Wiki - KEONHACAI COPA

Không (bài hát)

"Không"
Khánh Ly trên bìa bản nhạc "Không" phát hành vào năm 1970
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Sáng tácNguyễn Ánh 9
Phát hành1970
Thu âmKhánh Ly
Thể loạiTình khúc 1954–1975

"Không" là một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác vào năm 1970. Đây là sáng tác đầu tay nổi tiếng trong sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được ông sáng tác trong một chuyến lưu diễn tại Nhật Bản.[1][2]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1970, trong một chuyến lưu diễn tại Nhật Bản với vai trò là nhạc công đi cùng có ca sĩ Khánh Ly. Lúc đó Khánh Ly biết được chuyện tình cảm của Nguyễn Ánh 9 nên bất chợt hỏi: "Anh có còn yêu cô ấy không?" thì ngay lập tức Nguyễn Ánh 9 ngẫu hứng cất tiếng hát: "Không, tôi không còn tôi không còn yêu em nữa". Sau chuyến lưu diễn ở Nhật Bản, trở về Việt Nam Khánh Ly đã khuyên ông sáng tác bài hát này và được bà thu âm lần đầu tiên. Ban đầu, Nguyễn Ánh 9 lấy tựa đề bài hát là "Không, không… Tôi không còn yêu em nữa", với cảm hứng từ một ca khúc của Christophe mang tên "Je ne t’aime plus". Sau đó, ông đặt tựa đề bài hát chỉ vỏn vẹn một chữ "Không" duy nhất. Bài hát có giai điệu Slow Rock, viết về mối tình đầu của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khi ông còn ở Đà Lạt.[3][4][5] Trích một đoạn trong bài hát:

Không! Không!
Tôi không còn yêu em nữa
Không! Không!
Tôi không còn yêu em nữa
Không! Không!
Tôi không còn yêu em nữa em ơi…

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát "Không" được Khánh Ly thu âm lần đầu trong đĩa nhựa "Tình ca quê hương", bài hát sau đó được Elvis Phương thể hiện thành công và gắn liền với tiếng hát của nam ca sĩ này.[6][7][8] Bài hát "Không" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng được soạn lời Nhật và đặt tựa đề bài hát là "Anh" dựa trên bài hát "Không" của Nguyễn Ánh 9, được nữ ca sĩ Đặng Lệ Quân thể hiện khi cô sang lưu diễn tại Việt Nam ở rạp Lệ Thanh,[9] Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.[10][11][12][13][14]

Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chương trình Paris By Night 83 của Trung tâm Thúy Nga, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 kể một câu chuyện xoay quanh bài hát "Không". Đó là một vị khách người Nhật yêu cầu Nguyễn Ánh 9 thể hiện một bài hát ngoại quốc, ông đã hỏi vị khách có thể hát một đoạn để xem có biết bài hát đó hay không. Ngay lập tức, Nguyễn Ánh 9 đã nhận ra đó là bài "Không" do chính mình sáng tác và ông đã thể hiện trên cây dương cầm trước sự bất ngờ của vị du khách và hỏi nhạc sĩ tại sao có thể trình bày bài hát chỉ với vài câu đầu. Nguyễn Ánh 9 sau đó đã trả lời: "Thưa ông. Tôi xin trân trọng được giới thiệu, tôi chính là tác giả của ca khúc ấy".[1][12]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Đình Phùng (24 tháng 4 năm 2020). "Không" - Dấu son sự nghiệp của ông hoàng nhạc tình Nguyễn Ánh 9”. Pháp Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Lê Quang Đức (14 tháng 4 năm 2016). “Những tình khúc đi cùng thời gian của Nguyễn Ánh 9”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2021. Truy cập 3 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Thạch Anh (15 tháng 4 năm 2021). “Danh ca Khánh Ly kể về kỷ niệm đáng nhớ với Nguyễn Ánh 9”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Như Ý (18 tháng 7 năm 2019). “Con trai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tiết lộ về mối quan hệ thực sự giữa cha mình và danh ca Khánh Ly”. An Ninh Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Thành Long (18 tháng 7 năm 2019). “Con trai Nguyễn Ánh 9 lần đầu tiết lộ người yêu thực sự của cha”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập 5 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Đông Kha (14 tháng 4 năm 2020). “Hoàn cảnh sáng tác bài "Không" (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Tiến Vũ (18 tháng 4 năm 2021). 'Xa vắng tiếng dương cầm' tưởng nhớ 5 năm xa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2021. Truy cập 3 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Diễm Mi (26 tháng 3 năm 2021). “Danh ca Elvis Phương hát tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2021. Truy cập 4 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Ngọc Tiến (25 tháng 9 năm 2016). “Nhếch nhác rạp hát vang bóng một thời ở Sài Gòn”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập 4 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Thúy Ngọc (15 tháng 5 năm 2020). “Đời gập ghềnh và cái chết bí ẩn của danh ca Đặng Lệ Quân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Thiên Tường (10 tháng 3 năm 2016). “Đặng Lệ Quân và nghi án gián điệp”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ a b Đông Kha (14 tháng 4 năm 2020). “Câu chuyện về bài hát "Không" của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Long Hy (9 tháng 5 năm 2015). “Diva Đặng Lệ Quân và mối nhân duyên với Việt Nam”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập 2 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Hoài An (1 tháng 9 năm 2013). “Các diva châu Á đạo nhạc Nguyễn Ánh 9 thế nào?”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập 4 tháng 11 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_(b%C3%A0i_h%C3%A1t)