Wiki - KEONHACAI COPA

Hybrid Theory

Hybrid Theory
Một bức tranh vẽ bằng giấy nến của một người lính với đôi cánh mang cờ. Tên nghệ sĩ xuất hiện ở trên trong khi tiêu đề album xuất hiện bên cạnh người lính.
Album phòng thu của Linkin Park
Phát hành24 tháng 10 năm 2000 (2000-10-24)
Thu âm1996–2000
Phòng thu
Thể loại
Thời lượng37:45
Hãng đĩaWarner Bros.
Sản xuấtDon Gilmore
Thứ tự Thứ tự album phòng thu của Linkin Park
Hybrid Theory
(2000)
Meteora
(2003)
Đĩa đơn từ Hybrid Theory
  1. "One Step Closer"
    Phát hành: 28 tháng 9 năm 2000[1]
  2. "Crawling"
    Phát hành: 1 tháng 3 năm 2001[2]
  3. "Papercut"
    Phát hành: 25 tháng 9 năm 2001[3]
  4. "In the End"
    Phát hành: 2001

Hybrid Theory là album phòng thu đầu tay của ban nhạc rock đến từ Mỹ tên là Linkin Park, phát hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2000, thông qua Warner Bros. Records. Album được thu âm tại NRG RecordingsNorth Hollywood, California và do Don Gilmore sản xuất. Lời của album có chủ đề về những vấn đề mà giọng ca chính Chester Bennington đã trải qua trong thời niên thiếu, bao gồm lạm dụng ma túy, liên tục đánh nhau và cuộc ly hôn của cha mẹ ông. Tựa đề Hybrid Theory (Thuyết Lai Tạo) lấy từ cái tên trước đó của ban nhạc cũng như từ khái niệm lý thuyết âm nhạc và kết hợp các phong cách khác nhau.

Bốn đĩa đơn được phát hành từ Hybrid Theory: "One Step Closer", "In the End", "Crawling" và "Papercut", tất cả đều đóng vai trò giúp Linkin Park trở nên nổi tiếng. "In the End" là bài hát thành công nhất trong số bốn bài. Tất cả các đĩa đơn trong album là một trong số các bài hát thành công nhất của ban nhạc cho đến nay. Mặc dù các bài "Runaway", "Points of Authority" và "My December" trong album đĩa bổ sung phiên bản đặc biệt không được phát hành dưới dạng đĩa đơn, chúng vẫn là những bản hit nhỏ trên các đài phát thanh nhạc alternative rock nhờ sự thành công của tổng thể các đĩa đơn và album.

Đĩa nhạc nói chung nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình khi phát hành. Hybrid Theory đã trở thành một thành công thương mại mạnh mẽ. Đứng ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Hoa Kỳ, nó được chứng nhận Bạch kim 12 lần bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Nó cũng lọt vào top 10 ở 15 quốc gia khác và đã tiêu thụ 27 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành album đầu tay bán chạy nhất kể từ album Appetite for Destruction của Guns N 'Roses (1987) và là album nhạc rock bán chạy nhất thế kỷ 21.[4] Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 44, album đã giành giải Màn trình diễn Hard Rock xuất sắc nhất nhờ bài "Crawling".

Năm 2002, Linkin Park phát hành album phối lại có tên Reanimation . Album bao gồm các bài hát của Hybrid Theory được phối lại và trình bày lại bởi các nghệ sĩ nu metalundeground hip hop.[5] Những người đóng góp cho album bao gồm Black Thought, Pharoahe Monch, Jonathan Davis, Stephen CarpenterAaron Lewis. Âm hưởng trong các album của Linkin Park sau này đều liên quan đến việc thử nghiệm các nhạc cụ cổ điển như dây và piano, cả hai nhạc cụ này, cùng với các yếu tố điện tử tương tự như Hybrid Theory, trở nên nổi bật trong album phòng thu thứ hai của ban nhạc, Meteora .[6]

Vào ngày 13 tháng 8 năm 2020, Warner Records [7] thông báo về việc tái phát hành Hybrid Theory nhân kỷ niệm 20 năm phát hành lần đầu.[8] Một bài hát demo chưa được phát hành trước đó, "She Couldn't", đã được phát hành cùng lúc đó.[7]

Hoàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chester Bennington Performing in Texas.
Chester Bennington được cho là mảnh ghép cuối cùng của ban nhạc

Linkin Park được thành lập vào năm 1996 với với tư cách là ban nhạc rap rock có tên Xero bao gồm: tay guitar chính Brad Delson, ca sĩ và tay guitar đệm Mike Shinoda, tay trống Rob Bourdon, tay đẩy đĩa Joe Hahn, giọng ca chính Mark Wakefield và tay bass Dave Farrell (người sau đó rời đi lưu diễn với Tasty Snax). Năm 1999, sau sự ra đi của Wakefield, giọng ca chính Chester Bennington tham gia cùng với 5 thành viên của Xero và ban nhạc được đổi tên thành Linkin Park. Ban nhạc trước đó của Bennington là Grey Daze mới tan rã, vì vậy luật sư của ông đã giới thiệu ông với Jeff Blue, phó giám đốc điều phối A&R của Zomba, người vào thời điểm đó đang tìm kiếm giọng ca chính cho Xero. Blue đã gửi cho Bennington hai đoạn băng ghi âm chưa phát hành của Xero - một đoạn với giọng hát của cựu thành viên Xero là Mark Wakefield, còn đoạn kia chỉ có các bản nhạc cụ - rồi yêu cầu ông "diễn giải các bài hát".[9] Bennington đã sáng tác và thu âm các phần hát mới đè lên phần nhạc cụ và gửi lại các băng cho Blue.[10] Trích lời Delson kể lại, "[Bennington] thực sự là mảnh ghép cuối cùng của bài toán [...] Chúng tôi không thấy tài năng của cậu ấy ở bất kỳ ai khác." [11] Sau khi Bennington gia nhập, nhóm lần đầu tiên đổi tên thành Hybrid Theory và phát hành một EP mang tên mình. Những rắc rối pháp lý với nhóm nhạc điện tử tên Hybrid đến từ xứ Wales đã dẫn đến lần đổi tên thứ hai, cuối cùng họ quyết định chọn "Linkin Park". Trong suốt năm 1999, Linkin Park đã trình diễn thường xuyên tại một câu lạc bộ ở Los Angeles, The Whisky.[12]

Sáng tác và thu âm[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc ban đầu mà sau này sẽ trở thành album Hybrid Theory thì lần đầu tiên được sản xuất bởi Linkin Park vào năm 1999 dưới dạng băng demo có 9 ca khúc. Ban nhạc đã gửi cuốn băng này đến nhiều công ty thu âm khác nhau và trình diễn 42 buổi giới thiệu khác nhau cho các đại diện của ngành công nghiệp ghi âm, bao gồm các buổi biểu diễn cho các nhà quảng bá và bầu sô từ Los Angeles, buổi giới thiệu của Mike Galaxy tại The Gig on Melrose.[10][13] Tuy nhiên, ban đầu họ bị hầu hết các hãng đĩa lớn và một số hãng thu âm độc lập từ chối.[9] Ban nhạc sau đó đã được ký hợp đồng với Warner Bros. Records vào năm 1999, phần lớn là do sự đề nghị liên tục của Jeff Blue, người đã gia nhập hãng sau khi từ chức khỏi Zomba.[11]

Bất chấp những khó khăn ban đầu trong việc tìm một nhà sản xuất sẵn sàng phụ trách album đầu tay của một ban nhạc mới ký hợp đồng, Don Gilmore cuối cùng đã đồng ý đứng đầu dự án,[10] với Andy Wallace được thuê làm người phối âm. Các buổi thu âm chủ yếu là thu âm lại các bài hát trong băng demo, và được khởi động tại NRG RecordingsNorth Hollywood, California vào đầu năm 2000 và kéo dài bốn tuần. Phần đọc rap của Shinoda trong hầu hết các bài hát đã được thay đổi đáng kể so với bản gốc, trong khi phần lớn các đoạn điệp khúc vẫn không thay đổi.[14] Do sự vắng mặt của Dave Farrell và Kyle Christener, những người đã tham gia đĩa EP năm 1999, nên ban nhạc đã thuê Scott Koziol và Ian Hornbeck làm tay bass thế tạm; Delson cũng chơi bass xuyên suốt phần lớn album. Dust Brothers đã cung cấp thêm beat cho ca khúc "With You".[15]

Bennington và Shinoda đã viết lời bài hát cho Hybrid Theory một phần dựa trên các bản demo ban đầu với Mark Wakefield.[9] Shinoda mô tả lời bài hát là sự diễn giải những cảm xúc, trải nghiệm chung và là "những cảm xúc hàng ngày bạn đều có thể nói và nghĩ về chúng".[16][17] Bennington sau đó đã mô tả trải nghiệm sáng tác với tờ Rolling Stone vào đầu năm 2002:

Rất dễ để rơi vào trạng thái tâm lý ấy — 'ôi, sao tôi khổ quá', đó là nguồn gốc cảm xúc của những bài như 'Crawling': tôi không thể chịu đựng bản thân nữa. Nhưng các bài hát ấy còn nói về việc tự nhận trách nhiệm cho bản thân. Tôi không hề đề cập đến từ 'bạn' vào bất cứ lúc nào cả. Nó chỉ nói về việc chính bản thân tôi là nguyên nhân tôi thành ra thế này. Có thứ gì đó trong tôi đang kéo tôi xuống.[9]

Biên soạn[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc của Hybrid Theory được đúc kết từ những nguồn cảm hứng đa dạng. Phong cách hát của Bennington chịu ảnh hưởng bởi các nghệ sĩ như Depeche ModeStone Temple Pilots,[9] trong khi các đoạn riff và kỹ thuật chơi của tay guitar Brad Delson được mô phỏng theo Deftones, Guns N 'Roses,[10] U2, và The Smiths. Nội dung ca từ của các bài hát chủ yếu đề cập đến những vấn đề mà Bennington gặp phải trong thời thơ ấu của mình, bao gồm lạm dụng ma túyrượu liên tục và quá mức, sự ly hôn của cha mẹ, sự cô lập,[18] thất vọng và cảm xúc sau mối quan hệ không thành.[19] Về mặt phong cách, album được mô tả là nu metal,[20][21][22][23] rap metal,[24] rap rock,[25][26][27] alternative metal,[28]alternative rock.[29][30]

Album cuối cùng đã sinh ra bốn đĩa đơn. "One Step Closer", ca khúc thứ hai và đĩa đơn đầu tiên của album, được thu âm dần dần sau khi Linkin Park gặp khó khăn với "Runaway", và nó có phần riff guitar và bộ gõ điện tử trong phần mở đầu sau đó chuyển thành một đoạn bridge với tiếng guitar nặng nề và tiếng trống dữ dội.[31] Nó cũng nổi tiếng nhờ đoạn hét kiềm chế của Bennington "Shut up when I'm talkin' to you!" sau khi bài hát đi qua 1 phút 48 giây.[32] Video âm nhạc cho "One Step Closer" được quay trong một tàu điện ngầm ở Los Angeles và trở thành một hit ngay lập tức, được chiếu liên tục trên MTV và các mạng lưới truyền hình âm nhạc khác.[10] Tay bass thế tạm Scott Koziol biểu diễn cùng ban nhạc trong video.[33]

Đĩa đơn thứ hai đến từ Hybrid Theory là "In the End", phát hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2000 - cùng ngày album được phát hành. Bài hát nổi bật với phần riff piano đặc trưng do Shinoda trình diễn. Phần đọc rap của ông cũng chiếm ưu thế trong các khổ hát của bài và sau đó được kết hợp với giọng hát của Bennington trong phần điệp khúc. Video âm nhạc cho "In the End" được quay tại nhiều điểm dừng khác nhau trong chuyến lưu diễn Ozzfest năm 2001 và được đạo diễn bởi Nathan "Karma" Cox và DJ Joe Hahn của ban nhạc, người sẽ tiếp tục đạo diễn nhiều video trong tương lai của Linkin Park (cả hai cũng đã đạo diễn video âm nhạc cho "Papercut").[34][35] Mặc dù bối cảnh của video "In the End" được quay ở sa mạc California, ban nhạc đã tự mình biểu diễn trên một sân khấu studio ở Los Angeles, với các hiệu ứng CGI nổi bật và kỹ thuật ghép hình được sử dụng để tạo ra phiên bản cuối cùng. Việc biểu diễn trên sân khấu studio cho phép Hahn và Cox đặt ống nước phía trên sân khấu và làm ướt sũng ban nhạc vào đoạn cuối video.[36] Video âm nhạc đã giành giải Video Rock xuất sắc nhất tại Lễ trao giải MTV Video Music năm 2002.[37]

Đĩa đơn thứ ba là "Crawling", nó được Bennington mô tả là "nói về cảm xúc khi tôi không thể kiểm soát được bản thân khi dùng ma túy và rượu." [38]

"Papercut" là đĩa đơn thứ tư của album, và lời bài hát của nó mô tả chứng hoang tưởng. Video âm nhạc cho "Papercut" có cảnh ban nhạc biểu diễn trong một hành lang đối diện với một căn phòng hoàn toàn tối tăm và trên những bức tường được viết nguệch ngoạc lời bài hát. Các yếu tố siêu nhiên khác nhau có trong video và các hiệu ứng đặc biệt được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng kỳ lạ, chẳng hạn như các ngón tay của Shinoda bị "duỗi ra" và sự "tan chảy" trên khuôn mặt của Bourdon.[39]

"Points of Authority", ca khúc thứ tư trong album, có video âm nhạc riêng trên đĩa Frat Party tại Pankake Festival, là đĩa DVD đầu tiên của ban nhạc. Tay trống Rob Bourdon mô tả quá trình thu âm bài hát: "Brad viết đoạn riff này, sau đó về nhà. Mike quyết định cắt nó thành nhiều phần khác nhau và sắp xếp lại chúng trên máy tính [...] Brad phải tự học phần của mình trên máy tính." Về bài hát, Delson khen ngợi kỹ năng của Shinoda, mô tả ông là "một thiên tài" và "tài năng như Trent Reznor".[9] Trong các buổi biểu diễn trực tiếp của bài hát, khi Shinoda đọc rap đoạn "Forfeit the game" lần thứ ba trong bài hát, Bennington sẽ rap đoạn này cùng với Mike.[22]

Ảnh bìa[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc Hybrid Theory là album đầu tay của Linkin Park, Mike Shinoda, người đã từng làm một nhà thiết kế đồ họa trước khi trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, đã nói rằng ban nhạc đã xem nhiều cuốn sách để tìm cảm hứng về cách thể hiện bản thân lần đầu tiên. Kết quả là một người lính có cánh do Shinoda tự vẽ. Theo Chester Bennington, ý tưởng về người lính với đôi cánh chuồn chuồn là để mô tả sự pha trộn giữa yếu tố âm nhạc cứng cáp và mềm mại bằng cách sử dụng vẻ ngoài lạnh lùng của người lính và sự mờ nhạt của đôi cánh.[40] Phong cách nghệ thuật phần lớn bị ảnh hưởng bởi graffiti stencil, như các tác phẩm đời đầu của Banksy.[41] Bìa có hình lời của các bài hát lấy từ album được sắp xếp lộn xộn phía sau nền, trong đó lời bài hát của "One Step Closer" là nổi bật nhất.[42]

Lưu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thành công của Hybrid Theory, Linkin Park đã nhận được lời mời biểu diễn tại nhiều buổi hòa nhạc và lưu diễn nhạc rock khác nhau, bao gồm Ozzfest, Family Values Tour, Most Acoustic Christmas của KROQ-FM, và chuyến lưu diễn tự tạo của ban nhạc, Projekt Revolution, đứng đầu bởi Linkin Park với sự góp mặt của các ban nhạc khác như Cypress HillAdema.[9][11] Trong thời gian này, Linkin Park đã tái hợp với tay bass ban đầu của họ, Dave "Phoenix" Farrell. Ban nhạc giữ một sổ tay trực tuyến trên trang web chính thức của họ trong suốt quá trình lưu diễn từ năm 2001 đến 2002, trong đó mỗi thành viên ban nhạc tạo một chi chú. Mặc dù các ghi chú không còn trên trang web của họ, nhưng chúng vẫn có trên các fansite.[43] Linkin Park đã trình diễn 324 chương trình trong năm 2001.

Giới phê bình đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[44]
Christgau's Consumer Guide(2-star Honorable Mention)[45]
Melodic[46]
Melody Maker[47]
NME6/10[48]
Pitchfork7.6/10[49]
Q[50]
Rolling Stone[51]
The Rolling Stone Album Guide[52]
Sputnikmusic5/5[53]

Hybrid Theory nói chung nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Mike Ross của Jam! thấy album là sự kết hợp hiệu quả giữa âm hưởng hip hopheavy metal cũng như ca ngợi Linkin Park là "một trong những ban nhạc rap metal mới xuất sắc nhất".[54] Stephanie Dickison của PopMatters nhận xét rằng họ là "một nhóm phức tạp và tài năng hơn nhiều so với các nhóm nhạc hard rock gần đây", "sẽ tiếp tục mê hoặc và thách thức những âm hưởng tiêu chuẩn của âm nhạc." [32] Tạp chí Q đã viết rằng ban nhạc đã mang đến cho "nhạc rock giận dữ... một hướng đi electronic hiệu quả." Johan Wippsson từ Melodic đã ca ngợi phần sản xuất của Don Gilmore và mô tả album là "sự công phá và tức giận nhưng luôn mang lại cảm giác du dương được kiềm chế tốt." Robert Christgau của The Village Voice đã châm biếm rằng họ là "những người đàn ông không hiểu gì về các thiếu niên giận dữ", và cho album 2 sao đánh giá, ngoài ra coi 2 bài hát "Papercut" và "Points of Authority" là điểm nổi bật an ủi.[45]

Cây viết William Ruhlmann của AllMusic đã chỉ trích Hybrid Theory nhiều hơn và viết rằng âm nhạc của Linkin Park "nghe như một kẻ đến sau của một thể loại âm nhạc đã được sử dụng quá nhiều", nói riêng bài "One Step Closer" là "một nỗ lực điển hình". Noel Gardner của NME nhận xét rằng đây là một album "khá" cần được biên tập lại. Matt Diehl của Rolling Stone cảm thấy rằng album "có vài điểm hay" và ban nhạc "biết rõ phần hook của mình", nhưng hạ thấp "lời bài hát lỗi thời và giận dữ" của Bennington và Shinoda. Tyler Fisher của Sputnikmusic viết rằng " Hybrid Theory là một album đại chúng tiêu biểu vào đầu thế kỷ này, và vì những lý do chính đáng", mặc dù thỉnh thoảng có sự xuất hiện của những đoạn guitar riff "nhạt nhẽo và không nguyên bản". Trong một bài viết cho Tạp chí Stylus, Ian Cohen nhận xét rằng mặc dù album "gần như hoàn toàn bị lãng quên" ngoại trừ các đĩa đơn của nó, tuy nhiên nó vẫn "mới mẻ một cách kỳ lạ đối với đài phát thanh rock đại chúng, đặc biệt là khi đặt cạnh các đồng nghiệp post-grunge xấu xí và chủ nghĩa hồi sinh trung kiên Strokes / White Stripes ".[55]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 44 năm 2002, Linkin Park đã giành giải Màn trình diễn Hard Rock xuất sắc nhất cho ca khúc "Crawling" của họ. Các đề cử bổ sung cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhấtAlbum nhạc rock xuất sắc nhất đã thua Alicia KeysAll That You Can’t leave Behind của U2.[56] Hybrid Theory đã góp mặt trong một số danh sách "phải có" được tổng hợp bởi nhiều ấn phẩm âm nhạc, trang mạng và các phương tiện truyền thông khác. Năm 2012, Rock Sound vinh danh Hybrid Theory là album cổ điển hiện đại hay nhất trong 15 năm qua. Năm 2013, Loudwire xếp nó ở vị trí thứ 10 trong danh sách Album đầu tay Hard Rock xuất sắc nhất.[57] Dưới đây là một danh sách những giải thưởng nổi bật có sự góp mặt của Hybrid Theory:[58]

Ấn phẩmQuốc giaGiải thưởngNămHạng
The Village VoiceHoa KỳPazz & Jop [59]2001159
Classic RockVương quốc Anh100 album nhạc rock hay nhất mọi thời đại [60]200572
Hiệp hội các nhà buôn bán bản ghi âm quốc gia (NARM) / Đại sảnh danh vọng nhạc rock and RollHoa KỳThe Definitive 200 [61]200784
1001 album bạn phải nghe trước khi chếtHoa Kỳ1001 album bạn phải nghe trước khi chết [62]2006*
Record CollectorVương quốc AnhTốt nhất năm 2001 [63]2001*
Rock SoundPhápLes 150 Album De La Génération (150 Album hàng đầu của thế hệ) [64]200658
Rock SoundHoa Kỳ101 Album Cổ điển Hiện đại trong 15 năm qua [65]20121
Rock HardĐức500 Album Rock & Metal hay nhất mọi thời đại [66]2005421
Kerrang!Vương quốc Anh50 Album Rock hay nhất thập niên 2000 [67]20148

* biểu thị một danh sách không có xếp hạng

Doanh số thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Hybrid Theory ra mắt ở vị trí thứ 16 trên Billboard 200 của Mỹ, tiêu thụ 50.000 bản trong tuần đầu tiên.[68] Nó đã được chứng nhận vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) 5 tuần sau khi phát hành.[10] Năm 2001, album đã tiêu thụ 4,8 triệu bản tại Hoa Kỳ, trở thành album bán chạy nhất trong năm,[69][70] và được ước tính rằng album tiếp tục tiêu thụ 100.000 bản mỗi tuần vào đầu năm 2002.[9] Trong suốt những năm sau đó, album tiếp tục bán được với tốc độ nhanh chóng và cuối cùng đã được chứng nhận Kim cương bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ vào năm 2005 cho lô hàng mười triệu bản tại Hoa Kỳ; vào năm 2017, nó đã được trao một cấp độ bạch kim khác để có được tổng số 11 × Bạch kim. Đến nay, album đã tiêu thụ 27 triệu bản trên toàn thế giới,[71] trở thành album đầu tay bán chạy nhất thế kỷ 21.[72] Tính đến tháng 7 năm 2017, album đã bán được 10.500.000 bản tại Mỹ.[73]

Sau cái chết của Bennington vào ngày 20 tháng 7 năm 2017, album đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng âm nhạc iTunes và Amazon.[74] Nó cũng trở lại vị trí thứ 27 trên Billboard 200, cùng với ba album phòng thu khác của họ, tái xuất hiện trong top 10 ở vị trí thứ 8 vào tuần sau. Tại Anh, nó đạt vị trí thứ 4 vào năm 2001 và tái lập vị trí cao nhất vào tháng 7 năm 2017, cùng tuần nó lại lọt vào top 10 ở Mỹ. Album cũng xếp hạng ở 11 quốc gia khác với vị trí khá cao và nằm trong top 10 trong bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, Thụy Điển, New Zealand, Áo, Phần Lan và Thụy Sĩ.[75]

Hybrid Theory là album bán chạy thứ 11 trên Billboard 200 trong suốt thập kỷ, album đã lọt vào top 10 vào tuần thứ 38 trên bảng xếp hạng và ở trong top 10 suốt 34 tuần. Album đã có gần 170 tuần trên bảng xếp hạng tính đến năm 2017, bằng cách trở lại vị trí thứ 167 vào tháng 2 năm 2011 và mỗi khi một album phòng thu mới được phát hành.

Sau đó vào năm 2002, Linkin Park phát hành album phối lại Reanimation. Nó bao gồm các bài hát của Hybrid Theory được phối lại cũng như trình bày lại bởi các nghệ sĩ nu metalunderground hip hop.[5] Những nghệ sĩ đóng góp cho album bao gồm Black Thought, Pharoahe Monch, Jonathan Davis, Stephen CarpenterAaron Lewis. Âm hưởng của các album Linkin Park sau này sẽ liên quan đến việc thử nghiệm với các nhạc cụ cổ điển như dây và piano, cả hai nhạc cụ này, cùng với các yếu tố điện tử tương tự từ Hybrid Theory, đều được đưa vào album phòng thu thứ hai Meteora của nhóm.[6] Như Shinoda giải thích sự khác biệt về âm hưởng giữa Hybrid TheoryMeteora : "Yếu tố điện tử đó luôn ở đó trong ban nhạc - chỉ là đôi khi chúng tôi đưa nó ra phía trước nhiều hơn." [76]

Đĩa đơn[sửa | sửa mã nguồn]

Hybrid Theory được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 10 năm 2000 sau khi phát sóng radio "One Step Closer". Bốn đĩa đơn trong album đã được phát hành trong suốt năm 2001 (mặc dù "Points of Authority" được phát hành dưới dạng đĩa đơn quảng cáo), ba trong số đó là những thành công trên bảng xếp hạng Billboard Modern Rock Tracks của Hoa Kỳ.[77] Đĩa đơn "In the End" là đĩa đơn có thứ hạng cao nhất trong album, đứng ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Modern Rock Tracks và xuất hiện trên các bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Thành công của "In the End" một phần đóng góp cho sự thành công trên bảng xếp hạng của Hybrid Theory; nó đã đạt vị trí thứ 2 trong Billboard 200 vào đầu năm 2002 phía sau bài Weathered của CreedJ to tha L – O !: The Remixes của Jennifer Lopez.

Phiên bản kỷ niệm 20 năm[sửa | sửa mã nguồn]

Hybrid Theory 20th Anniversary Edition
Album tổng hợp của Linkin Park
Phát hành9 tháng 10 năm 2020 (2020-10-09)
Thu âm1996–2002
Phòng thu
Thể loại
Hãng đĩaWarner Bros.
Sản xuấtDon Gilmore
Thứ tự Thứ tự album ngoài phòng thu của Linkin Park
One More Light Live
(2017)
Hybrid Theory 20th Anniversary Edition
(2020)
Đĩa đơn từ Hybrid Theory 20th Anniversary Edition
  1. "She Couldn't"
    Phát hành: 13 tháng 8 năm 2020 (2020-08-13)
  2. "In The End (Demo)"
    Phát hành: 1 tháng 10 năm 2020 (2020-10-01)
Nội dung của phiên bản super deluxe

Để chuẩn bị cho việc kỷ niệm 20 năm phát hành album, ban nhạc đã nhờ người hâm mộ gửi hình ảnh và video liên quan đến Hybrid Theory để kỷ niệm 20 năm. Ban nhạc tiếp nhận đến ngày 16 tháng 3 năm 2020.[78] Vào ngày 7 tháng 8, trang web chính thức của ban nhạc đã được thiết kế lại tạm thời cho giống giao diện máy tính vào đầu thập niên 2000, để lại những manh mối và câu đố ẩn trong trang web gợi ý về việc tái phát hành album, bao gồm email, hình ảnh và mật mã.[79][80] Trang web được cập nhật thường xuyên cho đến khi có thông báo việc tái phát hành kỷ niệm 20 năm vào ngày 13 tháng 8; và một bài hát chưa được phát hành trước đó, "She Couldn't" đã được phát hành vào cùng ngày.[81]

Quá trình đặt hàng trước cho album đã được khởi động cùng lúc với thông báo về nội dung phát hành được đưa ra. Nó chứa nhiều nội dung khác nhau từ kỷ nguyên Hybrid Theory, bao gồm album gốc, album phối lại của ban nhạc Reanimation, đĩa Hybrid Theory EP và nhiều bài b-side, demo, bản nhạc trực tiếp cũng như bản phối lại. Hầu hết các bài hát đã được phát hành trước đây bằng đĩa đơn, bằng đĩa mở rộng (EP) và thông qua câu lạc bộ người hâm mộ Linkin Park Underground, trong khi các bài hát còn lại thì được phát hành lần đầu tiên trong tập hợp này.[82] Nhiều phiên bản khác nhau đã được cung cấp, bao gồm CD và đĩa than. Nó được phát hành vào ngày 9 tháng 10 năm 2020.

Ngoài âm nhạc ra, phiên bản super deluxe còn bao gồm nội dung bổ sung bao gồm ba DVD, ảnh in và một cuốn sách 80 trang bao gồm những bức tranh chưa từng thấy trước đây.[83] Một trong ba DVD trước đó đã được phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, trong thời gian quảng bá cho Hybrid Theory, ghi lại khoảng thời gian lưu diễn của ban nhạc, có tựa đề Frat Party at the Pankake Festival . Hai DVD khác lần đầu tiên được phát hành độc quyền trên phiên bản super deluxe.

Một bản sao kỹ thuật số của tập hợp này cũng được phát hành, chỉ bao gồm phần âm nhạc, chứa tổng cộng 80 bài hát.

Danh sách bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Bản phát hành ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Papercut"Linkin Park3:04
2."One Step Closer"Linkin Park2:35
3."With You"3:23
4."Points of Authority"Linkin Park3:20
5."Crawling"Linkin Park3:29
6."Runaway"
  • Linkin Park
  • Mark Wakefield
3:03
7."By Myself"Linkin Park3:09
8."In the End"Linkin Park3:36
9."A Place for My Head"
3:04
10."Forgotten"
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
3:14
11."Cure for the Itch"Linkin Park2:37
12."Pushing Me Away"Linkin Park3:11
Tổng thời lượng:37:45
Bài hát bổ sung phiên bản Nhật Bản
STTNhan đềSáng tácThời lượng
13."My December"Mike Shinoda4:20
14."High Voltage"Linkin Park3:45
15."One Step Closer" (video)Linkin Park2:55
Bài hát bổ sung phiên bản đặc biệt[84][85][86]
STTNhan đềSáng tácThời lượng
13."My December"Shinoda4:22
14."High Voltage"Linkin Park3:47
15."Papercut" (Thu âm trực tiếp tại BBC1)Linkin Park3:09
bài hát bổ sung phiên bản deluxe 2013 iTunes Store
STTNhan đềSáng tácThời lượng
13."High Voltage" (Live)Linkin Park3:38
14."My December"Shinoda4:19
15."Points of Authority" (Crystal Method Remix)Linkin Park4:56
16."Papercut" (Trực tiếp tại Milton Keynes)Linkin Park3:50
Đĩa bổ sung phiên bản đặc biệt
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Papercut" (Trực tiếp tại Docklands Arena, London)Linkin Park3:13
2."Points of Authority" (Trực tiếp tại Docklands Arena, London)Linkin Park3:30
3."A Place for My Head" (Trực tiếp tại Docklands Arena, London)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
3:11
4."My December"Shinoda4:20
5."High Voltage"Linkin Park3:45
Tái phát hành bổ sung đĩa than 10" 2013[87][88]
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."One Step Closer"Linkin Park2:39
2."My December"Shinoda4:21
Hybrid Theory – Live Around the World
STTNhan đềThời lượng
1."Papercut" (Trực tiếp từ Paris, 2010)3:08
2."One Step Closer" (Trực tiếp từ Frankfurt, 2008)4:13
3."Points of Authority" (Trực tiếp từ Sydney, 2007)4:07
4."Crawling" (Trực tiếp từ Athens, 2009)4:41
5."In the End" (Trực tiếp từ Melbourne, 2010)3:33
6."A Place for My Head" (Trực tiếp từ Cologne, 2008)3:57
7."Cure for the Itch" (Trực tiếp từ Perth, 2007)1:43
8."Pushing Me Away" (Trực tiếp từ Dallas, 2007)3:41

Phiên bản kỷ niệm 20 năm[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản kỷ niệm 20 năm bao gồm album gốc (trong CD và đĩa than) trên đĩa số 1.

Tất cả các ca khúc được viết bởi Linkin Park, trừ phi được ghi chú.

Đĩa 2 – B-Side và bài hiếm(CD và đĩa than; đĩa than độc quyền)
STTNhan đềSáng tácPhát hành ban đầuThời lượng
1."One Step Closer" (rock mix) đĩa đơn "One Step Closer" (2000)2:37
2."It's Goin' Down" (góp mặt Mike Shinoda và Joe Hahn)Built from Scratch (2002)4:09
3."Papercut" (thu âm trực tiếp tại BBC1) đĩa đơn "Crawling" (2000)3:07
4."In the End" (thu âm trực tiếp tại BBC1) đĩa đơn "In the End" (2001)3:25
5."Point of Authority" (thu âm trực tiếp tại BBC1) đĩa đơn "Papercut" (2001)3:24
6."High Voltage" đĩa đơn "One Step Closer" (2000)3:44
7."Step Up" (1999 demo) Hybrid Theory (EP) (1999)3:54
8."My December"Shinodađĩa đơn "One Step Closer" (2000)4:21
9."A Place for My Head" (trực tiếp tại Docklands Arena, London)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
đĩa đơn "In the End" (2001)3:10
10."Points of Authority" (trực tiếp tại Docklands Arena, London) đĩa đơn "In the End" (2001)3:29
11."Papercut" (trực tiếp tại Docklands Arena, London) đĩa đơn "Papercut" (2001)3:12
12."Buy Myself" (Marilyn Manson remix) đĩa đơn "Pts.OF.Athrty" (2002)4:26
Tổng thời lượng:41:38
Đĩa 3 – Reanimation(CD và đĩa than; đĩa than album kép)
STTNhan đềSáng tácBản gốc Hybrid TheoryThời lượng
1."Opening"Shinoda 1:07
2."Pts.OF.Athrty" (góp mặt Jay Gordon) "Points of Authority"3:45
3."Enth E Nd" (góp mặt KutMasta Kurt và Motion Man) "In the End"4:00
4."[Chali]"  0:23
5."Frgt/10" (góp mặt AlchemistChali 2na)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
"Forgotten"3:32
6."P5hng Me A*wy" (góp mặt Stephen Richards) "Pushing Me Away"4:38
7."Plc.4 Mie Hæd" (góp mặt Amp LiveZion)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
"A Place for My Head"4:20
8."X-Ecutioner Style" (góp mặt Sean C, Roc RaidaBlack Thought)  1:49
9."H! Vltg3" (góp mặt Evidence, Pharoahe MonchDJ Babu)
  • Linkin Park
  • Derek Murphy
  • Lorenzo Dechalus
  • Maxwell Dixon
"High Voltage"3:30
10."[Riff Raff]"  0:21
11."Wth>You" (góp mặt Aceyalone)
"With You"4:12
12."Ntr\Mssion"Shinoda 0:29
13."Ppr:Kut" (góp mặt Cheapshot, Jubacca, RascoPlanet Asia) "Papercut"3:26
14."Rnw@y" (góp mặt Backyard Bangers và Phoenix Orion)
  • Linkin Park
  • Wakefield
"Runaway"3:13
15."My<Dsmbr" (góp mặt Mickey P.Kelli Ali) "My December"4:17
16."[Stef]"  0:10
17."By_Myslf" (góp mặt Josh AbrahamStephen Carpenter) "By Myself"3:42
18."Kyur4 th Ich" "Cure for the Itch"2:32
19."1Stp Klosr" (góp mặt The Humble BrothersJonathan Davis) "One Step Closer"5:46
20."Krwlng" (góp mặt Aaron Lewis) "Crawling"5:40
Tổng thời lượng:60:52
Đĩa 4 – bài hiếm của LPU(chỉ có CD; độc quyền phiên bản super deluxe)
STTNhan đềSáng tácPhát hành ban đầuThời lượng
1."In the End" (demo) LP Underground Eleven3:48
2."Dedicated" (1999 demo) LP Underground 2.03:11
3."With You" (trực tiếp tại Docklands Arena, London)
  • Linkin Park
  • Dust Brothers
LP Underground 2.03:22
4."High Voltage" (trực tiếp tại Docklands Arena, London) LP Underground 2.04:02
5."Points of Authority" (demo) LP Underground 123:00
6."Stick and Move" (demo "Runaway" 1999)
  • Linkin Park
  • Wakefield
LP Underground 9: Demos0:55
7."Esaul" ("A Place for My Head" demo)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
LP Underground Eleven3:06
8."Oh No" ("Points of Authority" demo) LP Underground X: Demos2:04
9."Slip" (demo Hybrid Theory không phát hành 1998)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
LP Underground Eleven3:28
10."Grr" (1999 demo) LP Underground 150:26
11."So Far Away" (không phát hành năm 1998)
  • Linkin Park
  • Farrell
LP Underground 122:50
12."Coal" (demo không phát hành 1997) LP Underground X: Demos3:37
13."Forgotten" (demo)
  • Linkin Park
  • Wakefield
  • Farrell
LP Underground 123:44
14."Sad" (demo "By Myself" 1999) LP Underground 9: Demos1:08
15."Hurry" (1999 demo) LP Underground 150:31
16."Blue" (demo Hybrid Theory không phát hành 1998)
  • Linkin Park
  • Farrell
LP Underground Eleven3:27
17."Chair" (demo "Part of Me" 1999) LP Underground 150:30
18."Pts.OF.Athrty" (Crystal Method remix) LP Underground 2.04:58
Tổng thời lượng:45:27
Đĩa 5 – Demo bị lãng quên(chỉ có CD; độc quyền phiên bản super deluxe)
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Dialate" (Xero demo)3:24
2."Pictureboard"
  • Linkin Park
  • Wakefield
4:01
3."She Couldn't"
5:05
4."Could Have Been"
  • Bennington
  • Delson
  • Shinoda
4:37
5."Reading My Eyes" (Xero demo)
  • Shinoda
  • Wakefield
2:59
6."Rhinestone" (Xero demo)
  • Delson
  • Hahn
  • Shinoda
  • Wakefield
3:40
7."Esaul" (Xero demo)
  • Delson
  • Hahn
  • Shinoda
  • Wakefield
3:07
8."Stick N' Move" (Xero demo)
  • Shinoda
  • Wakefield
3:17
9."Carousel" (demo) 2:58
10."Point of Authority" (demo) 3:20
11."Crawling" (demo) 3:49
12."SuperXero" ("By Myself" demo)
  • Bennington
  • Delson
  • Shinoda
3:18
Tổng thời lượng:43:35
Đĩa 6 – Hybrid Theory (EP)(chỉ có đĩa than; độc quyền phiên bản super deluxe)
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."Carousel" 3:00
2."Technique" (ngắn)
  • Hahn
  • Shinoda
0:40
3."Step Up"
  • Delson
  • Hahn
  • Shinoda
4:00
4."And One" 4:35
5."High Voltage"
  • Delson
  • Hahn
  • Shinoda
3:30
6."Part of Me" (chứa âm tĩnh và bài hát ẩn mang tên "Ambient") 12:45
Tổng thời lượng:27:50
Sampler(băng cassette; độc quyền phiên bản super deluxe)
STTNhan đềSáng tácThời lượng
1."One Step Closer"  
2."With You"
  • Linkin Park
  • Dust Brothers
 
DVD(độc quyền phiên bản super deluxe)
STTNhan đềThời lượng
1."Frat Party at the Pankake Festival" (DVD 1)50:03
2."Projekt: Revolution 2002" / "The Sequel to the DVD with the Worst Name We've Ever Come Up With" (DVD 2) 
3."The Fillmore 2001" / "Rock Am Ring 2001" (DVD 3) 

Nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Linkin Park

Các nhạc sĩ khác

  • Ian Hornbeck - bass (trong "Papercut", "A Place for My Head" và "Forgotten")
  • Scott Koziol - bass (trong "One Step Closer")

Sản xuất

Ảnh bìa

Nhạc sĩ khách mời bổ sung

Xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận[sửa | sửa mã nguồn]

[178][189]
Quốc giaChứng nhậnDoanh số
Argentina (CAPIF)[169]Platinum60.000^
Úc (ARIA)[170]5× Platinum350.000^
Áo (IFPI Áo)[171]Platinum50.000*
Bỉ (BEA)[172]2× Platinum100.000*
Brasil (Pro-Música Brasil)[173]Platinum250.000*
Canada (Music Canada)[174]5× Platinum500.000^
Đan Mạch (IFPI Đan Mạch)[175]4× Platinum80.000double-dagger
Phần Lan (Musiikkituottajat)[176]Platinum62,629[176]
Pháp (SNEP)[177]Platinum400,000*
Đức (BVMI)[179]3× Platinum1.500.000double-dagger
Hungary (Mahasz)[180]Platinum 
Ý (FIMI)[181]Platinum100.000*
Nhật Bản (RIAJ)[182]Platinum200.000^
México (AMPROFON)[183]Platinum150.000^
Hà Lan (NVPI)[184]Platinum80.000^
New Zealand (RMNZ)[185]5× Platinum75.000^
Ba Lan (ZPAV)[186]Platinum0*
Tây Ban Nha (PROMUSICAE)[187]Platinum100.000^
Thụy Điển (GLF)[188]Platinum80.000^
Thụy Sĩ (IFPI)[190]Platinum50.000^
Anh Quốc (BPI)[192]5× Platinum1,585,812[191]
Hoa Kỳ (RIAA)[193]12× Platinum12.000.000double-dagger
Tổng hợp
Châu Âu (IFPI)[194]4× Platinum4.000.000*

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.
double-dagger Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ+stream.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Gold & Platinum”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ “Gold & Platinum”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ “Gold & Platinum”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Beaumont, Mark (22 tháng 7 năm 2017). “Chester Bennington Obituary: 1976-2017”. NME. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ a b “Reanimation review”. Allmusic. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ a b “Meteora overview”. musicOMH.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  7. ^ a b https://www.iheart.com/content/2020-08-13-linkin-park-drops-previously-unreleased-hybrid-theory-demo-she-couldnt/
  8. ^ Available for Preorder: Linkin Park Hybrid Theory 20th Anniversary Super Deluxe Edition - IGN (bằng tiếng Anh)
  9. ^ a b c d e f g h Fricke, David. "Rap Metal Rulers", Rolling Stone No. 891, March 14, 2002
  10. ^ a b c d e f “Everybody loves a success story”. The LP Association. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  11. ^ a b c Sculley, Alan. “Linkin Park interview with Rhythm”. Madison.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  12. ^ “Linkin Park biography”. VH1.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007.
  13. ^ “Complete Linkin Park discography”. The LP Association. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  14. ^ “Linkin Park demos”. The LP Association. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  15. ^ Collar, Matt (30 tháng 1 năm 2001). “Linkin Park Dig Up Dust Brothers Track”. MTV. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  16. ^ BBC Radio 1, Evening Session Interview with Steve Lamacq, June 13, 2001
  17. ^ “BBC Session Interview”. LP Times. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007.
  18. ^ “Chester Bennington biography”. The LP Association. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  19. ^ “Sharpened review”. Sharpened.net. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  20. ^ “Come back, nu-metal, all is forgiven: Linkin Park go soft”. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  21. ^ Coyle, Doc (15 tháng 9 năm 2015). “The 12 Most Underrated Nu Metal Albums”. VH1. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  22. ^ a b Yadav, Dylan (22 tháng 9 năm 2016). “Linkin Park - Hybrid Theory”. Immortalreviews.com. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  23. ^ “10 Nu-Metal Albums You Need to Own”. Revolvermag.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  24. ^ 'One More Light' review: Linkin Park goes pop”. Newsday. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018.
  25. ^ “Get Linkin Park's Debut, "Hybrid Theory" for free!”. 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2019.
  26. ^ Hochman, Steve (20 tháng 1 năm 2002). “Linkin Park Tests a New 'Hybrid' Theory: Remixing the CD's Rap-Rock”. La times. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  27. ^ Ramkissoon, Nikita. “Can I get an encore: Linkin Park live in Johannesburg”. Times Live. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  28. ^ Fricke, David (14 tháng 3 năm 2002). “Linkin Park: David Fricke Talks to Chester Bennington About 'Hybrid Theory' Success”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  29. ^ Clare, Doug (25 tháng 7 năm 2017). “Linkin Park Changed The Culture Around Alternative Rock”. The Odyssey Online. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  30. ^ Hyden, Steven (20 tháng 7 năm 2017). “Linkin Park's Chester Bennington Was A Rock Star At A Time When Rock Stars Were Rare”. Uproxx. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2018.
  31. ^ “Sputnikmusic review”. Sputnikmusic. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  32. ^ a b Dickison, Stephanie (23 tháng 10 năm 2001). “Linkin Park: Hybrid Theory”. PopMatters. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  33. ^ “One Step Closer video info”. Forfeit the Game. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007.
  34. ^ “An interview with bassist Phoenix”. Rough Edge. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  35. ^ “In the End facts”. Song Facts. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  36. ^ “In the End facts”. Song Facts. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  37. ^ “MTV Video Music Awards History”. Rock on the Net. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  38. ^ Hyclak, Anna (17 tháng 7 năm 2009). “Linkin Park's Bennington Discusses His Drug Addiction | SPIN | Newswire”. SPIN. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  39. ^ “Papercut”. Linkin Park. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2015.
  40. ^ “Bennington talks about the hybrid theory soldier”. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2009.
  41. ^ “Linkin Park Talks Recording 'Hybrid Theory,' the Most Successful Debut Album of the Century”. Complex. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  42. ^ Smith, Thomas (28 tháng 10 năm 2015). “Linkin Park's 'Hybrid Theory' Turns 15 – The Story Behind Nu-Metal's 'Breakthrough Moment”. October. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  43. ^ “Linkin Park touring journal”. Forfeit the Game. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  44. ^ Yeung, Neil Z. “Hybrid Theory – Linkin Park”. AllMusic. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
  45. ^ a b Christgau, Robert. “Linkin Park: Hybrid Theory”. RobertChristgau.com. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  46. ^ Wippsson, Johan. “Hybrid Theory”. Melodic. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  47. ^ “Linkin Park: Hybrid Theory”. Melody Maker: 51. 14 tháng 11 năm 2000.
  48. ^ Gardner, Noel (13 tháng 1 năm 2001). “Linkin Park: Hybrid Theory”. NME: 35. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  49. ^ Szatan, Gabriel (10 tháng 10 năm 2020). “Linkin Park: Hybrid Theory (20th Anniversary Edition)”. Pitchfork. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2020.
  50. ^ “Linkin Park: Hybrid Theory”. Q (172): 111. tháng 1 năm 2001.
  51. ^ Diehl, Matt (7 tháng 12 năm 2000). “Hybrid Theory”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  52. ^ Sheffield, Rob (2004). “Linkin Park”. Trong Brackett, Nathan; Hoard, Christian (biên tập). The New Rolling Stone Album Guide (ấn bản 4). Simon & Schuster. tr. 487. ISBN 0-7432-0169-8. Đã bỏ qua tham số không rõ |titlelink= (gợi ý |title-link=) (trợ giúp)
  53. ^ R., Will (21 tháng 11 năm 2013). “Linkin Park – Hybrid Theory”. Sputnikmusic. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  54. ^ Ross, Mike. “Canoe – Jam! Music – Artists – Album Review: Hybrid Theory”. Jam!. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  55. ^ Cohen, Ian (3 tháng 7 năm 2007). “Linkin Park – Hybrid Theory”. Stylus Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  56. ^ “Linkin Park at Yahoo! Music”. Yahoo! Music. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2007.
  57. ^ Chad Childers (6 tháng 6 năm 2013). “No. 10: Linkin Park, 'Hybrid Theory' – Best Debut Hard Rock Albums”. Loudwire.com. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.
  58. ^ “Hybrid Theory's accolades”. Acclaimed Music. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
  59. ^ “Pazz & Jop Critics Poll of 2001”. The Village Voice. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
  60. ^ “Classic Rock – The 100 Greatest Rock Albums of All-Time”. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
  61. ^ “The Definitive 200”. Rock and Roll Hall of Fame. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
  62. ^ Dimery, Robert (7 tháng 2 năm 2006). “1001 Albums You Must Hear Before You Die.”. New York, NY: Universe. tr. 910. ISBN 0-7893-1371-5.
  63. ^ “A Selection of Lists from Record Collector Magazine”. Rocklist.co.uk. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
  64. ^ “Les 150 Albums De La Génération”. Acclaimed Music. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
  65. ^ “Exclusive: Rock Sound's 101 Modern Classic Albums! | News | Rock Sound”. Rocksound.tv. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  66. ^ [...], Rock Hard (Hrsg.). [Red.: Michael Rensen. Mitarb.: Götz Kühnemund] (2005). Best of Rock & Metal die 500 stärksten Scheiben aller Zeiten. Königswinter: Heel. tr. 41. ISBN 3-89880-517-4.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  67. ^ Emily 50 BEST ROCK ALBUMS OF THE 2000s Kerrang! October 8, 2014. October 20, 2014.
  68. ^ “Linkin Park - Million Sellers! | News”. Nme.Com. 28 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  69. ^ Sanneh, Kelefa (31 tháng 3 năm 2002). “MUSIC; New Ideas From the Top of the Charts”. The New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
  70. ^ “Hybrid Theory tops best-sellers of 2001”. MTV.com. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2007.
  71. ^ “Linkin Park Announced As Saturday Headliner”. Download News. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2013.
  72. ^ Lewis, Randy (8 tháng 4 năm 2009). “Hybrid Theory'. Los Angeles Times. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.
  73. ^ Stutz, Colin (24 tháng 7 năm 2017). “Linkin Park's 'Hybrid Theory' Producer Calls Working With Chester Bennington a 'Dream Come True”. Billboard. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.
  74. ^ Adams, Cameron. “Linkin Park's 17-year-old debut is the No. 1 album in Australia after Chester Bennington's death”. News Corp Australia Network. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  75. ^ “Linkin Park international charts”. Rockdetector.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2007.
  76. ^ “Mike Shinoda interview”. musicOMH.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  77. ^ a b c d e f “Linkin Park single chart history”. Billboard. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
  78. ^ “Linkin Park Need Fans' Help for 'Hybrid Theory' 20th Anniversary Plans”. Loudwire (bằng tiếng Anh). 7 tháng 3 năm 2020.
  79. ^ “Linkin Park tease special 20th anniversary plans for 'Hybrid Theory'. nme.com (bằng tiếng Anh). 3 tháng 8 năm 2020.
  80. ^ “Linkin Park Release Hybrid Theory 20th Anniversary One Step Closer Merch Capsule”. Kerrang!.
  81. ^ Yoo, Noah. “Linkin Park Announce Hybrid Theory 20th Anniversary Reissue, Share Unreleased 1999 Song”. Pitchfork (bằng tiếng Anh).
  82. ^ Blistein, Jon; Blistein, Jon (13 tháng 8 năm 2020). “Linkin Park Drop Demo 'She Couldn't,' Off of 'Hybrid Theory' 20th-Anniversary Edition”. Rolling Stone (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  83. ^ “Linkin Park announce 20th anniversary reissue of 'Hybrid Theory'. nme.com (bằng tiếng Anh). 13 tháng 8 năm 2020.
  84. ^ https://www.amazon.com/dp/B0011Z76RS/ref=ap_ws_tlw_alb3
  85. ^ https://open.spotify.com/album/6hPkbAV3ZXpGZBGUvL6jVM
  86. ^ https://www.deezer.com/us/album/81763
  87. ^ “Linkin Park to Release 'Hybrid Theory' Vinyl on Record Store Day - Audio Ink Radio”. Audioinkradio.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  88. ^ “LPCatalog - 2000 Hybrid Theory / Vinyl / European Union, 12", 9362-49477-5, RSD Reissue”. Lpcatalog.com. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  89. ^ "Australiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  90. ^ "Austriancharts.at – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). Hung Medien.
  91. ^ "Ultratop.be – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  92. ^ "Ultratop.be – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien.
  93. ^ "{{{artist}}} Chart History (Canadian Albums)". Billboard.
  94. ^ "Danishcharts.dk – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  95. ^ "Dutchcharts.nl – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien.
  96. ^ "Lescharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  97. ^ "{{{artist}}}: {{{album}}}" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  98. ^ "Offiziellecharts.de – {{{artist}}} – {{{album}}}" (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment Charts.
  99. ^ Mahasz. “MAHASZ – Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége”. Mahasz. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  100. ^ "GFK Chart-Track Albums: Week {{{week}}}, {{{year}}}". Chart-Track. IRMA.
  101. ^ "Italiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  102. ^ “Linkin Park – 'Hybrid Theory' Ranking” (bằng tiếng Nhật). Oricon. 26 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  103. ^ "Charts.nz – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  104. ^ "Norwegiancharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  105. ^ a b "Oficjalna lista sprzedaży :: OLiS - Official Retail Sales Chart". OLiS. Polish Society of the Phonographic Industry.
  106. ^ "Official Scottish Albums Chart Top 100". Official Charts Company.
  107. ^ Salaverri, Fernando (tháng 9 năm 2005). Sólo éxitos: año a año, 1959–2002 (ấn bản 1). Spain: Fundación Autor-SGAE. ISBN 84-8048-639-2.
  108. ^ "Swedishcharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  109. ^ "Swisscharts.com – {{{artist}}} – {{{album}}}". Hung Medien.
  110. ^ "Official Albums Chart Top 100". Official Charts Company.
  111. ^ "Official Rock & Metal Albums Chart Top 40". Official Charts Company.
  112. ^ "{{{artist}}} Chart History (Billboard 200)". Billboard.
  113. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  114. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  115. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  116. ^ "Top Stranih [Top Foreign]" (bằng tiếng Croatia). Top Foreign Albums. Hrvatska diskografska udruga.
  117. ^ "Czech Albums – Top 100". ČNS IFPI. Ghi chú: Trên trang biểu đồ này, chọn {{{date}}} trên trường này ở bên cạnh từ "Zobrazit", và sau đó nhấp qua từ để truy xuất dữ liệu biểu đồ chính xác.
  118. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  119. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  120. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  121. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  122. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  123. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  124. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  125. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  126. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  127. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  128. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  129. ^ "{{{artist}}} Chart History (Top Alternative Albums)". Billboard.
  130. ^ "{{{artist}}} Chart History (Top Hard Rock Albums)". Billboard.
  131. ^ "{{{artist}}} Chart History (Top Rock Albums)". Billboard.
  132. ^ [{{{url}}} “{{{title}}}”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).
  133. ^ “ARIA End of Year Albums Chart 2001”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  134. ^ “Jahreshitparade Alben 2001”. austriancharts.at. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  135. ^ “Jaaroverzichten 2001”. Ultratop. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  136. ^ “Jaaroverzichten 2001”. Ultratop. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  137. ^ “Jaaroverzichten – Album 2001”. dutchcharts.nl. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  138. ^ “Top de l'année Top Albums 2001” (bằng tiếng Pháp). SNEP. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  139. ^ “Top 100 Album-Jahrescharts”. GfK Entertainment (bằng tiếng Đức). offiziellecharts.de. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  140. ^ “IRMA - Best of albums”. irma.ie. IRMA. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  141. ^ “Top Selling Albums of 2001”. Recorded Music NZ. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  142. ^ “Årslista Album – År 2001” (bằng tiếng Thụy Điển). Sverigetopplistan. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  143. ^ “Schweizer Jahreshitparade 2001”. hitparade.ch. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  144. ^ “End of Year Album Chart Top 100 – 2001”. Official Charts Company. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  145. ^ “Top Billboard 200 Albums – Year-End 2001”. Billboard. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  146. ^ “ARIA End of Year Albums Chart 2002”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  147. ^ “Jahreshitparade Alben 2002”. austriancharts.at. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  148. ^ “Jaaroverzichten 2002”. Ultratop. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  149. ^ “Rapports Annuels 2002”. Ultratop. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  150. ^ “Jaaroverzichten – Album 2002”. dutchcharts.nl. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  151. ^ “Top de l'année Top Albums 2002” (bằng tiếng Pháp). SNEP. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  152. ^ “Top 100 Album-Jahrescharts”. GfK Entertainment (bằng tiếng Đức). offiziellecharts.de. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  153. ^ “Top Selling Albums of 2002”. Recorded Music NZ. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  154. ^ “Årslista Album – År 2002” (bằng tiếng Thụy Điển). Sverigetopplistan. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  155. ^ “Schweizer Jahreshitparade 2002”. hitparade.ch. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  156. ^ “End of Year Album Chart Top 100 – 2002”. Official Charts Company. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  157. ^ “Top Billboard 200 Albums – Year-End 2002”. Billboard. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  158. ^ “Rapports Annuels 2003”. Ultratop. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  159. ^ “Top Billboard 200 Albums – Year-End 2017”. Billboard. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  160. ^ “Top Rock Albums – Year-End 2017”. Billboard. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  161. ^ “Top Billboard 200 Albums – Year-End 2018”. Billboard. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  162. ^ “Top Rock Albums – Year-End 2018”. Billboard. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  163. ^ “Jaaroverzichten 2019”. Ultratop. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  164. ^ “Top Rock Albums – Year-End 2019”. Billboard. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  165. ^ “2009 ARIA End of Decade Albums Chart”. ARIA. tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.
  166. ^ "With You" (liner notes). Linkin Park. Warner Bros. Records. 2000. PRO-C-100273.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  167. ^ "Points of Authority" (liner notes). Linkin Park. Warner Bros. Records. 2001. PRO2932.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  168. ^ “Runaway – Linkin Park”. AllMusic. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  169. ^ “Discos de oro y platino” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Cámara Argentina de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  170. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2006 Albums” (PDF) (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc.
  171. ^ “Chứng nhận album Áo – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo.
  172. ^ “Ultratop − Goud en Platina – albums 2008” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien.
  173. ^ “Chứng nhận album Brasil – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Pro-Música Brasil.
  174. ^ “Chứng nhận album Canada – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Anh). Music Canada.
  175. ^ “Chứng nhận album Đan Mạch – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Đan Mạch). IFPI Đan Mạch. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018. Scroll through the page-list below until year 2018 to obtain certification.
  176. ^ a b “Chứng nhận album Phần Lan – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  177. ^ “Chứng nhận album Pháp – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique.
  178. ^ “Certifications Albums Platine - année 2006”. Syndicat National de l'Édition Phonographique. Disque en France. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2019.
  179. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Linkin Park; 'Hybrid Theory')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2019.
  180. ^ “Adatbázis – Arany- és platinalemezek – 2002” (bằng tiếng Hungary). MAHASZ.
  181. ^ “Chứng nhận album Ý – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018. Chọn "Tutti gli anni" ở menu thả xuống "Anno". Chọn "Hybrid Theory" ở mục "Filtra". Chọn "Album e Compilation" dưới "Sezione".
  182. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2019. Chọn 2002年5月 ở menu thả xuống
  183. ^ “Certificaciones” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Nhập Linkin Park ở khúc dưới tiêu đề cột ARTISTA  và Hybrid Theory ở chỗ điền dưới cột tiêu đề TÍTULO'.
  184. ^ “Chứng nhận album Hà Lan – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Hà Lan). Nederlandse Vereniging van Producenten en Importeurs van beeld- en geluidsdragers. Enter Hybrid Theory in the "Artiest of titel" box.
  185. ^ “Chứng nhận album New Zealand – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Anh). Recorded Music NZ.
  186. ^ “Wyróżnienia – Platynowe płyty CD - Archiwum - Przyznane w 2002 roku” (bằng tiếng Ba Lan). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Ba Lan.
  187. ^ Salaverrie, Fernando (tháng 9 năm 2005). Sólo éxitos: año a año, 1959–2002 (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha) (ấn bản 1). Madrid: Fundación Autor/SGAE. tr. 965. ISBN 84-8048-639-2. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2019.
  188. ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 2001” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Sweden. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  189. ^ International Federation of the Phonographic Industry – Sweden (2001). “Swedish Certification for 2001” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ 11 Tháng tám năm 2006. Truy cập 13 tháng Bảy năm 2009.
  190. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Chứng nhận ('Hybrid Theory')” (bằng tiếng Đức). IFPI Thụy Sĩ. Hung Medien.
  191. ^ Jones, Alan (26 tháng 5 năm 2017). “Official Charts Analysis: Ed Sheeran back on top of the albums chart”. Music Week. Intent Media. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
  192. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn album trong phần Format. Chọn Platinum' ở phần Certification. Nhập Hybrid Theory vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  193. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.
  194. ^ “IFPI Platinum Europe Awards – 2009”. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế. 1 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hybrid_Theory