Wiki - KEONHACAI COPA

Intef I

Sehertawy Intef I là một lãnh chúa địa phương ở Thebes trong giai đoạn đầu Thời kỳ chuyển tiếp thứ Nhất và là vị vua đầu tiên của vương triều thứ 11 sử dụng một tên Horus. Intef đã trị vì từ 4 tới 16 năm vào khoảng năm 2120 TCN hoặc khoảng năm 2070 TCN[1], trong khoảng thời gian này ông có thể đã tiến hành chiến tranh với người hàng xóm phía Bắc của mình, vị nomarch Tjauti của Coptos. Intef đã được chôn cất trong một ngôi mộ saff tại El-Tarif, được biết đến ngày nay như là Saff el-Dawaba.[3]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Intef được biết đến chắc chắn nhờ vào một công trình kỷ niệm duy nhất gần như cùng thời: hai khối đá được chạm khắc đến từ ngôi đền Montu tại Tod mà đã được xây dựng dưới triều đại của Mentuhotep II. Những khối đá này miêu tả Mentuhotep II đối mặt với tên của ba vị tổ tiên của ông ta mà được xác định nhờ vào tên riêng (nomen) và tên Horus của họ. Họ là Intef (I) Sehertawy, Intef (II) WahankhIntef (III) Nakht-neb-tep-nefer (mặc dù trong trường hợp này chỉ có tên Horus Sehertawy và Wahankh là được bảo tồn).[4] Bức phù điêu này chứng minh sự kế vị của các vị vua thuộc vương triều thứ 11.

Không có công trình kỷ niệm cùng thời nào mà có thể được quy cho Intef I một cách chắc chắn.[5] Một ngoại lệ có thể đó là một dòng chữ khắc ngắn được phát hiện ở sa mạc phía Tây: "đội quân tấn công của con trai thần Re, Intef". Trong lần công bố đầu tiên của dòng chữ khắc trên, vị vua Intef này được đồng nhất với Intef I, mặc dù vậy Intef II cũng đã được đề xuất như là một khả năng.[3] Dòng chữ khắc này nằm gần một dòng chữ khắc được vị normach cùng thời của Coptos tên là Tjauti ra lệnh tạo nên.[6]

Intef I rất có thể còn được chứng thực trong các bản danh sách vua sau này, nhưng điều này vẫn còn chưa chắc chắn bởi vì tên của ông đã bị mất hoặc hư hỏng. Trong bản danh sách Vua Karnak, một vị vua Intef xuất hiện bên cạnh "Men...", dường như là Mentuhotep I, bởi vì một phần thuộc tên Horus của vị vua này, "Vị tổ tiên", vẫn còn có thể thấy được. Một chút ít những gì còn lại trong tên Horus của Intef I phù hợp với tên Sehertawy. Tên gọi và độ dài triều đại của Intef I không được lưu giữ trong cuộn giấy cói Turin, mặc dù nhờ vào một sự phân tích đối với khoảng cách có sẵn, có khả năng rằng Intef I đã được đề cập tới ở nơi mà ngày nay là một lỗ hổng mà đã ảnh hưởng tới mục 5.13. Độ dài triều đại của các vị vua khác thuộc vương triều thứ 11 được lưu giữ lại trong cuộn giấy cói Turin và tổng cộng lên tới 127 năm. Hơn nữa, bản tóm tắt của các triều đại thuộc vương triều này còn được lưu giữ trong cuộn giấy cói Turin và được ghi lại là 143 năm. Căn cứ vào những mảnh vụn sau này, hai triều đại bị mất của Mentuhotep I và Intef I đã được tính toán để cộng thành 16 năm, điều này ngụ ý thêm rằng triều đại của Intef đã kéo dài không quá 16 năm. Do vậy, độ dài triều đại của Intef thường được ghi lại là trong khoảng từ 4 tới 16 năm.[3] Intef I đã được kế vị bởi người em trai Intef II của ông, vị vua này đã tiếp tục cuộc chiến tranh với những người láng giềng phía Bắc của vương quốc Thebes.

Triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Sân ngôi mộ saff của Intef I, tại Saff el-Dawaba

Sehertawy Intef I là vị vua đầu tiên thuộc vương triều thứ 11 lấy tước hiệu pharaon cùng với Tên Horus Sehertawy mà được dịch theo nhiều cách khác nhau như là "Người tạo nên hòa bình ở hai vùng đất", "Ngài là người đem đến sụ yên ổn tới hai vùng đất""Người bình định hai vùng đất".[2][3][7] Cha mẹ của Intef có thể là Mentuhotep INeferu I.[3]

Bằng việc sử dụng một tên Horus cùng với cả hai vương miện, Intef đã tuyên bố bản thân mình là vua của toàn bộ Ai Cập.[3] Tuy nhiên, quyền lực của ông đã không được các nomarch khác của Ai Cập thừa nhận, đứng đầu trong số đó là các vị vua của vương triều thứ 10 tại Herakleopolis Magna, những người cũng tuyên bố là pharaon và đồng mình hùng mạnh của họ là Ankhtifi, nomarch của Hierakonpolis, và là một thần tử trung trành của vương triều Herakleopolis.[8] Vào thời điểm lên ngôi vua của Thebes, Intef có lẽ chỉ cai trị nome Thebes, nhưng người ta phỏng đoán rằng sau khi đánh bại Ankhtifi hoặc một trong số những người kế tục ông ta, Intef đã giành được 3 nome ở phía Nam của Thebes cho tới tận Elephantine và về phía bắc là toàn bộ những lãnh thổ nằm phía nam biên giới với nome Coptos. Mặt khác, điều này có thể đã được thực hiện bởi vị tiên vương của Intef là Mentuhotep I.[3] Cả hai giả thuyết này hiện vẫn chỉ là phỏng đoán do sự thiếu thốn của các ghi chép lịch sử về thời kỳ này.

Intef I đã nhanh chóng bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh với những người hàng xóm phía bắc của mình. Một bức tranh tường mà được phát hiện bởi dự án Nghiên cứu các con đường sa mạc của Thebes tại Gebel Tjauti nằm ở phía tây bắc Thebes đã thuật lại sự hiện diện ở tại đó của "đội quân tấn công của con trai thần Ra, Intef".[3][9] Người ta đã thừa nhận rằng dòng chữ này nhắc đến Intef I và binh sĩ của ông đang chiến đấu với vị normach của Coptos là Tjauti. Một bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này đó là một tấm bia đá bị mài mòn ở ngay gần đó được dựng bởi Tjauti, nó thuật lại việc xây dựng một con đường để cho phép người dân của ông ta vượt qua sa mạc "mà vị vua của nome khác đã chặn [khi ông ta tới để] chiến đấu với nome của ta...".[3] Mặc dù không có tên gọi rõ ràng nào, Darell Baker và các nhà Ai Cập học khác cho rằng vị vua này có thể là Intef I hoặc vị vua kế vị của ông là Intef II.[3] Trong bất cứ trường hợp nào, thất bại sảy đến sau đó của Tjauti cuối cùng đã đặt Koptos, Dendera và 3 nome của Hierakonpolis xuống dưới sự kiểm soát của phe Thebes, mở rộng vương quốc Thebes thêm 250 km về phía bắc cùng với một biên giới gần Abydos.[3]

Lăng mộ[sửa | sửa mã nguồn]

Phức hợp tang lễ của Intef đã được đào trong một sườn đồi ở El-Tarif nằm trên bờ đối diện của sông Nile tại Thebes và được biết đến ngày nay như là Saff el-Dawaba. Địa điểm El-Tarif gồm có ba di tích lăng mộ hoàng gia, chúng được biết đến như là các ngôi mộ saff. Những chữ khắc được tìm thấy trong một ngôi mộ cho biết rằng nó thuộc về Wahankh Intef II, vị vua kế vị của Intef I. Ngược lại, Saff el-Dawaba không có các chữ khắc nhưng lại có chứa những mẫu đồ gốm có niên đại sớm nhất được tìm thấy ở El-Tarif và nhờ vào lý do này nó thường hay được quy cho là thuộc về Intef I.[1][10] Saff el-Dawaba gồm có một sân lõm lớn với kích thước 300 nhân 75 mét (984 ft × 246 ft), phía đằng sau của nó là một hàng cột dẫn tới nhà nguyện tang lễ được đục vào trong ngọn đồi và ở hai bên là hai căn phòng. Căn phòng chôn cất của Intef I đã được đào bên dưới nhà nguyện tang lễ.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Thomas Schneider: Ancient Egyptian Chronology - Edited by Erik Hornung, Rolf Krauss, And David a. Warburton, available online, see p. 491
  2. ^ a b c Clayton, Peter A.Chronicle of the pharaons: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt. Thames & Hudson. p72. 2006. ISBN 0-500-28628-0
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the pharaons: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, pp. 143-144
  4. ^ Labib Habachi: King Nebhepetre Menthuhotep: his monuments, place in history, deification and unusual representations in the form of gods, in Mitteilungen des deutschen Archaeologischen Instituts, Kairo 19 (1963), fig. 22)
  5. ^ Schneider, op. cit. p. 161
  6. ^ John Coleman Darnell: Theban Desert Road Survey in the Egyptian Western Desert, Volume I, Chicago 2002, ISBN 1-885923-17-1, 38-46
  7. ^ Nicholas Grimal, A History of Ancient Egypt (Oxford: Blackwell Books, 1992), p. 143
  8. ^ Grimal, p.142
  9. ^ Theban Desert Road Survey website Lưu trữ 2013-12-01 tại Wayback Machine
  10. ^ Rasha Soliman: Old and Middle Kingdom Theban Tombs, London 2009 ISBN 978-1-906137-09-0, 31-35
Tiền nhiệm
Mentuhotep I
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 11
Kế nhiệm
Intef II
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Intef_I