Wiki - KEONHACAI COPA

Haile Gebrselassie

Haile Gebrselassie
125p
Haile Gebrselassie tại Amsterdam Marthon, tháng 10/2005.
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Ethiopia
Điền kinh nam
Thế vận hội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtSydney 200010000 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAtlanta 199610000 m
Giải vô địch Thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtSeville 199910000 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 199710000 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtGothenburg 199510000 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtStuttgart 199310000 m
Huy chương bạc – vị trí thứ haiParis 200310000 m
Huy chương bạc – vị trí thứ haiStuttgart 19935000 m
Huy chương đồng – vị trí thứ baEdmonton 200110000 m
Giải vô địch thế giới các môn thể thao trong nhà
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBirmingham 20033000 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMaebashi 19993000 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMaebashi 19991500 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtParis 19973000 m

Haile Gebrselassie (Ge'ez: ኃይሌ ገብረ ሥላሴ haylē gebre silassē; sinh ngày 18 tháng 4 năm 1973) là vận động viên điền kinh người Ethiopia chuyên đường chạy điền kinh và ngoài trời. Gebrselassie đã nhiều lần chiến thắng với nhiều nội dung từ 1500 mét đến marathon, từ các cuộc thi ngoài trời, trong nhà, vượt địa hình cho đến chạy trên đường bộ. Anh đã 26 lần phá kỷ lục thế giới và giành nhiều danh hiệu Olympic và các Giải vô địch Thế giới, và được nhiều người xem là một trong những vận động viên đường trường vĩ đại nhất trong lịch sử[1][2][3][4][5].

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Gebrselassie sinh ra trong một gia đình 10 người con ở Asella, tỉnh Arsi, Ethiopia. Lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh từng chạy quãng đường 10 km từ nhà đến trường, và từ trường trở lại trong suốt 10 năm. Điều này đã tạo ra một tư thế chạy đặc biệt cho Gebrselassie, với cánh tay trái gập vào như đang ôm cặp sách, và tay phải vung rất năng động theo nhịp chạy.

Chiến thắng lớn trên đấu trường quốc tế đầu tiên của Gebrselassie là năm 1992, anh về nhất trong cuộc đua tài năng trẻ 1992 ở Seoul với nội dung 5.000 m và 10.000 m.

Sau đó, từ năm 1993 Gebrselassie giành huy chương vàng giải vô địch thế giới 4 năm liên tiếp 1993, 1995, 1997, 1999 ở nội dung 10.000 m và 5.000 m. Cuối năm 1994 anh đánh dấu kỷ lục thế giới đầu tiên của mình khi hoàn thành đường chạy 5.000 m trong thời gian 12:56.96, nhanh 2 giây so với kỷ lục cũ của Saïd Aouita.

Năm 1995, tại Hengelo, Hà Lan, Gebrselassie phá kỷ lục 10.000 m với thành tích 26:43.53, hơn kỷ lục cũ 9 giây. Cùng mùa hè năm đó, anh tiếp tục chiến thắng với thành tích 12:44.39 cự ly 5.000 m tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây được bình chọn là "Cuộc chạy tiêu biểu của năm" do tạp chí Track & Field News thực hiện.

Năm 1998, Gebrselassie một lần nữa phá kỷ lục 10.000 m của Paul Tergat trong 26:22.75, đặc biệt anh chạy nửa quãng đường 5.000 m trong thời gian ấn tượng 13:11.

Năm 1999, Gebrselassie vào vai chính mình trong bộ phim tài liệu Endurance do hãng Walt Disney sản xuất, nói về cuộc đời và sự nghiệp của anh từ tuổi thơ gian khó đến chức vô địch Olympic 1996.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2000Sydney, anh trở thành vận động viên thứ ba trong lịch sử bảo vệ thành công chức vô địch cự ly 10.000 m trong hai kỳ liên tiếp. Đây là một trong những cuộc đua 10.000 m ấn tượng nhất mọi thời đại, với pha nước rút đáng kinh ngạc của Gebrselassie vượt qua Paul Tergat vào những giây cuối cùng, anh vượt Tergat chỉ 0.9 giây.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2004Athena, Gebrselassie được kỳ vọng sẽ ghi tên mình vào lịch sử là người đầu tiên giành được 3 huy chương vàng 10.000 m trong ba kỳ Olympic liên tiếp. Tuy nhiên anh đã không thành công khi về thứ năm, tuột huy chương vàng vào tay Kenenisa Bekele - người đồng hương Ethiopia trẻ tuổi đã phá vỡ cả hai kỷ lục 5.000 m và 10.000 m của anh trước đó.

Sau Thế vận hội Mùa hè 2004, Gebrselassie ít tham gia đường chạy điền kinh hơn, thay vào đó là các cuộc đua ngoài trời. Anh đã tham gia nhiều cuộc thi marathon: London Marathon 2002, Amsterdam 2005 (về nhất), London 2006, Berlin 2006, 2007, 2008 (về nhất cả 3), Dubai 2008 (nhất).

2002 là năm đầu tiên Gebrselassie tham gia London Marathon. Anh khởi đầu cuộc chạy với nhịp chạy rất nhanh, tương đương với kỷ lục thế giới lúc đó. Tuy nhiên anh đã không giữ được tốc độ đó, và để Paul Tergat và Khalid Khannouchi vượt. Hôm đó Khannouchi đã phá vỡ kỷ lục marathon của chính mình, và Gebrselassie về thứ ba.

Năm 2005 Gebrselassie đã chiến thắng trong tất cả các cuộc đua ngoài trời anh tham gia: chiến thắng tại Amsterdam Marathon với thành tích tốt nhất trong năm (2:06:20), kỷ lục thế giới 10 dặm ở Tilburg, Hà Lan (44:24). Đặc biệt trong cuộc đua 10 dặm (16,09 km) đó, 15 km cuối cùng anh đã chạy trong 41:22, chậm hơn kỷ lục 15 km có 7 giây.

Ngày 23 tháng 4 năm 2006 anh về thứ 9 trong cuộc chạy London Marathon với thành tích 2:09:05. Sau đó Gebrselassie đã nói vị trí thứ 9 này là "cuộc đua tồi tệ nhất trong sự nghiệp của mình". Tuy nhiên đến tháng 9 anh lại về nhất trong cuộc chạy Berlin Marathon với thành tích 2:05:55, giúp anh trở thành người thứ năm trong lịch sử hoàn thành marathon dưới 2 giờ 6 phút.

Ngày 30 tháng 9 năm 2007, Gebrselassie về nhất cuộc chạy Berlin Marathon với thành tích 2:04:27, phá vỡ kỷ lục 2:04:55 trước đó của Paul Tergat, cũng lập tại Berlin vào năm 2003. Gebrselassie sau đó đã nói gửi lời xin lỗi tới Paul Tergat và nói rằng kỷ lục này thuộc về Tergat. Tergat và Gebrselassie là hai kình địch đại diện cho Ethiopia và Kenya, đồng thời họ cũng là một đôi bạn thân trên đường chạy.

Hướng đến cuộc thi Dubai Marathon vào tháng 1 năm 2008, HLV của anh đã phát biểu Gebrselassie sẽ phá kỷ lục marathon với dự định thời gian dưới 2:04. Gebrselassie cũng đồng ý rằng dưới 2:04 là có thể được, tuy nhiên mọi điều kiện thời tiết phải thật hoàn hảo. Ngày 18 tháng 1 năm 2008, Dubai Marathon 2008 bắt đầu và Gebrselassie về nhất với thời gian 2:04:53. Do nhịp chạy những quãng đầu hơi nhanh nên Gebrselassie đã không thể giữ nguyên tốc độ đến đích, dù sao anh cũng đã về nhất.

Với nội dung Bán Marathon, Gebrselassie tham gia lần đầu tiên ở New York City Half Marathon, tháng 5/2007 với thành tích 59:24. Sau đó anh liên tục vô địch suốt 9 cuộc chạy Bán Marathon, tuy nhiên ở Den Haag (ngày 14/3/2009) anh đã thua Sammy Kitwara khi chỉ về nhì với thành tích 59:49.

Tại FBK-Games (Hengelo - Hà Lan), Gebrselassie hoàn thành 10,000m với 26:51.20, về nhì sau Sileshi Sihine. Gebrselassie là người duy nhất trên 30 tuổi chạy dưới 27 phút cho 10.000m. Thành tích 9 lần chạy dưới 27 phút của anh chưa từng có vận động viên nào đạt được.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2008Bắc Kinh, Gebrselassie đã từ chối tham gia môn marathon do lo sợ bầu không khí ô nhiễm nặng nề tại thành phố này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của anh (Gebrselassie bị hen suyễn). Sau đó anh đã phải đính chính lại là không khí ở Bắc Kinh có vẻ đã sạch hơn dự kiến. Tuy nhiên anh vẫn tham dự nội dung 10.000 m và về thứ 6 với thành tích 27:06.68, huy chương vàng lại về tay người đồng hương trẻ tuổi Kenenisa Bekele.

Vào tháng 9 năm 2008, anh đã bảo vệ thành công chức vô địch tại Berlin Marathon, phá vỡ kỷ lục cá nhân của chính mình xuống 27 giây với thành tích 2:03:59. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử marathon được hoàn thành dưới 2 giờ 4 phút.

Tháng 1/2009, Gebrselassie đặt mục tiêu phá kỷ lục trước đó của mình tại Dubai Marathon. Sau đó trời đổ mưa, đường trơn trượt khiến anh không thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên Gebrselassie vẫn về nhất với thành tích 2:05:29.

Gebrselassie cho biết anh sẽ tham gia hoạt động chính trị sau khi kết thúc sự nghiệp.

Vào tháng 11 năm 2021, Haile Gebreselassie đang ở mặt trận chiến đấu ở Ethiopia chống lại phiến quân Tigray.

Các kỷ lục thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dungThành tíchThời gianĐịa điểmGhi chú
5000 m12:56.961994-06-04Hengelo, Hà Lan
2 dặm8:07.461995-05-27Kerkrade, Hà Lan
10.000 m26:43.531995-06-05Hengelo, Hà Lan
5.000 m12:44.391995-08-16Zurich, Thụy Sĩ
5.000 m13:10.981996-01-27Sindelfingen, Đức
3.000 m7:30.721996-02-04Stuttgart, Đức
5.000 m12:59.041997-02-20Stockholm, Thụy Điển
2 dặm8:01.081997-05-31Hengelo, Hà Lan
10.000 m26:31.321997-07-04Oslo, Na Uy
5.000 m12:41.861997-08-13Zurich, Thụy Sĩ
3.000 m7:26.151998-01-25Karlsruhe, Đức
2.000 m4:52.861998-02-15Birmingham, Anh
10.000 m26:22.751998-06-01Hengelo, Hà Lan
5.000 m12:39.361998-06-13Helsinki, Phần Lan
5.000 m12:50.381999-02-14Birmingham, Anh
10 km27:022002-12-11Doha, Qatar
2 dặm8:04.692003-02-21Birmingham, Anh
15 km41:222005-09-04Tilburg, Hà Lan
10 dặm44:242005-09-04Tilburg, Hà Lan
20 km55:482006-01-15Tempe, Arizona, Mỹ
Bán marathon58:552006-01-15Tempe, Arizona, Mỹ
25 km1:11:372006-03-12Alphen aan den Rijn, Hà Lan
20.000 m56:25.982007-06-27Ostrava, Cộng hòa Séc
Một giờ21.285 m2007-06-27Ostrava, Cộng hòa Séc
Marathon2:04:262007-09-30Berlin, Đức
Marathon2:03:592008-09-28Berlin, ĐứcKỷ lục Marathon thế giới hiện giờ

Kỷ lục cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài trời[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dungThành tíchThời gianĐịa điểm
1.500 m3:33.731999-06-06Stuttgart
1 dặm3:52.391999-06-27Gateshead
3.000 m7:25.091998-08-28Bruxelles
2 dặm8:01.081997-05-31Hengelo
5.000 m12:39.361998-06-13Helsinki
10.000 m26:22.751998-06-01Hengelo
10 km (đường bộ)27:022002-12-11Ad-Dawhah
15 km (đường bộ)41:382001-11-11Nijmegen
10 dặm (đường bộ)44:242005-09-04Tilburg
20.000 m (đường chạy)56:26.02007-06-27Ostrava, Cộng hòa Séc
Một giờ (đường chạy)21.285 m2007-06-27Ostrava, Cộng hòa Séc
20 km (đường bộ)*55:482006-01-15Phoenix
Bán marathon58:552006-01-15Phoenix
25 km (đường bộ)1:11:372006-03-12
Marathon2:03:592008-09-28Berlin

[cần dẫn nguồn]

* Ghi nhận khi thực hiện nội dung Bán marathon

Trong nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dungThành tíchThời gianĐịa điểm
1.500 m3:31.761998-02-01Stuttgart
2.000 m4:52.861998-02-15Birmingham
3.000 m7:26.151998-01-25Karlsruhe
2 dặm8:04.692003-02-21Birmingham
5.000 m12:50.381999-02-14Birmingham

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Gebrselassie's great plan”. The Independent. ngày 2 tháng 6 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
  2. ^ “Men's 10,000m: Gebrselassie may be the best of all time”. CBC Sports. ngày 6 tháng 8 năm 2001.
  3. ^ “Haile successful: Gebrselassie reminds us once again of his greatness”. Sports Illustrated. ngày 5 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ Jere Longman (ngày 13 tháng 4 năm 2002). “MARATHON; Gebrselassie's Plan Could Hurt Him in the End”. The New York Times.
  5. ^ “Steinle seeking London glory”. BBC Sport. ngày 4 tháng 4 năm 2002.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ lục
Tiền nhiệm:
Kenya William Sigei
Men's 10,000 m World Record Holder
ngày 5 tháng 6 năm 1995 – 23 tháng 8 năm 1996
Kế nhiệm:
Maroc Salah Hissou
Tiền nhiệm:
Maroc Salah Hissou
Men's 10,000 m World Record Holder
4 tháng 8 năm 1997 – 22 tháng 8 năm 1997
Kế nhiệm:
Kenya Paul Tergat
Tiền nhiệm:
Kenya Paul Tergat
Men's 10,000 m World Record Holder
ngày 1 tháng 6 năm 1998 – ngày 8 tháng 6 năm 2004
Kế nhiệm:
Ethiopia Kenenisa Bekele
Tiền nhiệm:
Kenya Samuel Kamau Wanjiru
Men's Half Marathon World Record Holder
15 tháng 1 năm 2006 – 9 tháng 2 năm 2007
Kế nhiệm:
Kenya Samuel Kamau Wanjiru
Tiền nhiệm:
Kenya Paul Tergat
Men's Marathon World Record Holder
30 tháng 9 năm 2007 –
Kế nhiệm:
Incumbent
Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm:
Algérie Noureddine Morceli
Men's Track & Field Athlete of the Year
1995
Kế nhiệm:
Hoa Kỳ Michael Johnson
Tiền nhiệm:
Đan Mạch Wilson Kipketer
Men's Track & Field Athlete of the Year
1998
Kế nhiệm:
Maroc Hicham El Guerrouj
Thành tích
Tiền nhiệm:
Maroc Khalid Skah
Men's Zevenheuvelenloop Winner (15 km)
1994
Kế nhiệm:
Kenya Josphat Machuka
Tiền nhiệm:
Kenya Ismael Kirui
Men's 5,000 m Best Year Performance
1994 – 1995
Kế nhiệm:
Kenya Daniel Komen
Tiền nhiệm:
Kenya Daniel Komen
Men's 3,000 m Best Year Performance
1997 – 1998
Kế nhiệm:
Maroc Hicham El Guerrouj
Tiền nhiệm:
Kenya Daniel Komen
Men's 5,000 m Best Year Performance
1998 – 1999
Kế nhiệm:
Maroc Brahim Lahlafi
Tiền nhiệm:
Tây Ban Nha Fabian Roncero
Men's Half Marathon Best Year Performance
2002
Kế nhiệm:
Cộng hòa Nam Phi Hendrick Ramaala
Tiền nhiệm:
Ethiopia Sileshi Sihine
Men's Zevenheuvelenloop Winner (15 km)
2005
Kế nhiệm:
Kenya Micah Kogo
Tiền nhiệm:
Eritrea Zersenay Tadese
Men's Half Marathon Best Year Performance
2006
Kế nhiệm:
Kenya Samuel Wanjiru
Tiền nhiệm:
Kenya Evans Rutto
Men's Fastest Marathon Race
2005 – 2008
Kế nhiệm:
Incumbent
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Haile_Gebrselassie