Wiki - KEONHACAI COPA

Khương Mễ

Nghệ sĩ ưu tú
Khương Mễ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1916-07-15)15 tháng 7, 1916
Nơi sinh
Châu Đốc, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
15 tháng 6, 2004(2004-06-15) (87 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn điện ảnh
Nhà quay phim
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròĐạo diễn
Quay phim
Năm hoạt động1939 – 2002
Trường pháiPhim tài liệu
Tác phẩmCô Nhíp

Khương Mễ (1916 – 2004) là nhà quay phim, đạo diễn điện ảnh Việt Nam, ông chủ yếu hoạt động ở dòng phim tài liệu. Khương Mễ là người chế tạo thành công máy in phim và máy tráng phim thủ công phù hợp với điều kiện thiếu thốn lúc bấy giờ.[1][2] Ông cũng được xem là người đầu tiên làm phim khoa học tại Việt Nam.[3] Khương Mễ cùng với Mai Lộc, Lê Bích, Nguyễn Văn Khoái, Vũ Phi Lân là 5 người cùng đặt nền tảng cho điện ảnh Nam Bộ.[4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khương Mễ sinh ngày 15 tháng 7 năm 1916 xã Tân Thuận, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc,[5] Liên bang Đông Dương, nay là xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.[1] Ông lớn lên tại Bà Rịa – Vũng Tàu và tham gia kháng chiến từ năm 1947 tại Đồng Tháp Mười.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1939, Khương Mễ tham gia nhóm “Việt Nam phim” của Antoine Giàu với nhiều vai trò, trong đó ông là diễn viên đóng vai Phú Đức trong phim Một chiều trên sông Cửu Long.[2][4] Khi Nam Bộ kháng chiến, cuối năm 1945, Khương Mễ vào bưng biền, tạm thời dừng các công việc làm phim.[4]

Xây dựng Điện ảnh bưng biền[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1947, Chính ủy Khu 8 là ông Nguyễn Văn Vịnh có ý muốn thành lập bộ phận làm phim phục vụ kháng chiến, đạo diễn Mai Lộc đã tiến cử Khương Mễ. Lúc này Khương Mễ đang công tác tại Ban Tuyên truyền Thủ Dầu Một ở Khu 7 đã được điều về Bộ Tư lệnh khu 8 Nam Bộ, thành lập và phụ trách Tổ nhiếp - điện ảnh.[6][7] Là người duy nhất trong 38 thành viên đầu tiên có chút ít kinh nghiệm về phim ảnh, sau khi thuyết trình kế hoạch xây dựng Điện ảnh bưng biền, Khương Mễ được cấp 300 ngàn tiền Đông Dương để thâm nhập vào Sài Gòn tìm mua trang thiết bị.[8][6][9] Tại Sài Gòn, Khương Mễ tìm đến bạn cũ là Nguyễn Văn Dĩ nhờ đặt mua máy móc từ Pháp. Hai tháng sau, các thiết bị máy móc được chở đến Sài Gòn, Khương Mễ cải trang làm một nhà tư sản để vào thành phố, sau khi tháo các bộ phận, ông lại cải trang thành công nhân đưa máy móc ra ngoại thành.[7][6] Mặc dù đưa được máy móc đi an toàn nhưng ông Dĩ và một người hỗ trợ đã bị bắt và hy sinh.[6] Khi lắp ráp lại, Khương Mễ phát hiện ra máy tráng phim được đặt mua là loại đời mới, hoàn toàn tự động và phải có điện để hoạt động, không như máy tráng phim ông từng biết trước đây.[6] Ông bèn nghiên cứu sách tiếng Pháp Cinéma Amanach Prisma và hướng dẫn đồng đội tháo cỗ máy này để lắp ráp thành máy tráng phim thủ công.[2][7][6] Năm 1948, tác phẩm đầu tiên của tổ làm phim là đoạn thời sự Trường Quân chính Khu 8,[6] tiếp đấy là bộ phim tài liệu Trận Mộc Hóa được Mai Lộc, Vũ Sơn và Khương Mễ quay từ tháng 8 năm 1948 và công chiếu vào ngày 22 tháng 12 cùng năm, đây được coi là bộ phim tài liệu điện ảnh đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.[4][9][8][10] Sau khi xem bộ phim, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn bày tỏ mong muốn các bộ phim tài liệu được sao chép thành nhiều bản để trình chiếu cho các đơn vị và nhân dân được xem.[7][9] Theo ý tưởng này, Khương Mễ tiếp tục nghiên cứu và biến một chiếc máy quay trở thành máy in phim để sao chép.[6][7][11] Trận Mộc Hóa trở thành bộ phim cách mạng đầu tiên của Việt Nam được chiếu rộng rãi tại Nam Bộ.[4] Ông cùng đồng nghiệp đã cho ra đời những bộ phim tài liệu bằng các thiết bị tự chế và làm việc trên một những chiếc ghe đôi lúc được để trôi trên sông nước.[7][4][12] Ngoài các phim tài liệu thông thường, Khương Mễ còn nghiên cứu để làm ra phim có kỹ xảo được gọi là phim hoạt hình[7] – sử dụng các hình động kết hợp với người đóng – để cho ra tác phẩm đầu tiên thuộc dạng này là Hết đời đế quốc năm 1951.[4] Bộ phim có sự tham gia của một tù binh Pháp và nghệ sĩ Nguyễn Hiền – Nguyên giám đốc Xưởng phim Giải Phóng.[7]

Làm phim tại miền Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1950 đầu năm 1951, Điện ảnh Vệ quốc đoàn khu 8 trở thành Phòng Điện ảnh Nam Bộ. Theo yêu cầu của Phòng, các đạo diễn Nguyễn Phụ Cấn, Võ Thành Tắc, Nguyễn Công Son, Mai Lộc của Quân khu 8 cùng Nguyễn Thế Đoàn và Lê Minh Hiền của Quân khu 9[13] được cử ra Bắc quay phim cho Đại hội Đảng lần 2Việt Bắc.[7] Năm 1954, Khương Mễ cùng 22 nghệ sĩ khác cũng được tập kết ra Bắc để xây dựng cơ sở và đào tạo nhân lực cho Điện ảnh Việt Nam,[13][4][14] thành lập Hãng phim truyện Việt Nam.[4] Năm 1954, trong kế hoạch chuẩn bị chi việc sản xuất phim điện ảnh, Khương Mễ là quay phim chính cho tiểu Người chiến sĩ (tựa đề khác là Cô lái đò bến Chanh) do Trần Công đạo diễn.[15] Ông tham gia quay phim cho một số tác phẩm như Biển động, Hai người lính, Vợ chồng A Phủ, Khói trắng, Lửa rừng.[4]

Năm 1963, ông được phân công ghi hình một buổi tiếp khách của chủ tịch Hồ Chí Minh.[12]

Trở lại miền Nam và cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, ông trở về miền Nam làm việc tại Xưởng phim Giải Phóng và tham gia làm một số bộ phim điện ảnh, phim truyền hình Cô Nhíp, Chuyện bên lề 30/4, Em bé đánh giày, Chiều sâu lòng đất...[4][16]

Năm 1997, tại Liên hoan Phim Quốc tế Amiens lần thứ 17, Khương Mễ là khách mời danh dự và Điện ảnh kháng chiến Nam Bộ được dành riêng một gian triển lãm. Triển lãm với 25 bức ảnh đen trắng phóng to, 6 mô hình trang thiết bị phục chế, 2 quyển sách về điện ảnh bằng tiếng Pháp xuất bản năm 1947.[8][17] Khương Mễ được Jean Pierre Garcia, chủ tịch của kỳ Liên hoan phim này, ví như Lumière của Tháp Mười.[4] Chủ tịch ban giám khảo liên hoan phim là nữ diễn viên Sophie Baez cũng tuyên dương toàn bộ tác phẩm của ông và trao tặng ông huy chương Kỳ Lân Vàng – Licorne D'Or.[5][1] Tại liện hoan phim, đạo diễn người Pháp Samual Aubin được biết đến Khương Mễ và rất hâm mộ ông, nên năm 1999, Samual đã sang Việt Nam đi tìm hiểu và năm 2001 lập đoàn làm phim tài liệu về Khương Mễ.[4] Khi hoàn thành bộ phim lấy tựa đề Phòng tối của Khương Mễ (La chambre noire de Khuong Mé), với độ dài 63 phút, do Balthazar Productions sản xuất. Sự kiện công công chiếu do Phòng Hợp tác Văn hóa (Tổng Lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh) và Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp tổ chức ngày 26 tháng 3 năm 2003 tại IDECAF, nhân đợt kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành điện ảnh Việt Nam.[18] Dù đã nghỉ hưu nhưng phải đên năm 85 tuổi (2002) ông mới chính thức giải nghệ.[4]

Khương Mễ cho ra mắt cuốn hồi ký Đời tôi và điện ảnh do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Sách gồm có 9 chương, kể về những diễn biến cuộc đời ông theo trình tự thời gian.[17]

Khương Mễ qua đời ngày 18 tháng 6 năm 2004 tại Bệnh viện Thống Nhất.[1]

Trong sự nghiệp của mình, Khương Mễ đã tham gia sản xuất bộ phim tài liệu đầu tiên của điện ảnh cả nước Trận Mộc Hóa (1948), quay một trong ba bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam Vợ chồng A Phủ (1961), và đạo diễn bộ phim điện ảnh đầu tiên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhCô Nhíp (1976).[1]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1977, Giải thưởng của Tiểu hội Á - Phi - Mỹ Latinh tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary, Tiệp Khắc[8][19]
  • Năm 2006, Khương Mễ cùng Phạm Kỳ Nam được vinh danh tại Giải Cánh diều 2005.[20]
  • Năm 2010, Khương Mễ cùng với các đạo diễn Phạm Văn Khoa, Nguyễn Hồng Nghi, Khương Mễ và Mai Lộc được vinh danh tại Lễ trao giải Cánh diều 2009.[21]
  • Năm 2023, Khương Mễ cùng 107 tác phẩm và 326 cá nhân xuất sắc của điện ảnh Việt Nam được nêu tên trên Bức tường danh vọng của Giải cánh diều 2023.[22]

Tác phẩm đạt giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămGiải thưởngKết quảTác phẩm
1973Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2Bông sen BạcTrận La Ban[8][19]
1977Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4Bông sen BạcCô Nhíp[8]
1978Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giớiBằng khen[4]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò đạo diễn / quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềĐịnh dạngVai tròChú thích
Đạo diễnQuay phim
1948Trường Quân chính Khu 8[7]
Phòng quân nhu khu 8Phóng sự[7]
Bộ Tư lịnh Nam Bộ thăm đơn vị pháo cao xạ[7]
Lễ thụ phong Trung tướng Nguyễn Bình[7]
Dân quân đắp đập cản tàu giặc trên kinh Dương Văn Dương[7]
Trường Thiếu sinh quân khu 8[7]
Trận Mộc HóaPhim tài liệuĐồng quay phim: Mai Lộc, Vũ Sơn[23] [24]
Chiến dịch La BanĐồng quay phim: Vũ Sơn[24][23]
1949Binh công xưởng khu 8[5][23]
Chiến dịch Bến Tre
1950Chiến dịch Trà VinhĐồng quay phim: Lý Cương, Nguyễn Ðảnh[23][24]
1950Chiến dịch Cầu Kè
1951Hết đời đế quốc[7]
1952Một năm Philatop ở Việt NamPhim khoa học[3][13][24]
Biển động[5]
Em bé đánh giày[5]
1961Vợ chồng A PhủĐiện ảnh[5]
1962Khói trắng[5]
1962Hai người lính[5]
1965Trên vĩ tuyến 17[25]
1966Lửa rừng[5]
1973Nguyễn Thái BìnhPhim tài liệu[19]
1975Chuyện bên lề 30/4Điện ảnh truyền hình[5]
1977Chiều sâu lòng đấtĐiện ảnh[5][26]
1976Cô NhípĐiện ảnh truyền hình[5]
Lục Vân TiênPhim video[19][27]

Vai trò diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

NămTựa đềVai diễnChú thích
Một chiều trên sông Cửu LongPhú Đức
1980Ngọn lửa Krông Jung
1982Ván bài lật ngửaĐường Nghĩa

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e N.C (19 tháng 6 năm 2004). 'Huyền sử' của điện ảnh cách mạng Nam bộ đã ra đi”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b c d Nhật Lam (15 tháng 3 năm 2003). “Đạo diễn - Nghệ sĩ Ưu tú Khương Mễ: Ông Lumière của Việt Nam”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ a b Khánh Thư (21 tháng 9 năm 2022). “Người tạo nền móng "nghệ thuật hóa" phim khoa học”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Văn Bảy (22 tháng 10 năm 2022). “Nhà làm phim Khương Mễ: Huyền thoại của điện ảnh bưng biền”. Thể thao và Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l theo Báo Thanh Niên (19 tháng 6 năm 2004). “Vĩnh biệt đạo diễn - NSƯT Khương Mễ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ a b c d e f g h Mai Quỳnh Nga (30 tháng 4 năm 2017). “Ông Acsimet của điện ảnh Bưng biền”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Đạo diễn Nguyễn Kế Nghiệp (25 tháng 6 năm 2015). “Chuyện thời đánh Tây: Một người anh hùng không thể bị lãng quên”. HỘI ĐIỆN ẢNH Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ a b c d e f Ngọc Tuyết (20 tháng 10 năm 2017). “Đạo diễn - nhà quay phim Khương Mễ: "Lumìere của Đồng Tháp Mười - Việt Nam". Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ a b c Hải Hạnh (15 tháng 10 năm 2017). “70 năm Điện ảnh Cách mạng Nam Bộ”. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ Dương Cẩm Thúy (31 tháng 8 năm 2015). “Những năm tháng không thể nào quên”. Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Vũ Xuân Quang, Trần Thanh Tùng (12 tháng 9 năm 2007). “Thuật ngữ điện ảnh (phần 2)”. Zing news. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ a b Huyền Trang (16 tháng 3 năm 2016). “Chủ tịch Hồ Chí Minh với điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Trang tin điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ a b c NGỌC TRẢNG, PHƯƠNG THƯ (16 tháng 9 năm 2020). “Lịch sử qua những”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ theo Báo Nhân Dân (11 tháng 9 năm 2020). “Điện ảnh cách mạng Việt Nam những ngày đầu lập nước”. Trang thông tin điện tử phường Cam Phú. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Vũ Quang Chính (20 tháng 3 năm 2021). “BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA PHIM TRUYỆN CÁCH MẠNG”. Văn Hóa Nghệ Thuật Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ Thanh Kim Tùng (23 tháng 4 năm 2020). “Vui sao, nước mắt lại trào…”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ a b Nhật Lam. “Đạo diễn - Nghệ sĩ Ưu tú Khương Mễ: Ông Lumière của Việt Nam”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Thái Sơn (25 tháng 3 năm 2003). “Phòng tối của Khương Mễ”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ a b c d “Nghệ sĩ điện ảnh lão thành-đạo diễn Khương Mễ qua đời”. Báo Nhân Dân điện tử. 19 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ theo Báo Tiền Phong (20 tháng 3 năm 2006). "Chuyện của Pao" đoạt 4 Cánh diều Vàng”. Báo Phú Thọ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ Hồng Minh (14 tháng 3 năm 2010). “Cánh diều vàng 2009: Sáu giải thưởng dành cho phim "Đừng đốt". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ Di Mi (12 tháng 9 năm 2023). “Cánh diều vàng 2023 'gây sốt' với Bức tường danh vọng – Wall Of Fame”. HIỆP HỘI XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  23. ^ a b c d ONLINE, TUOI TRE (10 tháng 4 năm 2010). “Điện ảnh Bưng biền không thể 'nằm ngoài lịch sử'. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  24. ^ a b c d “Lịch sử Điện ảnh Việt Nam và những điều chưa biết - HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM”. hoidienanhtphcm.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  25. ^ "Trên vĩ tuyến 17": Giai thoại 40 năm”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 8 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  26. ^ “Tỏa sáng với phim chiến tranh cách mạng (Phần 1)”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  27. ^ Hương Giang (16 tháng 8 năm 2022). “Dung mạo thời trẻ của ba tài tử nổi tiếng thập niên 1990”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C6%B0%C6%A1ng_M%E1%BB%85