Wiki - KEONHACAI COPA

Kabosu

Bài viết này nói về một loại quả. Đối với một internet meme, xem Doge (meme)[1]

Kabosu
Phân loại khoa học edit
Giới:Plantae
nhánh:Tracheophyta
nhánh:Angiospermae
nhánh:Eudicots
nhánh:Rosids
Bộ:Sapindales
Họ:Rutaceae
Chi:Citrus
Loài:
C. sphaerocarpa
Danh pháp hai phần
Citrus sphaerocarpa
Tanaka, nom. nud.[2]

Kabosu (danh pháp hai phần: Citrus sphaerocarpa), được cho là một giống cam lai giữa trái papeda (Citrus ichangensis) và cam đắng (Citrus × aurantium) (hoặc một giống quýt)[3], là một loài đặc hữu của Nhật Bản.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Được mang về từ Trung Quốc vào thời kỳ Edo, cam kabosu nhanh chóng trở thành một loại trái cây phổ biến ở Nhật Bản sau này[4]. Giống cam này được trồng nhiều ở các khu vực của tỉnh Ōita, đặc biệt là ở TaketaUsuki[3]. Mặc dù vậy, cam kabosu được coi là một giống quý hiếm của Nhật[5]. Tại Usuki, đã từng có một cây cam 300 năm tuổi, và cây 200 năm tuổi vẫn còn ở đó[6].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

cam kabosu có họ hàng gần với quả yuzu (Citrus junos) và sudachi (Citrus sudachi). Hầu hết người dân Nhật Bản không thể nêu được sự khác biệt giữa cam kabosu và sudachi[5].

Kabosu là một cây bụi thường xanh, lá hình elip thuôn dài, có gai sắc ở phần cuống lá nhưng không xuất hiện trên các cành. Lớn hơn một chút so với cam yuzu, trung bình một trái cam kabosu có đường kính và chiều cao khoảng hơn 5 cm, vì thế trông nó tròn hơn; trọng lượng trung bình của một trái là khoảng 71 gram[7].

Vỏ của kabosu bóng láng mịn và hơi sần sùi, có màu xanh và ngả vàng khi chín hoàn toàn. Thịt có vàng xanh, có vị chua nhẹ. Kabosu có vỏ mỏng, ít hạt và nhiều nước hơn cả cam yuzu, nhưng không chua bằng yuzu[7][8].

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nước cốt cam kabosu là một phần trong món nước chấm ponzu của người Nhật, có thể thay thế cho yuzu và sudachi, kể cả giấm. Nó thường được ăn kèm với các món cá nướng hay sashimi để tăng hương vị của cá. Ở tỉnh Ōita, kabosu cũng được vắt vào súp miso và các món mì[3].

Kabosu cũng được thêm vào đồ uống giải khát, đồ uống không cồn và rượu. Nước cam Kabosu được đánh giá là thức uống đứng đầu của Nhật Bản[5].

Kabosu cũng được trồng như một cây cảnh, và vỏ cam khô được đốt để đuổi muỗi[3].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chayka, Kyle (31 tháng 12 năm 2013). "Wow this is doge". The Verge
  2. ^ Citrus sphaerocarpa Tanaka, nom. nud”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ a b c d Kabosu Citrus, specialtyproduce.com
  4. ^ T. K. Lim (2012), Edible Medicinal And Non-Medicinal Plants: Volume 4, Fruits, Springer Publisher, tr. 737 ISBN 978-9400740525
  5. ^ a b c John Spacey (26 tháng 12 năm 2014), Kabosu: Japan's Rare Citrus Fruit, japan-talk.com
  6. ^ "The origin of Kabosu Lưu trữ 2016-09-09 tại Wayback Machine". Ōita Kabosu - Official site (tiếng Nhật)
  7. ^ a b “Kabosu (Kabusu) papeda hybrid”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ “Difference between Yuzu & Kabosu lemon”.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kabosu