Wiki - KEONHACAI COPA

HMD Global

HMD Global Oy
Loại hình
Osakeyhtiö
(Công ty trách nhiệm hữu hạn)
Ngành nghềĐiện thoại di động
Tiền thânMột bộ phận cựu nhân viên Nokia
Mảng điện thoại phổ thông của Microsoft Mobile
Thành lập18 tháng 5 năm 2016; 7 năm trước (2016-05-18)
Trụ sở chínhEspoo, Phần Lan
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Florian Seiche (CEO)
Sản phẩmĐiện thoại di động, điện thoại thông minh, máy tính bảng
Thương hiệuNokia
Websitewww.hmd.global
www.nokia.com/en_int/phones/all-phones (sản phẩm)


HMD Global Oy, có tên thương hiệu lược giản là HMD, được cách điệu là hmd., là một công ty chuyên phát triển điện thoại thông minh và máy tính bảng của Phần Lan. FoxconnHMD là chủ sở hữu quyền được bán tất cả các loại điện thoại và máy tính bảng mang thương hiệu "Nokia". Công ty được thành lập vào tháng 5 năm 2016, và công bố mua lại quyền sử dụng thương hiệu "Nokia" cho tới năm 2024, cùng với một thỏa thuận cấp phép với Nokia. Cuộc mua bản được hoàn tất vào tháng 12 năm 2016.[1] CEO của công ty là Arto Nummela và công ty có trụ sợ chính tại Espoo, một thành phố gần Helsinki, nằm phía trước trụ sở chính của Nokia.

HMD được thành lập bởi các cựu nhân viên của Nokia,[2] và hoạt động chính của công ty là phát triển các điện thoại thông minhmáy tính bảng hoạt động trên nền tảng Android.[3] Công đoạn sản xuất và phân phối được đảm nhiệm bởi FIH Mobile, công ty con của Foxconn.[4] FIH Mobile cũng sản xuất các điện thoại phổ thông mang thương hiệu "Nokia" dưới một thoả thuận cấp phép và sử dụng bằng sáng chế với HMD Global.

FIH Mobile chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất điện thoại Nokia còn HMD Global chịu trách nhiệm giới thiệu và quảng bá sản phẩm.

Về phần mình, Nokia không trực tiếp đầu tư vào HMD, nhưng có một thành viên đại diện trong hội đồng quản trị, thiết lập những yêu cầu bắt buộc cần có, và nhận tiền thanh toán phí bản quyền cho các bằng sáng chế.[5][6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nokia Corporation trong quá khứ đã từng là nhà sản xuất điện thoại di động phổ biến nhất, và thương hiệu của họ cuối cùng cũng trở thành một tên gọi quen thuộc với mọi gia đình tại những thị trường nhất định. Sau một thời gian dài khó khăn trên thị trường, công ty này đã bán mảng điện thoại di động của họ cho Microsoft vào năm 2014, những người thành lập nên Microsoft Mobile. Thương hiệu "Nokia" tiếp tục được sử dụng bởi Microsoft cho tới khi được lược bỏ trên các dòng điện thoại thông minh Lumia vào tháng 10 năm 2014, nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng cho các dòng điện thoại phổ thông. Mặc cho sự sụp đổ của mình, thương hiệu của Nokia vẫn còn được tin tưởng rộng rãi và được công nhận, và Nokia Corporation đã nắm lấy cơ hội để cấp giấy phép thương hiệu cho công ty mới thành lập HMD.[7]

Ngày 18 tháng 5 năm 2016, Microsoft Mobile công bố thương vụ chuyển giao mảng kinh doanh điện thoại phổ thông cho FIH Mobile, mô tả điều này như một 'điều khoản thêm vào không mong đợi'. Cùng thời điểm, công ty này bán lại cho HMD Global, gồm quyền thiết kế và quyền sử dụng thương hiệu "Nokia" cho tất cả các loại điện thoại di dộng và máy tính bảng trên toàn thế giới cho tới năm 2024.[8] HMD cũng đã ký một thỏa thuận cấp phép với Nokia Corporation, trong đó bao gồm việc cấp cho họ quyền sử dụng các bằng sáng chế thiết yếu về tiêu chuẩn di động. Nokia cho biết động thái này là "việc hợp sức giữa một trong những thương hiệu điện thoại mang tính biểu tượng trên thế giới với một hệ điều hành đang tiên phong trong lĩnh vực điện thoại".[9] Mảng kinh doanh điện thoại phổ thông của Microsoft Mobile, bao gồm các nhà máy, đã được mua lại bởi FIH Mobile, một công ty con của tập đoàn Đài Loan Foxconn, những người sẽ sản xuất tất cả thiết bị điện thoại mang thương hiệu "Nokia", bao gồm các sản phẩm được phát triển bởi HMD.[10] Tổng số tiền mà cả HMD và FIH Mobile phải chi ra trong thương vụ này lên tới 350 triệu đô la Mỹ.[11] HMD đã nhấn mạnh việc chi 500 triệu đô la Mỹ trong việc hỗ trợ tiếp thị các sản phẩm mới trong vòng ba năm tới.

Thương vụ mua bán cho HMD và FIH Mobile được hoàn tất vào ngày 1 tháng 12 năm 2016, với việc các sản phẩm mới của Nokia dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2017.[12] Sau đó, HMD đã công bố một logo mới và một khẩu hiệu, The Home of Nokia Phones, trong khi trang web của Nokia một lần nữa được liệt kê các thiết bị di động để bán.[13] Các thiết bị đầu tiên của họ, các điện thoại cơ bản Nokia 150 và 150 Dual SIM, được công bố vào ngày 13 tháng 12 năm 2016,[14] trong khi thiết bị sử dụng hệ điều hành Android đầu tiên của họ, Nokia 6, được công bố ngày 8 tháng 1 năm 2017.

Cơ cấu hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân viên[sửa | sửa mã nguồn]

CEO của HMD là Arto Nummela, người gia nhập Nokia năm 1994 và sau đó đã làm việc tại Microsoft Mobile từ năm 2014. Vai trò chủ tịch được đảm nhiệm bởi Florian Seiche, người trước đó đã làm việc tại Nokia, Siemens, OrangeHTC. Ngày 15 tháng 8 năm 2016, Pekka Rantala, cựu CEO của Rovio Entertainment, đã trở thành Giám đốc Marketing của HMD,[15] nêu ý kiến ​​rằng Nokia sẽ "huy hoàng trở lại". Rantala từng nắm giữ nhiều vị trí tại Nokia từ năm 1994 cho đến năm 2011.[16]

Các trụ sở chính[sửa | sửa mã nguồn]

HMD có trụ sở chính ở Karaportti 2 tại Espoo, Phần Lan, nằm cùng một đường với trụ sở của Nokia Corporation nằm ở số 3. Các văn phòng chính khác của HMD được đặt tại Luân Đôn, Anh, và Dubai, UAE.[17] Toà nhà Nokia House trước đó vẫn là một phần của Microsoft, được gọi là Microsoft Talo.

Tính hợp pháp[sửa | sửa mã nguồn]

HMD Global được hỗ trở bởi Foxconn cùng với một quỹ đầu tư tư nhân, Smart Connect LP, từ Jean-François Baril, người là Phó chủ tịch cấp cao của Nokia từ năm 1999 tới 2012, cũng từng làm việc tại Hewlett-PackardCompaq.[18] HMD Global Oy ban đầu được thành lập vào ngày 9 tháng 11 năm 2015, theo cơ sở dữ liệu các tổ chức của Phần Lan.[19]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://gadgets.ndtv.com/mobiles/features/meet-hmd-global-the-team-bringing-nokia-phones-back-1633189
  2. ^ “The legend lives on: Nokia-branded Android smartphones are coming”. Android Authority. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ “Mikä ihmeen HMD? Tällainen on yhtiö, joka alkaa valmistaa Nokian puhelimia”. Yle Uutiset (bằng tiếng Phần Lan). Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ http://www.mobileworldlive.com/devices/news-devices/nokia-brand-to-return-to-devices-as-microsoft-confirms-feature-phone-retreat/
  5. ^ “Foxconn scores big with multi”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ “HMD global Founded to Create New Generation of Nokia-branded Mobile Phones and Tablets”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ “Nokia Brand Relives”. Counterpoint Technology Market Research. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ http://www.bbc.co.uk/news/technology-36320329
  9. ^ “Nokia”.
  10. ^ “Microsoft sells Nokia brand use to Foxconn and HMD global”. SlashGear (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
  11. ^ “Nokia will return to mobile with Android phones and tablets”. Engadget. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
  12. ^ “HMD Closes Nokia Brand and Patents Deal with Microsoft, Smartphones Due in 2017”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  13. ^ “New Nokia Android phones coming soon as phone maker relaunches online”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  14. ^ “HMD Press Release 13th Dec. 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  15. ^ “Ex-Angry Birds CEO to bring Nokia brand back to phone market”. ArcticStartup. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  16. ^ “Nokia will "rise again" says newly appointed marketing chief”. Android Authority. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  17. ^ “Contact”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.
  18. ^ https://uk.linkedin.com/in/jeanfrancoisbaril
  19. ^ “YTJ”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/HMD_Global