Wiki - KEONHACAI COPA

Hồng xiêm Thanh Hà

Hồng xiêm Thanh Hà
LoàiManilkara zapota
Giống cây trồng?
Nguồn gốcViệt Nam

Hồng xiêm Thanh Hà là một giống hồng xiêm được trồng phổ biến ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận[1][2], trồng nhiều nhất ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương[3][4][5][6][7]. Đây là nguồn gen bản địa quý hiếm[8] cần thiết được bảo tồn theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[9], là đặc sản thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam[10][11][12][13].

Ở Hải Dương, xã Thanh Sơn (thuộc huyện Thanh Hà) là xã trồng giống hồng xiêm Thanh Hà nhiều nhất Đồng bằng Sông Hồng với 1.700 hộ gia đình trồng, 18.700 cây.[14][15] Những cây Hồng xiêm Thanh Hà đầu dòng đã được đã tuyển chọn để lưu giữ và nhân giống.[16]

Một số đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Rễ cây[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường các giống hồng xiêm tại Việt Nam có rễ cây ăn nông, 90 – 92% khối lượng bộ rễ tập trung ở tầng đất 0 – 40 cm. Độ lan xa của rễ cách gốc 150 – 250 cm, tuy nhiên 80 – 85% khối lượng rễ tập trung quanh gốc 0 – 100 cm. Tuy nhiên, Hồng xiêm Thanh Hà là giống có bộ rễ khỏe hơn, ăn sâu và rộng hơn các giống khác, do đó, Hồng Xiêm Thanh Hà có bộ khung tán khỏe hơn, cây nhiều lá hơn và cho năng suất cao hơn.[17][18]

Thân và tán[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các giống hồng xiên khác, Hồng xiên Thanh Hà chủ yếu có một thân chính, thân cao 10 – 15 m, có những cây trên 20 m; vỏ thân màu nâu sẫm, dày, sần sùi. Hồng xiêm Thanh Hà có tán dày và rộng, tán dạng hình cầu, rậm rạp, nhiều cành lá, mọc khỏe hơn nhiều giống phổ biến khác; tán mỗi cây trưởng thành chiếm diện tích khoảng 42 - 80 m2[19][20][21][22]

[sửa | sửa mã nguồn]

So với các giống hồng xiêm khác, Hồng xiêm Thanh Hà có nhiều lá, lá nhỏ, mỏng, dài, màu xanh đậm, bóng, nhẵn, mép lá thẳng, không vênh theo hình cung không gợn sóng. mọc so le, tạo thành chùm ở ngọn các cành nhánh nhỏ; lá xanh quanh năm, thông thường chỉ già mới rụng như các giống khác.[5][20][23][24]

Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Như các giống khác, Hồng xiêm Thanh Hà có Hoa nhỏ, trắng, không mùi, có lông tơ ở mặt ngoài. Khi nở có đường kinh 1 – 1,5 cm, cuống nhỏ và dài 1 – 2 cm. Mầm hoa xuất hiện ở nách lá, phát triển thành nụ và nở hoa, kết trái. Thướng 5 – 15 nụ/nách lá. Hoa mọc ở gần ngọn nhánh. Thời gian xuất hiện nụ đến khi nở khoảng 32 – 34 ngày. Hoa hồng xiêm Thanh Hà nở từ buổi sáng đến buổi trưa, nhưng rộ nhất là từ 6 đến 8 giờ sáng.[25][26][27][28]

Tỷ lệ hoa đậu thành quả ở Hồng xiêm Thanh Hà là khá cao, đạt trên 11,96% so với tổng số hoa nở. Tỷ lệ này cao hơn một số giống cây ăn quả khác (Hồng Xuân Đỉnh là 9,89%; cam, quýt 1 - 2,1%, cao nhất đạt 5%).[29][30]

Quả[sửa | sửa mã nguồn]

Quả dạng hơi tròn, nặng 80 g/quả. Vỏ quả mỏng, có một lớp phấn trên bề mặt khi chín, màu vàng nâu. Quả chín ăn ngọt, nhiều cát nên còn gọi là hồng xiêm cát, có màu nâu đỏ. Một quả có từ 1 – 4 hạt. Hạt dẹt, có màu đen hoặc nâu bóng, có ngạch bên.[5][6][31][32]

Thời vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Thời vụ muộn hơn so với hồng Xuân Đỉnh. Một năm, Hồng xiêm Thanh Hà cho thu hoạch hai vụ. Vụ Mùa, cây ra hoa tập trung từ tháng Tư đến tháng Năm năm trước và cho thu hoạch từ tháng Hai đến tháng Năm năm sau. Vụ Chiêm, cây ra hoa tập trung từ tháng Tám đến tháng Chín năm trước và cho thu hoạch vào tháng Bảy đến tháng Chín năm sau. Các quả trong một lứa thường ra cách nhau rất xa 1-30 ngày nên thời gian chín không tập trung.[2][5][33][34]

Năng suất[sửa | sửa mã nguồn]

Cây 4 năm tuổi, đạt 12,01 kg/năm (tương ứng 150 quả/cây/năm). Cây 7 năm tuổi, đạt 26,39 kg/năm (tương ứng 700 quả/năm). Cây 12 năm tuổi đạt 46,51 kg/năm. Cây 17 năm tuổi đạt 81,80 kg/năm (1.022 quả/năm). Cây 22 năm tuổi đạt 90,70 kg/năm. Hồng Xiên Thanh Hà có năng suất cao hơn các giống hồng xiếm khác trồng ở các tỉnh phía Bắc từ 20 – 25%. Sự sai khác này là do cây có bộ rễ khỏe, tán rộng, nhiều cành, nhiều lá[35][36]

Sâu, bệnh, hại[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng xiêm ít bị sâu bệnh phá hoại. Một số loại sâu thường tấn công như: Sâu đục cành, sâu đục quả, ruồi hại quả, rệp sáp hại cây, ngài hại lá. Một số bệnh thường gặp như: Bệnh đốm trên than, bệnh đốm lá… [2] Cần chống gió, bão do: bộ dễ ăn nông, cây rất dễ đổ; quả thường va chạm gây dập. Cần chống ngập, úng.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo trình cây ăn quả, Trấn Thế Tục, Hà Nội năm 1998

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nên trồng giống sapôchê nào”. Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. 6 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2016. Truy cập 16 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ a b c d Nguyễn Lân Hùng (17 tháng 5 năm 2012). “Trồng hồng xiêm cho năng suất cao”. http://danviet.vn. Truy cập 9 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 11,12.
  4. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 43.
  5. ^ a b c d Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, Nhà xuất bản Hà Nội, Năm 1998, Phạm Văn Duệ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trang số 158.
  6. ^ a b Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 52.
  7. ^ “Vietnamese fresh fruits – Places to visit and enjoy”. http://www.littlemousycancook.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập 20 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  8. ^ Nguyễn Thị Thanh (15 tháng 9 năm 2015). “Sưu tầm, tuyển chọn, duy trì và phát triển nguồn giống cây ăn quả quý hiếm...hiệu quả kinh tế vườn”. Cổng thông tin điện tử Sở Khoc học và Công nghệ Hải Dương. Truy cập 16 tháng 02 năm 2016.
  9. ^ Bùi Bá Bổng (5 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành nguồn gen cây trồng quý hiến cần được bảo tồn”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 17 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  10. ^ Cây ăn quả đặc sản và Kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Năm 2005.
  11. ^ “TÁC DỤNG CỦA HỒNG XIÊM”. http://mekongmegumi.com. 18 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2016. Truy cập 19 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  12. ^ Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính. “Kỹ thuật trồng một số rau, quả giàu Vitamin” (PDF). http://thuvien.ued.udn.vn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2002, trang 82. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập 20 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  13. ^ “Danh sách đặc sản thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam”. http://giadinh.vnexpress.net. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings. 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập 25 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  14. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 09.
  15. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 47.
  16. ^ Nguyễn Thị Thanh (7 tháng 3 năm 2011). “Chứng nhận 399 cây ăn quả đầu dòng”. http://www.haiduongdost.gov.vn. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. Truy cập 19 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  17. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 16.
  18. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 47 và 48.
  19. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 12.
  20. ^ a b Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 48.
  21. ^ Cây ăn quả đặc sản và Kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Năm 2005, trang số 39.
  22. ^ “KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ”. http://caytronglamnghiep.wevina.vn. Truy cập 21 tháng 02 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  23. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 17.
  24. ^ Cây ăn quả đặc sản và Kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Năm 2005, trang số 39 và 40.
  25. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 19 và 20.
  26. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 49.
  27. ^ Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, Nhà xuất bản Hà Nội, Năm 1998, Phạm Văn Duệ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trang số 156.
  28. ^ Cây ăn quả đặc sản và Kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Năm 2005, trang số 40.
  29. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 25.
  30. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 51.
  31. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 12 và 13.
  32. ^ Cây ăn quả đặc sản và Kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Năm 2005, trang số 43 và 44.
  33. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 26.
  34. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 51 và 52.
  35. ^ Cây hồng xiêm và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội năm 2001, Trần Thế Tục, trang số 50.
  36. ^ Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1998, Trần Thế Tục, trang số 59.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_xi%C3%AAm_Thanh_H%C3%A0