Wiki - KEONHACAI COPA

Họ Anh túc

Họ Anh túc
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Ranunculales
Họ (familia)Papaveraceae
Juss., 1789[1]
Chi điển hình
Papaver
L., 1753
Các chi
Xem văn bản

Họ Anh túc hay họ Á phiện (danh pháp khoa học: Papaveraceae /pəpævəˈrsi/ hay /pəpɑːvəˈrsi/) là một họ thực vật có hoa. Họ này được các nhà phân loại học thực vật công nhận rộng rãi. Nó là họ phân bổ rộng khắp thế giới trong các khu vực ôn đới và cận nhiệt đới. Phần lớn là cây thân thảo, nhưng một số ít là cây bụi và cây gỗ nhỏ.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cây trong họ này có nhựa mủ. Tất cả các bộ phận đều chứa một hệ thống ống dẫn khá phát triển (các ống dẫn này được gọi là các "tế bào nhựa mủ"), sinh ra loại nhựa mủ (latex) dạng sữa, là loại dịch nước màu trắng bạc, vàng, đỏ.

Các lá đơn mọc so le hay đôi khi mọc vòng. Chúng có cuống lá và không kèm theo bao vỏ. Các lá thường có thùy hay dạng lông chim (nghĩa là bao gồm vài lá chét không tách rời hoàn toàn), hay bị phân chia nhiều hơn. Chúng không có lá kèm.

Hoa lăng thảo California

Các loài cây trong họ này là dạng lưỡng tính và được thụ phấn chủ yếu là nhờ côn trùng (entomophily), mặc dù chúng không có mật hoa, một số ít là nhờ gió (anemophily). Về cơ bản, hoa có sự tách bạch của đài hoatràng hoa, ngoại trừ chi Macleaya không có tràng hoa. Các hoa kích thước trung bình hay lớn và sặc sỡ. Các hoa trên đỉnh là đơn độc ở phần lớn các loài. Ở các loài còn lại thì cụm hoa trên đỉnh là dạng xim hay cành hoa. Các hoa không mùi và cân đối.

Các hoa có nhiều nhị, phần lớn có 16-60 nhị, sắp xếp thành hai vòng xoắn tách biệt, vòng bên ngoài có các nhị sắp xếp so le với các cánh hoa, các nhị vòng trong mọc đối. Bộ phận nhụy bao gồm một nhụy hoa phức tạp với 2-100 lá noãn. Bầu nhụy thượng và là dạng 1 ngăn. Bầu nhụy không có cuống hay trên một thân ngắn hình cuống.

Hoa và quả cây anh túc (Cây á phiện)

Quả không có cùi thịt, thông thường là dạng quả nang, vỡ nứt ra khi chín để giải phóng hạt thông qua các lỗ chân lông, hay thông qua các vách ngăn giữa các ngăn (cắt vách), hoặc thông qua các van. Các hạt nhỏ. Các mô dinh dưỡng của chúng (nội nhũ) nhờn như dầu và dạng bột. Quả của chi Platystemon là dạng quả nẻ.

Gần như tất cả các loài trong họ này đều có chứa các ancaloit. Nhiều trong số đó là các chất có độc tính. Cây anh túc gai Mexico (hình trên) là có độc và nếu ăn nhầm phải thì nó có thể gây ra chứng phùbệnh tăng nhãn áp. Trong trường hợp của các động vật khác, chẳng hạn như , nếu ăn phải các loài này, thì không những chúng chịu các chứng bệnh mà kể cả những ai uống sữa của chúng cũng chịu những chứng bệnh này, do chất độc cũng nhiễm vào sữa.

Các miêu tả trên đây được áp dụng cho họ Anh túc nghĩa hẹp. Về các đặc điểm của phần còn lại của họ Anh túc theo nghĩa rộng, xem thêm các bài Họ Tử cậnanh túc lá dương xỉ (Pteridophyllum racemosum).

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Meconopsis
Ehrendorferia chrysantha
Hoa anh túc đỏ (Papaver rhoeas) mọc hoang trên cánh đồng
Dicentra peregrina
Hypecoum procumbens
Lamprocapnos spectabilis
Anh túc gai Mexico – quả

Hệ thống APG II năm 2003; không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998, cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Mao lương (Ranunculales), trong nhánh thực vật hai lá mầm thật sự. Tuy nhiên, APG cũng cho phép một tùy chọn để tách họ này thành các họ nhỏ hơn. Vì thế, ở đây có hai định nghĩa là hợp lý và có thể cho họ này:

  • Họ Papaveraceae nghĩa rộng (sensu lato), bao gồm cả các loài mà nếu khác đi thì chúng hợp thành hai họ FumariaceaePteridophyllaceae.
  • Họ Papaveraceae nghĩa hẹp (sensu stricto), loại trừ các loài trong hai họ nói trên.

Họ Anh túc nghĩa hẹp (sensu stricto) phù hợp với họ được công nhận trong hệ thống Cronquist năm 1981 (Cronquist công nhận Fumariaceae là họ tách biệt). Nó bao gồm khoảng 23-24 chi và khoảng 230-250 loài. Họ Anh túc nghĩa rộng theo APG II bao gồm khoảng 41 chi với 760 loài.

Hệ thống APG III năm 2009 công nhận họ này và đặt nó trong bộ Mao lương (Ranunculales), trong nhánh thực vật hai lá mầm thật sự. Tuy nhiên, khác với hệ thống APG II, APG III định nghĩa họ này theo nghĩa rộng, với 44 chi và 760 loài cũng như không cho phép tách ra tùy chọn. Theo website của APG, tra cứu ngày 15-11-2010 thì họ này được chia ra như sau[2]:

Trồng và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Dicentrachrysantha

Một vài loài trong họ này được trồng làm cây cảnh, như hoa lăng thảo California (Eschscholtzia californica), là loài hoa tượng trưng cho California. Hoa của cây ngu mĩ nhân hay anh túc ngô (Papaver rhoeas) vẫn được đeo để tưởng nhớ tới Đại chiến thế giới lần thứ 1 (xem thêm bài In Flanders Fields (trên những cánh đồng Flanders). Tuy nhiên, tiếng tăm của họ này là không được tốt do nó chứa cây thuốc phiện (Papaver somniferum), là nguồn sản xuất thuốc phiện và các opiat.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Papaveraceae. Tra cứu 15-11-2010.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Anh_t%C3%BAc