Wiki - KEONHACAI COPA

Internet tại Việt Nam

Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Ngày 19 tháng 11 năm 1997 là ngày đầu Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu.[1][2][3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Rob Hurle, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), được xem là người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam với việc trình bày ý tưởng của mình với các sinh viên Việt Nam đã từng du học tại Úc và mang một chiếc "modem" to bằng "cục gạch" sang Việt Nam năm 1991 để thử nghiệm.[4] Sau đó, ông Rob Hurle cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT) tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại, ông cũng viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX để có thể sử dụng modem liên lạc sang Việt Nam.[5] Thí nghiệm thành công và năm 1992, IOIT Hà Nội có hộp thư điện tử riêng với "đuôi" ở tận Úc (.au) để trao đổi e-mail với ông Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi e-mail ra nước ngoài.[5] Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học Tasmania tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại Việt Nam.[5] Năm 1994, với tiền tài trợ của Chính phủ Úc, ông Rob và các đồng nghiệp tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1 chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam và modem và thực hiện việc kết nối Internet qua cổng.au. Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên nghĩ tới và được ủy quyền việc đăng ký tên miền .vn cho VN thay cho tên miền.au (Australia). Đến năm 1995, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá lớn và tiền tài trợ từ Chính phủ Úc không còn đủ chi dụng, nên bắt đầu thu tiền của người VN sử dụng Internet và thương mại hóa Internet, ông Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ.[4][5]

Như vậy, sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm 1994, Viện Công nghệ thông tin IOIT (qua công ty NetNam được họ thành lập) trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia .vn. Các dịch vụ dựa trên thư điện tử như diễn đàn, liên lạc nội bộ, thư viện điện tử... được cung cấp cho hàng ngàn khách hàng chỉ sau 1 năm giới thiệu. Các dịch vụ khác như thiết kế Web, FTP, TelNet... được NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet được chính thức cho phép hoạt động tại Việt Nam từ 1997.

Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam.

Trước đó, việc thử nghiệm Internet ở Việt Nam xảy ra ở bốn địa điểm như sau:[6]

Internet Việt Nam cũng nhận được nhiều trợ giúp từ nước ngoài để phát triển, như năm 2010, Bill Gates, giúp đỡ Việt Nam 30 triệu đôla Mỹ để phát triển Internet tại vùng thôn quê. [7]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ người dùng Internet ở Việt Nam.
NămSố người dùngPhần trăm dân số (%)Số thuê baoDung lượng (Bit/s)Domestic Bandwidth (Bit/s)
2000
2003804.5283,801.036
20064.059.39217,677.000
200922.779.887 [8]24,4753.65968.760
201026.784.035 [8]
201232.100.000 [9]35,494,2 triệu
201436.000.000 [10]
201549.700.000 [11]
201652.080.000 [11]
201753.860.000 [11]67
201854.700.000 [11]
201959.200.000 [11]60% [12]
202168.720.000 [13][14]70.3%18.308.303

Giai đoạn 2000 - 2010[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17/10/2000, Chỉ thị số 58-CT/TW được phê duyệt bởi ông Phạm Thế Duyệt, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá".[15]

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2001, lần đầu tiên ở Việt Nam, cơ quan an ninh bắt hai hacker là Phan Quang Trung và Nguyễn Đắc Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh vì hành vi đánh cắp mật khẩu và phát tán trên mạng.[16]

Ngày 14/7/2005, ký kết thông tư liên tịch 02/2005/TTLT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành [17]

Ngày 9/10/2010, Đại hội thành lập Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) diễn ra tại Hà Nội nhằm lập ra ban lãnh đạo nhiệm kỳ đầu tiên và đồng thời ra mắt Ban chấp hành của Hiệp hội chính thức số lượng thành viên là 33.[18]

Giai đoạn 2011 - đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Số người dùng tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2011 đã vượt 31 triệu người, trong đó có tới 4 triệu người dùng Internet băng rộng.[19] Số lượng người dùng Internet đông đảo được xem là nền tảng tiềm năng, tạo ra cơ hội và nhiều thách thức để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.[20]

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào tháng 3 năm 2012, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt đạt 32,1 triệu người với số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao (so sánh với 134 triệu thuê bao điện thoại, bao gồm: 15,3 triệu thuê bao cố định và 118,7 triệu thuê bao di động) [9][21]

Còn vào tháng 7 năm 2021, theo thống kê, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đạt 68.72 triệu người, với 18.308.303 thuê bao internet băng rộng, và 68.447.303 thuê bao internet băng rộng di động. Còn về thuê bao di động, có 123.041.378 thuê bao phát sinh lưu lượng, với 69.404.991 thuê bao có truy cập internet, số còn lại chỉ để nhắn tin, gọi điện. [22]

Chất lượng Internet Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo khảo sát của hãng khảo sát thị trường Internet Pando Networks (Mỹ), năm 2011 Việt Nam đạt tốc độ kết nối Internet trung bình 374 KBps (1 B bằng khoảng 8 b), nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc (2.202 KBps) và Nhật Bản (1.364 KBps) (và trước Nga, Đài Loan, Hồng Kông).[23] Còn theo báo cáo của Akamai, hãng khảo sát Internet của Mỹ, cuối năm 2011 tốc độ đường truyền Internet Việt Nam đạt khoảng 1,7 Mbps, xếp hạng 32/50 quốc gia được khảo sát và thấp hơn mức trung bình trên thế giới (2,6 Mbps).[24]

Theo NetIndex (trang web, tính toán theo kết quả đo của Speedtest.net) cho biết: cuối năm 2011 tốc độ tải xuống Internet Việt Nam ở mức 9,79 Mbps (39/180 quốc gia) và tốc độ tải lên là 5,47 Mbps (đứng thứ 22/180 quốc gia).[24]

Những trục trặc đường truyền không ổn định và sự cố đứt tuyến cáp quang đường biển (Asia America Gateway) luôn gây ảnh hưởng đến chất lượng Internet tại Việt Nam trong việc liên lạc, trao đổi thông tin với nước ngoài trên các dịch vụ web, email, video.

Trong quá khứ, Việt Nam từng bị xếp hạng tốc độ Internet gần như hạng chót so với thế giới.

Vào tháng 6 năm 2021, theo số liệu của Speedtest [27], chất lượng internet di động tại Việt Nam đạt 44.49mb/giây, tốc độ upload đạt 20.16mb/giây, xếp thứ 55 trên thế giới và thấp hơn mức trung bình. Về Internet băng rộng cố định, Việt Nam đạt tốc độ download 70,05 Mb/giây, upload đạt 65,43 Mb/giây, xếp thứ 60 thế giới.

Thói quen người dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Phương tiện thông tin phổ biển tại Việt Nam.
Khảo sát Net Index của Yahoo với 1500 người độ tuổi từ 14-54 tại các thành phố lớn.

Internet đã vượt báo giấy và radio để trở thành phương tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam theo cuộc khảo sát của Net Index vào năm 2011. Theo đó, thư điện tử (60%) và tin nhắn (73%) là hai phương tiện kết nối trực tuyến thịnh hành. Xem tin tức trên mạng, truy cập trang chủ các cổng thông tin và sử dụng công cụ tìm kiếm là ba hoạt động trực tuyến phổ biến nhất lần lượt chiếm 97%, 96% và 96% số người tham gia. Số lượng người dùng tham gia mạng xã hội tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011.

Theo cuộc khảo sát hành vi người dùng sử dụng Internet tại Việt Nam năm 2011 do Consumer Probe thực hiện dưới sự ủy nhiệm của PC Tools cho thấy người dùng ở Việt Nam còn thiếu kỹ năng và kiến thức về an toàn trực tuyến.[28] Theo khảo sát, có hơn 3/4 số người tham gia (chiếm khoảng 77%) dùng một mật khẩu truy nhập cho tất cả các tài khoản của mình trên Internet. Trong khi đó số người lên mạng ở các tiệm dịch vụ Internet, nơi không an toàn là 41%.

Mặc dù dân số chưa phải là cao so với thế giới nhưng Việt Nam lại là quốc gia có số lượng người dùng tìm kiếm về sex nhiều nhất thế giới năm 2007 đến 2010, theo thống kê từ khóa của Google.[29][30][31] Hà Nội là thành phố có nhiều người tìm sex nhất thế giới năm 2010.[31]

Việc nghiện Internet và trò chơi trực tuyến đang trở nên phổ biến ở trẻ em Việt Nam do "thiếu sân chơi", thiếu các phương tiện và cơ sở giải trí khác và "muốn thể hiện cái tôi" trên không gian ảo. Hậu quả của nó rất nặng nề và tác động trực tiếp đến bản thân người nghiện, gia đìnhxã hội.[32] Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có trung tâm cai nghiện Internet và trò chơi trực tuyến.

Theo báo cáo năm 2018 của tổ chức We are Social, trung bình mỗi người Việt sử dụng Internet 7 giờ mỗi ngày, trong đó 2,5 giờ cho mạng xã hộiFacebookYouTube là hai dịch vụ được sử dụng nhiều nhất, chiếm lần lượt 61% và 59%. Theo đó, người Việt dành phần lớn thời gian kết nối Internet để dùng mạng xã hội và xem video.[33]

ISP Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Thị phần thuê bao dịch vụ truy cập Internet của các doanh nghiệp (tính đến tháng 12/2010) [34]

Internet Việt Nam chính thức xuất hiện ngày 19/11/1997, khi đó đặt dưới sự quản lý duy nhất của một ISPVNPT.

Các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) Việt Nam:[35]

Quản lý Internet[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian đầu, Tổng công ty nhà nước VNPT quản lý máy chủ Hệ thống tên miền quốc gia (DNS) và tên miền .vn, từ năm 2000 chuyển giao qua Trung tâm Internet Việt Nam, khi Trung tâm này được nhà nước Việt Nam thành lập [36]

Internet ở Việt Nam hiện nay do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), một đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.[36]

VNNIC thành lập vào ngày 28/04/2000 có nhiệm vụ thực hiện các chức năng như sau:

  • Quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet tại Việt Nam
  • Thông tin hướng dẫn, thống kê về mạng Internet
  • Tham gia các hoạt động quốc tế về Internet.

Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia do Trung tâm Internet Việt Nam phụ trách bao gồm việc quản lý không gian tên miền cấp quốc gia .vn đồng thời nhận yêu cầu, phản hồi các truy vấn tên miền .vn.

Hệ thống bao gồm các cụm máy chủ như sau:[37]

STT.vn DNSVị tríĐịa chỉ IPCông nghệ
1A.DNS-SERVERS.VNNước ngoài194.0.1.18

2001:678:4::12

Anycast

IPv6

DNSSEC

2B.DNS-SERVERS.VNHà Nội - Việt Nam203.119.73.105

2001:dc8:1:2::105

LB

IPv6

DNSSEC

3C.DNS-SERVERS.VNTP. HCM - Việt Nam203.119.38.105

2001:dc8:c000:7::105

LB

IPv6

DNSSEC

4D.DNS-SERVERS.VNĐà Nẵng - Việt Nam203.119.44.105

2001:dc8:8000:2::105

LB

IPv6

DNSSEC

5E.DNS-SERVERS.VNHà Nội - Việt Nam203.119.60.105

2001:dc8:1000:2::105

LB

IPv6

DNSSEC

6F.DNS-SERVERS.VNTP. HCM - Việt Nam203.119.68.105

2001:dc8:d000:2::105

LB

IPv6

DNSSEC

7G.DNS-SERVERS.VNNước ngoài204.61.216.115

2001:500:14:6115:ad::1

Anycast

IPv6

DNSSEC

Kiểm duyệt[sửa | sửa mã nguồn]

Màn hình tại một quán Internet tại Thủ Đức, cảnh báo khách hàng không được truy cập những trang web "phản động" hay "đồi trụy"

Chính quyền Việt Nam kiểm duyệt việc truy cập Internet một cách rộng rãi, dùng nhiều biện pháp, cả về pháp lý lẫn kỹ thuật. Công trình nghiên cứu OpenNet Initiative của Đại học Harvard, Đại học Toronto, Đại học OxfordĐại học Cambridge đánh giá mức kiểm duyệt của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị là "sâu rộng" (pervasive),[38] trong khi tổ chức Ký giả không biên giới mấy năm liền liệt kê Việt Nam trong danh sách 10 nước "kẻ thù của Internet".[39][40] Nỗ lực của chính phủ Việt Nam để quản lý, kiểm tra, và giám sát việc sử dụng Internet còn được gọi là "bức tường lửa tre" ("bamboo firewall").[41]

Trong khi chính quyền Việt Nam cho rằng các nỗ lực kiểm duyệt Internet là để bảo vệ người dùng khỏi phải đối mặt với các nội dung tục tĩu hay "đồi trụy", phần lớn các website bị kiểm duyệt chứa các nội dung nhạy cảm về chính trị hay tôn giáo nhằm chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[42] Các báo của nhà nước cũng liên tục đả phá và lên án các trang cá nhân [43] Theo nghiên cứu của OpenNet, các website bị chặn hầu hết có nội dung về các hoạt động chống đối của người Việt hải ngoại, các tổ chức báo chí hải ngoại hay tổ chức độc lập, nhân quyền, hay các đề tài tôn giáo hoặc bất đồng chính kiến.[38][44] Năm 2010, Bộ phận an ninh mạng của tập đoàn Google cho hay đã phát hiện ra chiến dịch tấn công các trang web nhạy cảm chính trị bằng tiếng Việt và hãng bảo mật McAfee cáo giác tin tặc có thể có liên hệ với chính phủ Việt Nam.[45] Một số mạng xã hội, như Facebook, đôi khi cũng gặp vấn đề truy cập.[46][47][48] Chính quyền đã công khai phá sập một số website hay trang blog với nội dung "không phù hợp", trong khi một số website đối lập bị tin tặc tấn công.[39] Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã đưa ra nhiều trường hợp các nhà hoạt động Internet bị bắt giữ vì các hoạt động trên mạng.[49]

Tháng 6 năm 2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng nhằm xây dựng một "môi trường mạng lành mạnh" tại Việt Nam bằng cách kiểm soát các nội dung đăng online (theo Bộ Thông tin và Truyền thông). Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng luật trao cho Đảng Cộng sản nhiều quyền lực để kiểm duyệt, định hướng dư luận và trấn áp những ý kiến bất đồng trên mạng.[50]

Các văn bản pháp luật[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.[51]
  2. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.[52]
  3. Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.[53]
  4. Thông tư số 20/2023/TT-BTC ngày 13/4/2023 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí duy trì sử dụng tên miền và địa chỉ Internet, lệ phí đăng ký sử dụng tên miền quốc gia “.vn” và lệ phí đăng ký sử dụng địa chỉ Internet (IP).[54]
  5. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.[55]
  6. Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.[56]
  7. Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.[57]
  8. Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT ngày 8/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.[58]

An ninh mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Giao diện chương trình diệt virus của BKAV. Hệ thống website của công ty này bị nhiều lần tấn công vào đầu tháng 2 năm 2012.

Theo khảo sát của hãng an ninh máy tính McAfee, .vntên miền quốc gia cấp cao nhất nguy hiểm nhất trong năm 2010 vì việc đăng ký tên miền dễ dàng, giá rẻ và nguy cơ bị bắt rất thấp. Các nhà nghiên cứu của McAfee đã tìm thấy 58% tên miền.vn bị đánh giá là "nguy hiểm".[59] Điều này hết sức bất ngờ vì một năm trước đó, năm 2009, mức độ nguy hiểm của tên miền.vn chỉ có 0,9% và đứng thứ 39 trên thế giới, mà đến năm 2010 đã nhảy vọt lên 29,4%.[60]

Năm 2011 đã có đã có hàng nghìn website của Việt Nam bị tấn công và cũng ghi nhận 64,2 triệu lượt máy tính ở Việt Nam bị nhiễm độc virus máy tính, 38.961 dòng virus xuất hiện mới. Theo tin hãng bảo mật Symantec, số lượng máy chủ, hosting độc hại của Việt Nam nhiều thứ 11 trên thế giới [61]

Vào đầu tháng 2 năm 2012, một nhóm hacker tự xưng là LulzSec của Việt Nam đã tấn công hệ thống diễn đàn vào công ty an ninh mạng BKAV để trả thù việc một "hacker trong sạch" đã xâm nhập vào hệ thống BKAV trước đó nhưng chỉ lại một tập tin có nội dung là "hacked:))" trên trang con của BKAV là webscan.vn.[62][63]

Xu hướng gần đây của các nhóm hacker Việt Nam là mượn danh các nhóm hacker tên tuổi của nước ngoài như "Anonymous" và "LulzSec" để tạo thanh thế cho riêng mình. Hơn nữa, trên trang blog của nhóm "Anonymous Việt Nam" đã kêu gọi tấn công vào các trang web tại Việt Nam vì thể hiện tinh thần "chính nghĩa" của mình.

Luật An ninh mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, bộ luật An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua, với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành.[64]

Tin học hóa xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục và Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Giao diện chương trình hỗ trợ dạy học trực tuyến Moddle

Theo chỉ thị số 58-CT/TW ban hành ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã nêu: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo".[65]

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề ra các điều khoản triển khai chương trình đào tạo trực tuyến (E-Learning) trên Internet ở quy mô trường học như là một phần của công tác triển khai công nghệ thông tin năm học 2008-2009.[66]

Tại Việt Nam hiện nay, Internet đang ngày càng đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc áp dụng Internet vào lĩnh vực này đã thúc đẩy một bước tiến lớn mạnh mẽ mang tri thức phổ cập đến công dân trong xã hội. Theo khảo sát, Việt Nam đã có gần 9.000 trường học ở các bậc học khác nhau trên cả nước được VNPT hỗ trợ kết nối Internet nếu tính đến thời điểm năm 2009.[67]

Chính phủ điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam từ lâu đã mong tiến dần đến chính phủ điện tử và nối mạng liên kết các hoạt động hành chính nhà nước. Tuy nhiên, sau sự thất bại của Đề án 112 (Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước) năm 2006, tiến trình này đã chậm lại.

Cho đền cuối năm 2018 mới bắt đầu khởi động lại với việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số) và triển khai "khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0",[68] "Trục liên thông văn bản quốc gia" kết nối 95 cơ quan Trung ương và địa phương, nhằm tạo chính phủ phi giấy tờ,[69] và thu thập, sử dụng 'Dữ liệu Lớn' hay Big Data.

Văn hóa Internet[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, văn hóa người dùng Internet đang gặp nhiều thách thức khi các vấn đề spam, quảng cáo và nói tục, tung tin đồn nhảm trên các diễn đàn, blogmạng xã hội kèm theo việc a dua, "ném đá hội đồng" vẫn đang là vấn đề lớn với xã hội cũng như các nhà quản lý. Tránh các vấn đề xã hội, chính trị bị kiểm duyệt gắt nên các trang web thường "câu khách truy cập" bằng cách tạo tin đồn, tung tin scandal, đôi khi bôi nhọ hay tin đồn nhảm nặc danh về những người của công chúng để thu hút người ham vui hay tò mò, "người ta có thể thoải mái tung tin, bởi chẳng cần phải "có lửa thì mới có khói" mà người ta làm luôn cả việc "đốt lửa cho có khói" để tung hỏa mù"" và "chính những chuyện đồn thổi vỉa hè hay những pha lộ hàng, tung ảnh nóng đang dẫn showbiz Việt đi vào quỹ đạo "lá cải" một cách ngoạn mục" và không quan tâm đến thiệt hại cho người khác.[70] Ngoài ra còn tìm kiếm sex, khiêu dâm và tung ảnh nóng, phim đen (nhất là quay và phát tán phim cá nhân làm hại nạn nhân, như trường hợp phim đen cá nhân của Yến VyHoàng Thùy Linh) và vi phạm bản quyền khi lưu chuyền qua mạng những tài sản sở hữu trí tuệ trái phép.

Việc "ném đá hội đồng" được nhận định là sự phản đối một cách gay gắt về một quan điểm của một cá nhân, tập thể nào đó mà trái ngược với góc nhìn nhận của đa số lớn hơn trên Internet thông qua hình thức đăng tải bình luận. Hình thức này có thể bị đẩy lên cao trào khi có sự trợ giúp của các thành viên hoặc người dùng quá khích, khi dùng những lời lẽ "cay độc" để chỉ trích thậm tệ các cá nhân, tập thể khác có ý kiến khác với mình hoặc về một quan điểm, cách thức giải quyết hoạt động của vấn đề nào đó, và có thể kích thích, kêu gọi đám đông hưởng ứng và tạo thành phong trào a dua, hùa theo. Một ví dụ cụ thể đó là sự việc anh chàng có nickname "Kẹo Mút Chơi Bời" đã đăng tải một đoạn thông tin trên trang Facebook của mình về vụ việc gây tai nạn chết người. Ngay sau đó, "Kẹo Mút Chơi Bời" đã bị cộng đồng "ném đá", thậm chí nhiều người hăm dọa tính mạng.[71]

Các câu nói về sự ra đời của Internet tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1999, trong chuyến gặp gỡ em trai tổng thống Mỹ G.Bush là Thống đốc Bang Florida Jeb Bush, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Hảo đã có câu nói ấn tượng "Cờ Việt Nam hiện lên trong phòng Thống đốc bang Florida, Mỹ" với tâm trạng "hân hoan và tràn đầy tự hào".[6]

Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực: "Báo điện tử ra đời làm tôi vững tin vào việc mở cửa Internet hơn".[6]

"Đối với người dân Việt Nam thì Internet không phải là mạng toàn cầu (world wide web) mà là chờ đợi toàn cầu (world wide wait)" được nói bởi ông Jordan Ryans để chỉ đến sự chậm chạp về chất lượng và dịch vụ Internet Việt Nam vào năm 2003.[72]

Các nhân vật có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển Internet tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 28/11/2007, báo Bưu điện Việt Nam (nay là báo Vietnamnet) cùng Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam bình chọn, công bố 10 nhân vật có ảnh hướng lớn và sâu sắc đến sự phát triển Internet ở Việt Nam như sau:[73]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Rút ngắn khoảng cách sử dụng internet giữa nông thôn và thành thị”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ “10 năm Internet Việt Nam: Những bước tiến dài ấn tượng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2018. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ “25 năm phát triển Internet Việt Nam - VnExpress Số hóa”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ a b “Vị giáo sư Úc và thuở hoang sơ của Internet Việt Nam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ a b c d “Người "mang" Internet vào Việt Nam”. Công An Nhân dân Online. 13 tháng 1 năm 2007.
  6. ^ a b c “Nhân chứng lịch sử Internet và những dấu ấn khó quên”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “Bill Gates giúp phát triển internet ở VN”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ a b “Sách trắng CNTT Việt Nam 2010. Trang 34”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ a b “Số người sử dụng Internet đạt trên 32 triệu người”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2012.
  10. ^ “Social, Digital & Mobile in APAC in 2014 / We Are Social” (bằng tiếng Anh). We are Social. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2014. Truy cập 16 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ a b c d e Number of internet users in Vietnam from 2015 to 2022 (in millions), Stalista.
  12. ^ “Dân số Việt Nam mới nhất (2022) - cập nhật hằng ngày”. DanSo.Org. 21 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “Thống kê Internet Việt Nam 2021”. vnetwork.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ “Không ai có thể xuyên tạc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam”. hcmcpv.org.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ “Văn bản chỉ đạo điều hành: 58-CT/TW”. 17 tháng 10 năm 2000.
  16. ^ “10 năm Internet, những mốc thời gian”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  17. ^ “Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành”. thuvienphapluat.vn. 14 tháng 7 năm 2005.
  18. ^ “Hiệp hội Internet Việt Nam được thành lập”. PC World VN. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2012. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  19. ^ “Số người dùng Internet ở Việt Nam vượt 31 triệu người”. VOA. 29 tháng 7 năm 2011.
  20. ^ “Thương mại điện tử ở Việt Nam: đã gần hay còn xa?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  21. ^ “Số người sử dụng Internet của Việt Nam đang giảm”. PCWorld Vietnam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2012.
  22. ^ “Dữ liệu thống kê”.
  23. ^ “Tốc độ Internet tại Việt Nam nhanh nhất khu vực”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  24. ^ a b “Tốc độ Internet Việt Nam: 374 Kbps, 1,7 Mbps hay 9,79 Mbps?”. quantrimang.com. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  25. ^ “Internet tại VN chập chờn vì đứt cáp quang biển”. VnExpress. 9 tháng 3 năm 2011.
  26. ^ “Đứt cáp quang biển Liên Á, thuê bao EVN chịu ảnh hưởng”. VnExpress. 29 tháng 9 năm 2011.
  27. ^ Lưu Quý. “Việt Nam tăng 10 bậc về tốc độ Internet di động”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  28. ^ “Người dùng Internet Việt Nam thiếu kỹ năng an toàn trực tuyến”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  29. ^ “10 nước tìm 'sex' trên Google nhiều nhất thế giới”. VnExpress.
  30. ^ “Năm 2008 Việt Nam vẫn tìm sex nhiều nhất trên Google”. VnExpress.
  31. ^ a b “Google Xu hướng”. Google Trends. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  32. ^ “Nghiện Internet-game online: Việt Nam dễ nghiện hơn”. 27 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2011.
  33. ^ Người Việt lướt web 2 tiếng mỗi ngày trên máy tính, VnExpress, 22/3/2019
  34. ^ “Sách trắng CNTT-TT năm 2011, trang 50”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012.
  35. ^ Số liệu thống kê một số doanh nghiệp Viễn thông Internet hàng đầu[liên kết hỏng]
  36. ^ a b “Giới thiệu về VNNIC”. Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC). 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  37. ^ “Danh mục máy chủ hệ thống máy chủ tên miền quốc gia”. Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC). 11 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  38. ^ a b OpenNet Initiative (ngày 9 tháng 5 năm 2007). “Country Profile: Vietnam”. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  39. ^ a b Reporters Without Borders. “Internet Enemies: Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  40. ^ “RSF: Việt Nam 'vẫn thù địch với Internet'. BBC Việt ngữ. ngày 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.
  41. ^ “JCIL | Vietnam's Antitrust Legislation and Subscription to E-ASEAN: An End to the Bamboo Firewall Over Internet Regulation”. www.jcil.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  42. ^ “OpenNet Initiative Vietnam Report: University Research Team Finds an Increase in Internet Censorship in Vietnam”. Berkman Center for Internet & Society at Harvard University. ngày 5 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  43. ^ “Báo Quân đội gọi báo lề trái là 'rác rưởi'. BBC. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011.
  44. ^ “Việt Nam vẫn là "kẻ thù của Internet". RFA. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
  45. ^ “Google cáo giác về 'tin tặc chính trị' VN”. BBC. 31 tháng 3 năm 2010. Truy cập 12 tháng 3 năm 2012.
  46. ^ OpenNet Initiative. “Social Media Filtering Map”. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  47. ^ “Các ISP Việt Nam đồng loạt chặn Facebook?”. BBC. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  48. ^ “Cộng đồng blogger trước việc mạng facebook bị chặn”. Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  49. ^ Amnesty International (ngày 22 tháng 10 năm 2006). “Viet Nam: Internet repression creates climate of fear”. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.[liên kết hỏng]
  50. ^ BBC Monitoring 'hỏi đáp' về Luật An ninh mạng có hiệu lực ở VN, BBC Monitoring, 15/1/2019
  51. ^ “Nghị định 72/2013/NĐ-CP quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  52. ^ “Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP sử dụng dịch vụ Internet”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  53. ^ LuatVietnam. “Nghị định 53/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật An ninh mạng”. LuatVietnam. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2022.
  54. ^ “Thông tư 20/2023/TT-BTC quản lý và sử dụng phí duy trì sử dụng tên miền và địa chỉ Internet mới nhất”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2023.
  55. ^ “Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông tần số vô tuyến điện”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  56. ^ “Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính bưu chính”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2022.
  57. ^ “Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  58. ^ “Thông tư 21/2021/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 24/2015/TT-BTTTT tài nguyên Internet”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  59. ^ “McAfee, Inc. Reveals the Riskiest Web Domains to Surf and Search”. McAfee. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  60. ^ “Có thật tên miền.vn nguy hiểm nhất thế giới?”. 10 tháng 11 năm 2010.
  61. ^ “Tin nổi bật ngày 30/3: Mp3.zing.vn, bongdaso.com chứa nội dung độc hại”. PC World VN Tạp chí Công nghệ thông tin - Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  62. ^ “Công ty an ninh mạng Bkav lại bị tin tặc tấn công”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  63. ^ “Đã bắt được thủ phạm tấn công website của Bkav”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  64. ^ “Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với hơn 86% đại biểu tán thành”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  65. ^ “E-Learning đối với học sinh phổ thông Việt Nam”. 9 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2012.
  66. ^ “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008 – 2009”. Bộ Giáo dục & Đào tạo. 20 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015.
  67. ^ “Internet hóa giáo dục tại Việt Nam: đích đến không còn xa”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  68. ^ Viết Tuân. “Thủ tướng yêu cầu 'kỷ luật sắt' trong xây dựng Chính phủ điện tử”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  69. ^ Viết Tuân. “Trục liên thông văn bản quốc gia 'giúp tiết kiệm 1.200 tỷ đồng mỗi năm'. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  70. ^ Chu Ngũ Nương (16 tháng 3 năm 2012). “Phương Linh lộ clip sex hay trò 'xỏ mũi' công chúng?”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  71. ^ Châu An. “Cư dân mạng nổi giận vì kẻ lên Facebook khoe gây tai nạn”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.
  72. ^ “Internet Việt Nam không còn "chờ đợi toàn cầu". Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2015. Truy cập 26 tháng 7 năm 2018.
  73. ^ cand.com.vn. “10 nhân vật ảnh hưởng nhất Internet Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam