Wiki - KEONHACAI COPA

Khúc hát ân tình

"Khúc hát ân tình"
Bìa bản nhạc "Khúc hát ân tình" tái bản vào năm 1964.
ca khúc nhạc vàng từ album Paris By Night 83
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1958
Thu âm
Thể loạiNhạc vàng
Thời lượng4:49
Sáng tácSong Hương
Soạn nhạcXuân Tiên
Sản xuấtTrung tâm Thúy Nga

Khúc hát ân tình (tên khác: Duyên Bắc tình Nam) là một ca khúc của nhạc sĩ Xuân Tiên, được ông viết vào năm 1958. Đây là một trong những ca khúc được xem là nhiều người biết đến nhất của ông, ngoài các bài hát như "Hận Đồ Bàn", "Duyên tình", "Về dưới mái nhà", "Mong chờ".[1]

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nhạc sĩ Xuân Tiên, sau cuộc di cư vào Nam năm 1954, hàng triệu người miền Bắc đã xem miền Nam là quê hương của mình. Có nhiều mối tình kẻ Nam người Bắc và có nhiều sự kỳ thị cho cả hai miền. Vì vậy, ông đã cho viết bài hát "Khúc hát ân tình" như là một lời kêu gọi mọi người con của đất nước hãy sống thân ái với nhau và ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam – Bắc.[2]

"Khúc hát ân tình" do Xuân Tiên và Song Hương[a] viết chung đã được nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam xuất bản lần đầu vào năm 1958 và đã được tái bản khá nhiều lần. Nội dung bài hát mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ, do Tuyết Mai và Thanh Thoại trình bày trước 1975.[2] Bài hát đã từng bị cấm ở Việt Nam một thời gian do lời ca và cho đến năm 2014 được lưu hành trở lại nhưng không bị sửa một câu từ nào trong bài hát gốc.[2]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát viết theo làn điệu dân ca Bắc Bộ,[2] nói về mối tình của đôi trai gái ở hai miền.

Người từ là từ phương Bắc, đã qua dòng sông sông dài
Tìm đến nơi này một nhà thân ái...
Ơ! Tình Bắc duyên Nam là duyên
Tình chung muôn đời ta đắp xây...

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát đã được một số ca sĩ trình bày, như Phương Dung,[3][4][5] Cẩm Ly,[6][7] Hà Phương.[8]

Ca khúc đã được Minh Tuyết, Hà Phương, Như Quỳnh, Hạ Vy trình diễn trong chương trình Paris By Night 83Hà Thanh Xuân trình diễn trong chương trình Asia 67.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thich[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Song Hương là bút danh của nhà văn Thanh Nam.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thư Tin (28 tháng 4 năm 2021). “Xuân Tiên và dân tộc tính trong âm nhạc”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b c d Đông Kha (28 tháng 1 năm 2021). “Hoàn cảnh sáng tác bài "Khúc Hát Ân Tình" – Ca khúc mang đậm tinh thần hòa hợp dân tộc của nhạc sĩ Xuân Tiên”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Lê Anh (28 tháng 11 năm 2021). “Cuộc đời thăng trầm và mối tình keo sơn hơn 50 năm của danh ca Phương Dung”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Hằng (28 tháng 10 năm 2019). “Danh ca Phương Dung khiến khán giả sững sờ trước vẻ đẹp ở tuổi U80”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Mi Ty (4 tháng 9 năm 2017). “Danh ca Phương Dung kể chuyện hồi trẻ bị nhạc sĩ Thanh Phong thả 'dê'. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Thanh Kiều (17 tháng 12 năm 2018). “Đan Trường, Cẩm Ly hát lại hit đình đám khiến khán giả say mê”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ NLD (22 tháng 1 năm 2016). “Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 21: Đông Nhi và Noo Phước Thịnh chiến thắng!”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Minh Hy (28 tháng 8 năm 2021). “Hà Phương được ông xã tỉ phú ủng hộ hoạt động từ thiện”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%BAc_h%C3%A1t_%C3%A2n_t%C3%ACnh