Wiki - KEONHACAI COPA

Kém dinh dưỡng

Kém dinh dưỡng
Một đứa trẻ bị kém dinh dưỡng được cứu cấp trong một lều của tổ chức Bác sĩ không biên giới tại Dolo Ado, Somali trong lúc xảy ra Nạn đói Đông Phi 2011
Chuyên khoanội tiết học, intensive care medicine, dinh dưỡng
ICD-9-CM263.9
eMedicineped/1360
Patient UKKém dinh dưỡng
MeSHD044342

Kém dinh dưỡng, đôi khi được gọi là Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu thốn, quá thừa hoặc sự thiếu cân bằng trong việc tiêu thụ dinh dưỡng.[1] Một số kiểu rối loạn dinh dưỡng xảy ra, phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng thấp hoặc quá thừa trong chế độ ăn uống.

Tổ chức Y tế Thế giới thông báo nạn đói và suy dinh dưỡng liên quan là mối đe dọa lớn nhất duy nhất đối với sức khỏe toàn cầu.[2] Cải thiện dinh dưỡng được quan tâm rộng rãi là biện pháp hiệp quả nhất của việc viện trợ.[2][3] Can thiệp dinh dưỡng đặc biệt nhằm giải quyết các nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng đã được chứng minh là cung cấp những giá trị tốt nhất với chi phí thấp và hiệu quả cao trong tất cả các biện pháp can thiệp phát triển.[4] Các biện pháp khẩn cấp bao gồm cung cấp các vi chất bị thiếu qua tăng cường thức ăn dạng bột hoặc chế độ bổ sung trực tiếp.[5][6] WHO, UNICEF, và WFP đề nghị quản lý suy dinh dưỡng cấp tính trầm trọng bằng các thực phẩm sẵn sàng cho điều trị, loại này đã được chứng minh là làm tăng cân trong các điều kiện khẩn cấp.[7] Các mô hình cứu trợ nạn đói ngày càng được sử dụng bởi các nhóm cứu trợ kêu gọi cho tiền mặt cho người đói để trả tiền cho các nông dân địa phương thay vì mua thực phẩm từ các nước tài trợ, thường theo yêu cầu của luật, để ngăn chặn bán phá giá làm tổn thương người nông dân địa phương.[8][9]

Các biện pháp dài hạn bao gồm tăng cường nguồn dinh dưỡng từ nông nghiệp bằng cách tăng sản lượng, trong khi phải đảm bảo rằng sản lượng bị ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai phải là thấp nhất.[10] Những cố gắng gần đây bao gồm việc viện trợ cho nông dân.[11] Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới chỉ trích việc các chính phủ trợ cấp cho nông dân, trong khi việc sử dụng phân bón ngày càng rộng rãi[12] có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người[13] và bị cản trở bời các nhóm xã hội dân sự khác.[14]

Ở các nhóm dân số khác nhau[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chiếm hơn một phần ba số trẻ tử vong và hơn 10% tổng số gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu theo một nghiên cứu năm 2008.[15]

Ở nữ giới[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà nghiên cứu của trung tâm Nghiên cứu Lương thực Thế giới trong năm 2003 thấy có một khoảng trống giữa các mức độ thiếu dinh dưỡng giữa nam và nữ nhìn chung là nhỏ, nhưng khoảng trống này khác nhau giữa các khu vực và giữa các quốc gia.[16] Các nghiên cứu trên quy mô nhỏ này cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở nữ cao hơn ở nam ở các quốc gia Nam/Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh và thấp hơn ở vùng hạ Sahara châu Phi.[16] Các tập dữ liệu ở Ethiopia và Zimbabwe cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở nam cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với ở nữ; tuy nhiên, ở Ấn Độ và Pakistan, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở nữ cao hơn ở nam từ 1,5 đến 2 lần. Những thay đổi trong một quốc gia cũng có, với khoảng trống cao thường xuyên giữa các khu vực.[16] Bất bình đẳng giới về dinh dưỡng ở một số quốc gia như Ấn Độ thể hiện trong tất cả các giai đoạn của đời người.[17]

Ở trẻ em[sửa | sửa mã nguồn]

Một đứa trẻ Afghanistan bị suy dinh dưỡng đang được nhóm y tế điều trị.

WHO ước tính rằng suy dinh dưỡng chiếm 54% trẻ tử vong trên thế giới,[18] tức khoảng một triệu trẻ.[19] Thậm chí độ nhẹ của suy dinh dưỡng tăng cấp đôi nguy cơ tử vong do các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy và bệnh sốt rét.[18] Nguy cơ này tăng mạnh ở những ca suy dinh dưỡng nghiêm trọng.[18] Có ba biện pháp thường được sử dụng để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ: thấp còi (cực kỳ thấp so với tuổi của chúng), nhẹ cân (cực kỳ nhẹ cân so với tuổi của chúng), và ốm gầy (cực kỳ nhẹ cân so với chiều cao).[20] Các biện pháp xác định suy dinh dưỡng này có quan hệ với nhau, nhưng các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng chỉ có 9% trẻ thể hiện thấp còi, nhẹ cân và ốm gầy.[20] Theo một báo cáo năm 2008 ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị còi, hầu hết trong số đó sống ở vùng hạ Sahara châu Phi; 55 triệu trẻ bị ốm gầy, trong đó 19 triệu trẻ ốm gầy nghiêm trọng.[7] Đo đạc tăng trưởng của trẻ cung cấp thông tin cần thiết thể hiện suy dinh dưỡng, nhưng chỉ đo đạc cân nặng và chiều cao có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong kwashiorkor và đánh giá thấp mức độ suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ.[18]

Ở người cao tuổi[sửa | sửa mã nguồn]

Chất dinh dưỡng thiết yếu là một trong những nguồn quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng suy dinh dưỡng và nhẹ cân là phổ biến ở người cao tuổi là ở các lứa tuổi khác của người trưởng thành.[21] Nếu người cao tuổi khỏe và vận động tốt, chỉ quá trình lão hóa không gây ra suy dinh dưỡng.[22] Tuy vậy, những thay đổi về các thành phần trong cơ thể, chức năng các cơ quan, tiêu thụ năng lượng đầy đủ và ăn thức ăn liên quan đến lão hóa thì có thể góp phần làm suy dinh dưỡng.[23] Buồn hoặc trầm cảm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi cảm giác ngon miệng, tiêu hóa, mức năng lượng, cân nặng, và hạnh phúc.[22] Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng và các bệnh khác ở người cao tuổi cho thấy rằng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể là do rối loạn hệ tiêu hóa và nội tiết, mất cảm giác mùi vị, giảm sự thèm ăn và ăn không đủ dinh dưỡng.[23] Sức khỏe răng miệng kém, răng giả không vừa, hoặc gặp các vấn đề về nhai, nuốt có thể làm việc ăn uống khó khăn.[22] Từ các yếu tố trên, suy dinh dưỡng xảy ra rất dễ đối với người già.[24]

Tỉ lệ suy dinh dưỡng có khuynh hướng tăng theo độ tuổi ở nhóm dân số cao tuổi; một nghiên cứu về Dinh dưỡng lâm sàng (Clinical Nutrition) chỉ ra rằng có ít nhất 10% người cao tuổi có độ tuổi nhỏ hơn 75 bị suy dinh dưỡng, trong khi 30% đến 65% người cao tuổi được chăm sóc tại nhà, tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe thời gian dài, hoặc tại các bệnh viện thì bị thiếu dinh dưỡng.[25] Nhiều người cao tuổi cần sự hỗ trợ trong ăn uống, điều này có thể góp phần làm thiếu dinh dưỡng.[24] Do các yếu tố trên, một trong những yêu cầu chính trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là cung cấp thức ăn đầy đủ và đủ dinh dưỡng thiết yếu.[26] Các nhà nghiên cứu ở Úc đã tiến hành đánh giá dinh dưỡng mini thông báo rằng thiếu dinh dưỡng hoặc nguy cơ thiếu dinh dưỡng xảy ra ở 80% trong nhóm người cao tuổi được đưa đến bệnh viện để chăm sóc.[27] Thiếu dinh dưỡng và sụt cân có thể góp phần vào sarcopenia với sự sụt giảm trọng lượng cơ thể liên quan đến phần thịt và giảm chức năng cơ.[21] Béo bụng hoặc giảm cân cùng với sarcopenia dẫn đến tình trạng bất động, rối loạn xương, đề kháng insulin, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, và rối loạn trao đổi chất.[23] Một bài báo của tạp chíHiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, lưu ý rằng kiểm tra dinh dưỡng thường xuyên là một trong những cách để phát hiện và từ đó làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.[22]

Số liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm1990199520052007
Số người
suy dinh dưỡng
trên thế giới
(triệu người)[28]
842832848923
Năm19701980199020052007
Tỉ lệ người
suy dinh dưỡng
tại các nước
đang phát triển [29][30]
37 %28 %20 %16 %17 %
Quốc giaLượng người thiếu ăn (triệu)
Ấn Độ217.05
Trung Quốc154.0
Bangladesh43.45
Cộng hòa Dân chủ Congo37.0
Pakistan35.2
Ethiopia31.5
Tanzania16.1
Philippines15.2
Brazil14.4
Indonesia13.8
Việt Nam13.8
Thái Lan13.4
Nigeria11.5
Kenya9.7
Sudan8.8
Mozambique8.3
Bắc Triều Tiên7.9
Yemen7.1
Madagascar7.1
Colombia5.9
Zimbabwe5.7
Mexico5.1
Zambia5.1
Angola5.0

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ arthur Sullivan & Steven M. Sheffrin (2003). Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall. tr. 481. ISBN 0-13-063085-3. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  2. ^ a b “Malnutrition The Starvelings”. The Economist. ngày 24 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ Kristof, Nicholas D. (ngày 24 tháng 5 năm 2009). “The Hidden Hunger”. New York Times.
  4. ^ Scaling Up Nutrition: Unlocking puzzles to transform thinking and action Lưu trữ 2012-10-30 tại Wayback Machine by R4D
  5. ^ Anderson, Tatum (ngày 24 tháng 6 năm 2009). “Firms target nutrition for the poor”. BBC News.
  6. ^ “Can one pill tame the illness no one wants to talk about?”. Time. ngày 17 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ a b doi: 10.1016/S0140-6736(07)61693-6
    Hoàn thành chú thích này
  8. ^ “UN aid debate: give cash not food?”. Christian Science Monitor. ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  9. ^ “Cash roll-out to help hunger hot spots”. World Food Programme. ngày 8 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ Jonathan A. Foley, Navin Ramankutty, Kate A. Brauman, Emily S. Cassidy, James S. Gerber, Matt Johnston, Nathaniel D. Mueller, Christine O’Connell, Deepak K. Ray, Paul C. West, Christian Balzer, Elena M. Bennett, Stephen R. Carpenter, Jason Hill1, Chad Monfreda, Stephen Polasky1, Johan Rockström, John Sheehan, Stefan Siebert, David Tilman1, David P. M. Zaks (2011). “Solutions for a cultivated planet”. Nature. 478 (7369): 337–342. doi:10.1038/nature10452. PMID 21993620.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Baker, Peter; Dugger, Celia W. (ngày 9 tháng 7 năm 2009). “Obama enlists major powers to aid poor farmers with $15 billion”. The New York Times.
  12. ^ “Forgotten benefactor of humanity”. The Atlantic.
  13. ^ David Biello (ngày 14 tháng 3 năm 2008). “Fertilizer Runoff Overwhelms Streams and Rivers--Creating Vast "Dead Zones". Scientific American.
  14. ^ Dugger, Celia W. (ngày 2 tháng 12 năm 2007). “Ending Famine, Simply by Ignoring the Experts”. New York Times.
  15. ^ doi:10.1016/S0140-6736(07)61690-0
    Hoàn thành chú thích này
  16. ^ a b c doi: 10.1080/0301446031000119601
    Hoàn thành chú thích này
  17. ^ Dewan, Manju (2008). “Malnutrition in Women” (PDF). Stud. Home Comm. Sci. 2 (1): 7–10. Truy cập tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  18. ^ a b c d Walker, [edited by] Christopher Duggan, John B. Watkins, W. Allan (2008). Nutrition in pediatrics: basic science, clinical application. Hamilton: BC Decker. tr. 127–141. ISBN 978-1-55009-361-2.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  19. ^ Mark J. Manary & Indi Trehan, Hayley S. Goldbach, Lacey N. LaGrone, Guthrie J. Meuli, Richard J. Wang, and Kenneth M. Maleta (ngày 31 tháng 1 năm 2013). “Antibiotics as Part of the Management of Severe Acute Malnutrition”. The New England Journal of Medicine. 368 (5): 425–435. doi:10.1056/NEJMoa1202851. PMC 3654668. PMID 23363496. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2013. The addition of antibiotics to therapeutic regimens for uncomplicated severe acute malnutrition was associated with a significant improvement in recovery and mortality rates.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  20. ^ a b Adam Wagstaff (1999). “Socioeconomic Inequalities in Child Malnutrition in the Developing World”. World Bank Policy Research Working Paper No. 2434. Naoke Watanabe. Truy cập tháng 3 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  21. ^ a b Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  22. ^ a b c d N.S Wellman & Weddle, D.O, Kranz, S, Brain, C.T (1997). “Elder Insecurities: Poverty, Hunger, and Malnutrition”. Journal of the American Dietetic Association. 97 (10): S120–S122. doi:10.1016/S0002-8223(97)00744-X. PMID 9336570.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  23. ^ a b c Bulent Saka & Kaya, Omer, Ozturk, Gulistan Bahat, Erten, Nilgun, Karan, M. Akif (2010). “Malnutrition in the elderly and its relationship with other geriatric syndromes”. Clinical Nutrition. 29 (6): 745–748. doi:10.1016/j.clnu.2010.04.006. PMID 20627486.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  24. ^ a b Volkert, Dorothee (2002). “Malnutrition in the elderly — prevalence, causes and corrective strategies”. Clinical Nutrition. 21: 110–112. doi:10.1016/S0261-5614(02)80014-0.
  25. ^ doi:10.1016/S0261-5614(02)80014-0
    Hoàn thành chú thích này
  26. ^ Anna-Greta Mamhidir & Kihlgren, Mona, Soerlie, Venke (2010). “Malnutrition in elder care: qualitative analysis of ethical perceptions of politicians and civil servants”. BMC Medical Ethics. 11: 11. doi:10.1186/1472-6939-11-11. PMC 2927875. PMID 20553607.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  27. ^ doi: 10.1016/j.nut.2009.11.016
    Hoàn thành chú thích này
  28. ^ Food and Agriculture Organization Economic and Social Development Department. "The State of Food Insecurity in the World, 2008: High food prices and food security - threats and opportunities". Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2008, p. 48.
  29. ^ Food and Agriculture Organization Agricultural and Development Economics Division. "The State of Food Insecurity in the World, 2006: Eradicating world hunger – taking stock ten years after the World Food Summit". Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2006, p. 8. "Because of population growth, the very small decrease in the number of hungry people has nevertheless resulted in a reduction in the proportion of undernourished people in the developing countries by 3 percentage points – from 20 percent in 1990–92 to 17 percent in 2001–03. (…) the prevalence of undernourishment declined by 9 percent (from 37 percent to 28 percent) between 1969–71 and 1979–81 and by a further 8 percentage points (to 20 percent) between 1979–81 and 1990–92.".
  30. ^ Food and Agriculture Organization Economic and Social Development Department. "The State of Food Insecurity in the World, 2008: High food prices and food security - threats and opportunities". Food and Agriculture Organization of the United Nations, 2008, p. 6. "Good progress in reducing the share of hungry people in the developing world had been achieved – down from almost 20 percent in 1990–92 to less than 18 percent in 1995–97 and just above 16 percent in 2003–05. The estimates show that rising food prices have thrown that progress into reverse, with the proportion of undernourished people worldwide moving back towards 17 percent.".

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%A9m_dinh_d%C6%B0%E1%BB%A1ng