Wiki - KEONHACAI COPA

Hot Fuzz

Hot Fuzz
Áp phích chiếu rạp
Đạo diễnEdgar Wright
Sản xuất
Tác giả
Diễn viên
Âm nhạcDavid Arnold
Quay phimJess Hall
Dựng phimChris Dickens
Hãng sản xuất
Phát hành
Công chiếu
  • 16 tháng 2 năm 2007 (2007-02-16) (Anh Quốc)
  • 20 tháng 4 năm 2007 (2007-04-20) (Hoa Kỳ)
  • 18 tháng 7 năm 2007 (2007-07-18) (Pháp)
Độ dài
121 phút[1]
Quốc gia
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí12–16 triệu USD[3][4]
Doanh thu80.7 triệu USD[5]

Hot Fuzz là một bộ phim hài hành động năm 2007 do Edgar Wright đạo diễn kiêm đồng biên kịch với Simon Pegg. Trong phim, Pegg cùng Nick Frost vào vai hai cảnh sát điều tra một loạt những cái chết bí ẩn xảy ra tại một ngôi làng ở miền Tây nước Anh. Đây cũng là phần phim thứ hai trong bộ ba Three Flavours Cornetto của Wright, Pegg, Frost và nhà sản xuất Nira Park.

Hơn 100 bộ phim thuộc thể loại hành động đã được lấy cảm hứng để phát triển kịch bản của Hot Fuzz. Quá trình quay phim chính diễn ra vào đầu năm 2006 ở Wells, Somerset - tức quê hương Wright. Được ghi hình trong hơn mười một tuần, tác phẩm sở hữu dàn diễn viên đa dạng, cùng với nhiều vai diễn khách mời không được ghi danh. Phần hiệu ứng hình ảnh do mười nghệ sĩ phát triển, nhằm mở rộng hoặc bổ sung thêm các cảnh cháy nổ, máu me và súng đạn. Hot Fuzz được phát hành vào ngày 14 tháng 2 năm 2007 tại Vương quốc Anh và vào ngày 20 tháng 4 tại Hoa Kỳ. Đây là một thành công phòng vé khi thu về 80 triệu USD trên toàn thế giới, so với kinh phí bỏ ra là 12-16 triệu USD. Ngoài ra, hai bản nhạc phim khác nhau cũng đã được phát hành ở Anh và Mỹ. Bộ phim được giới phê bình khen ngợi về phần diễn xuất, khâu chỉ đạo và sự hài hước, đồng thời còn được nhiều nhà chuyên môn xem là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất năm 2007, cũng như một trong những bộ phim hài hành động hay nhất mọi thời đại.[6][7][8]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh sát Nicholas Angel là một sĩ quan có thành tích xuất sắc của Sở Cảnh sát Thủ đô Luân Đôn. Anh được thăng lên cấp Trung sĩ, nhưng những đồng nghiệp ghen tị với Angel đã sắp xếp để chuyển anh đến thị trấn nông thôn Sandford, Gloucestershire, nơi thường xuyên đoạt giải "Ngôi làng của năm". Angel nhanh chóng tỏ ra thất vọng vì những đồng nghiệp nơi đây toàn thuộc loại ăn không ngồi rồi. Cộng sự anh, Danny Butterman, là một người rất hâm mộ thể loại phim bộ đôi cảnh sát[a] và còn là con trai của Thanh tra Frank Butterman, cấp trên Angel, thành viên của Liên minh Canh phòng Khu vực Sandford (NWA) cùng với hai quản lý khách sạn Joyce và Bernard Cooper, chủ siêu thị Simon Skinner, chủ sở hữu quán rượu Roy và Mary Porter, giám sát an ninh Tom Weaver, bác sĩ Robin Hatcher, Leslie Tiller, chủ cửa hàng Anette Roper, Đức cha Phillip Shooter, James Reaper, Greg và Sheree Prosser, cũng như Amanda Paver.

Hai diễn viên chính của một vở kịch "ăn theo Romeo và Juliet", người mà trước đó Angel xử phạt vì chạy xe quá tốc độ, bị một kẻ mặc áo choàng chặt đầu rồi ngụy trang thành một vụ tai nạn xe hơi. Angel là sĩ quan duy nhất hoài nghi về vụ án. Khi được cử đến một trang trại để giải quyết tranh chấp, anh phát hiện ra một kho vũ khí bất hợp pháp (trong đó có một quả thủy lôi cũ) và tịch thu chúng, đem vào kho tang vật trong đồn cảnh sát. Vào buổi tối, Angel say sưa uống rượu với Danny, rồi cả hai cùng nhau cày phim hành động tại nhà của chàng cảnh sát Danny. Trong lúc đó, nhà kinh doanh bất động sản giàu có George Merchant đã thiệt mạng trong một vụ nổ khí gas do một kẻ mặc áo choàng gây ra, khiến cho thi thể của George bay ra khỏi cửa sổ và rơi xuống con đường trước nhà ông.

Angel nghi ngờ rằng những vụ án mạng có thể liên quan đến một thương vụ mua bán tài sản gần đây. Nhà báo địa phương Tim Messenger cố gắng tiếp cận Angel tại một nhà thờ và nói rằng anh có thông tin về vụ mua bán, nhưng một kẻ lạ mặt đã đẩy ngọn tháp hình chóp trên nhà thờ xuống, khiến nó rơi trúng và nghiền nát đầu Messenger. Leslie Tiller, chủ cửa hàng cây cảnh trong làng, tiết lộ với Angel về kế hoạch bán ngôi nhà của mình cho đối tác kinh doanh của Merchant. Trong lúc Angel phân tâm, thì Tiller bị một tên lạ mặt lấy kéo đâm vào cổ; Angel cố gắng đuổi theo kẻ thủ ác, nhưng bất thành. Angel nghi ngờ điều này có dính líu tới Simon Skinner, quản lý của siêu thị địa phương, vì bản hợp đồng của thương vụ sẽ tạo điều kiện để xây dựng một siêu thị cạnh tranh, làm cho việc kinh doanh của hắn bị ảnh hưởng. Mặc dù thế, Skinner lại có chứng cứ ngoại phạm.

Khi Angel quay về khách sạn thì anh bị tấn công bởi Michael Armstrong, một trong những nhân viên của Skinner. Angel hạ gục gã và vô tình biết được một cuộc họp bí mật của Liên minh Canh phòng tại Lâu đài Sandford. Tại đó, Angel đối mặt với NWA, do Frank đứng đầu, kẻ tiết lộ rằng họ thực hiện các vụ giết người vì nhiều lý do vụn vặt khác nhau, cho rằng những nạn nhân bị sát hại sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến cơ hội giành danh hiệu "Ngôi làng của năm". Frank giải thích rằng động cơ của y bắt nguồn từ người vợ quá cố Irene; bà ấy đã làm mọi thứ để giúp Sandford đoạt giải "Ngôi làng của năm", nhưng những nhóm người lưu động đã tước đi cơ hội đó vào đêm trước ngày ban giám khảo đến, khiến cho Irene phát điên và tự vẫn. Angel chạy trốn rồi rơi xuống hầm mộ lâu đài, nơi chứa thi thể của những nạn nhân khác. Lúc ấy, Danny bất ngờ xuất hiện và giả vờ giết Angel. Sau đó, Danny chở "xác" Angel đi rồi đề nghị anh quay trở lại Luân Đôn vì sự an toàn của bản thân.

Ngày hôm sau, Angel quay lại Sandford và tự vũ trang bằng những khẩu súng bị tịch thu trong đồn cảnh sát. Anh cùng Danny đi ra phố rồi bắn nhau với nhóm NWA. Khi Frank cử các sĩ quan khác đến bắt hai người, thì Angel và Danny thuyết phục họ rằng Frank mới chính là thủ phạm. Frank chạy trốn đến siêu thị, rồi cùng Skinner dùng xe tẩu thoát. Sau một cuộc rượt đuổi tốc độ cao, Angel dồn Skinner đến chỗ xây mô hình của ngôi làng, rồi Skinner bị một tháp chuông nhà thờ thu nhỏ đâm xuyên cổ họng. Trong khi đó, Frank bị bắt sau khi một con thiên nga tấn công y, làm cho Frank tông vào cái cây gần đó.

Cấp trên cũ của Angel yêu cầu anh quay trở lại Luân Đôn, vì tỷ lệ tội phạm tăng cao đột ngột khi thiếu vắng anh, nhưng Angel đã từ chối và quyết định ở lại Sandford. Trong lúc các sĩ quan Sandford đang xem xét thủ tục giấy tờ về vụ bắt giữ, thì Tom Weaver (thành viên cuối cùng của NWA) xông vào đồn rồi dùng súng đe dọa mọi người. Lão bắn Angel, nhưng Danny đã nhảy ra đỡ đạn cho anh. Sau một cuộc hỗn chiến, Weaver vô tình kích hoạt quả thủy lôi, khiến nó phát nổ và giết chết lão, đồng thời phá hủy toàn bộ khu vực.

Một năm sau, Angel được bổ nhiệm làm Thanh tra và hiện là người đứng đầu Sở cảnh sát Sandford, còn Danny (người may mắn sống sót sau khi bị bắn) thì được thăng lên chức Trung sĩ. Sau khi viếng thăm mộ của mẹ Danny, cả hai được thông báo về một vụ án và cùng nhau lái xe đến hiện trường.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Simon Pegg vai Nicholas Angel, một sĩ quan cảnh sát được thăng cấp trung sĩ và được chuyển công tác từ Luân Đôn đến Sandford
  • Nick Frost vai Danny Butterman, một cảnh sát trẻ yêu thích những tác phẩm bộ đôi cảnh sát
  • Jim Broadbent vai Frank Butterman, bố của Daniel và là thanh tra cảnh sát của Sandford
  • Paddy Considine vai Trung sĩ Andy Wainwright, cảnh sát Sandford
  • Timothy Dalton vai Simon Skinner, quản lý siêu thị ở Sandford
  • Bill Nighy vai Trưởng thanh tra của Sở Cảnh sát Thủ đô ở Luân Đôn
  • Billie Whitelaw vai Joyce Cooper, người điều hành khách sạn
  • Edward Woodward vai Tom Weaver, một giáo sư và là người đại diện cho Liên minh Canh phòng Khu vực, thường xuyên quan sát động tĩnh thị trấn thông qua camera
  • Bill Bailey vai Trung sĩ Turner, một trong hai anh em sinh đôi phụ trách công việc bàn giấy ở Sandford
  • David Bradley vai Arthur Webley, một nông dân ở Sandford, người sở hữu một kho vũ khí khổng lồ cùng một quả mìn biển
  • Adam Buxton vai Tim Messenger, nhà báo của tờ Công dân Sandford
  • Olivia Colman vai Sĩ quan Doris Thatcher, nữ cảnh sát duy nhất ở Sandford
  • Ron Cook vai George Merchant, một nhà kinh doanh bất động sản sở hữu một dinh thự lớn ở Sandford
  • Kenneth Cranham vai James Reaper, một nông dân ở Sandford
  • Peter Wight vai Roy Porter, chủ quán rượu The Crown
  • Julia Deakin vai Mary Porter, vợ của Roy và cũng là chủ của quán rượu The Crown
  • Kevin Eldon vai Trung sĩ Tony Fisher, cảnh sát Sandford
  • Martin Freeman vai Trung sĩ, thuộc Sở cảnh sát thủ đô ở Luân Đôn
  • Paul Freeman vai Cha Philip Shooter, một giáo sĩ của Sandford
  • Karl Johnson vai Sĩ quan Bob Walker, cảnh sát già nhất ở Sanford
  • Lucy Punch vai Eve Draper, nữ diễn viên kiêm thành viên hội đồng thành phố của Sandford
  • Anne Reid vai Leslie Tiller, một người bán hoa ở Sandford
  • Rafe Spall vai Thám tử cảnh sát Andy Cartwright, cảnh sát Sandford
  • David Threlfall vai Martin Blower, một diễn viên
  • Stuart Wilson vai Robin Hatcher, bác sĩ của thị trấn
  • Rory McCann vai Michael Armstrong/"Lurch", nhân viên của siêu thị do Skinner quản lý

Khách mời[sửa | sửa mã nguồn]

  • Robert Popper vai 'Không phải' Janine
  • Joe Cornish vai Bob
  • Chris Waitt vai Dave
  • Eric Mason vai Bernard Cooper, chồng của Joyce, quản lý khách sạn
  • Lorraine Hilton vai Amanda Paver, hiệu trưởng của trường học địa phương
  • Patricia Franklin vai Annette Roper, một chủ cửa hàng
  • Stephen Merchant vai Peter Ian Staker, một cư dân của Sandford, đã gọi điện cho Frost để nhờ tìm kiếm con thiên nga của làng bị mất tích. Nicholas nghĩ rằng anh ấy là một kẻ chơi khăm, do họ và tên viết tắt của anh ấy là P. I. Staker (tức pisstaker)
  • Tim Barlow vai Ông Treacher, một cư dân già của Sanford
  • Ben McKay vai Peter Cocker, một kẻ ăn cắp vặt
  • Alice Lowe vai Tina
  • Maria Charles vai Bà Reaper
  • Steve Coogan (không được ghi danh) vai Thanh tra ở Luân Đôn
  • Peter Jackson (không được ghi danh) vai một tên tội phạm ăn mặc như Ông già Noel
  • Cate Blanchett (không được ghi danh) vai Janine, bạn gái cũ của Nicholas Angel[9]
  • Garth Jennings (không được ghi danh) vai một kẻ nghiện crack cocaine
  • Edgar Wright (không được ghi danh) vai một nhân viên chất hàng lên kệ[10][11]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Biên kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn Edgar Wright muốn biên kịch và đạo diễn một tác phẩm đề tài cảnh sát vì "Ở Anh, thực sự không có bất kỳ truyền thống nào về dòng phim đề tài cảnh sát... Chúng tôi cảm thấy rằng mọi quốc gia khác trên thế giới đều có truyền thống riêng về những bộ phim hành động cảnh sát tuyệt vời của họ, nhưng điều đó lại không đúng với chúng tôi."[12] Wright và Pegg đã dành mười tám tháng để chắp bút phần kịch bản.[13] Bản thảo đầu tiên mất tám tháng để phát triển, và sau khi xem 138 bộ phim liên quan đến cảnh sát để lấy ý tưởng, lời thoại, cũng như thực hiện hơn 50 cuộc phỏng vấn với các sĩ quan, thì kịch bản Hot Fuzz được hoàn thành trong chín tháng nữa.[13][14] Tên tác phẩm bắt nguồn từ tựa đề của nhiều bộ phim hành động thập niên 1980 và 1990 (tựa đề của chúng chỉ có hai từ).[15] Trong một cuộc phỏng vấn, Wright tuyên bố rằng anh "muốn tạo ra một tựa đề thực sự chứa đựng rất ít ý nghĩa... giống như Lethal Weapon, Point Break hay Executive Decision vậy." Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Pegg nói đùa rằng nhiều tựa phim hành động "dường như được tạo ra từ hai chiếc mũ chứa đầy tính từ và danh từ và bạn chỉ cần, kiểu như là "Được rồi, mình sẽ làm điều đó". Khi đang chắp bút kịch bản, đạo diễn kiêm biên kịch Edgar Wright, cũng như Pegg, dự định sẽ cho nam diễn viên Nick Frost vào vai cộng sự của nhân vật do Pegg hóa thân. Frost tiết lộ rằng anh chỉ đóng phim nếu được phép đặt tên cho chính nhân vật của mình, và nam diễn viên sau đó đã quyết định chọn cái tên "Danny Butterman".[16]

Ghi hình[sửa | sửa mã nguồn]

Ở bên phải, một người đàn ông mặc áo liền quần màu tím đang đi bộ xuống phố. Bên trái là một người đàn ông mặc đồ cảnh sát đi theo anh ta. Ở ngoài cùng bên phải là một người đàn ông ngồi quay phum hai người trên xe chơi golf. Mặt tiền cửa hàng có thể được nhìn thấy trên nền ảnh.
Simon Pegg trên trường quay.

Trong nửa cuối năm 2005, Working Title Films đã khảo sát một số thị trấn ở Tây Nam nước Anh nhằm tìm kiếm một địa điểm quay phim thích hợp. Pegg nhận xét: "Cả hai chúng tôi [Pegg và Wright] đều đến từ West Country, cho nên có vẻ như việc đem những ý tưởng, thể loại và những câu nói sáo rỗng này đến nơi chúng tôi lớn lên là điều đúng đắn và hợp lý, và bạn sẽ được chiêm ngưỡng những pha hành động đầy octan dốc hết công lực ở Frome".[17] Khu phố chợ Stow-on-the-Wold nằm trong số đó, nhưng sau khi nó bị từ chối, công ty đã chỉ định địa điểm quay là ở thành phố Wells thuộc Somerset, quê hương của Wright,[18][19] trong khi anh lại nói rằng "Mặc dù tôi yêu mến nó, nhưng tôi cũng muốn vứt bỏ nó đi".[20] Vì Wells là một thành phốnhà thờ chính tòa đang được đứng thế cho thị trấn Sandford nhỏ (không có nhà thờ chính tòa), những cảnh quay có Nhà thờ chính tòa Wells đều phải bị xóa bỏ bằng kỹ thuật số ra khỏi phim.[21] Trong lúc quay những cảnh mặc trang phục cảnh sát, Pegg và Frost thường bị nhầm là cảnh sát thật và bị người đi đường hỏi đường.[22] Phim cũng được ghi hình tại Trường Cao đẳng Cảnh sát Hendon, trong đó có trường dạy trượt xe và đường đua điền kinh.[23] Bên cạnh Hendon là ngoại ô Mill Hill, và phân đoạn cửa hàng cây cảnh trong phim được quay tại Vườn ươm Finchley nằm trong khu vực này.[24] Những cảnh cuối cùng được quay tại tàn tích còn sót lại của Tu viện Waverley.[25] Quá trình quay phim chính bắt đầu vào ngày 19 tháng 3 năm 2006 và kéo dài trong mười một tuần.[26][27] Sau khi chỉnh sửa, Wright đã cắt bỏ hết 30 phút cảnh quay trong phim.[28]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Phim của chính mình[sửa | sửa mã nguồn]

Wright đã nói rằng một số yếu tố trong Hot Fuzz được lấy từ bộ phim nghiệp dư cuối cùng của vị đạo diễn, Dead Right, mà anh mô tả là "Lethal Weapon được quay ở Somerset" hay "một bộ phim Dirty Harry ở Somerset".[20] Anh đã sử dụng một số địa điểm giống nhau trong cả hai bộ phim, trong đó có siêu thị Somerfield, nơi anh từng làm công việc chất hàng lên kệ.[20]

Tác phẩm cũng đề cập đến Shaun of the Dead trong vài chi tiết. Trong một cảnh nọ, Nicholas muốn đuổi theo tên trộm bằng cách nhảy qua hàng rào của một khu vườn; tuy nhiên, Danny tỏ ra miễn cưỡng. Nicholas nói, "Có chuyện gì vậy Danny? Trước đây anh chưa từng đi đường tắt bao giờ à?" Anh mỉm cười một cách an tâm rồi nhảy qua ba hàng rào liên tiếp (theo lời bình trên DVD, Pegg nhảy qua ba hàng rào, và một diễn viên đóng thế đã nhảy lộn vòng qua rào thứ tư). Danny muốn làm thử và chạy đến, nhưng lại đâm xuyên qua hàng rào và làm sập nó. Điều này gần giống với một cảnh trong Shaun of the Dead, mặc dù có một vài điểm khác biệt: nhân vật Pegg mới là người đâm qua hàng rào (hay nói đúng hơn là anh bị ngã rồi làm sập nó), chứ không phải Frost. Phần bình luận của DVD nói rằng Frost đã cố tình nhìn lại máy quay sau khi đâm xuyên qua hàng rào, để chứng minh rằng anh đã tự mình thực hiện cảnh nguy hiểm này chứ không phải một ai khác.

Các nhân vật của Frost (Danny trong Hot Fuzz, Ed trong Shaun of the Dead) đều có sở thích ăn kem Cornetto.[29] Pegg và Wright đã gọi Hot Fuzz là phần phim thứ hai trong "bộ ba Three Flavors Cornetto",[b] trong đó Shaun of the Dead là phần đầu tiên và The World's End là phần cuối cùng.[30][31]

Những bộ phim khác[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều đĩa DVD phim hành động như Câu chuyện cảnh sát 3: Siêu cảnh sát, hay các cảnh trong Point BreakBad Boys II đã được đưa vào một số phân đoạn trong Hot Fuzz. Wright tiết lộ rằng anh phải xin phép mọi diễn viên trong những cảnh đó (kể cả diễn viên đóng thế) để được quyền sử dụng chúng, đồng thời còn phải trả tiền bản quyền cho các hãng phim tương ứng để sử dụng ảnh bìa DVD.[32] Hot Fuzz cũng nhại lại những tình tiết rập khuôn thường tìm thấy trong các tác phẩm hành động khác. Về chủ đề sùng bái súng đạn được cảm nhận rõ trong các phim này, Pegg đã nói, "Đàn ông không thể làm được điều đó, cái thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại, là tạo ra một con người khác. Thế nên chúng ta đã tạo ra những phiên bản kim loại của dương vật chính chúng ta, và bắn những mảnh kim loại đó vào đầu mọi người... Đã đến lượt chúng tôi chộp lấy khẩu súng và bắn vào mặt bạn"[17] Mặc dù vậy, Pegg vẫn khẳng định rằng bộ phim không phải là một tác phẩm giễu nhại chế giễu, ở chỗ "[Phim ShaunHot Fuzz] không có nụ cười khinh bỉ mà rất nhiều tác phẩm giễu nhại có khi xem thường (nhìn xuống) bộ phim mà chúng tham khảo. Bởi vì chúng tôi ngưỡng mộ (nhìn lên) nó."[33] Hot Fuzz cũng có các chi tiết đề cập đến The Wicker Man, trong đó Edward Woodward đóng vai một cảnh sát nghiêm khắc về mặt luật pháp và trật tự.[34]

Hiệu ứng hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Để mô phỏng cảnh dinh thự bị tàn phá do nổ khí gas, những khẩu súng cối bắn khí gas đã được đặt trước tòa nhà nhằm tạo ra những quả cầu lửa kích thước lớn. Làn khói lửa gần như bao trùm toàn bộ máy quay, và để đạt được hiệu ứng đó, người ta đã sử dụng lại khẩu súng cối, nhưng lại bắn nó lên phía trên, tạo thành một mảnh trần nhà màu đen bay về phía ống kính.[35] Khi cảnh quay được ghi hình với tốc độ cao, ngọn lửa dường như bùng lên khắp mặt đất. Trong một một cảnh cuối phim, đồn cảnh sát Sandford bị phá hủy bởi một vụ nổ. Một phần của vụ nổ được tạo ra bằng cách sử dụng một mô hình cảnh dựng, cho thấy các cửa sổ của nó bị thổi bay, trong khi tòa nhà thật thì vẫn còn nguyên vẹn. Thực tế, đoàn làm phim đã cho nổ mô hình thu nhỏ của đồn cảnh sát để thể hiện được phân đoạn cuối phim.[21]

Cũng tương tự như phim trước đó, yếu tố máu me xuất hiện xuyên suốt Hot Fuzz. Giám sát hiệu ứng hình ảnh Richard Briscoe tiết lộ lý do hợp lý của việc sử dụng một lượng lớn máu: "Theo nhiều cách khác nhau, bạn càng làm cho nó khắc nghiệt và tàn bạo, thì càng có nhiều người biết rằng nó được cách điệu hóa và thích thú với sự hài hước vốn có của nó. Nó khá giống nhân vật Hiệp sĩ đen không chi trong [Monty Python và cái Chén Thánh]."[35] Phân cảnh máu me tốn nhiều thời gian thực hiện nhất là khi đầu của một nhân vật bị nghiền nát bởi một phần nhà thờ. Một hình nộm được đặt trước bức màn xanh[c] và phần đầu được kích nổ tại điểm khi vật thể sắp tác động đến nó. Trong suốt bộ phim, hơn 70 cảnh đấu súng đã được bổ sung kỹ thuật số; lý do của Briscoe cho việc thêm hiệu ứng bổ sung là "Ví dụ: màn đấu súng ở quảng trường thành phố có đầy rẫy những phát bắn lẻ tẻ xuất hiện khắp nơi, nhằm tạo ra cảm giác như thể các nhân vật anh hùng của chúng ta đang bị tất cả, tất cả kẻ thù bao vây vậy. Đó là một minh chứng tuyệt vời cho [việc] cải tiến một số chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt khi kết hợp chúng trong một trường đoạn liên tục.[35]

Chiến dịch chiêu thị[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đoạn trailer teaser được đăng tải vào ngày 16 tháng 10 năm 2006.[36] Wright, Pegg và Frost đã duy trì một số trang blog video, được phát hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá trình sản xuất bộ phim. Năm 2006, Wright và Frost đã tổ chức một buổi hội nghị nhỏ tại hội nghị Comic-Con diễn ra ở San Diego, California, để quảng bá cho Hot Fuzz, bao gồm cảnh quay sơ bộ và một phiên hỏi đáp.[37] Vào năm sau, hai người tiếp tục đến hội nghị để quảng bá cho việc phát hành bộ phim dưới dạng DVD tại Hoa Kỳ.[38] Buổi chiếu trước của tác phẩm diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 2007 tại Anh, trước khi được phát hành toàn thế giới vào ngày 16 tháng 2 năm 2007. Buổi công chiếu có sự hộ tống của các sĩ quan cảnh sát lái mô tô, và sử dụng thảm xanh thay cho thảm đỏ truyền thống.[39]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng vé[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tuần đầu công chiếu tại Vương quốc Anh, Hot Fuzz đã thu về 7,1 triệu bảng (14 tháng 2 năm 2007).[40] Vào dịp cuối tuần công chiếu (20 tháng 4) tại Hoa Kỳ, phim đã thu về 5,8 triệu USD chỉ từ 825 cụm rạp, qua đó trở thành tác phẩm có doanh thu trung bình trên mỗi rạp cao nhất so với bất kỳ bộ phim nào nằm trong top 10 tuần đó.[5] Doanh số cuối tuần mở màn của Hot Fuzz đã đánh bại tổng doanh thu cuối tuần công chiếu của bộ phim thành phẩm trước đó giữa Pegg và Wright, Shaun of the Dead. Trong tuần ra mắt thứ hai, Rogue Pictures đã mở rộng số rạp chiếu phim từ 825 lên 1.272 rạp, và mang về 4,9 triệu USD, giảm 17% tổng doanh số phòng vé.[41] Tổng cộng, Hot Fuzz đã thu về 80.573.774 USD trên toàn thế giới. Trong chín tuần phát hành, bộ phim đã thu về gần gấp đôi doanh thu của Shaun of the Dead ở Mỹ và gấp ba lần tổng doanh thu ở các quốc gia khác.[42]

Đánh giá chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]

Hot Fuzz nhận được sự tán dương từ giới chuyên môn. Trang web tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes có tỉ lệ đồng thuận 91% dựa trên 203 bài đánh giá, với điểm số trung bình là 7,65/10. Các nhà phê bình trên trang web đồng thuận: "Với Hot Fuzz, những bộ óc xuất chúng đằng sau Shaun of the Dead đã thành công trong thể loại bộ đôi cảnh sát. Kết quả là họ đã cho ra đời một tác phẩm giễu nhại châm biếm và cực kỳ thú vị."[43] Trên Metacritic, phim có số điểm 81/100, dựa trên ý kiến của 37 nhà phê bình, cho thấy "sự tán dương rộng rãi".[44] Olly Richards của Empire ca ngợi sự ăn ý giữa Pegg và Frost, đã nhận xét: "Sau gần một thập kỷ song hành, cả hai rõ ràng rất thoải mái khi ở bên nhau, đến mức họ cảm thấy rằng không nhất thiết phải đua nhau đưa lời hài hước[d], điều đó khiến cho hai người trở thành một bộ đôi tuyệt vời trong hai giờ đồng hồ".[45] Philip French của The Observer, người từng không ưa Shaun of the Dead, đã hâm mộ cặp đôi hài hước trong bộ phim.[46] Tác phẩm cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực tại Hoa Kỳ. Derek Elley của Variety ca ngợi Broadbent và Dalton là "cực kỳ xuất sắc khi hóa thân thành cấp trên nhiệt tình, thân thiết và nồng hậu của Angel, và nghi phạm số 1 lươn lẹo".[47] Ngoài ra, phim cũng được nhà biên kịch Shane Black (người chắp bút phần kịch bản của Lethal Weapon) đón nhận nồng nhiệt, như một sự tôn kính đối với thể loại này.[28]

Mặc dù hầu hết những nhận xét về Hot Fuzz đều là khen ngợi, nhưng những đánh giá không phải lúc nào cũng đều tích cực. Tờ Daily Mirror chỉ chấm cho Hot Fuzz 2/5 điểm, nói rằng "nhiều câu chuyện cười đã không đạt được mục tiêu" khi bộ phim bắt đầu dựa dẫm hơn vào yếu tố hành động.[48] Anthony Quinn của The Independent cho biết, "Phong thái tinh quái y hệt [như trong Spaced] được khắc họa tại đây, nhưng nó lại bị theo đuổi đến chết người".[49]

Năm 2016, tạp chí Empire xếp Hot Fuzz đứng thứ 50 trong danh sách 100 phim Anh hay nhất, đi kèm với lời bình, “phần thứ hai trong bộ ba phim được lên kế hoạch ​​của họ một lần nữa đóng đinh những tình tiết rập khuôn của thể loại, làm sáo rỗng mọi thứ một cách hài hước, từ Point Break cho đến Bad Boys II. Mối gắn kết giữa Pegg với người bạn lâu năm Frost vẫn được yêu mến hơn bao giờ hết. Theo một cách nào đó, câu chuyện trinh thám kiểu [phim hoạt hình hài hước] Scooby-Doo kết hợp với [phim kinh dị] Scream với sự tham gia của tài năng xuất sắc nhất của Anh Quốc, tâng bốc sự sáo rỗng của một thị trấn nhỏ nhằm mang lại hiệu quả tuyệt vời trong một cuộc gặp gỡ không hợp lý nhưng rất tuyệt vời, giữa cuộc sống nông thôn buồn tẻ và hành động bạo lực như nhát đâm."[50]

Phương tiện tại gia[sửa | sửa mã nguồn]

Hot Fuzz được phát hành dưới dạng DVD vào ngày 11 tháng 6 năm 2007 tại Anh. Hơn một triệu đĩa DVD đã được bán ra ở Vương quốc Anh trong bốn tuần đầu phát hành.[51] DVD cũng giới thiệu bộ phim nghiệp dư cuối cùng của Wright, Dead Right, tác phẩm mà vị đạo diễn mô tả là "Hot Fuzz nhưng lại không có kinh phí". Bộ đĩa đôi bao gồm phần trình phát phim và phần bình luận (hoặc bàn luận) bằng âm thanh, kịch bản phân cảnh,[e] những cảnh bị cắt, hậu trường phim tài liệu, blog video, featurette,[f], các cảnh bị xóa, phòng trưng bày cũng như một số trứng Phục sinh[g] ẩn. Nhờ ngày phát hành trên, nên bộ phim đã có mặt trên thị trường thuộc mã vùng DVD 2[h] sớm hơn so với ngày ra rạp ở Đức vào ngày 14 tháng 6 năm 2007.[52] Trong cuộc bàn luận giữa đạo diễn Wright và đồng nghiệp Quentin Tarantino, họ đã thảo luận về gần 200 bộ phim điện ảnh.[53]

Phiên bản DVD và HD DV Hoa Kỳ được phát hành vào ngày 31 tháng 7 năm 2007. Phim mở màn với vị trí á quân trên bảng xếp hạng doanh số DVD của Mỹ, bán được 853.000 bản và thu về hơn 14 triệu USD. 1.923.000 đĩa đã được bán ra và đạt doanh thu 33,3 triệu USD.[54] Phiên bản HD DVD có nhiều tính năng đặc biệt hơn so với bản DVD tiêu chuẩn. Phiên bản sưu tập bộ ba đĩa được phát hành vào ngày 27 tháng 11 năm 2007 và phiên Blu-ray được ra mắt vào ngày 22 tháng 9 năm 2009.[55]

Soundtrack[sửa | sửa mã nguồn]

Album nhạc phim, Hot Fuzz: Music from the Motion Picture, được phát hành vào ngày 19 tháng 2 năm 2007 tại Vương quốc Anh và ngày 17 tháng 4 năm 2007 tại Hoa Kỳ và Canada. Bản phát hành tại Vương quốc Anh chứa 22 bản nhạc, còn bản phát hành ở Bắc Mỹ thì chứa 14 bản nhạc, do nhà soạn nhạc người Anh David Arnold (người đã sáng tác phần nhạc nền cho loạt phim về James Bond từ năm 1997 đến năm 2008) thực hiện. Bản nhạc "Hot Fuzz Suite" trong album là tổng hợp các trích đoạn từ nhạc nền của Arnold.[56] Theo lời bình luận trong DVD, phân đoạn Nicholas Angel mua đồ ở một cửa hàng tiện lợi (trong lúc anh định rời khỏi Sandford), rồi sau đó quay trở lại đồn cảnh sát và trang bị vũ khí cho cuộc đấu súng cuối cùng (trong bản nhạc "Avenge Angel"), được sáng tác bởi Robert Rodríguez, người đã không xem phần còn lại của bộ phim khi đang viết nhạc.

Các bản nhạc khác trong phim là sự pha trộn giữa nhạc rock Anh thập niên 1960 và 1970 (The Kinks, T. Rex, The Move, Sweet, The Troggs, Arthur Brown, Cozy Powell, Dire Straits), làn sóng mới (Adam Ant, XTC) và ban nhạc indie Glasgow (The Fratellis).[56][57] Album nhạc phim có các trích đoạn hội thoại của Pegg, Frost cùng các diễn viên khác, chủ yếu được lồng vào các bản nhạc.[58] Tiêu chuẩn lựa chọn bài hát cũng bao gồm việc các số ca khúc phải có tựa đề liên quan đến cảnh sát (fuzz), như "Caught by the Fuzz" và "Here Come the Fuzz" của Supergrass, được sáng tác cho bộ phim của Jon Spencer, thành viên ban nhạc Blues Explosion.[21][56]

Thông tin bên lề[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cảnh Angel đuổi theo chiếc xe chạy quá tốc độ đã được coi là màn rượt đuổi bằng xe ngắn nhất trong lịch sử điện ảnh, khi chỉ diễn ra trong vòng vài giây.
  • Vì ban đầu Hot Fuzz vốn được tạo ra như một bộ phim không kỹ xảo, vì vậy nên những diễn viên phải làm việc với ngân sách eo hẹp. Kết quả họ phải ghi hình lại một số phân đoạn.[59]
  • Mẹ và thầy giáo dạy kịch của đạo diễn, cũng như mẹ của diễn viên chính, đã đóng vai phụ làm giám khảo chấm cuộc thi ở cuối bộ phim.[60]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Một thể loại phim, với nội dung chủ yếu kể về hai cảnh sát cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng tập trung vào quá trình hình thành mối liên kết giữa hai người
  2. ^ Sê-ri này có biểu tượng là cây kem Cornetto, mỗi phim sẽ xuất hiện một cây kem với hương vị khác nhau, đại diện cho tính chất của phim đó.
  3. ^ Được sử dụng như một phần của Chroma key, hiệu ứng có chức năng loại bỏ nền của một video để ghép với video khác.
  4. ^ Trong một câu chuyện cười, lời cuối cùng của câu chuyện, tình tiết hài hước được gọi là punch line
  5. ^ Được tạo thành từ các khung hình vuông có hình minh họa hoặc hình ảnh đại diện cho mỗi cảnh quay.
  6. ^ Trong ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, featurette là một loại phim ngắn hơn phim dài, nhưng lại dài hơn phim ngắn. Thuật ngữ này có thể đề cập đến một trong hai loại nội dung: phim ngắn hơn hoặc phim song hành.
  7. ^ Liên hệ đến truyền thống săn trứng trong ngày Lễ Phục sinh. Trong truyền thông, trứng Phục sinh là từ ám chỉ đến các chi tiết thú vị được giấu kín, khó nhận ra, có thể sẽ liên hệ đến một số tác phẩm khác.
  8. ^ Nhiều phim DVD được bán có chứa mã vùng để ngăn phát đĩa trong khu vực địa lý khác với nơi phát hành

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ HOT FUZZ (15)”. British Board of Film Classification. ngày 2 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ a b c “Hot Fuzz (2007)”. British Film Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Collins, Andrew (ngày 19 tháng 7 năm 2013). "Simon Pegg: The World's End is $4 million shy of double what Hot Fuzz cost" Lưu trữ 2017-08-03 tại Wayback Machine. Radio Times.
  4. ^ “Hot Fuzz Financial Information”. The Numbers. Nash Information Services, LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ a b “Hot Fuzz (2007)”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ Corliss, Richard (ngày 21 tháng 4 năm 2007). “Breaking News, Analysis, Politics, Blogs, News Photos, Video, Tech Reviews”. Time (bằng tiếng Anh). ISSN 0040-781X. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Philip, Tom. 'Hot Fuzz' Is One of the Best Action Movies Ever, and It's on Netflix”. www.gq.com. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ “10 Things That Make Hot Fuzz One of the Funniest Cop Movies Ever Made”. Focus Features (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “Five celebrity movie cameos you totally missed”. News.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2019.
  10. ^ Toppel, Fred. “Hot Fuzz cameos”. CanMag.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  11. ^ “15 Things You Probably Didn't Know About Hot Fuzz”. IFC.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  12. ^ Christianson, Emily. "Hot Fuzz" Q&A: Flushing Birthday Cakes with Edgar Wright and Nick Frost”. New York Post. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  13. ^ a b Wilson, Stevie (ngày 31 tháng 7 năm 2007). “Hot Interview with Director/Screenwriter Edgar Wright and Actor Nick Frost of Hot Fuzz”. Gather.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  14. ^ Murray, Gary. “Edgar Wright, Simon Pegg, and Nick Frost talk Hot Fuzz”. BigFanBoy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  15. ^ Topel, Fred. “Interview with the Stars of Hot Fuzz – Simon Pegg and Nick Frost”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  16. ^ “Hot Fuzz-Production Notes p.2”. CinemaReview. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  17. ^ a b “Week Four 2007”. The Culture Show. ngày 10 tháng 2 năm 2007. BBC Two.
  18. ^ “The Hot Fuzz Film Tour”. Wells Víitor Information Service. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ “Thank God we did screen film event!”. Cotswald Journal. ngày 11 tháng 8 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  20. ^ a b c “Around the West Country and into Wales”. The Comedy Map of Britain. ngày 3 tháng 2 năm 2007. BBC Two.
  21. ^ a b c Hot Fuzz commentary (DVD). Universal Pictures.
  22. ^ “Best Buddy Cop Movies – A Celebration – Sky Movies HD”. Movies.sky.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  23. ^ “Hot Fuzz Filming Locations”. Movie Locations Guide.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  24. ^ “Hot Fuzz (2007) – The Flower Shop”. British Film Locations. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  25. ^ Medd, James. “Where was 'Hot Fuzz' filmed?”. CN Traveller (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  26. ^ “Filming Under Way on Hot Fuzz”. Working Title Films. ngày 20 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  27. ^ “Hot Fuzz”. Channel 4 Film. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  28. ^ a b Kolan, Patrick (ngày 13 tháng 3 năm 2007). “Interview With Edgar Wright”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  29. ^ “Simon Pegg and Nick Frost”. CraveOnline. ngày 9 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
  30. ^ “Interview with Simon Pegg”. BBC. ngày 1 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  31. ^ Brown, Mark (ngày 3 tháng 4 năm 2008). “Spaced duo savour sweet taste of success”. guardian.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  32. ^ Chupnick, Steven (ngày 17 tháng 4 năm 2007). “Interview: Edgar Wright Tackles Hot Fuzz”. Movie Web. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  33. ^ Collis, Clark (ngày 13 tháng 4 năm 2007). “Brits and Giggles”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  34. ^ Stratton, David. “Hot Fuzz”. At the Movies. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
  35. ^ a b c Bielik, Alain (ngày 20 tháng 4 năm 2007). “Hot Fuzz: A Cop Spoof CG Investigation”. VFXWorld. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  36. ^ Frey, Jonathan (ngày 7 tháng 8 năm 2006). “Hot Fuzz Con Blogs”. JoBlo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  37. ^ JoBlo (ngày 27 tháng 7 năm 2006). “Con:Hot Fuzz”. JoBlo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  38. ^ Reilly, Maura (ngày 7 tháng 8 năm 2007). “Hot Fuzz's Edgar Wright and Nick Frost at Comic-Con”. MonstersandCritics.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  39. ^ "Hot Fuzz" World Premiere”. Working Title Films. ngày 16 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  40. ^ “Hot Fuzz heats up UK box office”. BBC News. ngày 20 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  41. ^ “Hot Fuzz-Weekend Box Office”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  42. ^ “Shaun of the Dead”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  43. ^ “Hot Fuzz (2006)”. Rotten Tomatoes. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  44. ^ “Hot Fuzz”. Metacritic. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  45. ^ Richards, Olly. “Hot Fuzz (TBC)”. Empire. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  46. ^ French, Philip (ngày 18 tháng 2 năm 2007). “Hot Fuzz”. guardian.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  47. ^ Elley, Derek (ngày 20 tháng 2 năm 2007). “Hot Fuzz”. Variety. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  48. ^ “Hot Fuzz”. Daily Mirror. ngày 16 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  49. ^ Quinn, Anthony (ngày 16 tháng 2 năm 2007). “Hot Fuzz (15)”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  50. ^ “The 100 best British films”. Empire. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2019.
  51. ^ Kelly, Kevin (ngày 31 tháng 7 năm 2007). “Comic-Con: Hot Fuzz on DVD Today, Play the Shootout Game Now!”. Cinematical. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  52. ^ “Hot Fuzz – Zwei abgewichste Profis”. Kino.de (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  53. ^ “Every film mentioned by Edgar Wright and Quentin Tarantino in their Hot Fuzz commentary track”. Tysto.com. ngày 14 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  54. ^ “Movie Hot Fuzz – DVD Sales”. The Numbers. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  55. ^ Ault, Susanne (ngày 28 tháng 8 năm 2009). “Best Buy receives Blu-ray exclusives”. Video Business. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
  56. ^ a b c Phares, Heather. “Hot Fuzz [Cherry Tree] Review”. AllMusic. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  57. ^ “Soundtrack details: Hot Fuzz”. Soundtrack Collector. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  58. ^ Ruiz, Rafael. “Hot Fuzz soundtrack”. SoundtrackNet. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2009.
  59. ^ Bielik, Alain (20 tháng 4 năm 2007). 'Hot Fuzz': A Cop Spoof CG Investigation”. VFXWorld Magazine (bằng tiếng Anh). Animation World Magazine. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  60. ^ “15 Things You Probably Didn't Know About Hot Fuzz”. IFC. ngày 15 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hot_Fuzz