Wiki - KEONHACAI COPA

Ken Ochiai

Ken Ochiai
SinhKen Ochiai
31 tháng 5, 1983 (40 tuổi)
Nhật Bản
Tên khác落合賢
Nghề nghiệpđạo diễn phim, nhà biên kịch phim, nhà sản xuất phim
Năm hoạt động2006 đến nay
Trang webhttp://kenochiai.com/index.html

Ken Ochiai[1], tên tiếng Nhật là 落合賢 [2] (sinh ngày 31 tháng 5 năm 1983) là một đạo diễn phim, nhà biên kịch phim, nhà sản xuất phim và người Nhật. Anh được biết đến là một trong những đạo diễn trẻ tài năng đoạt khá nhiều giải thưởng tại nhiều Liên hoan phim quốc tế. Các tác phẩm của Ken Ochiai tại nhiều liên hoan phim quốc tế được đánh giá cao về sự sáng tạo, chỉn chu, thông điệp mang tính nghệ thuật và nhân văn.[3][4]

Tại Nhật Bản, Ken Ochiai có một số phim được giới phê bình đánh giá cao, điển hình như: Ninja The Monster, Dance! Dance! Dance!... Đây là hai phim mà Ken Ochiai hợp tác với ngôi sao nổi tiếng Dean Fujioka. Với bộ phim Half Kenneth, Ken Ochiai đã nhận được giải thưởng uy tín nhất của giới làm phim tại Mỹ. Anh còn sở hữu một gia tài các phim ngắn với nhiều giải thưởng khác nhau.

Còn tại Việt Nam,[5] Ken Ochiai được biết đến là một trong những đạo diễn người nước ngoài hiếm hoi có phim được công chiếu và được nhiều khán giả yêu thích.[6]

Bộ phim đầu tiên của Ken Ochai tại thị trường Việt Nam là "Vệ sĩ Sài Gòn" được đánh giá là làm tốt hơn nhiều lần so với tác phẩm cùng chủ đề vệ sĩ ra mắt trước đó như "Vệ sĩ, tiểu thư và chàng khờ", cũng do CGV phát hành.[7] Làm phim hành động hài ở Việt Nam không dễ vì dòng hài nhảm bùng phát thời gian trước đã làm khán giả chán ngán. Họ bị mất niềm tin và hiện mặn mà với thể loại tình cảm nhân văn hơn. Việc chọc cho khán giả cười một cách tự nhiên nhất là điều khó khi làm phim thể loại này. Và phim "Vệ sĩ Sài Gòn" phần nào làm được cái khó đó.[8]

Năm 2018, "Hồn papa, da con gái" do Ken Ochiai chuyển thể và làm đạo diễn.[9] Anh cho biết đây là một cơ hội lớn để anh một lần nữa được làm việc với ekip làm phim chuyên nghiệp của Việt Nam.[10] Đặc biệt là Ken Ochiai luôn biết ơn sự trợ giúp và hợp tác sản xuất của hãng phim Chánh Phương, đặc biệt là đạo diễn - nhà sản xuất Charlie Nguyễn. Bởi trong bộ phim này, anh nhận được khá nhiều góp ý và hỗ trợ từ ekip Việt Nam và Charlie Nguyễn - nhà sản xuất của bộ phim.[11]

Tháng 9 năm 2019, bộ phim Hồn Papa Da Con Gái do ông đạo diễn là phim Việt Nam đầu tiên được công chiếu rộng rãi tại Hàn Quốc.[12] Đây là một tín hiệu vô cùng khả quan cho nền điện ảnh nước nhà khi có nhiều phim Việt Nam được khán giả quốc tế quan tâm và theo dõi. Tháng 11 năm 2019, bộ phim này công chiếu tại Nhật Bản.[13]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra tại Tokyo (Nhật Bản),[14] bắt đầu thực hiện bộ phim đầu tay vào năm 12 tuổi. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học, anh sang Mỹ và theo học chuyên ngành sản xuất phim tại trường nghệ thuật và điện ảnh University of Southern California hay còn gọi là Đại học Nam California, Los Angeles. Sau khi tốt nghiệp USC, Ken Ochiai tiếp tục theo học Thạc Sỹ chuyên ngành về đạo diễn tại American Film Institute Conservatory.

Sau khi tốt nghiệp, anh sống và làm việc chủ yếu tại Los Angles (Mỹ) như một nhà làm phim độc lập. Anh là người sáng lập ra hãng phim [15] Photosynth Entertainment.

Những người đam mê phim sẽ không có xa lạ với cái tên một đạo diễn trẻ tuổi có một bề dày thành tích cho hơn chục phim với nhiều giải thưởng quốc tế có uy tín [16][17] với các phim Half Kenneth, Uzumasa Limelight[18],[19]. Với bộ phim Half Kenneth, Ken Ochiai đã nhận được giải thưởng uy tín nhất của giới làm phim tại Mỹ chính là "Giải thưởng của Hiệp hội đạo diễn Hoa Kỳ". Năm 2014, bộ phim Uzumasa Limelight [20] do Ken thực hiện gây ấn tượng mạnh tại LHP Heartland và Dragon Film Festival.

Tính đến nay, Đạo diễn – NSX Ken Ochiai được nhắc đến là một trong những đạo diễn từng thực hiện hàng chục bộ phim ngắn đoạt giải quốc tế. Anh đã có hơn 14 giải thưởng và 5 đề cử tại nhiều liên hoan phim quốc tế.[21]

Sau nhiều lần đến Việt Nam, Ken Ochiai cùng ekip của mình thực hiện bộ phim đầu tiên tại Việt Nam là Vệ sĩ Sài Gòn[22][23]. Bộ phim là sản phẩm hợp tác giữa Việt Nam, Canada và Thụy Điển với sự tham gia của đạo diễn người Nhật Ken Ochiai, nhà sản xuất từng giành giải Oscar Niv Fichman và dàn sao Việt "đình đám": Thái Hòa, Kim Lý[24], B Trần, Chi Pu, Diễm My, Khương Ngọc, Diệp Lâm Anh...

Mặc dù là người Nhật, hoạt động và làm việc ở nền điện ảnh Mỹ nhưng ba năm trở lại đây Ken Ochiai có một sự gắn kết khá đặc biệt với Việt Nam.] Bộ phim thứ hai Hồn papa da con gái của anh đã mang đến cho người xem những cái nhìn mới về phong cách làm phim hiện đại, chỉn chu.[25] Mỗi bộ phim của Ken Ochiai luôn mang đến với nhiều gia đình và người trẻ sống xa xứ bằng những thông điệp nhân văn trở về nguồn cội, gia đình và tạo sự thấu hiểu cũng như kết nối các thành viên với nhau.[26] Nếu ai đã từng xem những phim ngắn của[27] Ken Ochiai trên Vimeo sẽ nhận ra một trong những yếu tố khá đặc biệt trong các bộ phim này, đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, hình ảnh đầy cảm xúc để truyền tải một thông điệp rõ ràng.

Năm 2019,[28] Ken Ochiai là một trong 3 vị Ban Giám Khảo chính cho Dự án làm phim ngắn 48 Giờ tại Việt Nam[29]. Anh được báo chí nhắc đến rất nhiều trong vai trò này bởi cách chấm điểm đúng tiêu chí quốc tế, nhận xét khá đúng về chất lượng phim.[30][31] Sự kiện trao giải của cuộc thi này,[32] Ken Ochiai đã trở về Việt Nam để tham dự.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ken Ochiai đã đạo diễn 22 phim điện ảnh thuộc nhiều thể loại, ngoài ra anh còn là biên kịch của 14 phim. Tính đến năm 2019, Ken Ochiai đã có 14 giải thưởng và 5 đề cử cho các tác phẩm của mình.

Trong danh sách 19 phim chiếu rạp được dự thi giải Cánh diều 2016, Vệ sĩ Sài Gòn (đạo diễn Ken Ochiai) là một phim đình đám, nhưng không được phép tranh giải phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất, vì đây là sản phẩm của người nước ngoài.[33]

Đạo diễn: 22 phim, Biên kịch: 14 phim, Nhà sản xuất: 8 phim

NămTên PhimVai tròThể loạiThành tíchGhi chú
Đạo diễnNhà sản xuấtBiên KịchLiên hoan phimGiải thưởngĐề cử
2019Angel Sign (segment "Beginning and Farewell")
2018Hồn Papa Da Con GáiDiễn viên đóng vai: Yamamoto.

Đánh giá:Bộ phim mang thông điệp gia đình

Cinema Fighters (segment "SWAN SONG")
2016Vệ Sỹ Sài Gòn (Saigon Bodyguards)Cánh Diều Vàng[34]Đề cử đạo diễn xuất sắc
2015Dosukoi myûjikaruPhim ngắnAsian Film Festival of DallasBest Overall Short - Jury Award
Ninja the Monster
Juliet Juliet - The Sound of Love Musical (Short)Phim ngắnVC FilmFest - Los Angeles Asian Pacific Film FestivalNew Directors/New Visions AwardGolden Reel Award
2014Dance! Dance! Dance!
Uzumasa raimuraitoFantasia Film FestivalBest Feature Cheval Noir
2013WerecatPhim ngắn
KeshigomuyaPhim ngắnAction/Cut Short Film Competition
Short Film AwardSemi-Finalist
WorldFest HoustonGrand Award - Short Subject Films and Videos - Live Action - Narrative
Taigâ masuku
2012One Night Stand
2011Blood Ties(Video short)
It's a Kid's World (segment "Half Kenneth")Rome International Film Festival, USAFestival Award - Narrative Short - US
Los Angeles FirstGlance Film FestivalShort Drama
Miyuki no fuurinPhim ngắnBest International Short
A Moment of Youth (segment "Frog in the Well")Phim ngắnDiễn viên chính
2010The World of Mockbusters (TV Movie documentary)Phim ngắn
Frog in the WellPhim ngắnFort Collins TriMedia FestivalBest International FilmDiễn viên chính
Philadelphia Asian American Film FestivalFestival Prize - Best Narrative Film
Lucky LotusPhim ngắn
2009Half KennethFt. Lauderdale International Film FestivalNominee - International Student Competition
Phim ngắnCINE CompetitionStudent Division: Entertainment - Drama - CINE Golden Eagle
DGA Student AwardsBest Asian American Student Filmmaker - West Coast - Jury Prize
The 8th SamuraiPhim ngắn
2008Express 831Phim ngắn
2006PhoenixPhim ngắn
HeartlessPhim ngắn

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “IMDB”.
  2. ^ 落合賢
  3. ^ báo công an
  4. ^ “Ken Ochiai mang dự án phim khủng đến Việt Nam”.
  5. ^ [1]
  6. ^ “Phim Việt Nam qua gốc nhìn đạo diễn người Nhật Ken Ochiai”. Tuổi Trẻ.
  7. ^ [2]
  8. ^ “Người nước ngoài làm phim Việt”.
  9. ^ [3]
  10. ^ “Japanese director continues to make films in Vietnam”.
  11. ^ “Film review: Daddy issue 2018 by Ken Ochiai”.
  12. ^ Ken Ochiai là bộ [4]
  13. ^ [5]
  14. ^ Ken Ochiai
  15. ^ [6]
  16. ^ Ken Ochiai
  17. ^ [7]
  18. ^ Tiger Mask
  19. ^ [http://asianwiki.com/Uzumasa_Limelight Frog In The Well
  20. ^ [8]
  21. ^ [9]
  22. ^ [10]
  23. ^ “Ken Ochiai "Lần đầu đón tết Nguyên Đán, tôi hoàn toàn bị sốc".
  24. ^ “Kim Lý bật khóc vì đạo diễn Nhật Bản đẹp trai nhất Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019.
  25. ^ [11][liên kết hỏng]
  26. ^ “Đạo diễn Ken Ochiai: "Hạnh phúc đến từ những điều đơn giản hằng ngày".
  27. ^ [12]
  28. ^ [13]
  29. ^ “Đạo diễn Nhật cùng Phan Gia Nhật Linh làm giám khảo cuộc thi làm phim 48 giờ”.
  30. ^ [14]
  31. ^ “Đạo diễn Ken Ochiai nhận lời ngồi ghế giám khảo tại phim ngắn 48 giờ”.
  32. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  33. ^ “Phim Vệ sĩ Sài Gòn tham dự nhưng đạo diễn không được trao giải”. Báo Đồng Nai.
  34. ^ “Giải Cánh Diều 2016: Phim vệ sĩ Sài Gòn được tham dự giải nhưng đạo diễn không được tranh giải”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ken_Ochiai