Wiki - KEONHACAI COPA

Karel Čapek

Karel Čapek
Ảnh chụp chân dung Karel Čapek
Ảnh chụp chân dung Karel Čapek
Sinh(1890-01-09)9 tháng 1 năm 1890
Malé Svatoňovice, Đế quốc Áo-Hung (nay là Cộng hòa Séc)
Mất25 tháng 12 năm 1938(1938-12-25) (48 tuổi)
Praha, Tiệp Khắc
Bút danhK. Č., B. Č.
Nghề nghiệpTiểu thuyết gia, nhà viết kịch, nhà báo, lý thuyết gia
Quốc tịchSéc
Trường lớpĐại học Charles ở Praha
Thể loạiKhoa học viễn tưởng, Châm biếm chính trị
Tác phẩm nổi bậtR.U.R
Válka s mloky (Khi loài vật lên ngôi)
Bílá nemoc (Bệnh Trắng)
Továrna na absolutno (Cực đại)
Krakatit
Giải thưởng nổi bật Huân chương Tomáš Garrigue Masaryk (kỷ niệm)
Phối ngẫuOlga Scheinpflugová
Thân nhânJosef Čapek (anh trai)
Helena Čapková (chị gái)

Chữ ký

Karel Čapek (tiếng Séc: [ˈkarɛl ˈtʃapɛk]  ( nghe); 9 tháng 1 năm 1890 – 25 tháng 12 năm 1938) là nhà văn người Séc lừng danh đầu thế kỷ XX. Ông là người đa tài trong nhiều lĩnh vực như nhà viết kịch, nhà soạn kịch, nhà viết tiểu luận, nhà xuất bản, nhà phê bình văn học, nhiếp ảnh gia và nhà phê bình nghệ thuật. Tuy vậy, ông nổi tiếng nhiều nhất là nhờ mảng văn chương khoa học viễn tưởng gồm cuốn tiểu thuyết Khi loài vật lên ngôi và vở kịch R.U.R. (Các Robot Toàn năng của Rossum), lần đầu tiên giới thiệu từ robot.[1][2] Ông cũng viết nhiều tác phẩm mang tính chính trị liên quan đến những xáo trộn xã hội trong thời đại mình. Phần lớn đều chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tự do thực dụng kiểu Mỹ,[3] ông ra sức vận động ủng hộ tự do ngôn luận và khinh miệt hoàn toàn sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xítchủ nghĩa cộng sảnchâu Âu.[4][5]

Čapek từng được đề cử bảy lần cho Giải Nobel Văn học,[6] nhưng ông chưa bao giờ thắng cử. Tuy nhiên, một số giải thưởng được đặt theo tên của ông,[7][8] như giải thưởng Karel Čapek, được Câu lạc bộ PEN của Séc trao thưởng hằng năm cho tác phẩm văn học góp phần tăng cường hoặc duy trì các giá trị dân chủ và nhân văn trong xã hội.[9] Ông cũng là một nhân vật quan trọng trong việc thành lập Câu lạc bộ PEN Tiệp Khắc như là một phần của PEN Quốc tế.[10] Ông đã chết trong Thế Chiến II do hậu quả của bệnh tật suốt đời,[11] nhưng di sản của ông như là một nhân vật văn học đã được gầy dựng khá tốt sau chiến tranh.[4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà của anh em Čapek ở Praha số 10, đường Vinohrady

Thân thế và học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Karel Čapek sinh năm 1890 tại làng Malé Svatoňovice vùng núi xứ Bohemia. Tuy nhiên, sáu tháng sau khi sinh, gia đình Čapek chuyển đến nhà riêng ở khu Úpice.[12] Cha của ông, Antonín Čapek, là bác sĩ tại nhà máy dệt địa phương.[13] Antonín là một người rất năng động; ngoài công việc của một bác sĩ, ông cũng đồng tài trợ cho bảo tàng địa phương và là thành viên của hội đồng thành phố.[14] Dù phản đối quan điểm duy vật và thực chứng của phụ thân, Karel Čapek vẫn yêu mến và ngưỡng mộ cha mình, sau này gọi ông là "một tấm gương điển hình... của thế hệ thức tỉnh tinh thần dân tộc."[15] Mẹ của Karel, Božena Čapková, là một người nội trợ mẫu mực.[13] Không giống như chồng mình, bà không thích cuộc sống ở đất nước này và thường bị những cơn trầm cảm dài hạn.[14] Mặc dù vậy, bà đã cố gắng thu thập và ghi chép lại các tác phẩm văn học dân gian địa phương như huyền thoại, khúc ca hay truyện kể.[16] Karel là con út trong số ba anh chị em. Rồi đây ông sẽ duy trì một mối quan hệ đặc biệt gắn bó với người anh trai Josef, một họa sĩ thành đạt, sống và làm việc với ông trong suốt thời kỳ trưởng thành về sau.[17] Chị gái ông, Helena, là một nghệ sĩ piano tài ba, nhưng sau này trở thành một nhà văn và xuất bản nhiều cuốn hồi ký về Karel và Josef.[18]

Sau khi học xong bậc tiểu học ở Úpice, ông chuyển đến Hradec Králové cùng với bà ngoại, tại đây ông tiếp tục học lên trung học nhưng sau hai năm thì bị đuổi học vì tham gia vào một câu lạc bộ sinh viên bất hợp pháp.[13] Čapek về sau mô tả câu lạc bộ này như là một "xã hội vô chính phủ không giết người."[19] Sau vụ đó, ông dọn sang Brno cùng với chị gái và cố gắng tốt nghiệp trung học ở đó, nhưng sau hai năm nữa lại dời đến Praha hoàn thành bậc trung học tại trường Academic Grammar School vào năm 1909.[13][20] Trong suốt những năm thiếu niên Čapek bỗng trở nên say mê với nghệ thuật thị giác, đặc biệt là trường phái Lập thể, đã ảnh hưởng đến các tác phẩm sau này của ông.[21] Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học triết học và thẩm mỹ học tại thủ đô Praha ở Đại học Charles, nhưng ông cũng dành thời gian ở Đại học Friedrich Wilhelm ở Berlin và tại Sorbonne ở Paris.[13][22] Trong thời gian là sinh viên đại học, ông đã viết nên một số tác phẩm về nghệ thuật và văn học đương đại.[23] Ông lấy bằng tiến sĩ vào năm 1915.[24]

Thế Chiến I và giai đoạn giữa hai cuộc chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Được miễn nghĩa vụ quân sự do các vấn đề tủy sống có thể ám ảnh ông suốt cả cuộc đời, Čapek quan sát Thế chiến I từ Praha. Quan điểm chính trị của ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chiến tranh, và như một nhà báo nảy nở tài năng, ông bắt đầu viết về các chủ đề như chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa toàn trịchủ nghĩa tiêu thụ.[25] Thông qua các đoàn thể xã hội, nhà văn trẻ đã có mối quan hệ gần gũi với nhiều nhà lãnh đạo chính trị của quốc gia Tiệp Khắc mới nổi, bao gồm Tomáš Garrigue Masaryk,[26] nhà yêu nước Tiệp Khắc và là Tổng thống Tiệp Khắc đầu tiên, và con trai của ông Jan,[27][28] về sau trở thành ngoại trưởng. T. G. Masaryk từng là khách mời thường xuyên trong các bữa tiệc ngoài trời "Người đàn ông thứ Sáu" (tiếng Séc: Pátečníci) của Čapek dành cho các trí thức hàng đầu của Séc. Čapek còn là thành viên của mạng lưới chính trị Hrad của Masaryk.[29] Những buổi trò chuyện thường xuyên của họ về các chủ đề khác nhau sau này đã đóng vai trò như là cơ sở cho Cuộc đối thoại với T. G. Masaryk của Čapek.[30]

Mộ của Karel Čapek và Olga Scheinpflugová tại nghĩa trang Vyšehrad

Čapek bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình như một nhà báo. Nhờ có Josef, ông vào làm biên tập viên cho tờ Národní listy (Báo Quốc gia) của Séc từ tháng 10 năm 1917 đến tháng 4 năm 1921.[31] Khi rời khỏi, ông và Josef đã gia nhập đội ngũ nhân viên của tờ Lidové noviny (Báo Nhân dân) vào tháng 4 năm 1921.[32]

Những cố gắng đầu tiên của Čapek về tiểu thuyết chủ yếu là truyện ngắn và kịch viết chung với anh trai Josef của ông.[33][34] Thành công quốc tế đầu tiên của Čapek chính là vở kịch R.U.R., một tác phẩm dystopia (phản-không tưởng) về một ngày tồi tệ tại một nhà máy chứa những con android có tri giác. Vở kịch này đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 1922, và đã được trình diễn ở Anh và Mỹ vào năm 1923. Trong suốt những năm 1920, Čapek sáng tác nhiều thể loại, cả tiểu thuyết lẫn dòng văn chương phi hư cấu, nhưng chủ yếu hoạt động trong vai trò là một nhà báo.[25] Trong những năm 1930, tác phẩm của Čapek tập trung vào mối đe dọa của chế độ độc tài chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa phát xít tàn bạo; cho đến giữa những năm 1930, Čapek đã trở thành "một kẻ chống chủ nghĩa phát xít".[25] Ông cũng là thành viên của PEN quốc tế và có công sáng lập kiêm chức chủ tịch đầu tiên của Câu lạc bộ PEN Tiệp Khắc.[10]

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1935 Karel Čapek chính thức kết hôn với nữ diễn viên tài hoa Olga Scheinpflugová, sau một thời gian dài quen biết.[13][35] Năm 1938, rõ ràng là các đồng minh phương Tây, như PhápAnh, sẽ không thực hiện được các thỏa thuận trước chiến tranh, và họ từ chối bảo vệ Tiệp Khắc chống lại Đức Quốc Xã. Mặc dù có cơ hội để sống lưu vong ở Anh nhưng Čapek lại từ chối rời khỏi đất nước của mình  – bất chấp thực tế là Gestapo của Đức Quốc Xã đã gọi ông là "kẻ thù công khai số hai".[36] Trong khi sửa chữa thiệt hại do lũ lụt gây ra cho ngôi nhà mùa hè của gia đình ở Stará Huť, ông bị cảm lạnh.[31] Khi phải chịu đựng đau đớn suốt đời vì mắc chứng viêm cột sống và cũng là một người hút thuốc nặng, Karel Čapek chết vì chứng viêm phổi, vào ngày 25 tháng 12 năm 1938.[34]

Thật đáng ngạc nhiên, Gestapo đã không biết rõ về cái chết của ông. Vài tháng sau, ngay sau khi Đức xâm lược Tiệp Khắc, các nhân viên Đức Quốc Xã đã đến tận nhà Čapek ở Praha để bắt lấy ông.[11] Khi phát hiện ra rằng ông đã chết một thời gian trước đó, họ liền bắt giữ và thẩm vấn Olga.[37] Riêng Josef thì bị bắt vào tháng 9 và cuối cùng chết tại trại tập trung Bergen-Belsen vào tháng 4 năm 1945.[38] Karel Čapek và vợ của ông được chôn cất tại nghĩa trang Vyšehrad ở Praha. Dòng chữ viết trên bia mộ ghi: "Nơi đây chôn cất Josef Čapek, họa sĩ và nhà thơ. Đời đời nhớ ơn."[36]

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ viết tay của Karel Čapek

Karel Čapek viết bằng sự thông minh và tính hài hước trên nhiều chủ đề khác nhau. Tác phẩm của ông được biết đến với sự mô tả thú vị và chính xác về thực tế.[39] Čapek nổi tiếng nhờ tác phẩm tuyệt vời của mình được viết bằng tiếng Séc.[40][41] Người ta biết đến ông với tư cách là một nhà văn khoa học viễn tưởng, đã sáng tác trước khi khoa học viễn tưởng trở nên được công nhận rộng rãi như một thể loại riêng biệt. Nhiều tác phẩm của ông cũng thảo luận các khía cạnh đạo đức của những sáng chế và quy trình công nghiệp đã được dự đoán trong nửa đầu của thế kỷ XX. Chúng bao gồm sản xuất hàng loạt, vũ khí hạt nhân và thực thể trí tuệ nhân tạo như robot hay android. Những năm hoạt động hiệu quả nhất của ông là dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Tiệp Khắc (1918–1938).

Čapek cũng bày tỏ sự quan ngại về thiên tai xã hội, chế độ độc tài, bạo lực, sự ngu dốt của con người, quyền lực không giới hạn của các tập đoàn, và lòng tham không đáy. Ông cố gắng tìm kiếm niềm hy vọng và lối ra cho những vấn đề nhức nhối nêu trên. Từ những năm 1930 trở lại đây, tác phẩm của Čapek ngày càng trở nên có khuynh hướng chống chủ nghĩa phát xít, chống quân phiệt, và chỉ trích những gì ông coi là "chủ nghĩa phi lý".[42]

Ivan Klíma trong quyển tiểu sử viết về Čapek, ghi nhận ảnh hưởng của ông về văn học Séc hiện đại, cũng như sự phát triển của tiếng Séc như một ngôn ngữ viết. Čapek, cùng với những người đương thời như Jaroslav Hašek, đã sinh ra một phần của sự phục hưng hồi đầu thế kỷ XX viết bằng tiếng Séc nhờ quyết định sử dụng ngôn ngữ địa phương. Klíma viết, "Đó là nhờ Čapek mà việc sáng tác bằng tiếng Séc đã phát triển gần gũi hơn với ngôn ngữ mà người ta thực sự nói".[17] Ngoài ra, Čapek còn là một dịch giả, và các bản dịch của ông về thơ ca Pháp sang thứ ngôn ngữ này đã tuyền cảm hứng cho cả một thế hệ nhà thơ Séc mới.[17]

Các tác phẩm và vở kịch khác của ông bao gồm những câu chuyện trinh thám, tiểu thuyết, chuyện cổ tích và kịch sân khấu, và thậm chí cả cuốn sách dạy về làm vườn.[43] Những tác phẩm quan trọng nhất của ông cố gắng giải quyết các vấn đề về nhận thức luận, để trả lời câu hỏi: "Kiến thức là gì?" Các ví dụ bao gồm Tales from Two Pockets, và cuốn sách đầu tiên của bộ ba tác phẩm tiểu thuyết Hordubal, Meteor,An Ordinary Life. Ông cũng đồng sáng tác (với anh trai Josef) lời nhạc kịch cho vở opera Lásky hra osudná của Zdeněk Folprecht vào năm 1922.[44]

Sau Thế Chiến II, tác phẩm của Čapek chỉ được chính phủ Cộng sản Tiệp Khắc miễn cưỡng chấp nhận, bởi vì trong suốt cuộc đời ông đã từ chối chấp nhận chủ nghĩa cộng sản như là một sự thay thế khả thi. Ông là người đầu tiên trong đội ngũ trí thức không Marxist có ảnh hưởng, đã viết một bài báo trong loạt bài "Tại sao tôi không phải là một người cộng sản".[45]

Vào năm 2009 (70 năm sau khi ông qua đời), một cuốn sách được xuất bản gồm nhiều thư từ của Karel Čapek thảo luận về các vấn đề hòa bình và sự phản đối tận tâm nghĩa vụ quân sự của ông với luật sư Jindřich Groag đến từ Brno. Cho đến lúc đó, chỉ có một phần của những lá thư này mới được biết đến.[46]

Arthur Miller đã viết vào năm 1990:

Lần đầu tiên tôi đọc Karel Čapek khi tôi còn là một sinh viên đại học từ những năm ba mươi. Không có nhà văn nào như ông ấy...lời quả quyết mang tính tiên tri với độ hài hước siêu thực và giọng văn châm biếm xã hội cứng rắn: một sự kết hợp độc đáo...được đọc tác phẩm của ông là một thú vui.[47]

Tuy thường được xếp cùng các nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhưng Karel Čapek lại có quan điểm khác về văn nghiệp của mình:

Đây không phải là viễn tưởng, mà là hiện thực. Đây không phải là suy đoán về những gì trong tương lai, mà là tấm gương phản chiếu cái đang tồn tại và chúng ta đang sống chung với nó.[48]

Nguồn gốc của từ robot[sửa | sửa mã nguồn]

Áp phích vở kịch R.U.R., 1939

Karel Čapek đã giới thiệu và phổ biến việc sử dụng thường xuyên từ robot trên quốc tế, lần đầu tiên xuất hiện trong vở kịch R.U.R. vào năm 1920. Trong khi người ta thường nghĩ rằng ông chính là người khởi xướng từ này, Karel đã viết một lá thư ngắn liên quan đến một bài viết trong từ nguyên học của bộ Từ điển Anh ngữ Oxford quy cho người anh trai, họa sĩ và nhà văn Josef Čapek, mới là nhà phát minh thực sự của từ này.[49][50] Trong một bài viết trên nhật báo Séc Lidové noviny năm 1933, ông cũng giải thích rằng ban đầu ông muốn gọi chủng loài này là laboři (từ labor trong tiếng Latinh có nghĩa là lao động). Tuy nhiên, ông lại không thích từ này vì trông nó quá nhân tạo, và đi tìm lời khuyên từ anh trai Josef, là người đã đề xuất ra từ roboti (robots trong tiếng Anh).

Từ robot bắt nguồn từ chữ robota. Robota nghĩa đen là "lao động khổ sai" và theo nghĩa bóng "lao dịch" hoặc "công việc cực nhọc" trong tiếng Séc. Nó cũng có nghĩa là "công việc", "lao động" trong tiếng Slovak, tiếng Séc cổ, và nhiều ngôn ngữ Slav khác (ví dụ tiếng Bulgaria, Nga, Serbia, Ba Lan, Macedonia, Ucraina, v.v...). Nó bắt nguồn từ chữ tiền Slav *robota được tái tạo, có nghĩa là "công việc (nô lệ)." (Xem từ công việc trong tiếng Đức, Arbeit.)

Khái quát về các tác phẩm của Čapek[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1920 – Tên cướp (Loupežník)
  • 1920 – R.U.R. viết tắt của Các Robot Toàn năng của Rossum (Rossumovi univerzální roboti) – vở kịch này được xem là một trong những ví dụ đầu tiên của chủng loài giống như người nhân tạo trong nghệ thuật và văn học.
  • 1921 – Chân dung cuộc đời của loài côn trùng (Ze života hmyzu), còn gọi là Kịch Côn trùng hoặc Đời Côn trùng, với Josef Čapek, một trò châm biếm về loài côn trùng mang nhiều đặc tính khác nhau của con người: bướm tự mãn, nhẹ dạ, bọ cánh cứng tư lợi, khúm núm.
  • 1922 – Vụ Makropulos (Věc Makropulos) – vở kịch nói về sự bất tử của con người, không hẳn là từ quan điểm khoa học viễn tưởng. Vở opera lừng danh của Leoš Janáček là dựa trên ý tưởng của kịch phẩm này.
  • 1927 – Adam Đấng Tạo hóa (Adam stvořitel) – Người anh hùng như tên gọi cố gắng tiêu diệt thế giới và thay thế nó bằng một cái tốt hơn.[42]
  • 1937 – Bệnh Trắng (Bílá nemoc) – trước đây được dịch là Quyền lực và Vinh quang. Vở kịch nói về mâu thuẫn giữa một bác sĩ mang tư tưởng hòa bình và viên thống chế sặc mùi phát xít.[42]
  • 1938 – Người mẹ (Matka)

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1922 – Cực đại (Továrna na absolutno) – cuốn tiểu thuyết này có thể được hiểu như là một nhãn quan về xã hội tiêu thụ.
  • 1922 – Krakatit – cuốn tiểu thuyết có cốt truyện liên quan đến một dự đoán về một loại thuốc nổ giống như vũ khí hạt nhân.
  • 1933 – Hordubal – Phần đầu của bộ ba "Noetic Trilogy".
  • 1934 – Thiên thạch (Povětroň) – Phần thứ hai của bộ ba "Noetic Trilogy".
  • 1934 – Đời thường (Obyčejný život) – Phần thứ ba của bộ ba "Noetic Trilogy".
  • 1936 – Khi loài vật lên ngôi (Válka s mloky) – cuốn tiểu thuyết dạng dystopia (phản không tưởng) mang phong cách châm biếm.
  • 1939 – Cuộc đời và tác phẩm của nhà soạn nhạc Foltýn (Život a dílo skladatele Foltýna) – chưa xong, được xuất bản sau khi tác giả qua đời

Tác phẩm khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Những câu chuyện từ một cái túiNhững câu chuyện từ một cái túi khác (Povídky z jedné a z druhé kapsy) – một cái tên phổ biến cho một tập truyện ngắn về trinh thám (dài chừng 5–10 trang) chia sẻ thái độ và nhân vật chung, bao gồm Ngày phán xét cuối cùng.
  • Nó được làm ra như thế nào (Jak se co dělá) – những tiểu thuyết châm biếm về cuộc đời của sân khấu kịch, báo chí và xưởng phim.
  • Năm của người làm vườn (Zahradníkův rok, 1929) nói chính xác những gì được cho là: một hướng dẫn quanh năm về nghề làm vườn, được viết khá lôi cuốn, với phần tranh minh họa của anh trai Josef Čapek.[51]
  • Những câu chuyện ngộ nghĩnh (Kniha apokryfů, 1932, tái bản 1945)[52] – những câu chuyện ngắn về các nhân vật văn chương và lịch sử, như Hamlet, một nhà viết kịch sống chật vật, Pontius Pilate, Don Juan, Alexander đang tranh cãi với thầy dạy của mình Aristotle, cùng SarahAbraham cố gắng gọi tên mười người tốt để Sodom có thể được cứu rỗi: "Bạn chống Namuel làm cái gì? Anh ta tuy ngu ngốc nhưng lại là người sùng đạo."
  • Chín câu chuyện cổ tích: Và một cú ném khác nữa để có được kích cỡ tốt đẹp (Devatero Pohádek a ještě jedna od Josefa Čapka jako přívažek, 1932) – một bộ tuyển tập các câu chuyện cổ tích, hướng đến đối tượng trẻ em.
  • Dashenka, hay Cuộc đời của Cún (Dášeňka čili Život štěněte, 1933)[53]
  • Áo sơ mi (truyện ngắn)

Du ký[sửa | sửa mã nguồn]

  • Những lá thư từ Ý (Italské listy, 1923)[54]
  • Những lá thư từ Anh (Anglické listy, 1924)[55]
  • Những lá thư từ Tây Ban Nha (Výlet do Španěl, 1930)[56]
  • Những lá thư từ Hà Lan (Obrázky z Holandska, 1932)[57]
  • Chuyến du hành phương Bắc (Cesta na Sever, 1936)[58]

Tác phẩm chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Absolute at Large, 1922 (tiếng Séc), 1927, The Macmillan Company, New York, translator uncredited. Also published June 1975, Garland Publishing ISBN 0-8240-1403-0,
  • Apocryphal Tales, 1945 (tiếng Séc), May 1997, Catbird Press Paperback ISBN 0-945774-34-6, Translated by Norma Comrada
  • An Atomic Phantasy: Krakatit or simply Krakatit, 1924 (tiếng Séc)
  • Believe in People: the essential Karel Čapek: previously untranslated journalism and letters 2010. Faber and Faber, ISBN 9780571231621. Selected and translated with an introduction by Šárka Tobrmanová-Kühnová; preface by John Carey.
  • The Cheat. Allen and Unwin, 1941.
  • Cross Roads, 2002, Catbird Press, ISBN 0-945774-55-9 cloth; 0-945774-54-0 trade paperback. Translation by Norma Comrada of "Boží muka" (1917) and "Trapné povídky" (1921).
  • I Had a Dog and a Cat. Allen & Unwin, 1940.
  • Nine Fairy Tales: And One More Thrown in for Good Measure, October 1996, Northwestern Univ Press Paperback Reissue Edition, ISBN 0-8101-1464-X. Illustrated by Josef Capek, Translated by Dagmar Herrmann
  • R.U.R, March 1970, Pocket Books ISBN 0-671-46605-4
  • Tales from Two Pockets 1928-9 (tiếng Séc), 1994, Catbird Press Paperback, ISBN 0-945774-25-7. Translation by Norma Comrada.
  • Talks With T. G. Masaryk Phi hư cấu. Tiểu sử T. G. Masaryk, người sáng lập Tiệp Khắc.
  • Three Novels: Hordubal, Meteor, An Ordinary Life, 1933–34, Translated by M. and R. Weatherall, 1990, Catbird Press
  • Toward the Radical Center: A Karel Capek Reader. Collection of stories, plays and columns. Edited by Peter Kussi, Catbird Press ISBN 0-945774-07-9
  • War with the Newts 1936 (tiếng Séc), May 1967, Berkley Medallion Edition Paperback. Translated by M. & R. Weatherall, March 1990, Catbird Press paperback, ISBN 0-945774-10-9, October 1996, Northwestern University Press paperback ISBN 0-8101-1468-2. Another English translation by Ewald Osers ISBN 978-0-945774-10-5

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ort, Thomas (2013). Art and Life in Modernist Prague: Karel Capek and His Generation, 1911-1938. Palgrave Macmillan. ISBN 978-1-349-29532-6.
  2. ^ Oxford English Dictionary: robot n2
  3. ^ Hanley, Seán (2008). The New Right in the New Europe: Czech Transformation and Right-Wing. Routledge. tr. 169. ISBN 978-0-415-34135-6.
  4. ^ a b Misterova, Ivona (2010). “Letters from England: Views on London and Londoners by Karel Capek, the Czech "Gentleman Stroller of London Streets”. Literary London: Interdisciplinary Studies in the Representation of London. 8 (2). Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ Ort 2013, tr. 3.
  6. ^ “Nomination Database”. The Official Web Site of the Nobel Prize. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ “Karel Čapek Medal for Translation from a Language of Limited Diffusion”. International Federation of Translators. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  8. ^ “Cena Karla Čapka (cena fandomu - Mlok)”. DatabazeKnih.cz. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ “Czech PEN Club awards Karel Čapek Prize to Petr Šabach”. Ministry of Culture of the Czech Republic. ngày 19 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ a b Derek Sayer, The Coasts of Bohemia: A Czech History. Princeton University Press, 2000 ISBN 069105052X, (p.22-3).
  11. ^ a b Strašíková, Lucie. “Čapek stihl zemřít dřív, než si pro něj přišlo gestapo”. Česká televize (bằng tiếng Séc). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
  12. ^ Ort 2013, tr. 17.
  13. ^ a b c d e f “Life of Karel Čapek”. Prism: UO Stories, University of Oregon. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ a b Jana Ládyová (ngày 23 tháng 6 năm 2016). “Božena Čapková, sběratelka, maminka slavných potomků” (bằng tiếng Séc). ŽENA-IN.cz. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ Ort 2013, tr. 19.
  16. ^ Ort 2013, tr. 17-18.
  17. ^ a b c Klíma, Ivan (2001). Karel Čapek: Life and Work. New Haven, CT: Catbird Press. tr. 191–199. ISBN 0-945774-53-2.
  18. ^ “Helena Čapková” (bằng tiếng Séc). Město Hronov. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  19. ^ Čapek, Karel; Čapek, Josef (1982). “Předmluva autobiografická”. Ze společné tvorby: Krakonošova zahrada, Zářivé hlubiny a jiné prózy, Lásky hra osudná, Ze života hmyzu, Adam stvořitel (bằng tiếng Séc). Československý spisovatel. tr. 13.
  20. ^ “Karel Čapek” (bằng tiếng Séc). Osobnosti.cz. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  21. ^ Harkins, William (1990). “Introduction”. Trong Čapek, Karel (biên tập). Three Novels: Hordubal, Meteor, An Ordinary Life. Catbird Press. ISBN 0-945774-08-7.
  22. ^ Tobranova-Kuhnnova, Sarka (1988). Believe in People: The essential Karel Capek. Luân Đôn: Faber and Faber. tr. xvii–xxxvi. ISBN 978-0-571-23162-1.
  23. ^ Ort 2013, tr. 21.
  24. ^ Tracy A. Burns. “The artistic genius of Karel and Josef Čapek”. Custom Travel Services s.r.o. (Ltd). Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  25. ^ a b c James Sallis, Review of Karel Capek: Life and Work by Ivan Klima. The Magazine of Fantasy and Science Fiction, (pp. 37–40).
  26. ^ Vratislav Preclík. Masaryk a legie, Masaryk and legions, first issue váz. kniha, 219 pages, vydalo nakladatelství Paris Karviná, Žižkova 2379 (734 01 Karviná-Mizerov, Czechia) ve spolupráci s Masarykovým demokratickým hnutím (in cooperation with Masaryk democratic Movement), 2019, ISBN 978-80-87173-47-3
  27. ^ Liehm, Antonín J. (2016). Closely Watched Films: The Czechoslovak Experience. Routledge. ISBN 978-1138658059. (p. 56)
  28. ^ Newsome, Geoffrey (2001). “Introduction”. Trong Čapek, Karel (biên tập). Letters from England. Continuum. ISBN 0 8264 8485 9. (p. 3)
  29. ^ Šedivý, Ivan. “T. G. Masaryk: zrozen k mýtu” (bằng tiếng Séc). Dějiny a současnost. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  30. ^ Talks with T. G. Masaryk tại Google Books
  31. ^ a b “The Life of Karel Čapek”. Památník Karla Čapka. ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  32. ^ Sarka Tobrmanova-Kuhnova, "Introduction," to Karel Čapek, "Believe in People: the essential Karel Čapek."Luân Đôn, Faber and Faber 2010, 2010, ISBN 9780571231621 (p.xxiv-xxv).
  33. ^ “Josef Čapek” (bằng tiếng Séc). aktualne.cz. ngày 9 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  34. ^ a b Nick Carey (ngày 12 tháng 1 năm 2000). “Karel Čapek”. Český rozhlas. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  35. ^ Klíma 2001, tr. 200-206.
  36. ^ a b “Radio Prague - Mailbox”. Český rozhlas. ngày 3 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  37. ^ “Olga Scheinpflugová” (bằng tiếng Séc). Osobnosti.cz. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  38. ^ Adam Roberts, "Introduction", to RUR & War with the Newts. Luân Đôn, Gollancz, 2011, ISBN 0575099453 (p.vi).
  39. ^ “Karel Čapek - pragmatista a ironik” (bằng tiếng Séc). Slovo a smysl (Word & Sense). Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  40. ^ Jedlička, Alois (1991). “Jazykové a jazykovědné zájmy Karla Čapka”. Naše řeč (bằng tiếng Séc). Czech Academy of Sciences. 74 (1): 6–15. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  41. ^ “Karel Čapek” (bằng tiếng Séc). aktualne.cz. ngày 10 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  42. ^ a b c Darko Suvin, "Capek, Karel" in Twentieth-Century Science-Fiction Writers by Curtis C. Smith. St. James Press, 1986, ISBN 0-912289-27-9 (p.842-4).
  43. ^ The Gardener's Year, illustrated by Josef Čapek. First published in Prague, 1929. English edition London: George Allen & Unwin, 1931
  44. ^ "Karel Čapek". The New Grove Dictionary of Music and Musicians. 2nd edition, Oxford, 2001.
  45. ^ K. Čapek, Why I am not a Communist? Lưu trữ 2010-01-05 tại Wayback Machine Přítomnost ngày 4 tháng 12 năm 1924.
  46. ^ „Vojáku Vladimíre...": Karel Čapek, Jindřich Groag a odpírači vojenské služby, Nakladatelství Zdeněk Bauer, Prague 2009.
  47. ^ Miller, Arthur. "Foreword" to Toward the Radical Center: A Karel Capek Reader, edited by Peter Kussi.Catbird Press, 1990, ISBN 0945774079.
  48. ^ Karel Čapek, Các Robot Toàn năng của Rossum, Phạm Công Tú dịch, Tao Đàn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2017.
  49. ^ Karel Capek – Who did actually invent the word "robot" and what does it mean? Lưu trữ tháng 2 4, 2012 tại Wayback Machine at capek.misto.cz
  50. ^ Ivan Margolius,'The Robot of Prague', Newsletter, The Friends of Czech Heritage no. 17, Autumn 2017, pp. 3 - 6. https://czechfriends.net/images/RobotsMargoliusJul2017.pdf
  51. ^ The Gardener's Year tại Google Books
  52. ^ Apocryphal Tales tại Google Books
  53. ^ Dashenka, or the Life of a Puppy tại Google Books
  54. ^ Letters from Italy tại Google Books
  55. ^ Letters from England tại Google Books , translated by Geoffrey Newsome in 2001
  56. ^ Letters from Spain tại Google Books
  57. ^ Letters from Holland tại Google Books
  58. ^ Travels in the North tại Google Books

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Šulcová, Marie. Čapci, Ladění pro dvě struny, Poločas nadějí, Brána věčnosti. Praha: Melantrich 1993-98
  • Šulcová, Marie. Prodloužený čas Josefa Čapka. Praha: Paseka 2000
  • Harkins, William Edward. Karel Čapek. New York: Columbia University Press, 1962.
  • Gabriel, Jiří, ed. Slovník Českých Filozofů. V Brne: Masarykova univerzita, 1998, 79–82 (in Czech).
  • Swirski, Peter. "Chapter 4 Karel Čapek and the Politics of Memory" From LowBrow to Nobrow. Montreal, Luân Đôn: McGill-Queen's University Press, 2005.
  • Milner, Andrew. "Chapter 6 From Rossums Universal Robots to Buffy the Vampire Slayer" Literature, Culture and Society. Luân Đôn, New York: Routledge, 2005.
  • Margolius, Ivan. 'The Robot of Prague', Newsletter, The Friends of Czech Heritage no. 17, Autumn 2017, pp. 3 – 6. https://czechfriends.net/images/RobotsMargoliusJul2017.pdf

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu sử Čapek bằng tiếng Anh
  • Karel Čapek: An Essay by Alexander Matuška, George Allen & Unwin Ltd., 1964. Translation from the Slovak by Cathryn Alan of Člověk proti zkáze: Pokus o Karla Čapka.
  • Karel Čapek by William E. Harkins, Columbia University Press, 1962.
  • Karel Čapek: In Pursuit of Truth, Tolerance and Trust by Bohuslava R. Bradbrook, Sussex Academic Press, 1998, ISBN 1-898723-85-0.
  • Karel Čapek: Life and Work by Ivan Klíma, Catbird Press, 2002, ISBN 0-945774-53-2. Translation from the Czech by Norma Comrada of Velký věk chce mít též velké mordy: Život a dílo Karla Čapka.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Karel_%C4%8Capek