Wiki - KEONHACAI COPA

Hợp Thanh

Hợp Thanh
Xã Hợp Thanh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnMỹ Đức
Địa lý
Tọa độ: 20°40′13″B 105°42′4″Đ / 20,67028°B 105,70111°Đ / 20.67028; 105.70111
Hợp Thanh trên bản đồ Hà Nội
Hợp Thanh
Hợp Thanh
Vị trí xã Hợp Thanh trên bản đồ Hà Nội
Hợp Thanh trên bản đồ Việt Nam
Hợp Thanh
Hợp Thanh
Vị trí xã Hợp Thanh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,1 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng11.508 người[1]
Mật độ1.037 người/km²
Khác
Mã hành chính10501[2]

Hợp Thanh là một thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có diện tích 11,1 km², dân số năm 1999 là 11.508 người,[1] mật độ dân số đạt 1.037 người/km².

Xã Hợp Thanh nằm cách thị trấn Đại Nghĩa (thị trấn huyện lỵ) 4 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 50 km.

Xã Hợp Thanh là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Dân cư tập trung chủ yếu ở nửa phía Đông của xã. Khu vực phía Tây xã là núi Hàm Rồng.

Vị trí địa lý xã Hợp Thanh:

Xã Hợp Thanh nằm rất gần các tuyến quốc lộ 21Bđường Hồ Chí Minh. Xã này cũng nằm gần các khu du lịch như hồ Quan Sơnchùa Hương.

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội

Khu di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội là nơi Đinh Bộ Lĩnh từng về tuyển quân lính để đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Hiện nay trên địa bàn Hợp Thanh có nhiều di tích và truyền thuyết liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Vua Đinh Tiên Hoàng và những người dân làng từ thế kỷ X đã tham gia vào công cuộc thống nhất đất nước Đại Cồ Việt. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng đế là ngôi đền cổ, đã được tu tạo lại từ năm 1995. Hiện nay, đền là điểm đến quan trọng trên địa bàn xã Hợp Thanh và huyện Mỹ Đức.

Lễ hội Đền Đinh Tiên Hoàng đế diễn ra vào các ngày 11-12 tháng 10 âm lịch hàng năm. Có sự tham gia của toàn dân xã Hợp Thanh và khu vực lân cận. Buổi sáng hôm thứ nhất là lễ khởi kiệu và lễ an vị Vua Đinh Tiên Hoàng, chiều là lễ tế của các đoàn tế thôn Vài, thôn Vân, thôn Phú Hiền, thôn Thọ. Buổi tối cùng ngày là chương trình giao lưu văn nghệ tại sân khấu lễ hội. Sáng ngày 12 là chương trình khai mạc lễ hội, gồm có đón tiếp đại biểu và phát biểu của đại diện lãnh đạo địa phương, người Hợp Thanh xa quê hương về dự hội và các phần giao lưu văn hóa thể thao.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p_Thanh