Wiki - KEONHACAI COPA

Hydro iodide

Hydro iodide
Tên hệ thốngHydrogen iodide[1] (substitutive)
Iodidohydrogen[1] (additive)
Tên khácIodane[1]
Nhận dạng
Số CAS10034-85-2
PubChem24841
Số EINECS233-109-9
KEGGC05590
MeSHhydroiodic+acid
ChEBI43451
ChEMBL1233550
Số RTECSMW3760000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Tham chiếu Gmelin814
UNII694C0EFT9Q
Thuộc tính
Bề ngoàiChất khí không màu
Khối lượng riêng2.85 g cm-3 (at −47 °C)
Điểm nóng chảy −51 °C; 222 K; −60 °F
Điểm sôi −34 °C (239 K; −29 °F)
Độ hòa tan trong nước425 dm³ dm-3 (at 10 °C)
Độ axit (pKa)≈ –9 (approximate, trong nước, see leveling effect),[2]
2.8 (in acetonitrile)[3]
Độ bazơ (pKb)23.5
Chiết suất (nD)1.466
Mômen lưỡng cực0.38 D
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
26.40-26.60 kJ mol-1
Entropy mol tiêu chuẩn So298206.59 J K-1 mol-1
Nhiệt dung228.3 mJ K-1 g-1
Các nguy hiểm
MSDShydrogen iodide
hydroiodic acid
Phân loại của EUĂn mòn C
Chỉ mục EU053-002-00-9
NFPA 704

0
3
0
COR
Chỉ dẫn RR35
Chỉ dẫn S(S1/2), S9 , S26, S36/37/39, S45
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanHydrogen astatide

Hydrogen bromide
Hydrogen chloride
Hydrogen fluoride
Indium hydride
Rubidium hydride

Stibine
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Hydro iodide là một chất khí được hình thành do kết hợp của hydro và iod thuộc nhóm hydro halide. Khi hòa tan trong nước nó tạo thành acid hydroiodic, là acid mạnh có công thức là HI. Hai chất này có thể chuyển hóa cho nhau. HI dùng để tổng hợp các chất vô cơhữu cơ với vai trò là nguồn iod chính và là một chất khử.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

HI là khí không màu, phản ứng với oxy tạo ra nướciod. Trong khí ẩm, HI là dạng hơi (khói) của acid hydroiodic. HI tan nhiều trong nước, tạo ra acid hydroiodic. Một lít nước sẽ hòa tan 425 lít HI, tức là chỉ có 4 phân tử nước cho mỗi phân tử HI.

Acid hydroiodic[sửa | sửa mã nguồn]

Acid hydroiodic là dung dịch hoà tan của khí hydro iodide trong nước. Dung dịch HI bão hòa thường có nồng độ 48% - 57%. HI có tính acid mạnh, do sự phân tán của điện tích ion trên các anion. Ion iod lớn hơn nhiều so với các halide phổ biến khác vì vậy, điện tích âm được phân tán trên một không gian lớn. Ngược lại, ion chlor nhỏ hơn nhiều, có nghĩa là điện tích âm của nó là tập trung nhiều hơn, dẫn đến một sự tương tác mạnh mẽ hơn giữa proton và ion chlor. Sự tương tác H+---I yếu tạo điều kiện cho sự phân ly của proton từ anion, vì vậy, HI là acid mạnh nhất trong các acid halogenhydric.

HI(g) + H2O(l) → H3O(aq)+ + I-(aq) Ka≈ 1010

HBr(g) + H2O(l) → H3O(aq)+ + Br-(aq) Ka≈ 109

HCl(g) + H2O(l) → H3O(aq)+ + Cl-(aq) Ka≈ 108

Tính chất hóa học và các ứng dụng chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • HI bị oxy hóa trong không khí tạo ra I2:
4HI + O2 → 2H2O + 2I2
HI + I2 → HI3

HI3 có màu nâu sậm, do vậy, sản phẩm này của HI thường có màu nâu sậm.

  • Giống như HBrHCl, HI cũng cho phản ứng cộng với anken
HI + H2C=CH2 → H3CCH2I

HI là acid mạnh. Do đó nó có tính chất của acid mạnh. Tính acid của HI tương tự như HBr. Muối iodide là muối của acid HI. Đa số muối iodide dễ tan trong nước trừ một số không tan và có màu đặc trưng. Vd: AgI có màu vàng đậm, PbI2 có màu vàng. Khi cho dung dịch muối iodide tác dụng với chlor, brom thì ion iodide bị oxy hóa theo phương trình sau:

2NaI + Cl2 -> 2NaCl + I2

2NaI + Br2 -> 2NaBr + I2

Do muối của bạc với iod nói riêng và các halogen [trừ Fluor] khác nói chung đều không tan và có màu đặc trưng nên các muối tan của bạc được dùng để nhận biết các hợp chất của halogen: AgCl màu trắng, AgBr màu vàng nhạt, AgI màu vàng.

HI được sử dụng trong hóa hữu cơ để biển đổi alcohol bậc 1 thành Dẫn xuất halogen. Phản ứng này là phản ứng thế SN2, trong đó các ion iođua thay thế nhóm hydroxyl "linh động" (nước). HI phản ứng tốt hơn hydro halide khác bởi vì các ion iod là một tác nhân nucleophin mạnh hơn nhiều hơn brom hoặc chlor, do đó, phản ứng có thể xảy ra mạnh mà không cần nhiệt độ cao. Phản ứng này cũng xảy ra đối với rượu bậc 2 và bậc 3, nhưng là phản ứng thế SN1.

HI (hoặc HBr) cũng có thể được sử dụng để tách ete thành ankyl iodtua và tượu, tương tự như phản ứng thế của rượu. Phản ứng tách này rất quan trọng bởi vì nó có thể chuyển đổi một ete trơ và bền về mặt hóa học thành chất linh động. Ví dụ đietyl ete được tách thành etanol và etyl iodide.

Phản ứng cộng HI cũng theo Quy tắc Markovnikov và không theo Quy tắc Markovnikov như HCl và HBr.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “hydrogen iodide (CHEBI:43451)”. Chemical Entities of Biological Interest (ChEBI). UK: European Bioinformatics Institute. IUPAC Names.
  2. ^ Perrin, D.D., Ionisation Constants of Inorganic Acids and Bases in Aqueous Solution; 2nd Ed., Pergamon Pres: Oxford, 1982.
  3. ^ Kütt, A.; Rodima, T.; Saame, J.; Raamat, E.; Mäemets, V.; Kaljurand, I.; Koppel, I. A.; Garlyauskayte, R. Yu.; Yagupolskii, Y. L.; Yagupolskii, L. M.; Bernhardt, E.; Willner, H.; Leito, I. Equilibrium Acidities of Superacids. J. Org. Chem. 2011, 76, 391–395. DOI: 10.1021/jo101409p
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydro_iodide