Wiki - KEONHACAI COPA

Hoa sữa (bài hát)

"Hoa sữa"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1978
Thể loạiNhạc trữ tình
Sáng tácHồng Đăng

"Hoa sữa" là một ca khúc của nhạc sĩ Hồng Đăng sáng tác vào năm 1978. Đây là một trong những ca khúc gắn liền với sự nghiệp của nhạc sĩ Hồng Đăng được ông sáng tác cho bộ phim Hà Nội mùa chim làm tổ của đạo diễn Đức Hoàn.[1][2]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Một cành hoa sữa.

"Hoa sữa" được nhạc sĩ Hồng Đăng sáng tác vào năm 1978, theo lời "đặt hàng" của đạo diễn Đức Hoàn viết cho bộ phim Hà Nội mùa chim làm tổ. Theo lời kể của nhạc sĩ Hồng Đăng, ban đầu ông không có ý tưởng để sáng tác, sau đó nhà thơ Nguyễn Hương Trâm gợi ý ông viết về hoa sữa một loài hoa thơm nhưng ít người biết, khi sáng tác ca khúc này nhạc sĩ Hồng Đăng chưa từng biết về loài hoa sữa.[3][4][5][6]

Ca khúc có giai điệu chậm rãi, viết về tình yêu của một đôi trai gái không thể đến được với nhau, hoa sữa là chứng nhân tình yêu của họ: "Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó, những bạn bè chung, những con đường nhỏ. Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm có lẽ nào anh lại quên em".[4]

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

"Hoa sữa" được thể hiện lần đầu tiên bởi ca sĩ Lê Dung trong phim "Hà Nội mùa chim làm tổ".[7][8] Năm 1986, ca sĩ Nhã Phương thu âm nhạc phẩm qua băng cassette. Thời điểm đó, bộ đôi Bảo YếnNhã Phương đang nổi tiếng, bài hát nhờ vậy được phổ biến rộng rãi đến công chúng và được yêu thích.[9][8][4] Bài hát sau đó được một số ca sĩ thể hiện như Thanh Hoa, Hồng Nhung,[10] Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Linh, Lệ Quyên,[11] Thanh Lam.[12]

Nhạc sĩ Hồng Đăng nhận xét: "Bài 'Hoa sữa' nhiều ca sĩ thể hiện nhưng mỗi một ca sĩ biểu diễn bằng một tình yêu riêng. Ngay như Hồng Nhung hát rất cảm xúc, Hồ Quỳnh Hương hát cũng rất hay, Thanh Lam hát thì có người không thích, nhưng nhiều người lại bảo rất thích, không ai hát được bằng Thanh Lam".[3]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay khi ra mắt, "Hoa sữa" đã được giới học sinh, sinh viên thời đó thích ca từ, giai điệu lãng mạn của bài hát, rồi chép lại trong những cuốn sổ lưu niệm.[8][4] Bài hát "Hoa sữa" của nhạc sĩ Hồng Đăng được đánh giá là một trong những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội, mặc dù trong ca từ không có địa danh nào nhắc đến Hà Nội. Nhờ sự phổ biến của bài hát, hoa sữa được trồng nhiều hơn ở Hà Nội và nhiều địa phương khác.[4][13][3] Tuy nhiên, mật độ hoa dày đặc khiến mùi hương trở nên nồng nặc, khiến những người dân xung quanh luôn than phiền về mùi hương của loài hoa này.[14][15][16][17] Thậm chí nhạc sĩ Hồng Đăng từng bị "than phiền" cũng vì mùi hương của hoa sữa.[18][19] Ngày 28 tháng 10 năm 2021, nhạc sĩ Hồng Đăng được trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội vì có những cống hiến xuất sắc cho nền âm nhạc Thủ đô, trong đó có bài "Hoa sữa".[20][21]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Viết trên báo Tuổi Trẻ Thủ Đô, tác giả Cẩm Tú nhận xét: "Nhiều người xa Hà Nội, vẫn hát bài hát này như một kí ức không thể nào quên về Thủ đô. Điều đặc biệt là "Hoa sữa" được xếp vào trong số các ca khúc hay nhất viết về Hà Nội mặc dù không hề có bất cứ một danh từ, một địa điểm nào của Hà Nội".[6] Còn theo báo Dân Việt, cho rằng "bài hát đã hoàn thành sứ mạng của mình trở thành một ca khúc cứ mỗi độ mùi hương hoa sữa về lại đánh thức nó sống dậy cùng với những tình yêu đôi lứa."[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nông Hồng Diệu (14 tháng 4 năm 2019). “Nhạc sĩ Hồng Đăng: Cả đời lênh đênh và hạnh phúc bên vợ trẻ ở tuổi xế chiều”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Dương Kỳ Anh (25 tháng 12 năm 2015). “Hồng Đăng - nhạc sỹ "lãng tử". Văn Nghệ Công An. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c Trần Mỹ Hiền (12 tháng 2 năm 2016). “Nhạc sĩ Hồng Đăng: "Tôi nào có biết hoa sữa…". An Ninh Thế Giới. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b c d e Hà Thu (30 tháng 10 năm 2021). 'Hoa sữa' - ca khúc gắn với mùa thu Hà Nội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Dương Kỳ Anh (1 tháng 11 năm 2021). “Duyên muộn hạnh phúc của 'nhạc sĩ lãng tử' Hồng Đăng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b Cẩm Tú (14 tháng 10 năm 2019). “Nhạc sĩ Hồng Đăng - Người "định vị" hoa sữa với Hà Nội”. Tuổi Trẻ Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Thái An (4 tháng 9 năm 2010). “Long đong Hoa sữa”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ a b c d My Lan (1 tháng 12 năm 2017). “Nhạc sĩ Hồng Đăng: "Có ai ngờ chỉ vì tình yêu hoa sữa lại lắm chuyện đến thế!". Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Thiên Điểu (29 tháng 10 năm 2021). “Nhạc sĩ Hồng Đăng dành bao nhiêu yêu thương cho Hà Nội thơm mùi hoa sữa”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Đào Bích (21 tháng 10 năm 2018). “Diva Hồng Nhung gặp sự cố khi hát nhầm ca khúc "Thu vàng". Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Ngọc Hà (19 tháng 6 năm 2012). “Lệ Quyên hát về Hà Nội”. An Ninh Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Hoài Phố (6 tháng 10 năm 2007). “Ca sỹ Thanh Lam tổ chức live show ủng hộ nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Hoàng Trọng (15 tháng 11 năm 2015). “Hoa sữa ở Quy Nhơn, từ "cuồng yêu" thành "bức tử". Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Quang Chiến – Đoàn Loan (1 tháng 12 năm 2017). “Nhiều người Hà Nội than mệt với mùi hoa sữa”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ Nguyễn Tú (26 tháng 10 năm 2012). “Bịt mũi vì hoa sữa”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Bình Nguyễn – Trần Ngọc (1 tháng 12 năm 2017). “Hoa sữa Hà Nội giữa hai luồng "yêu - ghét". Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Trường Trung (20 tháng 7 năm 2019). “Chuyển cả 'phố hoa sữa' đi vì mùi thơm đã hóa mùi... nồng nặc”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Minh Thư (1 tháng 12 năm 2017). 'Ức chế' vì hoa sữa, người Hà Nội trách móc cả... nhạc sĩ Hồng Đăng”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập 14 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Đào Bích (4 tháng 12 năm 2017). “Nhạc sĩ Hồng Đăng tắt điện thoại vì bị than vãn "mùi hoa sữa". Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Nguyễn Hằng (28 tháng 10 năm 2021). “Nhạc sĩ Hồng Đăng, tác giả "Hoa sữa" được vinh danh Vì tình yêu Hà Nội”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ Hà Thi (1 tháng 11 năm 2021). “Nhạc sĩ Hồng Đăng nhận giải thưởng Vì tình yêu Hà Nội 2021”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_s%E1%BB%AFa_(b%C3%A0i_h%C3%A1t)