Wiki - KEONHACAI COPA

Lê Chức

Nghệ sĩ nhân dân
Lê Chức
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Đại Chức
Ngày sinh
1947 (76–77 tuổi)
Nơi sinh
Hải Phòng, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Đạo diễn sân khấu
  • Nhà thơ
  • Giảng viên
Gia đình
Bố mẹ
Lê Đại Thanh
Đào tạoĐại học Sân khấu và Điện ảnh Kiev
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2023)
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1965 – nay

Lê Chức[1][2] (tên khai sinh là Lê Đại Chức[3], hay còn có bút danh khác là Văn Út, sinh năm 1947) là một đạo diễn sân khấu, biên kịch, nhà thơ, giảng viên người Việt Nam.[4] Ông được khán giả biết đến qua việc đọc lời bình cho các bộ phim tài liệu và một số chương trình nghệ thuật.[1] Ông từng là Phó Trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu túNghệ sĩ Nhân dân. Ông được mọi người đặt biệt danh là "Giọng đọc vàng", "Giọng đọc huyền thoại trong ngành sân khấu".

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi hay nói một mình lắm. Tôi hay tưởng tượng ra một đề tài nào đó và nói về đề tài đó ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Tôi còn thường dành thời gian rảnh để rèn luyện khẩu hình, miệng và lưỡi luôn luôn hoạt động. Ngoài ra, mỗi đề tài văn học khác nhau đòi hỏi một cách đọc khác nhau và điều đó đòi hỏi tự tôi phải tạo ra những cảm xúc tương ứng.[1]

—Lê Chức

Lê Chức sinh năm 1947 tại Hải Phòng, quê ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Cha ông là nhà thơ, nhà viết kịch Lê Đại Thanh. Mẹ của ông tuy không phải là nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng có niềm đam mê đóng kịch và là người đầu tiên thể hiện thành công hình tượng Võ Thị Sáu trên sân khấu kịch Hải Phòng năm 1956. Năm 1965, ông trở thành diễn viên chính của Đoàn Kịch nói Hải Phòng. Năm 1987, ông tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Kiev, thuộc Liên Xô (nay là Ukraine).[1]

Danh sách tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiều cuối (vai Hoài "sữa")
  • Ma sa (vai Victor)
  • Con cáo và chùm nho (vai Ê-đốp)
  • Biên bản một cuộc họp Đảng ủy (vai Bí thư Xô-lô-ma-khin)
  • Cửa mở hé (vai Trung úy Nguyễn Thế Kỷ)
  • Đợi đến mùa xuân
  • Tin ở hoa hồng
  • Người con trai cả

Với vai trò đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hoa Lư - Thăng Long, bài ca dời đô
  • Định mệnh bất chợt

Với vai trò biên kịch[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thân phận nàng Kiều (vở rối)[5]

Xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từng ngày của mặt trời (thơ)
  • Lê Hoa (vựng tập thi họa)
  • Một thinh không (thơ)
  • Lê Chức - những trang đời sân khấu (kịch thơ)

Đọc lời bình[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng một số bộ phim tài liệu do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải Nhì Giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam năm 1996 cho kịch bản thơ - múa "Hoa ấy - tình yêu".[1]
  • 10 giải thưởng tại Liên hoan Sân khấu Thử nghiệm quốc tế lần thứ IV với 4 huy chương vàng, 6 huy chương bạc cho vở rối "Thân phận nàng Kiều".[1][5]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Đoàn Nghiêm (17 tháng 1 năm 2021). Giọng đọc vàng Lê Chức”. Hànộimới. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Xuân Phong (18 tháng 11 năm 2012). “Đạo diễn, NSƯT Lê Chức: 'Tôi sinh ra để làm nghệ thuật'. Báo Tin tức. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Nguyễn Hiếu (8 tháng 8 năm 2021). “Lê Chức - người nghệ sĩ tài hoa”. Báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Ngọc Minh (3 tháng 8 năm 2022). “NSƯT Lê Chức: Bắt đầu từ người trẻ, ơn nghĩa sinh thành sẽ bền lâu hơn”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ a b Thái Anh (19 tháng 10 năm 2020). “Lê Chức - người nghệ sĩ tài hoa”. Báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Ch%E1%BB%A9c