Wiki - KEONHACAI COPA

Kaiju

Godzilla - con quái thú đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh

Kaiju (怪獣, かいじゅ, Hán-Việt: quái thú) là một chuỗi phim về quái vật - sinh vật khổng lồ hoặc một số bộ phim thảm họa mà tập trung vào một nhóm các nhân vật đấu tranh để sống sót sau các cuộc tấn công của ít nhất một con quái vật hung hãn hoặc các động vật khác, thường có kích cỡ to lớn bất thường.Thuật ngữ kaiju ám chỉ những con quái vật khổng lồ.

Phim thể loại này cũng có thể được liệt vào các thể loại Tokusatsu, kinh dị, hài, kỳ ảo, hoặc khoa học viễn tưởng. Phim quái vật có nguồn gốc từ sự chuyển thể của các tác phẩm văn họcvăn hóa dân gian kinh dị. Thông thường, các quái vật trong phim khác với các nhân vật ác truyền thống khác trong đó nhiều quái vật tồn tại do hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát; hành động của chúng không hoàn toàn do chủ động lựa chọn, điều này có khả năng làm cho các quái vật này nhận được sự thông cảm của người xem.

Bộ phim Godzilla năm 1954 thường được coi là bộ phim đầu tiên về kaiju. Các Kaiju thường có phần ẩn dụ trong tự nhiên; chẳng hạn Godzilla, đóng vai trò như một phép ẩn dụ cho vũ khí hạt nhân, phản ánh nỗi sợ hãi của Nhật Bản sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Các ví dụ đáng chú ý khác bao gồm Rodan, Mothra, King Ghidorah,...

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ kaijū vốn có nghĩa là quái vật trong tiếng Nhật Bản;[1] nhưng nó bị thay đổi một chút khi Trung Quốc sử dụng trong cuốn "Sơn Hải Kinh" để chỉ những sinh vật khổng lồ.[2][3] Sau khi sakoku kết thúc và Nhật Bản mở cửa cho các quan hệ đối ngoại, thuật ngữ kaijai được sử dụng để diễn tả các khái niệm từ cổ sinh vật học và các sinh vật huyền thoại từ khắp nơi trên thế giới. Ví dụ, vào năm 1908, người ta cho rằng Ceratosaurus đã tuyệt chủng còn sống ở Alaska,[4].[5] Tuy nhiên, không có một mô tả truyền thống nào về các sinh vật giống kaiju hoặc kaiju trong văn hóa dân gian Nhật Bản; nguồn gốc của kaiju thường chỉ thấy trong phim.[6]

Sự xuất hiện đầu tiên của kaijū nằm trong một tựa phim tên Genshi Kaijū ga Arawareru (原子怪獣現れる)[7]. Tuy nhiên, Godzilla 1954 mới được coi là bộ phim kaiju đầu tiên. Tomoyuki Tanaka, nhà sản xuất của Toho Studios tại Tokyo,cần một bộ phim để phát hành sau khi dự án trước đó của anh bị dừng lại nên đã chọn godzilla. Thấy rằng Hollywood có những bộ phim về quái vật khổng lồ là King KongThe Beast from 20,000 Fathoms đã từng rất nổi tại các phòng vé Nhật Bản,bản thân là một fan hâm mộ của những bộ phim này, anh bắt đầu thực hiện một bộ phim mới dựa trên chúng và tạo ra Godzilla.[8][9] Godzilla đã thành công thương mại ở Nhật Bản và truyền cảm hứng cho các bộ phim kaiju khác.[10]

Ban đầu, King Kong vốn là sản phẩm của phương Tây sau đó đã được điện ảnh Nhật Bản đưa vào Kaiju Universe của họ khi cho nó đối đầu với Godzilla - con Kaiju vĩ đại nhất.

Các thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Kaijū[sửa | sửa mã nguồn]

Có cách gọi khác là "strange beast" hay quái vật khổng lồ.[11] Kaiju là những sinh vật khổng lồ, được mô tả là nhân vật chính hoặc trung lập trong tự nhiên. Godzilla đã đảm nhận các vai trò khác nhau trong Godzilla franchise. Một số kaiiju khác thường thấy là: Rodan, Mothra, King Ghidorah, Gigan, Gaira and Sanda, King Kong, Gamera, Daimajin, Gappa, Guilala.

Daikaiju[sửa | sửa mã nguồn]

Daikaijū (大怪獣) là những quái vật rất to lớn, lớn hơn rất nhiều so với kaiju. Sự phân biệt này không hoàn toàn chính xác. Thuật ngữ này được sử dụng cho kaiju mạnh nhất hoặc có vai trò lớn. daikaiju đầu tiên có thể là Rodan, Sora no Daikaijū Radon (空の大怪獣 ラドン? "Radon, Giant Monster of the Sky"). Godzilla, Rodan, Mothra là bộ ba daikaijū - bộ ba kaiju mạnh nhất.[12]

Kaijin[sửa | sửa mã nguồn]

Kaijin (怪人) là những quái nhân có kích thước, hình dáng tương tự với con người xuất hiện trong tokusatsu media,có tên khác là "monster man" hoặc "mystery man".

Seijin[sửa | sửa mã nguồn]

Seijin (星人), nghĩa đen là "người sao" có thể hiểu đơn giản chính là người ngoài hành tinh

Kaijū eiga[sửa | sửa mã nguồn]

Kaijū eiga (怪獣映画, "kaiju movie") là bộ phim tập hợp nhiều kaiju

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Toho là đơn vị sản xuất chính và sở hữu bản quyền nhưng bên cạnh đó vẫn có sự tham gia của các công ty khác như Daiei Film (Kadokawa Pictures), Tsuburaya Productions, and ShochikuNikkatsu Studios.

Legendary cũng mua bản quyền sản xuất phim về kaiju như Godzilla 2014, King of the monster,...

Kĩ xảo[sửa | sửa mã nguồn]

Eiji Tsuburaya, đơn vị thiết kế đồ họa cho Gojira, đã phát triển một kĩ thuật làm kaiju trông sống động được gọi là "suitmation".[13] Phương Tây thường sử dụng stop motion để tạo sự sống động cho quái vật, Tsubaraya quyết định cố gắng để tạo ra bộ đồ, được gọi là "creature suits", cho diễn viên mặc (suit actor) để diễn như một kaiju.[14] Họ tạo ra một mô hình thành phố thu nhỏ và diễn cảnh tàn phá thành phố đó.[15] Việc quay phim thường được quay với tốc độ gấp đôi để trông kaiju mượt mà và sống động nhất có thể.[16] Bắt đầu từ năm 1988 các bộ phim kaiju do Mỹ phát hành thường sử dụng computer-generated imagery (CGI). Tại Nhật Bản, CGI và stop-motion được sử dụng song song trong phần lớn các bộ phim.[15][17]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

GodzillaAnguirus from the 1955 film Godzilla Raids Again film. The film was the first to feature two kaiju battling each other. This would go on to become a common theme in kaiju films.
Daikaiju (giant monster) Rodan from the 1956 film Rodan

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

MonsterVerse (2014 – hiện tại)[sửa | sửa mã nguồn]


Truyện tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Video games[sửa | sửa mã nguồn]

Board games[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình TV[sửa | sửa mã nguồn]

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Steven Spielberg có nhắc tới Godzilla như một nguồn cảm hứng cho Jurassic Park (1993).[18][19][20] Một cảnh trong bộ phim thứ hai (Thế giới đã mất: Công viên kỷ Jura), T-Rex đang hoành hành qua San Diego, Một cảnh cho thấy các doanh nhân Nhật Bản chạy trốn. Một trong số họ tuyên bố rằng họ rời Nhật Bản để thoát khỏi điều này, ám chỉ rằng Godzilla có cùng vũ trụ với các bộ phim Công viên kỷ Jura. Godzilla cũng ảnh hưởng đến bộ phim Jaws (1975).
  • Trong bộ anime Cardcaptor Sakura, anh trai Toya của Sakura thích trêu chọc cô bằng cách thường xuyên gọi cô là "kaiju", liên quan đến việc cô đi xuống từ phòng ăn sáng mỗi sáng.[21]
  • Một phiên bản khác của kaiju - Godzilla, Mothra, Gamera, King Ghidorah,Daimajin - là Usagi Yojimbo "Sumi-e".[22]
  • Trong Star Wars: The Clone Wars, có một câu chuyện trong hai tập phim có tên "Quái vật Zillo" và "Quái vật Zillo tấn công trở lại", chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các bộ phim Godzilla, trong đó một con thú bò sát khổng lồ được vận chuyển từ quê nhà Malastare đến hành tinh bao phủ thành phố Coruscant.[23][24]
  • Legendary Pictures đã tạo ra MonsterVerse, tổ chức Monarch gọi các kaiju là "titans".[25]
  • Trong bộ phim Crank: High Voltage năm 2009, có một chuỗi phim nhại kaiju sử dụng các kỹ thuật hiệu ứng thực tế tương tự được sử dụng cho các bộ phim tokusatsu như thu nhỏ và phù hợp.
  • Trong Penn Zero: Anh hùng bán thời gian, có một chiều chứa đầy những con quái vật khổng lồ sống trên một hòn đảo nơi chúng cùng tồn tại với con người sống trên một thành phố.
  • Trong bộ phim năm 2013 Pacific Rim và phần tiếp theo 2018 Pacific Rim Uprising, kaiju là những quái vật đa chiều khổng lồ xâm chiếm Trái đất và cố gắng tiêu diệt loài người.
  • rong sê-ri "Sorcerous Stabber Orphen", kaiju được gửi đến như một hình thức trừng phạt cho sự phá vỡ các luật lệ bất diệt của thế giới bởi các Nữ thần Định mệnh.
  • Trong phần hai của Star Wars: The Clone Wars, có một câu chuyện gồm hai tập có tựa đề "Quái vật Zillo" và "Quái vật Zillo tấn công trở lại", chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các bộ phim Godzilla, trong đó một con thú bò sát khổng lồ được vận chuyển từ Malastare quê nhà của nó đến hành tinh Coruscant bao phủ thành phố, nơi nó bị vỡ ra và nổi điên.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Les monstres japonais du 10 mai 2014 - France Inter”. France Inter. Truy cập 7 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “Introduction to Kaiju [in Japanese]”. dic-pixiv. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ “A Study of Chinese monster culture - Mysterious animals that proliferates in present age media [in Japanese]”. Hokkai-Gakuen University. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ Glanzman, Sam. Red Range: A Wild Western Adventure. Joe R. Lansdale. IDW Publishing. ISBN 978-1684062904. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ “怪世界: 珍談奇話”. NDL Digital Collections.
  6. ^ Foster, Michael (1998). The Book of Yokai: Mysterious Creatures of Japanese Folklore. Oakland: University of California Press.
  7. ^ Mustachio, Camille. Giant Creatures in Our World: Essays on Kaiju and American Popular Culture. Jason Barr. McFarland. ISBN 978-1476668369. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ Martin, Tim (ngày 15 tháng 5 năm 2014). “Godzilla: Why the Japanese original is no joke”. Telegraph. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ Harvey, Ryan (ngày 16 tháng 12 năm 2013). “A History of Godzilla on Film, Part 1: Origins (1954–1962)”. Black Gate. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ Ryfle, Steve (1998). Japan's Favorite Mon-Star: The Unauthorized Biography of the Big G. ECW Press.
  11. ^ Yoda, Tomiko; Harootunian, Harry (2006). Japan After Japan: Social and Cultural Life from the Recessionary 1990s to the Present. Duke University Press Books. tr. 344. ISBN 9780822388609.
  12. ^ Weinstock, Jeffery (2014) The Ashgate Encyclopedia of Literary and Cinematic Monsters. Farnham: Ashgate Publishing.
  13. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Weinstock, Jeffery 20142
  14. ^ Godziszewski, Ed (ngày 5 tháng 9 năm 2006). “Making of the Godzilla Suit”. Classic Media 2006 DVD Special Features. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  15. ^ a b Allison, Anne (2006) Snake Person Monsters: Japanese Toys and the Global Imagination. Oakland: University of California Press
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Martin2
  17. ^ Failes, Ian (ngày 14 tháng 10 năm 2016). “The History of Godzilla Is the History of Special Effects”. Inverse. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  18. ^ Ryfle, Steve (1998). Japan's Favorite Mon-Star: The Unauthorized Biography of the Big G. ECW Press. tr. 15. ISBN 9781550223484.
  19. ^ Freer, Ian (2001). The Complete Spielberg. Virgin Books. tr. 48. ISBN 9780753505564.
  20. ^ Derry, Charles (1977). Dark Dreams: A Psychological History of the Modern Horror Film. A. S. Barnes. tr. 82. ISBN 9780498019159.
  21. ^ Cardcaptor Sakura, season 1 episode 1: "Sakura and the Mysterious Magic Book"; season 1 episode 15: "Sakura and Kero's Big Fight"
  22. ^ Usagi Yojimbo Vol.3 #66-68: "Sumi-e, Parts 1-3"
  23. ^ "The Zillo Beast" Episode Guide”. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
  24. ^ "The Zillo Beast Strikes Back" Episode Guide”. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
  25. ^ “monsterverse”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2019.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaiju