Wiki - KEONHACAI COPA

John Millington Synge

John Millington Synge
John Millington Synge
SinhEdmund John Millington Synge
(1871-04-16)16 tháng 4 năm 1871
Rathfarnham, hạt Dublin, Ireland
Mất24 tháng 3 năm 1909(1909-03-24) (37 tuổi)
Viện dưỡng lão Elpis, Dublin, Ireland
Nơi an nghỉNghĩa trang Mount Jerome, Harold's Cross, Dublin, Ireland
Quốc tịchngười Ireland
Dân tộcngười Ireland
Nghề nghiệpSoạn kịch, sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, đề luận
Nổi tiếng vìKịch, Văn xuôi
Tác phẩm nổi bậtThe Playboy of the Western World
Phong tràoVăn học dân gian Ireland
Phục hưng văn học Ireland
Cha mẹ
  • John Hatch Synge (cha)
  • Kathleen Traill Synge (mẹ)

Edmund John Millington Synge (/sɪŋ/; 16 tháng 4 năm 1871 – 24 tháng 3 năm 1909) là một nhà viết kịch, nhà thơ và nhà sưu tầm văn hóa dân gian người Ireland. Ông là nhân vật quan trọng trong cuộc Phục hưng văn học Ireland và là một trong những người đồng sáng lập Nhà hát kịch Abbey. Ông nổi tiếng với vở kịch The Playboy of the Western World gây ra náo loạn ở Dublin trong buổi diễn ra mắt tại Nhà hát Abbey.

Dù có xuất thân Anh-Ireland đặc quyền trong xã hội, các tác phẩm của Synge liên quan chủ yếu đến không gian nông thôn Công giáo Ireland với quan điểm của ông về ngoại giáo đặt trong thế giới quan đó. Synge mắc bệnh Hodgkin, một loại ung thư di căn biến chứng không chữa được. Ông qua đời vài tuần trước sinh nhật thứ 38 của mình khi đang cố hoàn thành vở kịch cuối cùng của mình Deirdre of the Sorrows.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Synge sinh tại Newtown Villas, Rathfarnham, hạt Dublin vào ngày 16 tháng 4 năm 1871.[1] Ông là con trai út trong gia đình Tin Lành trung lưu có tám người con. Cha là John Hatch Synge là một luật sư, xuất thân từ một gia đình quý tộc lãnh chúa ở lâu đài Glanmore, Hạt Wicklow. Ông là chú của anh em nhà toán học John Lighton Synge và nhà tiên phong về kính hiển vi quang học Edward Hutchinson Synge.[2] Ông nội tên là John Synge, một Cơ Đốc nhân truyền giáo tham gia vào phong trào Huynh đệ Plymouth. Ông ngoại là Robert Traill, giám đốc Giáo hội IrelandSchull, hạt Cork, qua đời trong Nạn đói lớn ở Ireland năm 1847. Kỵ của ông là chấp sự cao cấp ở Killala.[3]

Cha của Synge mắc bệnh đậu mùa và mất năm 1872 ở tuổi 49, được an táng vào ngày con trai mình đầy năm. Mẹ của Synge chuyển cả gia đình về cạnh nhà bà ngoại ở Rathgar, hạt Dublin. Dù hay đau ốm, Synge đã có một tuổi thơ hạnh phúc ở đó. Ông bắt đầu có thú vui quan sát chim muông dọc theo bờ sông Dodder[4] và trong các kỳ nghỉ cùng gia đình tại khu nghỉ mát ven biển Greystones, hạt Wicklow hay dinh thự tại Glanmore.[5]

Synge được dạy riêng ở trường tại Dublin và Bray, sau đó học dương cầm, sáo flute, vĩ cầm, lý thuyết âm nhạcđối âm tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Ireland. Ông đến lục địa để học nhạc nhưng thay đổi ý định và quyết định tập trung vào văn học.[1] Ông là một sinh viên tài năng và giành được học bổng đối âm vào năm 1891. Năm 1888, nhà ông chuyển đến vùng ngoại ô Kingstown (nay là Dún Laoghaire). Năm 1889, Synge nhập học Cao đẳng Ba Ngôi, Dublin. Năm 1892, ông tốt nghiệp cử nhân môn tiếng Irelandtiếng Do Thái cũng như tiếp tục nghiên cứu âm nhạc và chơi trong Dàn nhạc Học viện tại Phòng hòa nhạc Antient.[6] Trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 1889 đến năm 1894, ông học nhạc riêng với Robert Prescott Stewart.[7]

Synge tham gia Dublin Naturalists' Field Club (Câu lạc bộ điền dã các nhà tự nhiên học Dublin) và đọc các tác phẩm của Charles Darwin.[1] Ông viết: "Khi khoảng 14 tuổi, tôi có được một cuốn sách của Darwin... Nội dung trong đó bùng nổ với những gì tôi đã được học. Càng cố đẩy nó ra, nó càng quay trở lại mới mẻ và mạnh mẽ hơn... Ngay sau đó, tôi tìm đến các văn phẩm [bằng chứng] bênh vực Cơ Đốc giáo, lúc đầu vui thích say sưa đọc, ngay sau đó bắt đầu nghi ngờ và cuối cùng trong một số trường hợp, tôi cười nhạo nó."[8] Tiếp tục ông viết "Ngay sau khi từ bỏ vương quốc Thiên Chúa, tôi bắt đầu thực sự quan tâm đến vương quốc Ireland thế tục. Quan điểm chính trị của tôi lòng vòng... đến chủ nghĩa dân tộc ôn hòa."[9]

Synge sau đó bắt đầu quan tâm đến Ireland cổ và quần đảo Aran, làm thành viên Liên đoàn Ireland trong một năm.[10] Nguyên nhân từ bỏ Liên đoàn như lời ông nói với Maud Gonne: "Thuyết tái sinh Ireland của tôi khác với chị... Tôi muốn tự mình hành động vì Ireland nhưng sẽ không bao giờ thực hiện được nếu bị hòa vào một cuộc cách mạng và phong trào bán quân sự."[11] Năm 1893, ông xuất bản tác phẩm đầu tay Kottabos: A College Miscellany một bài thơ chịu ảnh hưởng từ William Wordsworth.

Nhà văn mới nổi[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp, Synge muốn trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp và đến Đức học nhạc. Ông ở Koblenz trong năm 1893 và chuyển đến Würzburg vào tháng 1 năm 1894.[12] Phần vì ngại biểu diễn trước công chúng, phần vì nghi ngờ khả năng của mình, ông quyết định từ bỏ âm nhạc để theo đuổi sở thích văn chương. Tháng 6 năm 1894, ông trở lại Ireland và đến Paris vào tháng 1 năm 1895 để học văn học và ngôn ngữ tại Sorbonne.[13]

Trong kỳ nghỉ hè với gia đình ở Dublin, ông gặp và yêu Cherrie Matheson, bạn của anh em họ mình và là thành viên của Huynh đệ Plymouth. Ông hai lần ngỏ lời cầu hôn vào năm 1895 và 1896 nhưng đều bị từ chối do quan điểm tôn giáo khác nhau giữa hai người. Việc bị khước từ đã tác động sâu sắc đến Synge, ông quyết tâm đi xa khỏi Ireland càng lâu càng tốt.[14]

Năm 1896, Synge đến Ý để học ngôn ngữ trong một thời gian trước khi về lại Paris. Cuối năm đó, ông gặp William Butler Yeats, người khuyến khích ông sống một thời gian ở quần đảo Aran. Sau đó, ông trở về Dublin và chuyên tâm sáng tác. Năm đó, ông cùng với Yeats, Lady GregoryGeorge William Russell lập ra Hiệp hội Sân khấu Quốc gia Ireland, là tổ chức thành lập Nhà hát Abbey sau này.[10] Ông viết một số bài phê bình văn học cho tờ Irlande Libre của Gonne và các tạp chí khác. Ông cũng sáng tác một số bài thơ và văn xuôi theo phong cách fin de siècle suy đồi nhưng không xuất bản[15] (những tác phẩm này cuối cùng được tập hợp vào thập niên 1960 trong tuyển tập Collected Works).[16] Ông cũng tham dự các bài giảng của học giả người Celt nổi tiếng Henri d'Arbois de Jubainville tại Sorbonne.[17]

Quần đảo Aran và những vở kịch đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi nhà nhỏ nơi Synge trú ngụ trên Inis Meáin, nay là bảo tàng Teach Synge
John Millington Synge, cư dân đảo Inis Meáin

Năm 1897, Synge lần đầu chịu bệnh Hodgkin phát tác và phải cắt bỏ một tuyến phì đại trên cổ.[18] Năm sau, ông nghỉ hè ở quần đảo Aran. (Ông cũng có thời gian ở lại dinh thự của Lady Gregory, Coole Park gần Gort, hạt Galway, nơi ông gặp lại Yeats và cả Edward Martyn.) Ông dành liền năm mùa hè sau đó ở quần đảo Aran, sưu tầm truyện tích và văn hóa dân gian, hoàn thiện vốn tiếng Ireland của mình. Phần lớn thời gian còn lại trong năm, ông tiếp tục sống ở Paris.[19] Ông cũng thường xuyên ghé thăm Bretagne.[20] Trong giai đoạn này, ông sáng tác vở kịch đầu tay của mình When the Moon Has Set (Lúc trăng lặn) và gửi cho Lady Gregory với mong muốn được diễn tại Nhà hát văn học Ireland vào năm 1900 nhưng bị từ chối (Vở kịch không được xuất bản cho đến khi nằm trong tuyển tập Collected Works).[21]

Năm 1898, tác phẩm đầu tiên của Synge về cuộc sống trên quần đảo Aran được xuất bản trên tờ New Ireland Review. Tác phẩm Quần đảo Aran chủ yếu dựa trên các ghi chép nhật ký được hoàn thành năm 1901 và xuất bản năm 1907 với minh họa của Jack Butler Yeats.[1] Synge coi đây là "tác phẩm nghiêm túc đầu tay của tôi". Khi đọc bản thảo, Lady Gregory khuyên Synge bỏ hết các địa danh thực đi và thêm nhiều câu chuyện dân gian hơn nhưng ông từ chối vì muốn cho nội dung được chân thực.[22] Cuốn sách thể hiện cách nhìn nhận của Synge về người dân trên đảo còn có một niềm tin ngoại giáo do tổ tiên truyền lại ẩn chứa bên dưới đức tin Công giáo. Những trải nghiệm trên quần đảo Aran là nền tảng để Synge viết tiếp những vở kịch về đời sống nông thôn Ireland.[23]

Áp phích khai trương Nhà hát Abbey bằng vở In the Shadow of the Glen

Năm 1903, Synge rời Paris và chuyển đến Luân Đôn. Năm trước đó, ông sáng tác hai vở kịch một màn Riders to the SeaThe Shadow of the Glen. Lady Gregory chấp thuận những vở kịch này và The Shadow of the Glen được trình diễn tại Sảnh Molesworth vào tháng 10 năm 1903.[24] Riders to the Sea cũng được lên sân khấu đó vào tháng 2 năm 1904. The Shadow of the Glen đến với công chúng với cái tên In the Shadow of the Glen nằm trong chuỗi sự kiện khai trương Nhà hát Abbey từ ngày 27 tháng 12 năm 1904 đến ngày 3 tháng 1 năm 1905. Cả hai vở kịch đều dựa trên những câu chuyện mà Synge đã sưu tầm được ở quần đảo Aran. Synge dựa vào đạo cụ từ quần đảo Aran thiết kế sân khấu cho mỗi vở diễn. Synge cũng đưa phương ngữ Hiberno trong tiếng Anh vào vở kịch nhằm phát huy tác dụng ngôn ngữ văn chương của nó, phần vì ông cho rằng ngôn ngữ Ireland không thể tồn tại.[25]

Kịch bản The Shadow of the Glen dựa trên câu chuyện về người vợ ngoại tình nên đã bị nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc Ireland Arthur Griffith công kích trong một bài viết là "nói xấu phụ nữ Ireland".[25] Về sau, Synge viết: "Khi sáng tác The Shadow of the Glen vài năm trước, tôi đã có được nguồn tư liệu phong phú hơn bất kỳ nơi nào trong mái ấm ngôi nhà cũ Wicklow để có thể lắng nghe được chuyện các hầu gái nói với nhau trong bếp." (trích "Preface" (Giới thiệu) của Synge cho vở The Playboy). Ý kiến này làm gia tăng các chỉ trích với Synge mạnh mẽ hơn vì cho rằng ông đã miêu tả phụ nữ Ireland quá phiến diện. Riders to the Sea cũng bị những người theo chủ nghĩa dân tộc công kích, như Patrick Pearse chê bai vở kịch về thái độ tác giả với Chúa Trời và tôn giáo. Pearse, Griffith và những người công giáo bảo thủ khác tuyên bố Synge đã làm làm xung khắc chủ nghĩa dân tộc Ireland khi không lý tưởng hóa nhân vật của mình.[26] Tuy nhiên, các ý kiến phê bình sau đó lại nhắm vào việc Synge đã lý tưởng hóa tầng lớp nông dân Ireland quá mức. Vở kịch một màn thứ ba The Tinker's Wedding được sáng tác trong khoảng thời gian này nhưng Synge ban đầu không định cho lên sân khấu, lý do chính là trong đó có cảnh một giáo sĩ bị trùm bao tải, như ông viết cho Elkin Mathews vào năm 1905 rằng nó có thể sẽ khiến "rất nhiều bạn của chúng ta ở Dublin" thất vọng.[27]

Khi thành lập Nhà hát Abbey, Synge được bổ nhiệm làm cố vấn văn học và có chân trong ban giám đốc cùng với Yeats và Lady Gregory. Cái nhìn của ông về nhà hát Ireland khác với Yeats và Lady Gregory như trong thư gửi Stephen MacKenna:

Tôi không tin vào khả năng có "một Nhà hát Quốc gia huyền thoại Cúchulainn đơn thuần kỳ lạ, cổ hủ, lý tưởng, tươi mới như gió xuân"... không vở kịch nào có thể hình thành từ bất cứ những gì khác nằm ngoài căn bản thực tế của đời sống, vốn dĩ không bao giờ quái lạ, không hiện đại nhưng cũng chẳng cổ lỗ, và như tôi thấy, thật hiếm khi mới mẻ như ngày xuân hoặc hoành tráng kiểu Cúchulainn.[28]

Năm 1905, vở kịch tiếp theo của Synge là The Well of the Saints được dàn dựng tại Abbey và một lần nữa lại hứng chịu sự phản đối của chủ nghĩa dân tộc. Năm 1906, vở kịch được diễn tại Nhà hát Deutsches (Berlin).[29] Nhà phê bình Joseph Holloway ý kiến rằng vở kịch là sự kết hợp giữa "trữ tình và bẩn thỉu".[30]

Cuộc náo loạn Playboy và sau đó[sửa | sửa mã nguồn]

John Millington Synge

The Playboy of the Western World được nhiều người coi là kiệt tác của Synge.[31] Vở kịch được công diễn lần đầu tại Nhà hát Abbey vào ngày 26 tháng 1 năm 1907. Một hài kịch về kẻ sát hại phụ mẫu kéo theo phản ứng thù địch từ công luận Ireland. Tờ Freeman's Journal mô tả vở kịch là "một sự phỉ báng thẳng thừng không còn gì thậm tệ hơn với những người tá điền Ireland và khủng khiếp hơn với phụ nữ Ireland".[32] Arthur Griffith, người tin rằng Nhà hát Abbey là vô chính trị, mô tả vở kịch là "một câu chuyện thấp hèn và vô nhân đạo được kể bằng thứ ngôn ngữ tồi tệ nhất mà chúng ta từng nghe từ sàn diễn công chúng" và còn đá qua phẩm hạnh phụ nữ Ireland bằng dòng chữ "...một loạt các phụ nữ được chọn, đứng đấy với quần lót...". Vào thời điểm đó, quần lót được coi là biểu tượng của Kitty O'Sheasự lăng loàn.[33] Một bộ phận khán giả đáng kể trong buổi diễn đầu tiên đã làm náo loạn khiến màn ba phải diễn như kịch câm.[31] Náo loạn tiếp tục xảy ra ở mỗi buổi diễn đã lên lịch trong tuần đó. Yeats đề cập đến sự cố này trong một bài phát biểu trước khán giả Abbey vào năm 1926 trong đêm thứ tư của vở The Plough and the Stars (Cái cày và những vì sao) của Seán O'Casey, ông nói: "Các bạn đã tự làm nhục chính mình lần nữa. Đây liệu có phải cách chào đón sự xuất hiện của một thiên tài Ireland? Đầu tiên là Synge rồi giờ đến O'Casey?"[34]

Mặc dù kịch bản The Tinker's Wedding khởi thảo cùng lúc với Riders to the SeaIn the Shadow of the Glen, Synge phải mất 5 năm đến tận 1907 mới có thể hoàn thành.[27] Riders được trình diễn tại nhà hát Racquet Court ở Galway từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1 năm 1907 và không được trở lại sân khấu cho đến năm 1909 nhưng sau đó cũng chỉ được diễn ở Luân Đôn. Daniel Corkery là nhà phê bình đầu tiên phản ứng với vở kịch "Giới tác gia thấy tiếc khi Synge viết một tác phẩm tệ như vậy còn công chúng không hiểu nổi tại sao nó lại được lên sân khấu."[35]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 3 năm 1909, Synge qua đời ở tuổi 37 tại Viện dưỡng lão Elpis ở Dublin và được an táng tại Nghĩa trang Mount Jerome, Harold's Cross, Dublin.

Ngày 8 tháng 4 năm 1909, một tuyển tập Poems and Translations do Yeats viết lời tựa được Cuala Press xuất bản. Vở kịch cuối cùng còn dở dang của Synge Deirdre of the Sorrows được nữ diễn viên Molly Allgood (Maire O'Neill) cũng là vợ đính hôn của ông hoàn tất cùng Yeats. Thứ Năm ngày 13 tháng 1 năm 1910, vở kịch ra mắt tại Abbey với Allgood vào vai Deirdre.[26]

Nhân cách[sửa | sửa mã nguồn]

John Masefield viết rằng Synge "cho người khác ấn tượng đầu tiên về một tính cách kỳ dị".[36] Masefield nhận xét quan điểm sống của Synge bắt nguồn từ sức khỏe ông kém. Đặc biệt, Masefield nói "Hơi hướng dã man của ông cho tôi cảm nhận ông là một người đang chết nắm bắt lấy sự sống và bám víu điên cuồng bằng một đời sống hoang dại, như một người bệnh chỉ mong được sống".[37].

Yeats tóm tắt cái nhìn của mình về Synge qua một khổ thơ trong "In Memory of Major Robert Gregory" (Tưởng niệm thiếu tá Robert Gregory):

And that enquiring man John Synge comes next,
That dying chose the living world for text
And never could have rested in the tomb
But that, long travelling, he had come
Towards nightfall upon certain set apart
In a most desolate stony place,
Towards nightfall upon a race
Passionate and simple like his heart.
Tạm dịch
Kế đến John Synge bước tiếp hạ màn,
Chết chọn để lời cho cõi dương gian
Mà chẳng bao giờ nằm lại trong mồ
Nhưng chuyến trường chinh người đi trên lộ
Hướng về màn đêm chắc chắn phải buông
Trên nơi đá lạnh hoang vu cùng cực,
Về màn đêm phủ cuộc đua tranh sức
Như trái tim người, giản dị vĩ cuồng.

Synge là một nhà chính trị cấp tiến, đắm chìm trong văn học xã hội chủ nghĩa của William Morris như chính ông nói "muốn thay đổi mọi thứ từ gốc rễ đến cành".[38] Năm 1896, trước sự ngạc nhiên của mẹ, ông đến Paris để tham gia nhiều hơn vào chính trị cấp tiến. Mối quan tâm này còn còn đến tận phút lâm chung khi ông mời gọi các y tá chăm sóc mình tham gia vào chủ đề nữ quyền.[38]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm của Synge tạo ra một phong cách thống trị cho kịch nghệ tại Nhà hát Abbey đến thập niên 1940. Chủ nghĩa hiện thực văn học cách điệu trong sáng tác của ông được phản ánh trong quá trình đào tạo tại trường dạy diễn xuất của nhà hát. Các vở kịch về đời sống nông dân giữ chủ đạo cho đến cuối thập niên 1950. Nhà viết kịch lớn kế tiếp của Abbey là Sean O'Casey thấu hiểu tác phẩm của Synge và cố gắng mang lại điều tương tự cho tầng lớp lao động bình dân Dublin như những gì Synge đã làm cho dân nghèo nông thôn. Brendan Behan, Brinsley MacNamaraLennox Robinson đều chịu ảnh hưởng từ Synge.[39]

Nhà phê bình Vivian Mercier là một trong những người đầu tiên nhận ra Samuel Beckett chịu ảnh hưởng từ Synge.[40] Beckett là khán giả thường xuyên tới Abbey khi còn trẻ và đặc biệt hâm mộ các vở kịch của Yeats, Synge và O'Casey. Mercier chỉ ra những điểm tương đồng giữa vai những kẻ lang thang, hành khất và nông dân của Synge với nhiều nhân vật trong tiểu thuyết và kịch của Beckett.[41]

Gần đây, ngôi nhà nhỏ của Synge trên quần đảo Aran được khôi phục làm điểm thu hút du khách du lịch. Trường hè Synge thường niên được tổ chức liên tục từ năm 1991 tại làng Rathdrum, hạt Wicklow. Synge là chủ đề trong phim tài liệu Synge agus an Domhan Thiar (Synge và thế giới phương Tây) năm 1999 của Mac Dara Ó Curraidhín. Năm 2010, Joseph O'Connor viết tiểu thuyết Ghost Light (Ánh sáng ma) dựa trên chuyện tình Synge và Molly Allgood.[42][43]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Smith 1996, xiv.
  2. ^ Living Edition.
  3. ^ McCormack 2004, Synge, (Edmund) John Millington (1871–1909).
  4. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 4–5.
  5. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 6.
  6. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 16–19, 26.
  7. ^ Parker 2009.
  8. ^ Synge 1982, tr. 10–11.
  9. ^ Synge 1982, tr. 13.
  10. ^ a b Smith 1996, xv.
  11. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 62–63.
  12. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 35.
  13. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 43–47.
  14. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 48–52.
  15. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 60.
  16. ^ Price 1972, tr. 292.
  17. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 72.
  18. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 70.
  19. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 74–88.
  20. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 95.
  21. ^ Price 1972, tr. 293.
  22. ^ Smith 1996, xvi.
  23. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 96–99.
  24. ^ Smith 1996, xvii.
  25. ^ a b Smith 1996, xxiv.
  26. ^ a b Smith 1996, xiii.
  27. ^ a b Smith 1996, xviii.
  28. ^ Greene & Stephens 1959, tr. 157.
  29. ^ Smith 1996, xix.
  30. ^ Hogan & O'Neill 1967, tr. 53.
  31. ^ a b Isherwood 2004.
  32. ^ Ferriter 2004, tr. 94–95.
  33. ^ Price 1961, tr. 15, 25.
  34. ^ Gassner & Quinn 2002, tr. 468.
  35. ^ Corkery 1931, tr. 152.
  36. ^ Masefield 1916, tr. 6.
  37. ^ Masefield 1916, tr. 22.
  38. ^ a b Kiberd 1997, tr. 175.
  39. ^ Greene 1994, tr. 26.
  40. ^ Mercier 1977, tr. 23.
  41. ^ Mercier 1977, tr. 20–23.
  42. ^ Josephoconnorauthor.com.
  43. ^ The Irish Times 2010.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Corkery, Daniel (1931). Synge and Anglo-Irish Literature [Synge và văn học Anglo-Ireland] (bằng tiếng Anh). Cork University Press.
  • Ferriter, Diarmaid (2004). The Transformation of Ireland 1900–2000 [Sự biến chuyển của Ireland 1900-2000] (bằng tiếng Anh). Profile Books. tr. 94–95. ISBN 1-86197-307-1.
  • Gassner, John; Quinn, Edward (tháng 5 năm 2002). The Reader's Encyclopedia of World Drama [Bách khoa toàn thư cho độc giả về kịch thế giới] (bằng tiếng Anh). Dover Publications. ISBN 0-486-42064-7.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  • Greene, David H; Stephens, Edward M (1959). J.M. Synge 1871–1909 (bằng tiếng Anh). New York: The MacMillan Company.
  • Greene, David (1994). “J.M. Synge: A Reappraisal” [J.M. Synge: Tái thẩm định]. Critical Essays on John Millington Synge [Tiểu luận phê bình về John Millington Synge] (bằng tiếng Anh) . New York: G. K. Hall & Co. tr. 15–27.
  • Hogan, Robert; O'Neill, Michael (1967). Joseph Holloway's Abbey Theatre [Nhà hát Abbey của Joseph Holloway] (bằng tiếng Anh). Carbondale: Southern Illinois University Press.
  • Isherwood, Charles (ngày 28 tháng 10 năm 2004). “A Seductive Fellow Returns, but in a Darker Mood” [Một người quyến rũ trở lại nhưng trong tâm trạng u ám hơn]. New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2018.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  • Kiberd, Declan (1997). Inventing Ireland [Sáng chế Ireland] (bằng tiếng Anh). Harvard University Press.
  • Masefield, John (1916). John M. Synge: A Few Personal Recollections With Biographical Notes [John M. Synge: Một vài hồi ức cá nhân với ghi chú tiểu sử] (bằng tiếng Anh). Netchworth: Garden City Press Ltd.
  • Mercier, Vivian (1977). Beckett/Beckett (bằng tiếng Anh). Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-281269-6.
  • Price, Alan (1961). Synge and Anglo-Irish Drama [Synge và kịch Anglo-Ireland] (bằng tiếng Anh). London: Methuen.
  • Price, Alan (1972). “A Survey of Recent Work on J. M. Synge” [Khảo sát một số tác phẩm gần đây về J. M. Synge]. A Centenary Tribute to J. M. Synge 1871–1909 [Một trăm năm ngày sinh J. M. Synge 1871–1909] (bằng tiếng Anh) . New York: Barnes & Noble. ISBN 0-389-04567-5..
  • Smith, Alison (1996). “Introduction” [Giới thiệu]. Collected Plays, Poems, and The Aran Islands [Tuyển tập kịch, thơ và quần đảo Aran] (bằng tiếng Anh). London: Everyman.
  • Synge, John Millington (1982). Collected Works. Edited by Robin Skelton, Alan Price, and Ann Saddlemeyer ["Tuyển tập", do Robin Skelton, Alan Price, và Ann Saddlemeyer biên soạn] (bằng tiếng Anh). Gerrards Cross: Smythe. ISBN 0-86140-058-5.
  • McCormack, W. J. (2004). “Synge, (Edmund) John Millington (1871–1909)”. Oxford Dictionary of National Biography (bằng tiếng Anh) . Oxford University Press.
  • J. F. Donegan, D. Weaire, P. Florides (Eds.). “Hutchie - The Life and Works of Edward Hutchinson Synge (1890–1957)” ["Cuộc đời và tác phẩm của Edward Hutchinson Synge (1890–1957)" của Hutchie] (bằng tiếng Anh). Living Edition. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Parker, Lisa (2009), Robert Prescott Stewart (1825–1894): A Victorian Musician in Dublin (Ph.D. thesis, unpublished) [Robert Prescott Stewart (1825–1894): Nhạc sĩ thời Victoria ở Dublin (Luận án tiến sĩ, không xuất bản)] (bằng tiếng Anh), NUI Maynooth
  • “Ghost Light by Joseph O'Connor” [Ghost Light của Joseph O'Connor] (bằng tiếng Anh). Josephoconnorauthor.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.
  • “Brimming with sympathy and skill” [Tràn đầy trắc ẩn và kỹ năng] (bằng tiếng Anh). The Irish Times. ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2020.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Burke, Mary (2009). 'Tinkers': Synge and the Cultural History of the Irish Traveller ['Tinkers': Synge và lịch sử văn hoá du hành Ireland] (bằng tiếng Anh). Oxford: Oxford University Press.
  • Igoe, Vivien (1994). A Literary Guide to Dublin [Hướng dẫn văn học về Dublin] (bằng tiếng Anh). Methuen. ISBN 0-413-69120-9.
  • Johnston, Denis (1965). John Millington Synge (Columbia Essays on Modern Writing No. 12) [John Millington Synge (Các tiểu luận về cách viết hiện đại số 12 của Columbia)] (bằng tiếng Anh). New York: Columbia University Press.
  • Kiberd, Declan (1979). Synge and the Irish Language [Synge và ngôn ngữ Ireland] (bằng tiếng Anh). Rowman and Littlefield.
  • Kiely, David M. (1994). John Millington Synge: A Biography [John Millington Synge: Tiểu sử] (bằng tiếng Anh). New York: St. Martin's Press. ISBN 0-312-13526-2.
  • Kopper, Edward A. (1988). A J.M. Synge Literary Companion [Hành trang văn học của J.M. Synge] (bằng tiếng Anh). Greenwood.
  • McCormack, W. J. (2001). Fool of the Family: A Life of J. M. Synge [Kẻ ngốc của dòng họ: Cuộc đời J. M. Synge] (bằng tiếng Anh). New York University Press. ISBN 0-8147-5652-2.
  • Ryan, Philip B. (1998). The Lost Theatres of Dublin [Nhà hát bị mất của Dublin] (bằng tiếng Anh). The Badger Press. ISBN 0-9526076-1-1.
  • Synge, J. M. (1935). The Complete Plays. 1st [Tổng tập kịch, tập 1] (bằng tiếng Anh). New York: Vintage Books.
  • Synge, J. M. (1992). "The Aran Islands" edited with an introduction by Tim Robinson ["Quần đảo Aran" biên tập với lời giới thiệu của Tim Robinson] (bằng tiếng Anh). Penguin. ISBN 0-14-018432-5.
  • Watson, George (1979). Irish Identity and the Literary Revival [Nhân dạng và phục hưng văn học Ireland] (bằng tiếng Anh). London: Croom Helm.
  • “John Millington Synge”. "Irish Writers on Writing" edited by Eavan Boland ["Tác phẩm của các tác giả Ireland" do Eavan Boland biên tập] (bằng tiếng Anh). Texas: Trinity University Press. 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/John_Millington_Synge