Wiki - KEONHACAI COPA

Katsudō Shashin

Katsudō Shashin
Cảnh phim pha ba màu cơ bản đỏ-đen-trắng mô tả một cậu bé mặc đồng phục và mũ kiểu thủy thủ; tay cậu đang chạm vào vành mũ
Một khung hình của bộ phim dài ba giây Katsudō Shashin, không rõ tác giả và ngày tạo.

Katsudō Shashin (Nhật: 活動写真 (Hoạt động Tả Chân)/ かつどうしゃしん? tạm dịch: Tấm hình chuyển động), đôi khi còn gọi là Matsumoto fragment (松本フラグメント? Thước phim Matsumoto, theo tên người tìm ra nó là Matsumoto Natsuki), là một đoạn phim anime và là tác phẩm lâu đời nhất được biết đến của nền hoạt hình Nhật Bản. Có bằng chứng cho thấy đoạn phim được tạo ra trước năm 1907, có thể trước cả khi những bộ phim hoạt hình phương Tây đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản. Người ta vẫn đang tranh luận liệu có nên xem nó là tác phẩm khởi đầu của lịch sử anime hiện đại hay không.

Không rõ ai là tác giả của đoạn phim này. Nó được tìm thấy trong một bộ sưu tập phim ảnh và máy chiếu ở Kyōto vào năm 2005. Đoạn phim dài ba giây, mô tả một cậu bé viết các chữ kanji "活動写真", sau đó nhấc mũ lên chào. Những khung hình được in lưới màu với hai màu đỏ-đen bằng cách sử dụng một thiết bị tạo ra các hình chiếu đèn lồng ma thuật. Cuộn phim được ghép nối thành một vòng lặp để chiếu liên tục.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Katsudō Shashin

Katsudō Shashin bao gồm một loạt ảnh hoạt họa từ 50 khung hình của một thước cel phim có thời lượng ba giây với tốc độ 16 khung hình trên giây.[1] Nó miêu tả một cậu bé mặc quân phục thủy thủ viết hàng chữ kanji "活動写真" (katsudō shashin, "tấm hình chuyển động") theo chiều từ phải sang trái, sau đó quay về phía người xem và ngả mũ chào.[1] Katsudō Shashin chỉ là một tiêu đề tạm thời, do không rõ nhan đề gốc của phim là gì.[2]

Không giống hoạt hình truyền thống, các khung hình không được tạo theo kiểu chụp ảnh, mà đúng hơn là được in lên phim bằng một khuôn in lưới màu.[3] Công đoạn này hoàn thành nhờ kappa-ban,[a] một phương tiện dùng để in lưới màu các hình chiếu đèn lồng ma thuật. Hình ảnh trên một thước phim 35mm được thể hiện bằng màu đỏ và đen,[b][4] hai đầu thước phim được ghép nối thành một vòng lặp để chiếu phát liên tục.[5]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các phim hoạt hình xưa cũ nhất được in sẵn lên đồ chơi quang học như zoetrope đã có mặt trước phim hoạt hình chiếu rạp. Hãng sản xuất đồ chơi Đức Gebrüder Bing giới thiệu một máy cinematograph tại một lễ hội đồ chơi ở Leipzig vào năm 1898; sau đó các công ty đồ chơi khác nhanh chóng bán ra những thiết bị tương tự.[6] Phim người đóng quay bằng các thiết bị này rất tốn kém; có lẽ từ buổi sơ kỳ 1898 thì những thước phim hoạt hình làm bằng các thiết bị này đã ra đời và có thể được ghép nối để phát thành vòng lặp và xem liên tục.[7] Những thiết bị nhập từ Đức này xuất hiện ở Nhật Bản sớm nhất từ năm 1904;[8] những phim dùng chúng có thể gồm các hoạt cảnh được chiếu lặp lại.[9]

Cảnh phim về một samurai ôm thanh kiếm
Phim hoạt hình Nhật Bản như Namakura-gatana của Kōuchi Jun'ichi bắt đầu xuất hiện tại các rạp chiếu vào năm 1917.

Kỹ thuật chiếu phim du nhập từ phương Tây vào Nhật Bản khoảng những năm 1896–97.[10] Phim hoạt hình nước ngoài chiếu sớm nhất tại các rạp phim Nhật Bản mà có thể xác định được thời gian là Les Exploits de Feu Follet (1911) của họa sĩ diễn hoạt người Pháp Émile Cohl,[c] công chiếu tại Tokyo vào ngày 15 tháng 4 năm 1912. Các tác phẩm của Shimokawa Ōten, Kitayama SeitarōKōuchi Jun'ichi vào năm 1917 là những phim hoạt hình Nhật Bản đầu tiên chạm tới màn ảnh rộng.[11] Những phim thất lạc chỉ được tìm lại một số ít trong những phiên bản "phim đồ chơi"[d] xem tại gia qua các máy chiếu dùng tay quay; bộ phim cổ nhất còn tồn tại là Hanawa Hekonai meitō no maki[e] (1917) qua nhan đề Namakura-gatana trong phiên bản tại gia.[12]

Qua hàng chữ tiếng Nhật, nhà nghiên cứu Sandra Annett nhận định rằng Katsudō Shashin hoàn toàn nhắm vào khán giả thuộc một quốc gia có thể đọc được kanji, thay vì mang tính hướng ra quốc tế.[13] Trong đoạn phim, người ta cũng thấy chủ đề, nhân vật hoặc cách tiếp cận được sử dụng trong anime giai đoạn trước hoặc trong chiến tranh.[13] Giống với phim tuyên truyền Momotarō: Umi no Shinpei dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Katsudō Shashin cho thấy hình ảnh cậu bé mặc quân phục cùng tầm quan trọng của việc học tập và giảng dạy tiếng Nhật.[13] Tác phẩm cũng thể hiện thuyết phản thân.[13]

Phát hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2004, một nhà buôn đồ cũ ở Kyōto đã liên lạc với Matsumoto Natsuki,[f][14] một chuyên gia về biểu tượng họcĐại học Nghệ thuật Osaka. Nhà buôn tìm được một bộ sưu tập phim và nhiều máy chiếu từ một căn hộ cũ ở Kyōto; Matsumoto đã mua lại bộ sưu tập này ngay trong tháng sau.[14] Bộ sưu tập gồm ba máy chiếu, mười một cel phim 35 mm và mười ba ống kính hình chiếu đèn lồng ma thuật.[14] Hầu hết các vật phẩm trong bộ sưu tập được thiết kế để sử dụng tại gia chứ không dành cho các buổi chiếu công cộng.

Khi Matsumoto tìm thấy Katsudō Shashin,[15] đoạn phim trong tình trạng khá tệ.[16] Trong bộ sưu tập còn có ba thước phim hoạt hình phương Tây;[17] Katsudō Shashin có lẽ được tạo ra để bắt chước theo mẫu hoạt hình Đức hoặc hoạt hình phương Tây khác.[17] Dựa trên những bằng chứng như ngày sản xuất—có lẽ đúng—của những chiếc máy chiếu trong bộ sưu tập, Matsumoto và nhà sử học hoạt hình Tsugata Nobuyuki (ja)[g] xác định rằng đoạn phim nhiều khả năng được làm vào cuối thời kỳ Minh Trị, kết thúc vào năm 1912.[h][18] Nhà sử học Frederick S. Litten đề xuất 1907 là mốc sản xuất hợp lý nhất,[2] và cho rằng "thời gian trước năm 1905 hoặc sau năm 1912 đều khó khả thi."[9] Litten phủ định thời gian sau năm 1912, bởi vì giá của celluloid đã tăng cao vào thời điểm đó và thực hiện một phim ngắn như vậy là vô nghĩa về mặt kinh tế.[9] Các nguồn khác như China Daily đã suy đoán về một thời điểm trước năm 1907, tuy nhiên không dựa vào một cơ sở mang tính khoa học nào mà thậm chí còn mâu thuẫn với các nghiên cứu đã công bố.[19] Lúc bấy giờ, rạp chiếu phim ở Nhật Bản rất hiếm;[5] các bằng chứng gợi ý rằng Katsudō Shashin đã được sản xuất hàng loạt để bán cho những người giàu có sở hữu máy chiếu tại gia.[20] Tác giả phim vẫn chưa được xác định;[15] theo Matsumoto thì chất lượng phim kém và kỹ thuật in nghèo nàn cho thấy nó có thể là sản phẩm từ một công ty nhỏ.[9]

Phát hiện này đã phủ sóng khắp truyền thông Nhật Bản,[14] bắt nguồn từ phân xã Ōsaka của báo Asahi Shimbun, được Matsumoto liên hệ đưa tin đầu tiên, đã công bố về Katsudō Shashin vào ngày 30 tháng 7 năm 2005.[21] Dù còn nhiều suy đoán về ngày sản xuất của anime, năm 1907 theo phân tích của Litten đã chiếm ưu thế đặc biệt trong thế giới nói tiếng Anh thông qua các nền tảng truyền thông và internet như YouTube hay Wikipedia.[22] Katsudō Shashin là phim hoạt hình Nhật Bản cổ xưa nhất,[23] và đã chứng minh rằng Kitayama SeitarōKōuchi Jun'ichi không phải là những người đầu tiên sử dụng phim 35 mm tại Nhật Bản.[16] Nếu ngày sản xuất khớp với các suy đoán của Litten, bộ phim sẽ có cùng tuổi đời—hoặc thậm chí cổ hơn—những tác phẩm hoạt hình đầu tiên của Émile Cohl hay các họa sĩ diễn hoạt người Mỹ như J. Stuart BlacktonWinsor McCay. Truyền thông đại chúng nhanh chóng phóng đại quy mô sự kiện, biến nó từ việc phát hiện một chủ thể hiếm hoi thành một thứ có thể cách mạng hóa lịch sử hoạt hình, cho thấy bộ phim hoạt hình hiện đại đầu tiên trên thế giới có thể đã được tạo ra tại Nhật Bản.[19] Hiệu ứng gánh xiếc truyền thông thậm chí đã xảy ra tại Nhật Bản và một số tạp chí anime nước ngoài.[19] Asahi Shimbun thừa nhận tầm quan trọng của việc phát hiện phim hoạt hình từ thời kỳ Minh Trị, nhưng tỏ ra dè dặt khi đặt bộ phim trong phả hệ "anime", viết rằng "[Katsudō Shashin làm] dấy lên các tranh cãi liệu có nên gọi nó là hoạt hình theo nghĩa hiện đại."[16] Annett cũng đặt nghi vấn một đoạn phim hoàn toàn tuyến tính và thuần mục đích luận như Katsudō Shashin có thể được ngợi ca như điểm xuất phát của anime hay không.[22]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 合羽版 kappa-ban; quy trình in được gọi là kappa-zuri (合羽刷り).
  2. ^ Hay còn gọi là khổ 135, vì 35 mm là chiều rộng bản phim tính cả viền lỗ. Phim 135 thông thường cho ra khuôn hình 36x24 mm.[2]
  3. ^ tiếng Việt: Những lần biến hình của Nipper; tiếng Nhật: ニッパルの変形 Nipparu no Henkei
  4. ^ 玩具 gangu
  5. ^ 塙凹内名刀之巻 Hanawa Hekonai meitō no maki, "Truyện về thanh gươm nổi tiếng của Hanawa Hekonai"
  6. ^ 松本 夏樹 Matsumoto Natsuki, sinh 1952
  7. ^ 津堅 信之 Tsugata Nobuyuki, sinh 1968
  8. ^ Thời kỳ Minh Trị kéo dài từ năm 1868 tới năm 1912.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Nhân sự của Anime News Network 2005.
  2. ^ a b c Litten 2014, tr. 13.
  3. ^ Matsumoto 2011, tr. 98.
  4. ^ Matsumoto 2011, tr. 116.
  5. ^ a b Nhân sự của Asahi Shimbun 2005.
  6. ^ Litten 2014, tr. 9.
  7. ^ Litten 2014, tr. 10.
  8. ^ Litten 2014, tr. 14.
  9. ^ a b c d Litten 2014, tr. 15.
  10. ^ Matsumoto Natsuki 2011, tr. 112.
  11. ^ Litten 2013, tr. 27.
  12. ^ Matsumoto Natsuki 2011, tr. 96–97.
  13. ^ a b c d Annett 2013, tr. 73.
  14. ^ a b c d Matsumoto Natsuki 2011, tr. 98.
  15. ^ a b Clements & McCarthy 2006, tr. 169.
  16. ^ a b c López 2012, tr. 584.
  17. ^ a b Litten 2014, tr. 12.
  18. ^ Matsumoto Natsuki & Tsugata Nobuyuki 2006, tr. 101; Matsumoto Natsuki 2011, tr. 115.
  19. ^ a b c Clements 2013, tr. 20.
  20. ^ Matsumoto Natsuki 2011, tr. 116–117.
  21. ^ Matsumoto Natsuki & Tsugata Nobuyuki 2006, tr. 86.
  22. ^ a b Annett 2014, tr. 28–30.
  23. ^ Annett 2013, tr. 15.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Annett, Sandra (2013). Animating Transcultural Communities: Animation Fandom in North America and East Asia from 1906 – 2010 [Nhóm dòng chảy hoạt họa: Cộng đồng người hâm mộ tại Bắc Mỹ và Đông Á từ 1906 – 2010] (bằng tiếng Anh). Thư viện và Lưu trữ Canada. ISBN 978-0-494-78886-8.
  • Annett, Sandra (2014). Anime Fan Communities: Transcultural Flows and Frictions [Cộng đồng người hâm mộ anime: Dòng chảy văn hóa phun trào và va chạm] (bằng tiếng Anh). Springer Publishing. ISBN 978-1-137-47610-4.
  • Nhân sự của Anime News Network (7 tháng 8 năm 2005). “Oldest Anime Found” [Anime cổ nhất được tìm thấy] (bằng tiếng Anh). Anime News Network. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.
  • Nhân sự của Asahi Shimbun (1 tháng 8 năm 2005). “Nihon saiko? Meiji jidai no anime firumu, Kyōto de hakken” 日本最古?明治時代のアニメフィルム、京都で発見 [Nhật Bản tối cổ? Phim hoạt hình thời Minh Trị được tìm thấy ở Kyōto]. Nhân Dân nhật báo (Ấn bản tiếng Nhật) (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  • Clements, Jonathan; McCarthy, Helen (2006). The Anime Encyclopedia: A Guide to Japanese Animation Since 1917 [Bách khoa toàn thư Anime: Cẩm nang hoạt hình Nhật Bản từ năm 1917] (bằng tiếng Anh). Stone Bridge Press. ISBN 978-1-84576-500-2.
  • Litten, Frederick S. (tháng 9 năm 2013). Kobayashi Shō dịch. “Shōtai kenkyū nōto: Nihon no eigakan de jōei sareta saisho no (kaigai) animēshon eiga ni tsuite” 招待研究ノート:日本の映画館で上映された最初の(海外)アニメーション映画について [Bộ phim hoạt hình (nước ngoài) đầu tiên chiếu trong rạp chiếu phim tại Nhật Bản]. Tạp chí Nghiên cứu Hoạt hình Nhật Bản (bằng tiếng Nhật). Hội Hoạt hình học Nhật Bản. 15 (1A): tr. 27–32.
  • Litten, Frederick S. (17 tháng 6 năm 2014). “Japanese color animation from ca. 1907 to 1945” [Phim hoạt hình màu của Nhật Bản từ khoảng năm 1907 đến 1945] (PDF) (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • López, Antonio (2012). “A New Perspective on the First Japanese Animation” [Một nhìn nhận mới về bộ phim hoạt hình Nhật Bản đầu tiên]. Published proceedings‚ CONFIA‚ (International Conference on Illustration and Animation)‚ 29–30th Nov 2012 (bằng tiếng Anh). Ofir, Fão, Bồ Đào Nha: IPCA (xuất bản tháng 11 năm 2012). tr. 579–586. ISBN 978-989-97567-6-2 – qua Academia.edu.
  • Matsumoto Natsuki; Tsugata Nobuyuki (2006). “Kokusan saikō to kangaerareru animēshon firumu no hakken ni tsuite” 国産最古と考えられるアニメーションフィルムの発見について [Phát hiện bộ phim hoạt hình Nhật Bản được cho là lâu đời nhất]. Eizōgaku (bằng tiếng Nhật). Hội Hình ảnh và Khoa học Nhật Bản (76): tr. 86–105. ISSN 0286-0279. Tóm lược dễ hiểuTansu kinh dị của Matsumoto Natsuki.
  • Matsumoto Natsuki (2011). 映画渡来前後の家庭用映像機器 [Thiết bị phim tại gia từ những ngày đầu tiên của nền điện ảnh Nhật Bản]. Trong Iwamoto Kenji (biên tập). Nihon Eiga no Tanjō 日本映画の誕生 [Sự ra đời của điện ảnh Nhật Bản] (bằng tiếng Nhật). Shinwa-sha. tr. 95–128. ISBN 978-4-86405-029-6.
  • Clements, Jonathan (2013). Anime: A History [Anime: một lịch sử] (bằng tiếng Anh). Viện phim Anh. ISBN 978-1-84457-390-5.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Katsud%C5%8D_Shashin