Wiki - KEONHACAI COPA

HMS Neptune (20)

HMS Neptune
HMS Neptune
Tàu tuần dương HMS Neptune vào năm 1937
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Neptune
Xưởng đóng tàu Xưởng tàu Portsmouth
Đặt lườn 24 tháng 9 năm 1931
Hạ thủy 31 tháng 1 năm 1933
Nhập biên chế 12 tháng 2 năm 1934
Số phận Bị chìm do trúng phải thủy lôi ngoài khơi Tripoli, 19 tháng 12 năm 1941
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Leander
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 7.270 tấn (tiêu chuẩn)
  • 9.740 tấn (đầy tải)
Chiều dài 554,9 ft (169,1 m)
Sườn ngang 56 ft (17 m)
Mớn nước 19,1 ft (5,8 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 6 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 4 × trục
  • công suất 72.000 shp (53.700 kW)
Tốc độ 32,5 kn (60 km/h)
Tầm xa 5.730 nmi (10.610 km) ở tốc độ 13 hải lý trên giờ (24 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 550 (680 thời chiến)
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • radar Kiểu 284/286 dò tìm không trung
  • Kiểu 273/271 dò tìm mặt đất
  • Kiểu 285 kiểm soát hỏa lực pháo 152 mm (6 inch)
  • Kiểu 282 kiểm soát hỏa lực phòng không 40 mm
Vũ khí
Bọc giáp
  • hầm đạn: 76 mm (3 inch)
  • sàn tàu: 25 mm (1 inch)
  • tháp pháo: 25 mm (1 inch)
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng xoay

HMS Neptune (20) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Leander đã phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó bị mất khi trúng phải ngư lôi của Italy ngoài khơi Tripoli tại Địa Trung Hải vào năm 1941.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Neptune là chiếc thứ tư trong lớp và là chiếc tàu chiến thứ chín của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này. Nó được đặt lườn tại Xưởng tàu Portsmouth vào ngày 24 tháng 9 năm 1931, được hạ thủy vào ngày 31 tháng 1 năm 1933 và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 2 năm 1934.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Neptune hoạt động với một thủy thủ đoàn đa số từ Hải quân Hoàng gia New Zealand. Vào tháng 12 năm 1939, Neptune tiến hành tuần tra tại khu vực Nam Đại Tây Dương để truy lùng thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Graf Spee. Nó được gửi đến Uruguay sau khi diễn ra trận River Plate. Tuy nhiên, nó vẫn còn đang trên đường đi khi con tàu Đức tự đánh đắm ngoài khơi Montevideo vào ngày 17 tháng 12.

Neptune tham gia trận Calabria vào ngày 9 tháng 7 năm 1940, trong đó nó bị tàu tuần dương hạng nhẹ Italy Giuseppe Garibaldi bắn trúng. Mảnh của quả đạn pháo 152 mm (6 inch) đã gây hư hại chiếc thủy phi cơ Fairey Seafox đến mức không thể sửa chữa, và nó phải bị ném xuống biển.[3] Nhiều phút sau đó, dàn pháo chính của nó đã bắn trúng tàu tuần dương hạng nặng Bolzano ba phát, gây hư hại nhẹ.

Trong năm 1941, nó dẫn đầu Lực lượng K, một hải đội các tàu tuần dương có nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu diệt các đoàn tàu vận tải Đức và Italy trên đường đi đến Libya, vốn cung cấp binh lực, thiết bị và tiếp liệu cho Quân đoàn Phi Châu của Erwin Rommel tại Bắc phi.

Bị đánh chìm[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng K được tung ra vào ngày 18 tháng 12 năm 1941 để đánh chặn một đoàn tàu vận tải đang hướng đến Tripoli, ngay sau khi kết thúc cuộc đụng độ giữa hai hạm đội trong trận Sirte thứ nhất.

Trong đêm 19 - 20 tháng 12, đang khi dẫn đầu đội hình, Neptune trúng phải hai quả mìn (ngư lôi) vừa mới được phía Italy rải. Các tàu tuần dương AuroraPenelope cũng trúng phải mìn. Trong khi tìm cách rút lui khỏi bãi mìn, Neptune trúng phải quả mìn thứ ba, cắt rời các chân vịt và khiến nó chết đứng giữa biển. Aurora không thể trợ giúp vì bản thân nó bị giảm tốc độ xuống còn 10 hải lý trên giờ (19 km/h) và buộc phải rút lui về Malta. Penelope cũng không có khả năng hỗ trợ.

Các tàu khu trục KandaharLively được gửi đến bãi mìn để tìm cách kéo chiếc tàu tuần dương; tuy nhiên Kandahar lại trúng phải một quả mìn và bắt đầu trôi dạt. Neptune sau đó ra hiệu cho Lively giữ khoảng cách tránh xa bãi mìn. Thủy thủ đoàn của Kandahar sau đó di tản, và nó bị phóng ngư lôi để đánh chìm bởi tàu khu trục HMS Jaguar nhằm tránh rơi vào tay đối phương.

Neptune trúng phải quả mìn thứ tư và lật úp nhanh chóng. Chỉ có 30 thủy thủ trong tổng số 767 thành viên thủy thủ đoàn thoát được, nhưng cuối cùng chỉ còn lại một người sống sót sau khi bè cứu sinh của họ được tàu phóng lôi Italy Achille Papa cứu vớt năm ngày sau đó.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lenton & Colledge 1968 trang 39
  2. ^ Campbell 1985 trang 34
  3. ^ Smith, Peter Charles (1980). Action imminent: three studies of the naval war in the Mediterranean theatre during 1940. Kimber, trang 66. ISBN 0-7183-0197-8

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Taverner, Nixie (2003). Neptune's Legacy. Arcturus Press. ISBN 0-907322-86-7.
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-459-4.
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Lenton, H.T. & Colledge, J.J (1968). British and Dominion Warships of World War Two. Doubleday and Company.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/HMS_Neptune_(20)