Wiki - KEONHACAI COPA

Hồ Hữu Vọng

Hồ Hữu Vọng là hồ từng tồn tại ở Hà Nội, thuộc một phần hồ Lục Thủy – một hồ cổ trong khu vực trung tâm thành phố. Hiện hồ đã bị lấp và gần như không còn dấu tích sót lại.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Hoàn Kiếm vào thế kỷ 20, trước đó là hồ Tả Vọng, tiền thân là hồ Lục Thủy.

Trong lịch sử, tiền thân của hồ Hữu Vọng là hồ Lục Thủy, một đầm nước lớn tại trung tâm Hà Nội[1] và là khúc chết của sông Nhị Hà.[2]

Năm 1599, vào thời Lê trung hưng, chúa Trịnh Tùng đã cho xây Chính phủ phía Tây hồ Lục Thủy.[1][3] Những năm sau đó, công trình liên tục được mở rộng; đến năm 1664,[4] chúa Trịnh Doanh cho lấp phía Đông hồ để xây lầu Ngũ Long (ngày nay là khu vực của Bưu điện Hà Nội) cao 70 m, mang hình năm con rồng.[4][5] Để có đường cưỡi voi sang lầu, chúa Trịnh quyết định đắp một đoạn đường chia cắt hồ Lục Thủy làm hai,[1][6] nửa trên gọi là hồ Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm hiện nay) và nửa dưới là hồ Hữu Vọng (theo hướng nhìn từ phủ chúa Trịnh[7]).[8][9][10] Hồ Hữu Vọng thời điểm này cũng được dùng làm đất tập luyện cho lính thủy của triều đình và đến đời Tự Đức nhà Nguyễn thì có tên gọi khác là hồ Thủy Quân.[a][2][14]

Hồ Hữu Vọng, nay là từ phố Tràng Thi đến phố Hàng Chuối, Lò Đúc,[15][16] theo thời gian đã bị lấp dần.[1] Từ năm 1884, tức sau khi Hòa ước Quý Mùi được ký kết, người Pháp lấp hồ đi để mở rộng khu vực Đồn Thủy[17][18] và duy có hồ Tả Vọng thì được giữ lại do rộng và sâu hơn nhưng cũng bị giảm diện tích xuống kích thước hiện tại.[15] Đến nay, dấu vết của hồ chỉ còn sót lại ở tên của phố Vọng Đức, do hai thôn cũ Hữu Vọng và Đức Bác sáp nhập làm một.[19][20]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Có nguồn ghi lại rằng hồ Lục Thủy còn có tên gọi khác là hồ Thủy Quân,[11] cùng vì lý do đây là nơi để quân lính triều đình tập luyện; có nguồn thì nói rằng tên gọi này đã xuất hiện từ thời TrầnLê Sơ.[9][12][13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Nguyễn Ngọc Tiến (31 tháng 10 năm 2020). “Lai lịch Hồ Gươm”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ a b Sông hồ Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. tháng 10 năm 2019. tr. 187–188. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ Lưu Quảng (23 tháng 1 năm 2010). “Quanh Hồ Gươm...”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ a b Bùi Thiết (2010). Thăng Long – Hà Nội: từ điển địa danh, làng xã ngoại thành. Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 304. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Thành Trung, Hữu Bảo (18 tháng 9 năm 2007). “Hoài niệm về nét cổ phố phường Hà Nội”. Tuổi Trẻ. Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ Vũ Tuân Sán (2007). Hà Nội xưa & nay. Nhà xuất bản Hội nhà văn. tr. 667, 676. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ Đại Cát (2 tháng 6 năm 2013). “Hồ Hoàn Kiếm và bí ẩn lớn chưa thể lý giải”. Tri thức & Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ Nhiều tác giả (2009). Hỏi đáp về các sông, suối, thác, hồ ao nổi tiếng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 162. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  9. ^ a b Nguyễn Dư. “Hồ Hoàn Kiếm”. Chim Việt Cành Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  10. ^ Mạnh Duy (5 tháng 10 năm 2010). “Huyền thoại hồ Hà Nội”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  11. ^ Nguyễn Vinh Phúc (2004). Hà Nội, qua những năm tháng. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 25. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ Doãn Đoan Trịnh (2003). Hà Nội – địa chỉ du lịch văn hóa. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. tr. 170. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ Trần Mạnh Thường. Việt Nam – Văn hóa và du lịch. Công ty Văn hóa Hương Trang. tr. 486. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ Chu Thiên (1976). Bóng nước hồ gươm: tiểu thuyết lịch sử, Tập 2. Nhà xuất bản Văn học. tr. 423. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ a b Phan Duy Kha (2003). Nhìn lại lịch sử. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. tr. 202, 272. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ Trần Lê Văn (2004). Đạo vườn văn: tiểu luận, tùy bút, chân dung văn học. Nhà xuất bản Lao động. tr. 142. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ Nguyễn Văn Uẩn (1995). Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Tập 3. Nhà xuất bản Hà Nội. tr. 354. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ Lam Sơn (4 tháng 6 năm 2015). “Khu vực hồ Hoàn Kiếm: Lịch sử không gian kiến trúc đô thị”. Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội: địa chí văn hóa dân gian. Sở văn hóa và thông tin Hà Nội. 1991. tr. 63. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ Nguyễn Bích Hà (2010). Lịch sử, sự kiện, nhân vật vùng đất Thăng Long Hà Nội. Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 22. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_H%E1%BB%AFu_V%E1%BB%8Dng