Wiki - KEONHACAI COPA

Hai người mẹ (phim Việt Nam)

Hai người mẹ
Đạo diễnNguyễn Khắc Lợi
Kịch bảnCầm Kỷ
Âm nhạcNguyễn Văn Thương
Quay phimNguyễn Khánh Dư
Dựng phimNguyễn Văn Long
Hãng sản xuất
Công chiếu
1975
Quốc gia Việt Nam
 Lào
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Lào

Hai người mẹ (hay Hai bà mẹ)[1] là một bộ phim điện ảnh Việt Nam về tình hữu nghị trong chiến tranh giữa Việt NamLào do Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn.[2] Bộ phim được Xưởng Phim truyện Việt Nam sản xuất và công chiếu vào năm 1975.[3]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Bộ phim xoay quanh tình hữu nghị, quá trình cùng chiến đấu, hy sinh của hai tộc Việt – Lào trong Chiến tranh Đông Dương. Trung Dũng là một chiến sĩ trẻ của một đơn vị pháo cao xạ, được giao nhiệm vụ bắt giữ một lính Mỹ. Nhân đó mà anh đã được dự một buổi lễ hội và làm quen với hai mẹ con Bua và Bun Mi. Cuộc gặp gỡ này đã gợi lại ký ức của bà Bua – một người phụ nữ Thái gốc Việt – về ký ức thất lạc người con trai vào 20 năm trước ở bản Na Hường, mường Mai Sơn thuộc tỉnh Sơn La.[4]

Sơn La năm 1952, trước khi rút khỏi vùng Tây Bắc của Việt Nam, quân Pháp bắt những cô gái Thái đem theo sang Lào, Bua cũng là một trong số đó. Chồng bị giết, người con trai nhỏ của bà bị lạc trong trận càn của quân Pháp, được một người lính Việt Nam cứu và mang về nuôi dưỡng trong quân đội. Trong một tiệc rượu, bà Bua đã viện cớ đang ốm để từ chối ra múa phục vụ quân đội Pháp. Một quan chỉ huy Pháp đã tìm đến nơi giam Bua, có ý đồ hãm hiếp. Sau khi đâm chết tên quan chỉ huy, Bua chạy vào rừng và được một nữ cán bộ cách mạng Lào là Đuông Chăn cứu giúp. Một thời gian ngắn sau, quân Pháp tìm đến nơi che dấu Bua và giết Đuông Chăn. Bà Bua nhận nuôi Bun Mi, con gái của Đuông Chăn. Bun Mi tiếp tục thay mẹ hoạt động cách mạng ở Lào.[4]

Sao khi Mỹ thế chân Pháp, hai mẹ con Bua đã tiếp tục tham gia cách mạng cùng người dân Lào và quân đội tình nguyện Việt Nam. Trong buổi lễ mừng chiến thắng, bà Bua đã nhận ra người con trai thất lạc trong số các chiến sĩ tình nguyện. Sau khi nói sự thật cho con gái nuôi, bà quyết định về Việt Nam.[5]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra bộ phim còn có sự tham gia của một số diễn viên khác như Lân Bích, Tuấn Tú, Dương Bá Lộc, Lê Cường, Trần Đình Thọ, ...

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1975, Xưởng Phim truyện Việt Nam bắt đầu sản xuất bộ phim Hai người mẹ dựa trên kịch bản của Cầm Kỷ. Đây là bộ phim đầu tiên làm về đề tài tình hữu nghị chiến đấu giữa 2 nước Việt – Lào.[5] Ban đầu, đạo diễn Nông Ích Đạt là người được phân công làm đạo diễn, tuy nhiên ông đã từ chối vì lý do sức khỏe.[11] Cuối cùng, vị trí đạo diễn bộ phim được trao cho Nguyễn Khắc Lợi với sự hỗ trợ của hai phó đạo diễn là Nguyễn Khánh DưTrần Đình Thọ. Trong đó Nguyễn Khánh Dư cũng là người đảm nhận quay phim chính.[12] Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ được giao cho vai trò biên tập. Nghệ sĩ ưu tú Thanh Quý từng được mời tham gia bộ phim, tuy nhiên vì khả năng diễn xuất chưa đạt mà Thanh Quý đã phải nhường vai cho người khác.[13] Lịch Du được mời vào vai chính người mẹ Đuông Chăn, đây là vai chính đầu tiên cũng là duy nhất trong sự nghiệp diễn xuất của bà.[14]

Công chiếu và đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim ra mắt khán giả Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1975 và đã nhận được 2 giải thưởng cho đạo diễn và quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 vào năm 1977.[15] Hơn 15 năm sau khi bộ phim hoàn thành, nhiều thành viên trong đoàn phim được nhà nước Việt Nam phong tặng các danh hiệu cho nghệ sĩ như Huy Công, Lịch Du được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984[16] và 1997,[14] nhà quay phim Nguyễn Khánh Dư, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, họa sĩ thiết kế mỹ thuật Phạm Quang Vĩnh, đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, nữ diễn viên Thụy Vân lần lượt được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào các năm 1993,[17] 2007[18] và 2019.[19] Nữ diễn viên Lê Khanh từng đóng vai Bun Mi lúc nhỏ cũng được phong Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2001.[20]

Tháng 5 năm 2014, kỷ niệm 60 năm chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tuần phim Việt Nam tại Lào được tổ chức. Trong 7 ngày tuần phim diễn ra, có tất cả 5 bộ phim truyện và 3 bộ phim tài liệu được công chiếu tại 4 địa điểm khác nhau tại thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Savannakhet. Hai người mẹ là 1 trong 5 bộ phim truyện đó.[21]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămLễ trao giảiHạng mụcĐối tượng đề cửKết quảNguồn
1977Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4Giải thưởng của Hội đồng giám khảoHai người mẹBằng khen[5]
Đạo diễn xuất sắcNguyễn Khắc LợiĐoạt giải[22]
Quay phim xuất sắcNguyễn Khánh DưĐoạt giải[15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phạm Văn Minh (27 tháng 5 năm 1975). “Phim mới”. Báo Tiền Phong. 2463: 9. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ Bùi Huy (2 tháng 12 năm 2016). “Gặp những người bạn Lào - thắm mãi tình cảm với Việt Nam”. Báo Hòa Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ Trần Hải (17 tháng 4 năm 1977). “Gặp chín đạo diễn phim truyện”. Báo Đại đoàn kết. 12: 21. OCLC 3341076. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b Trần Hải (8 tháng 6 năm 1975). “Phim truyện mới: Hai người mẹ”. Báo Hànộimới. 2278: 3. OCLC 12734461. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b c Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 276.
  6. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 414.
  7. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 95.
  8. ^ Huy Tuấn (7 tháng 7 năm 2016). “NSND Lê Khanh: Một "người Hà Nội" đa tính cách”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 149.
  10. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 73.
  11. ^ Lê Thị Bích Hồng (8 tháng 3 năm 2021). “Cố đạo diễn Nông Ích Đạt: Tri ân quê hương với phim 'Kim Đồng'. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Nguyễn Hữu Phần (5 tháng 12 năm 2007). “Nhớ đạo diễn Nguyễn Khánh Dư – Một tài năng tâm huyết cùng nghệ thuật”. Báo Sài Gòn giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ “NSƯT Thanh Quý vẫn đam mê điện ảnh như thuở ban đầu”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 10 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  14. ^ a b Thảo Duyên (16 tháng 5 năm 2010). “NSƯT Lịch Du: Nỗi cô đơn kiêu hãnh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 673.
  16. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định 44-CT tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Bộ Văn hóa Thông tin (1995), tr. 195.
  18. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (3 tháng 10 năm 2009). “Đạo diễn, NSND Nguyễn Khắc Lợi: Tôi từng gặp nhiều sự cố khi làm phim”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ Thiên Điểu (16 tháng 3 năm 2023). “Nghệ sĩ Thụy Vân phim 'Nổi gió' không còn nữa”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ Lộc Liên (9 tháng 11 năm 2018). “Cuộc sống hiện tại của NSND Lê Khanh”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ Toàn Thắng (6 tháng 5 năm 2014). “Khai mạc "Tuần phim Việt Nam tại Lào". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 158.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_m%E1%BA%B9_(phim_Vi%E1%BB%87t_Nam)