Wiki - KEONHACAI COPA

Kalevala

Kalevala
Kalevela(hay Kalewala, nguyên tác, 1835)
Ấn bản ban sơ Kalewala, bộ quốc sử do Elias Lönnrot chấp bút, Helsingfors,[1] 1835.
Thông tin sách
Tác giảElias Lönnrot
Quốc gia Đại công quốc Phần Lan
Ngôn ngữPhần Lan
cùng nhiều ngôn ngữ khác
Thể loạiSử thi
Nhà xuất bảnJ. C. Frenckell ja Poika
cùng nhiều ấn xã khác
Ngày phát hành1835 : Kalevala cựu thư
1849 : Kalevala tân thư
Số trangKalevala cựu thư : 2 tập, 334 trang
Kalevala tân thư : 500 trang
Bản tiếng Việt
Người dịchJohn Addison Porter, John Martin Crawford, J. R. R. Tolkien, William Forsell Kirby, Francis Peabody Magoun, Jr., Eino Friberg, Keith BosleyBùi Việt Hoa

Kalevala hay Kalewala [ˈkɑle̞ʋɑlɑ] là nhan đề hợp tuyển sử thi bằng ngôn ngữ KarjalaSuomi do tác gia Elias Lönnrot sưu tầm và ấn hành năm 1835[2][3].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù được ghi nhận là một trong những nền văn học xuất hiện muộn nhất địa vực Âu châu, nhưng Phần Lan thường được mệnh danh Ngôi sao phương Bắc vì những thành tựu khiến nhiều nền văn học lâu đời phải ganh tị.[4][5] Cái bất thường của nền văn học từ khi ra đời đến nay là hầu như không song hành ngôn ngữ bản địa, cho dù ngôn ngữ Phần Lan cũng có lịch sử ít nhất một thiên niên kỷ.[6] Trong thực tế, các giá trị tạo nên văn học Phần Lan lại không hữu hạn trong quốc thổ mà tỏa ra Thụy Điển, Estonia, Nga và đặc biệt Karjala – miền đất huyền thoại này được coi là khởi thủy dòng văn học tiếng Phần Lan.[7][8] Do vậy, thuật ngữ văn học Phần Lan còn có tính quốc tế rất cao.[9][10]

Do nhiều cuộc thăng trầm lịch sử, văn học Phần Lan được cấu thành dựa trên ba ngôn ngữ : Thụy Điển, Phần LanNga. Vì thế, đôi khi Phần Lan được giới phê bình gọi vui là nền văn học chân thiên nga.[11][12] Trong đó, văn học tiếng Thụy Điển có giá trị cao nhất và khối lượng cũng đồ sộ hơn cả. Sau Đệ nhị Thế chiến, chính phủ Phần Lan cùng các cơ quan đặc trách văn hóa đã ra sức nâng tầm tiếng Phần Lan thành quốc ngữ, qua đó dòng văn học tiếng Phần Lan mới có tăng trưởng mạnh hơn các thời trước. Tuy nhiên, dòng nghệ thuật này lại phổ biến ở Karjala[13]Estonia hơn.[14][15]

Ngày nay, di sản văn học Phần Lan được san xẻ chung giữa Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, NgaEstonia, được coi như bộ phận rất quan trọng cấu thành văn hóa mỗi quốc gia đó. Tại Latvia, Lietuva, BelarusBa Lan, thậm chí Komi từ đầu thập niên 1990 đã diễn ra những tranh luận sôi nổi trong vấn đề có hay không công nhận dòng văn học Phần Lan từng tồn tại trong diễn trình lịch sử văn học xứ mình, nhiều quan điểm cho rằng đã tới lúc cần chấp nhận nó là một đặc tính bản địa thay vì coi là ngoại lai, và phải làm bản chất chứ không phải hiện tượng nữa.[16][17]

Văn học dân gian vốn hàm nghĩa một nền văn học nào đó đã được truyền tụng trong không gian rất rộng và có lịch sử vô cùng phức tạp.[18] Mặc dù có vài chứng tích cho thấy văn học cổ đại Phần Lan đã có lúc được kí âm bằng những tự dạng bản địa và thậm chí còn lưu danh trạng tác giả, nhưng dường như hiện tượng đó không mấy phổ biến.[19] Phần Lan san xẻ hệ thống hình tượng huyền thoại đôi chỗ khá giống những gì đã diễn ra tại Na Uy, Thụy Điển, Nga và thậm chí Cymru, nhưng ít đồ sộ bằng và thường được coi là vùng văn học giao thoa BắcĐông Âu.[20][21]

Trứ tác hệ trọng nhất để hiểu kết cấu văn học dân giansử thi Kalevala[22] do nhà sưu tầm văn nghệ dân gian Elias Lönnrot bổ khuyết và ấn hành năm 1835.[23][24] Phẩm cách các nhân vật thường tương đối dung dị và hành trạng thường giàu chất thơ – một đặc điểm rất khó thấy trong hệ thống thần thoại Bắc Âu. Cũng vì thế, học giới không đánh đồng văn học dân gian Phần Lan với các quốc gia Bắc Âu khác,[25] một số học giả Anh quốc còn ngỏ ý khâm phục tính thuần khiết và đặc trưng của dòng văn chương này.[26][27]

Tuy nhiên, khác với văn học dân gian, dấu hiệu của văn học thành thư Phần Lan chỉ từ giữa thế kỷ XVI với bản dịch Tân Ước từ tiếng Hi Lạp sang tiếng Phần Lan (1543) của đức giám mục Mikael Agricola. Nhờ vậy, ngài được suy tôn là quốc phụ của mẫu tự Phần Lan. Nhưng qua ba thế kỷ nữa, khi sử thi Kalevala ấn hành (1849), văn học tiếng Phần Lan mới có chỗ đứng. Và đến năm 1870, với việc xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Bảy anh em của tác gia Aleksis Kivi, văn học Phần Lan bắt đầu phát triển mạnh và dần tạo nên bản sắc. Tuy nhiên, văn học tiếng Thụy Điển vẫn tồn tại vững bền và còn không ngừng lớn thêm, hàng loạt tác gia lừng danh vẫn chuộng thứ ngôn ngữ này và họ hoàn toàn không xem nó là thứ tiếng ngoại lai, điển hình như Johan Ludvig Runeberg, Johan Vilhelm Snellman, Zacharias Topelius.

Năm 1939, tác gia Frans Eemil Sillanpää gây tiếng vang trên văn đàn thế giới với giải Nobel Văn học, và từ đây văn học Phần Lan vươn khỏi Bắc Âu và được học giới quốc tế nghiên cứu cũng như phiên dịch ngày càng nhiều. Năm 2015, Phần Lan lại có nữ văn sĩ Sofi Oksanen vào liệt biểu 116 cá nhân được đề cử Nobel Văn học dù trứ tác đầu tay của bà xuất bản cách đó chưa lâu (2003).

Theo dữ liệu của FILI, mỗi năm có từ 300-400 văn phẩm Phần Lan được dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ. Doanh thu từ việc bán bản quyền của các nhà xuất bản và các công ty phát hành Phần Lan trong 4 năm đầu thập niên 2010 đã liên tục tăng, đạt trên dưới 2 triệu euro/năm (năm 2014 là 2.2 triệu, năm 2013 là 2.25 triệu, năm 2012 là 1.98 triệu và năm 2011 là 1.26 triệu). Thị trường xuất khẩu sách lớn nhất của Phần Lan là Đức, Anh, MỹLiên bang Nga.

Năm 2015, văn học Phần Lan gặt hái những thành công lớn nhất từ trước trên văn đàn thế giới. Chỉ tính tới trung tuần tháng 12 đã có tới 800 tác phẩm được dịch ra ngoại ngữ, trong đó nhiều nhất là tiếng Anh (26 tác phẩm), Pháp (18), ĐứcĐan Mạch (17). Đáng chú ý là một số tác gia và tác phẩm văn chương Phần Lan được một số tờ báo có uy tín trên thế giới như The New Yorker (Mỹ), The Guardian (Anh) đánh giá cao và có tác giả lọt vào liệt biểu chung khảo của giải thưởng Arthur C. Clarke.

Không giống như nhiều sử thi đã vang danh từ cổ đại, Kalevala không phải là một sử thi được tái tạo lại từ những mảnh vụn của một sử thi cổ bị tan vỡ theo thời gian. Kalevala do giáo sư, bác sĩ, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu dân tộc họcvăn hóa dân gian nổi tiếng Phần LanElias Lönnrot (1802 - 1884) biên soạn dựa trên những bài phú, ca dao, đồng thoại, truyền thuyết dân gian lâu đời tản mát ở Phần LanKarjala.[28] Ông và các đồng nghiệp đã đi sưu tầm trên đất Phần Lan và ngược lên cả vùng Viena (Karjala Trắng).[29] Kalevala xuất bản lần đầu vào năm 1835, gồm 12.078 câu thơ, chia làm 35 khúc (ngày nay được gọi là Kalevala cựu thư[30]) và lần thứ hai năm 1849 với 22.795 câu thơ, được chia làm 50 khúc (gọi là Kalevala tân thư[31]). Kalevala mới (được coi là bản Kalevala trọn vẹn nhất) là kết quả 15 năm làm việc với 11 chuyến sưu tầm điền dã của riêng Elias Lönnrot.[32] Ngày nay, ở Phần Lan cũng như hải ngoại, khi nói về Kalevala giới nghiên cứu vẫn chỉ nói đến Kalevala bộ mới. Kalevalabách khoa thư về lịch sửdân tộc Phần Lan được biên soạn theo thể thơ truyền thống, mỗi câu gồm 8 âm tiết (hay 8 nhịp) của người Phần Lan, dựa theo làn điệu của âm nhạc dân gian.[33] Khi Kalevala chưa ra đời, thể thơ này không có tên. Vì thế sau khi Kalevala xuất bản, thể thơ này được gọi là Thi điệu Kalevala.[34][35] Đồng thời cũng từ đó việc sưu tầm văn học dân gian Phần Lan nhanh chóng lan rộng và nguồn tư liệu sưu tầm được đã trở nên hết sức phong phú. Trong vòng 15 giữa hai bản Kalevala, Lönnrot cùng các cộng sự sưu tập được thêm gần 130.000 câu thơ. Với nguồn tư liệu này Elias Lönnrot đã phát biểu rằng có thể biên soạn thành 7 bản Kalevala khác nhau mà Kalevala tân thư như ngày nay chỉ là một trong số đó. Còn có Kanteletar được coi là tác phẩm phái sinh của Kalevala, do tác giả Elias Lönnrot công bố năm 1840.[36][37]

Sau khi Kalevala san hành, một phong trào "tìm về bản sắc" đã lan rộng ở khắp cõi Phần Lan.[38][39] Nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những người yêu thích văn hóa dân gian đã theo dấu chân ông đi sưu tầm tư liệu ở phía Đông Phần LanKarjala Nga để sưu tầm văn học dân gian còn ẩn tàng ở những vùng này.[40][41] Bên cạnh hai bản Kalevala cũ mới, năm 1862 Elias Lönnrot còn rút gọn Kalevala mới thành một bản Kalevala ngắn với 9.732 câu dành cho thanh thiếu niên, được gọi là Kalevala học đường. Văn bản này được Bộ Giáo Dục Tô Liên chọn đưa vào chương trình giáo khoa trung học.

Không gian khảo sát của Elias LönnrotBiểu tượng nắm tay của nghệ nhân kanteleTem Phần Lan 1935Bưu chính Tô Liên 1985

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh sử thi là thuở hồng hoang, chủ yếu xoay quanh những tranh đấu trường kì giữa hai chủng tộc Kalevala và Pohjala. Thực tế, người Kalevala được khắc họa là giống dân thuần nông, định cư ở miền ấm và thường bị người Pohjala từ cực Bắc lạnh giá xuống quấy quả.

Đại diện dân Kalevala là các tráng sĩ giai nhân tận tụy với sự tồn vong của bản quán, ngược lại, miền Pohjala chỉ toàn yêu quỷ dưới sự điều khiển của bà chúa Louhi hiểm ác. Nhưng cả hai chủng tộc này đều chịu sự sai khiến của thần Thái Dương vĩnh hằng.

Bích họa Nàng Aino (Aino-taru) năm 1891 của họa gia Akseli Gallen-Kallela.[42]

Trinh nữ Ilmatar gặp gió và biển mà thụ thai, sinh ra một quả trứng lênh đênh giữa đại dương. Có một con vịt mắt vàng ngẫu nhiên đạp tan trứng. Vỏ trứng biến ra trời đất, trăng sao và các vừng mây. Väinämöinen thoát khỏi trứng nhưng cứ bồng bềnh trên biển chín năm ròng, sau rốt cũng chạm đất liền.

Väinämöinen mới gọi Sampsa Pellervoinen đi gieo hột khắp cõi, rồi trồng một gốc sồi đứng vững đến ngàn năm. Thuở ấy Joukahainen đố kị tiếng đàn kantele của Väinämöinen, nên thách đấu Väinämöinen bằng giọng ca của mình. Joukahainen địch không lại Väinämöinen, bèn gả em gái Aino cho chàng rồi dọn mưu hãm hại. Joukahainen thua chạy đến Pohjola, bèn hợp với bà chúa Louhi để báo cừu hằng năm.

Lemminkäinen thầm thương ngọc nữ Kyllikki nên xin mẹ cho đi cướp nàng về làm vợ. Nhưng ở với nhau không bao lâu thì Kyllikki có tư tình. Đương lúc Lemminkäinen giận lẫy Kyllikki, bà chúa Louhi bèn hóa con nai sừng tấm Hiisi quyến dỗ rồi bắt nàng về Pohjola.

Lemminkäinen phải lên đường đi chuộc vợ. Chàng phải chấp nhận những thách đố khôn cùng của chúa tể phương Bắc.

Väinämöinen ngỏ ý cầu hôn lệnh ái đẹp tuyệt trần nhà bà chúa Louhi, nhưng Louhi cũng ra nhiều điều kiện khó lường khiến Väinämöinen thua thảm hại.[43][44]

Väinämöinen kết nghĩa với Lemminkäinen và Ilmarinen để chinh phục thách đố. Cuối cùng bàn tay người con gái bà chúa Louhi về với Ilmarinen, Väinämöinen và Lemminkäinen chúc phúc cho họ. Ilmarinen gả em gái là Annikki cho Lemminkäinen.

Họa phẩm Phòng giử Sampo (Sammon puolustus) năm 1896 của họa gia Akseli Gallen-Kallela.

Louhi quá đau buồn vì phải gá con gái, nên phái thần ưng chở lửa và thần mãng cõng nước đến phá hôn lễ. Lemminkäinen và Tiera xin đi trừ quỷ cứu dân.

Nhiều năm trôi qua, mục tử Kullervo bị bán làm nô lệ cho nhà Ilmarinen. Cậu bé ngoan ngạnh này đón biến năm xưa bộ lạc Ilmarinen đã sát hại gia đình mình, bèn ám hại vợ Ilmarinen để trả thù. Kullervo đại thắng Ilmarinen, nhưng phải tự sát khi biết nhìn lầm người.

Ilmarinen mất vợ, bèn đúc vợ mới bằng vàng bạc, nhưng đó chỉ là cô dâu vô tri lạnh như băng. Chàng lại cất công lên Pohjola cầu hôn lệnh nữ khác của bà chúa Louhi.

  • Phần 08 : Vụ trộm Sampo

Ở phương Bắc, Ilmarinen phát hiện bảo vật Sampo, liền về Kalevala khuyên Lemminkäinen cùng đi đánh cắp. Họ bèn xin già Väinämöinen giúp sức.

  • Phần 09 : Louhi phục thù

Ilmarinen và Lemminkäinen cướp Sampo về khiến Kalevala ngày càng thịnh vượng. Louhi mất của nên tức khí cướp mặt trời mặt trăng về giấu ở phương Bắc. Từ đó Kalevala chìm trong tối tăm buốt giá. Väinämöinen bảo Ilmarinen rèn chìa khóa để đi giành lại giời giăng.

Thêm nhiều năm nữa, thiếu nữ Marjatta[45] bỗng thèm có con, bèn nuốt quả dâu tây và thụ thai. Đứa bé bị bắt cóc ngay sau đó. Marjatta nhờ ông sáng hồng mới biết nó nằm trong đầm lầy. Virokannas hành lễ tẩy cho đứa trẻ làm đấng tể trị hợp pháp cho toàn Kalevala.

Väinämöinen biết mình đã già và không còn uy lực như xưa nữa, nên gảy khúc kantele cuối cùng rồi rời Kalevala trên chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ sồi cổ thụ.

PohjolaVäinölä (Kalevala maa)TuonelaAhtola
(Bắc Cực)
Rặng núi Tây Bắc quanh năm buốt giá mù sương
(Trung Nguyên)
Quê hương các tráng sĩ và tuyệt sắc giai nhân
(Sông)
Khoảng nước tối ở Tây Vực dẫn người sống tới cõi chết
(Biển)
Khoảng nước sáng ở Đông Bộ giữa Pohjola và Kalevala
KanteleSampoSimaUkonvasara
Cây đàn huyền diệu của VäinämöinenCối xay thần do Ilmarinen đúcRượu mật dùng trong đám cưới IlmarinenBúa của thần Ukko
VäinämöinenIlmarinenLemminkäinenAino

Phong hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến nay Kalevala vẫn là tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Phần Lan đóng góp vào kho tàng văn học nhân loại và được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất của văn học nước này.[46] Đến thời điểm 2023, Kalevala đã được dịch sang cả thảy 60 thứ tiếng trên thế giới,[47] trong đó nhiều ngôn ngữ đã dịch nhiều lần dưới nhiều hình thức rất khác biệt : Thụy Điển (22), Anh (21 bản), Đức (14), Nhật (14), Estonia (14), Tây Ban Nha (12), Nga (10). Riêng tiếng Việt, Kalevala cũng đã có 3 bản dịch khác nhau, trong đó có 2 bản lược thuật bằng văn xuôi (của Nguyễn Xuân Nghiệp, Hoàng Thái Anh) và 1 bản dịch trọn vẹn bằng thơ xuất bản năm 1994 (của Bùi Việt Hoa).

Dù thế, sức ảnh hưởng của sử thi Kalevala không chỉ giới hạn trong phạm vi Phần Lan, mà dần lan rộng ra khắp hoàn vũ.[48] Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đã vận dụng thi pháp Kalevala của Lönnrot, rồi phối hợp ca dao cổ truyền của dân tộc mình để hình thành sử thi hoàn chỉnh.[49][50] Chẳng hạn : The Song of Hiawatha (1855) của Henry Wadsworth Longfellow, được coi là sử thi của người Mỹ ; Kalevipoeg (Con trai của Kalevi, 1862) – sử thi Estonia của Friedrich Reinhold Kreutzwald ; Lāčplēsis (Chàng giết gấu, 1888) sử thi Latvia của Andrejs Pumpurs ; và sử thi Mordoviya Mastorava (Mẹ đất, 1994) của Aleksandr Sharonov.[51] Ở hiện đại hậu kì, các sử thi Con cháu Mon Mân của Bùi Việt Hoa xuất bản năm 2008 ; Virantanaz (sử thi sắc tộc Veps) do nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nina Zaytseva biên soạn năm 2012 và sử thi Liekku (sắc tộc Inkeri) của tác giả Mirja Kemppinen ra đời năm 2013 cũng đều biên soạn dựa trên thi pháp và hình tượng Kalevala.

Phần Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Kalevala xuất hiện trong thời kì các sắc tộc Phần Lan còn tùng thuộc Đế quốc Nga và đang ở tiến trình tìm bản sắc cho mình. Vì thế, trứ tác này đã làm dấy lên trào lưu tầm khảo văn học dân gian trong các cộng đồng dùng ngữ hệ Phần Lan.[52] Sau Đệ nhị Thế chiến, Kalevala được mệnh danh quốc sử và tôn làm biểu tượng bản sắc Phần Lan (Suomalaisuusliikkeeksi), đồng thời tác giả Elias Lönnrot cũng được coi là nhân vật tiên phong trào lưu học tập nghiên cứu ngôn ngữ KarjalaSuomi.[53] Ngày nay, nhiều cơ sở thương mại đã lấy Kalevala làm kiểu mẫu sáng tạo nhãn hiệu để hình thành thương hiệu quốc gia Phần Lan.[54][55][56]

Kalevala đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng nhất của nước Phần Lan hiện đại. Với Kalevala, người Phần Lan vẫn cho rằng dân tộc mình cũng có một lịch sử và một nét phong hóa riêng : "Với những khúc ca bất tử này trong hành trang, người Phần Lan đã có thể dũng cảm và tự tin nhìn về quá khứ của mình và có thể nhìn ra được tương lai của dân tộc. Người Phần Lan đã có thể kiêu hãnh nói : Tôi cũng có một lịch sử !" (J. G. Linsen, 1835).[58][59] Đồng thời Kalevala được coi là chiếc cầu nối Phần Lan với thế giới bên ngoài : "Khi làm nên Kalevala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chỉ tiến đến Âu châu mà đến cả thế giới văn minh. Kalevala sáng chói như Bắc Đẩu trên trời cao, kể cho toàn nhân loại nghe về bộ tộc Phần Lan" (M. J. Eisen, 1909).[60][61][62]

Kalevala còn là đề tài và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều thế hệ văn nghệ sĩ Phần Lan cũng như ngoại nhân.[63] Rất nhiều cơ quan và tổ chức Phần Lan cũng như quốc tế đã lấy Kalevala cũng như tên gọi các nhân vật trong Kalevala làm tên gọi cho mình. Rất nhiều đường, phố ở các thành phố, địa phương trên khắp Phần Lan mang tên các nhân vật và địa danh trong Kalevala.[64][65] Sau khi ra đời, Kalevala đã nhanh chóng gây sự chú ý của người ngoại quốc và các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nó như là một trứ tác thuộc thi ca dân gian chân thực.

Từ năm 1950, ngày 28 tháng 2 năm 1835 – ngày Elias Lönnrot đề danh dưới lời tựa Kalevala cựu thư đã trở thành Ngày Kalevala (Kalevalan päivä) và được coi là một ngày lễ không chính thức tại Phần Lan. Từ năm 1978, Ngày Kalevala được nâng lên làm Ngày Văn Hóa Phần Lan và đã được nghị viện quy định là một kì nghỉ chính thức phổ cập trên phạm vi toàn quốc.[66][67] Trên thế giới có lẽ hiếm quốc gia khác giống như Phần Lan : Lấy ngày ra đời của một tác phẩm văn học làm ngày lễ lớn của dân tộc. Hằng năm cứ nhằm ngày này toàn quốc phải trương quốc kỳ và tổ chức các hoạt động văn hóa có liên đới Kalevala.[68]Phần Lan, bên cạnh Hội Kalevala còn có Juminkeko là một cơ quan chuyên về sưu tầm, nghiên cứu Kalevala và bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa miền Viena, cái nôi của Kalevala.[69][70] Juminkeko cũng thực hiện nhiều dự án nhằm khôi phục lại các làng thơ Viena, một trong số đó vừa nhận được giải thưởng bảo tồn văn hóa EU năm 2006.[71][72][73]

Tượng kỉ niệm Elias Lönnrot do Emil Wikström sáng tạo tại HelsinkiPhù điêu Väinämöinen gảy kantele của Erik CainbergAnh em nghệ nhân Poavila và Triihvo Jamanen ở thôn Uhtua ngâm KalevalaLễ bách niên Kalevala tại Helsinki

Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Đệ nhị Thế chiến vừa kết thúc, quan hệ song phương Tô Liên - Phần Lan phục hồi, kiệt tác Kalevala được chính phủ Liên bang Soviet công nhận là di sản tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên toàn liên minh.[74] Tác phẩm được đưa vào chương trình giáo dục thanh thiếu niên do Bộ Văn Hóa tán trợ, lại được các nhà hát và hãng phim chuyển thể thành nghệ thuật trình diễn.[75][76]

Trong những năm hậu Soviet, chính phủ Liên bang Nga trong nỗ lực khôi phục chủ quyền Cộng hòa Kareliya đã cấp ngân sách cho riêng vùng này thiết lập một địa đồ không gian Kalevala[77] nhằm tôn vinh ý nghĩa văn hóadu lịch của sử thi trứ danh. Một số địa phương ở trung tâm Karjala được đồng loạt đổi tên cho tương ứng với các địa danh tưởng tượng trong trứ tác để hình thành bản sắc dân tộc Karjala hiện đại : Huyện Loukhsky (Louhi), Huyện Kalevalsky (Kalevala)...[78] Ngoài ra, cây đàn kantele huyền diệu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.[79][80]

Huyện Louhi (Louhen piiri)Huyện Kalevala (Kalevalan piiri)Ấn bản tiếng Nga sơ khởi năm 1933Bộ sưu tập ấn bản tại Viện Bảo Tàng Karjala 2013


Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, kể từ thập niên 1990 dưới sự tán trợ của đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội, Kalevala lần lượt được giới thiệu trong các ấn phẩm văn nghệ Phần Lan rồi chính thức được dịch in theo từng tập để độc giả dễ nắm bắt. Dịch giả Bùi Việt Hoa dựa trên thi pháp Kalevala[81] để sáng tác tập sử thi thất ngôn tứ tuyệt nhan đề Con cháu Mon Mân, san hành năm 2008 đồng thời tại Việt NamPhần Lan.[82][83][84] Trứ tác này được Quỹ Kalevala giới thiệu rộng khắp tại Cộng đồng châu Âu và đã rất chóng được dịch sang các ngôn ngữ Phần Lan, Anh, Pháp, Đức, Séc, Ba Lan, HungaryNga.[85][86]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Taulukko : Taajamat väkiluvun ja väestöntiheyden mukaan 31.12.2017” (bằng tiếng Phần Lan). 31 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ Phần Lan : Ngày văn hóa quốc gia bắt nguồn từ một sử thi
  3. ^ Asplund, Anneli; Sirkka-Liisa Mettom (tháng 10 năm 2000). “Kalevala: the Finnish national epic”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  4. ^ Stark-Arola, Laura (2002). Myth and mentality: studies in folklore and popular thought. Helsinki: Finnish Literature Society. ISBN 978-951-746-371-3.
  5. ^ Valk, Ülo (2000), "Ex Ovo Omnia: Where Does the Balto-Finnic Cosmogony Originate? The Etiology of an Etiology", Oral Tradition 15: 145-158
  6. ^ “FINNO-UGRIC definition and meaning Collins English Dictionary”. Truy cập 6 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ Tapani Salminen, "The rise of the Finno-Ugric language family." In Carpelan, Parpola, & Koskikallio (eds.), Early contacts between Uralic and Indo-European: linguistic and archaeological considerations. Mémoires de la Société Finno-Ougrienne 242; Helsinki 2001. 385–396.[1] Lưu trữ 30 tháng 8 2017 tại Wayback Machine
  8. ^ Aikio, Ante (2019). “Proto-Uralic”. Trong Bakró-Nagy, Marianne; Laakso, Johanna; Skribnik, Elena (biên tập). Oxford Guide to the Uralic Languages. Oxford, UK: Oxford University Press. tr. 1–4. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ Sihvo, Hannes. “Kivi, Aleksis (1834 - 1872)”. The National Biography of Finland. SKS. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “Juhani Aho”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ Cf. Derek Fewster, Visions of Past Glory : Nationalism and the Construction of Early Finnish History. Studia Fennica Historica 11 (Helsinki: Suomalainen Kirjallisuuden Seura, 2006).
  12. ^ Paasikivi, Jyrki; Talka, Anu (2018). Rajamaa - Etelä Karjalan Historia I (bằng tiếng Phần Lan). Keuruu: Otavan Kirjapaino Oy. tr. 47, 162. ISBN 978-951-37-7468-4.
  13. ^ Hannes Sihvo, Karjalan löytäjät, 1969
  14. ^ Wiegand, Wayne A.; Davis, Donald G. Jr. (1994). Encyclopedia of Library History. Garland Publishing. ISBN 9781135787578. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  15. ^ Heikkilä, Tuomas (2010). Kirjallinen kulttuuri keskiajan Suomessa, Historiallisia tutkimuksia 254”. Suomalaisen kirjallisuuden seura. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ Krogerus, Tellervo. “Canth, Minna (1844 - 1897)”. The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  17. ^ Nevala, Marja-Liisa. “Leino, Eino (1878 - 1926)”. The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  18. ^ George C. Schoolfield 1998: A History of Finland's Literature. 877 pages. University of Nebraska Press. ISBN 9780803241893
  19. ^ Rekunen, Jorma; Yli-Luukko, Eeva; Jaakko Yli-Paavola (19 tháng 3 năm 2007). “Eurajoen murre”. Kauden murre (online publication : samples of Finnish dialects) (bằng tiếng Phần Lan). Kotus (The Research Institute for the Languages of Finland). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2007. "θ on sama äänne kuin th englannin sanassa thing. ð sama äänne kuin th englannin sanassa this.
  20. ^ Salminen, Tapani (2002): Problems in the taxonomy of the Uralic languages in the light of modern comparative studies Lưu trữ 13 tháng 1 2019 tại Wayback Machine; the clade has also been abandoned by Ethnologue.
  21. ^ Aikio, Ante (24 tháng 3 năm 2022). “Chapter 1: Proto-Uralic”. Trong Bakró-Nagy, Marianne; Laakso, Johanna; Skribnik, Elena (biên tập). The Oxford Guide to the Uralic Languages. Oxford University Press. ISBN 9780198767664. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ Yrjö Hirn, Matkamiehiä ja tietäjiä. Tutkielmia suomalaisesta sivistyksestä ja Kalevala-romantiikasta. Otava. Helsinki 1939
  23. ^ Piippo, Esko (28 tháng 2 năm 2021). “Näkökulma : Elias Lönnrotin Hövelön aika”. Kainuun Sanomat (bằng tiếng Phần Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  24. ^ Suutari, Tiina (16 tháng 3 năm 2021). “Kotiseutuna Kajaani: Maanjäristys tuhosi ensimmäisen kirkon Paltaniemellä – Kirkkoaholla on toiminut erikoinen eläintarha”. Kainuun Sanomat (bằng tiếng Phần Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  25. ^ Nordlund, Taru (13 tháng 1 năm 2012), Baddeley, Susan; Voeste, Anja (biên tập), “Standardization of Finnish orthography: From reformists to national awakeners”, Orthographies in Early Modern Europe, Berlin, Boston: DE GRUYTER, tr. 351–372, doi:10.1515/9783110288179.351, ISBN 978-3-11-028817-9
  26. ^ “Elias Lönnrot in Kainuu – Field trip 4”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
  27. ^ “Letter to J L Runeberg”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  28. ^ Paasikivi, Jyrki; Talka, Anu (2018). Rajamaa - Etelä Karjalan Historia I (bằng tiếng Phần Lan). Keuruu: Otavan Kirjapaino Oy. tr. 186, 188. ISBN 978-951-37-7468-4.
  29. ^ “Elias Lönnrot in Kainuu – Field trip 3”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  30. ^ Kalevala Society. “Kalevala, the national epic”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  31. ^ “The Project Gutenberg EBook of Kalevala (1862)”. www.gutenberg.org. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  32. ^ Pertti, Anttonen (2014). “The Kalevala and the Authenticity Debate”. Trong Bak, János M.; Geary, Patrick J.; Klaniczay, Gábor (biên tập). Manufacturing a Past for the Present: Forgery and Authenticity in Medievalist Texts and Objects in Nineteenth-Century Europe. Brill. tr. 56–80. ISBN 9789004276802.
  33. ^ “Kalevalainen kerto eli parallellismi”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  34. ^ John Miles Foley, A companion to ancient epic, 2005, p.207.
  35. ^ Thomas DuBois. "From Maria to Marjatta: The Transformation of an Oral Poem in Elias Lönnrot's Kalevala" Oral Tradition, 8/2 (1993) pp.247–288
  36. ^ Bosley, Keith (tháng 3 năm 2000). “Finland's Other Epic: The Kanteletar”. thisisFINLAND. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  37. ^ Väinö Kaukonen. "Lönnrot ja Kalevala" Finnish Literature Society, (1979).
  38. ^ “Karelianism” (bằng tiếng Anh). juminkeko.fi. 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  39. ^ “7 Reasons to Visit Lappeenranta”. Lappeenranta Tourism Portal. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  40. ^ “Elias Lönnrot in Kainuu – Field trip 9 North”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  41. ^ “Elias Lönnrot in Kainuu – Field trip 9 South”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  42. ^ “Myth, magic and the museum”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  43. ^ “Matkoja musiikkiin 1800-luvun Suomessa (Journeys into music in 19th century Finland)”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
  44. ^ “The Kantele Sings in Finnland – A Cultural Phenomenon”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
  45. ^ Encyclopedia of Religion and Ethics, Part 14, by James Hastings, p. 642).
  46. ^ Lauri Honko, Religion, Myth, and Folklore in the World's Epics: The Kalevala and Its Predecessors, published by Walter de Gruyter, 1990, ISBN 3-11-012253-7
  47. ^ “The Kalevala in translation”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2010.
  48. ^ J. R. R. Tolkien (1981), Letters of J. R. R. Tolkien, George Allen & Unwin, letter no. 163 (to W. H. Auden, 7 June 1953), p. 214, ISBN 0-04-826005-3.
  49. ^ Liukkonen, Petri. “Pentti Saarikoski (1937-1983) - wrote also humorous columns under the name 'Nenä' (the nose); see Gogol”. Authors' Calendar. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  50. ^ Mattila, Kalle Oskari (16 tháng 7 năm 2018). “How Finland Rebranded Itself as a Literary Country”. The Paris Review Daily. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2018.
  51. ^ “Эпос «Калевала» — ПостНаука”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2018.
  52. ^ Paasikivi, Jyrki; Talka, Anu (2018). Rajamaa - Etelä Karjalan Historia I (bằng tiếng Phần Lan). Keuruu: Otavan Kirjapaino Oy. tr. 170–171, 192. ISBN 978-951-37-7468-4.
  53. ^ “Kalevala Koru Oy – Company information”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  54. ^ “Aino Jäätelö – product page”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  55. ^ “Lemminkäinen Oyj – Company information”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  56. ^ “Early 1950s informational video (Finnish)”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  57. ^ Jussila, Osmo (tháng 1 năm 1977). “Nationalism and revolution: Political dividing lines in the Grand Duchy of Finland during the last years of Russian rule”. Scandinavian Journal of History. 2 (1–4): 289–309. doi:10.1080/03468757708578924.
  58. ^ Francis Peabody Magoun, Jr. "The Kalevala or Poems of the Kaleva district" Appendix II. (1963).
  59. ^ “Kansalliset symbolit ja juhlat – Kalevala”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  60. ^ Honko, Lauri (1990). “The Kalevela: The Processual View”. Trong Lauri Honko (biên tập). Religion, Myth and Folklore in the World's Epics: The Kalevala and its Predecessors. Walter de Gruyter. tr. 181–230. ISBN 978-3-11-087455-6.
  61. ^ Alhoniemi, Pirkko (1990). “The Reception of the Kalevela and Its Impact on the Arts”. Trong Lauri Honko (biên tập). Religion, Myth and Folklore in the World's Epics: The Kalevala and its Predecessors. Walter de Gruyter. tr. 231–246. ISBN 978-3-11-087455-6.
  62. ^ “Kansalliset symbolit ja juhlat”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
  63. ^ BWW News Desk. “Maija Anttila With Soulgaze Films Presents KALEVALA The Musical in Concert”. BroadwayWorld.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  64. ^ Finland and not Finland - by Benjamin Moser
  65. ^ Is Nokia about to be smashed into little pieces?
  66. ^ thisisFINLAND. “The Finnish flag”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  67. ^ “Этнофестиваль «Земля Калевалы»”. mincultrk.ru. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2019.
  68. ^ Saarelma, Minna. “Kalevalan nimet suomalaisessa nimipäiväkalenterissa – pp31-36(58–68)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2010.
  69. ^ “Kalevalan jäljillä”. Suomen Kuvalehti (bằng tiếng Phần Lan). 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  70. ^ “Vienan Karjala”. Kotus.fi. Institute for the Languages of Finland. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  71. ^ Rahkonen, Juho (3 tháng 1 năm 2022). “Vienan Karjala: Matka Kalevalan laulumaille ja pimeimpään Eurooppaan, jossa erämaa kuhisee elämää ja tähtitaivas säkenöi”. Apu (bằng tiếng Phần Lan). Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  72. ^ “Tarunhohtoinen Viena – dokumentaristi Arvo Tuomisen matka läpi runokylien” (bằng tiếng Phần Lan). Yle. 3 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.
  73. ^ Tietojätti 2000 (ấn bản 5). Helsinki: Gummerus. 1999. tr. 946. ISBN 951205809X.
  74. ^ Aikio, Ante (2012). “An Essay on Saami Ethnolinguistic Prehistory”. Mémoires de la Société Finno-Ougrienne. 266: 63–117. ISBN 978-952-5667-42-4. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2016.
  75. ^ Liukkonen, Petri. “Emil Nestor Setälä”. Books and Writers (kirjasto.sci.fi). Finland: Kuusankoski Public Library. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  76. ^ Eemil Nestor Setälä. "Sammon arvoitus: Isien runous ja usko: 1. "Suomen suku" laitoksen julkaisuja. 1." Helsinki: Otava, 1932..
  77. ^ “«Калевальская коллекция»”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  78. ^ Oja, Heikki (2007). Aikakirja 2007 (PDF). Helsinki: Helsingin yliopiston almanakkatoimisto. tr. 184. ISBN 952-10-3221-9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2010.
  79. ^ Ling, Jan (1997). Lịch sử dân nhạc Âu châu. University Rochester Press. tr. 7. ISBN 978-1-878822-77-2. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  80. ^ Djupsjöbacka, Tove (24 tháng 5 năm 2016). “The kantele – not exclusively Finnish”. Finnish Music Quarterly. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  81. ^ “Bùi Việt Hoa”. The Kalevala Society (Kalevalaseura). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  82. ^ “Vietnam sai oman Kalevalansa Suomen avulla”. YLE (bằng tiếng Phần Lan). 1 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  83. ^ “Vietnamin eepos : Monin ja Manin lapset” (bằng tiếng Phần Lan). Juminkeko. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  84. ^ “Vietnamin eepos: Tausta” (bằng tiếng Phần Lan). Juminkeko. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  85. ^ “Vietnamin eepos” (bằng tiếng Phần Lan). Juminkeko. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  86. ^ “Bùi Việt Hoa 1994”. Kalevala maailmalla (bằng tiếng Phần Lan). The Kalevala Society (Kalevalaseura). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc văn
Ngoại văn

Tư liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kalevala