Wiki - KEONHACAI COPA

Hệ thống phần thưởng

Ví dụ về những phẩn thưởng chính[1]
Girl drinking water
Nước
Couple kissing
Sex
Selection of foods
Thức ăn
Mother and newborn infant
Sự quan tâm của cha mẹ

Hệ thống phần thưởng (hay hệ thống tưởng thưởng) là một nhóm cấu trúc thần kinh đảm nhiệm chức năng tạo ra sự khích lệ (như động lực, ước ao, khát khao hoặc thèm muốn một phần thưởng), cũng như tiếp nhận những kiến thức thông qua liên tưởng (chủ yếu cũng cố hành vi tích cực và phản xạ có điều kiện), và sinh ra hóa trị cảm xúc tích cực, đặc biệt là những cảm xúc liên quan đến niềm vui như là một phần cấu thành cốt lõi (ví dụ, cảm xúc vui sướng, hưng phấn và ngây ngất).[1][2] Phần thưởng là đặc tính có sức hấp dẫn cuốn hút và tạo động lực cho tác nhân kích thích thúc đẩy hành vi ham muốn, còn được gọi là hành vi tiếp cận và hành vi tiêu thụ.[1]

Phần thưởng chính căn bản là một lớp các kích thích có lợi, tạo điều kiện cho sự sống còn của bản thân và con cái, bao gồm quá trình cân bằng nội môi (như chọn thức ăn ngon miệng) và chức năng sinh sản (ví dụ: quan hệ tình dục và đầu tư của cha mẹ vào con cái).[1][3]  Phần thưởng nội tại là phần thưởng vô điều kiện có sức hấp dẫn và thúc đẩy hành vi bởi vì chúng vốn dĩ rất dễ chịu.[1] Phần thưởng ngoại sinh (như tiền bạc hay chứng kiến ​​đội thể thao yêu thích của mình chiến thắng trong một trận đấu) là những phần thưởng có điều kiện cũng hấp dẫn và thúc đẩy hành vi, nhưng vốn không dễ chịu.[1][4] Phần thưởng ngoại sinh (bên ngoài) bắt nguồn từ giá trị động lực là kết quả từ những kiến thức đã học được (tức là, có điều kiện) với phần thưởng nội tại.[1] Phần thưởng bên ngoài cũng có thể khơi gợi ra niềm vui (như phấn khích khi thắng được nhiều tiền trong một cuộc xổ số) sau khi được điều kiện hóa với phần thưởng nội tại.[1]

Sự sống còn của hầu hết các loài động vật, kể cả con người tùy thuộc vào việc tối đa hóa tiếp xúc với các kích thích có lợi và giảm thiểu tiếp xúc với các kích thích có hại. Phần thưởng phục vụ cho nhận thức để làm tăng khả năng sống sót và sinh sản bằng cách tạo ra sự tiếp cận kiến thức qua liên tưởng, khơi gợi cách tiếp cận và hành vi tiêu thụ, và việc kích hoạt những cảm xúc tích cực.[1] Do đó, phần thưởng là một cơ chế phát triển để giúp tăng cường khả năng thích nghi của động vật.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i Schultz W (2015). “Neuronal reward and decision signals: from theories to data”. Physiological Reviews. 95 (3): 853–951. doi:10.1152/physrev.00023.2014. PMC 4491543. PMID 26109341.
  2. ^ Berridge KC, Kringelbach ML. “Pleasure systems in the brain”. PMC 4425246. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  3. ^ “Dopamine Involved In Aggression”. Medical News Today. ngày 15 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ Duarte, Isabel C.; Afonso, Sónia; Jorge, Helena; Cayolla, Ricardo; Ferreira, Carlos; Castelo-Branco, Miguel (ngày 1 tháng 5 năm 2017). “Tribal love: the neural correlates of passionate engagement in football fans”. Social Cognitive and Affective Neuroscience (bằng tiếng Anh). 12 (5): 718–728. doi:10.1093/scan/nsx003. ISSN 1749-5016. PMC 5460049. PMID 28338882.
  5. ^ Kolb B, Whishaw IQ (2001). An Introduction to Brain and Behavior (ấn bản 1). New York: Worth. tr. 438–441. ISBN 9780716751694.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_ph%E1%BA%A7n_th%C6%B0%E1%BB%9Fng