai nạn trên cao tốc Trung Lương”. 29 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ Quỳnh Trần (31 tháng 3 năm 2021). “Lễ viếng Phó chủ tịch TP HCM Lê Hòa Bình”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Phan Anh (1 tháng 4 năm 2022). “Truy tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Lê Hòa Bình”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_H%C3%B2a_B%C3%ACnh