Wiki - KEONHACAI COPA

Hạnh phúc của mẹ

Hạnh phúc của mẹ
Đạo diễnHuỳnh Đông
Kịch bản
  • Nguyễn Thị Ngọc Bích
  • Lương Kim Liên
Diễn viên
Công chiếu
8 tháng 3, 2019
Độ dài
1 tiếng 27 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữViệt Nam
Doanh thu4,1 tỷ VND

Hạnh phúc của mẹ (tiếng Anh: The Happiness of a Mother) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý tình cảm xã hội của đạo diễn Huỳnh Đông do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải trí Diệp Cơ thực hiện. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên Cát Phượng, Kiều Minh Tuấn. Được công chiếu vào tháng 3 năm 2019, bộ phim đã chiến thắng nhiều hạng mục tại Giải Cánh diều năm đó.[1]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim xoay quanh cuộc sống của người mẹ tên Tuệ và cậu con trai Tim ở một làng chài nhỏ. Tim là một cậu bé mắc hội chứng tự kỷ và từ duy nhất cậu nói được là tên mẹ mình. Dù cuộc sống khó khăn, phải đơn thân nuôi con, lại không có kỹ năng sư phạm hay kiến thức về căn bệnh tự kỷ, nhưng với tình yêu thương của người mẹ mà Tuệ đã vượt qua mọi khó khăn, giúp con trai ngày một tiến vộ và hòa nhập với cuộc sống như bạn bè cùng trang lứa. May mắn thay, hai mẹ con họ không cô đơn mà suốt hành trình ấy luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người.[2][3]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Hạnh phúc của mẹ là tác phẩm điện ảnh thứ 2 của đạo diễn Huỳnh Đông. Trong một bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, Huỳnh Đông cho biết bộ phim từng bị 3 nhà sản xuất lớn từ chối, một phần lý do là tính thương mại của bộ phim, một phần khác là kinh nghiệm của bản thân anh trong nghề đạo diễn không đủ thuyết phục khi anh xuất thân là một diễn viên.[4]

Bộ phim ban đầu có tên "Mẹ Tuệ", nhưng vì scandal tình cảm của diễn viên chính mà đã được đổi tên trở thành "Hạnh phúc của mẹ" như khi chính thức ra mắt.[5] Cũng vì sự công kích kịch liệt của khán giả đối với diễn viên chính mà bộ phim đã bị dời ngày ra mắt từ cuối năm 2018 sang năm 2019.[6]

Công chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim chính thức công chiếu trên toàn Việt Nam vào ngày 8 tháng 3 năm 2019, đúng vào Ngày Quốc tế Phụ nữ.[7] Cuối năm, Hạnh phúc của mẹ đã được chọn để chiếu khai mạc Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21.[8]

Tháng 7 năm 2020, bộ phim trở thành đại diện của Việt Nam để chiếu tại Tuần phim ASEAN cùng 8 bộ phim khác đại diện cho 8 quốc gia.[9][10] Cuối năm, bộ phim tiếp tục được trình chiếu tại Moskva, Nga trong khuôn khổ sự kiện "Những ngày phim Việt Nam tại Liên bang Nga", một hoạt động nằm trong chương trình hợp tác văn hóa về lĩnh vực sân khấu - điện ảnh giữa Việt Nam và Nga (giai đoạn 2019 – 2021),[11] ngay trong ngày khai mạc sự kiện.[12]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Hạnh phúc của mẹ được nhận xét là đã khắc họa chân thực hình ảnh của một trẻ mắc hội chứng tự kỷ.[13] Bộ phim đã chiến thắng 7 hạng mục bao gồm cả Cánh diều vàng cho phim truyện điện ảnh tại Giải Cánh diều 2019. Đây được xem là một chiến thắng tuyệt đối và chưa từng có trong lịch sử giải thưởng này.[14] Bên cạnh chiến thắng hạng mục diễn viên triển vọng tại Giải Cánh diều, diễn viên nhí Huy Khang còn giành được giải thưởng diễn viên nhí xuất sắc tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 59.[15]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi bộ phim được công chiếu, hai diễn viên chính của bộ phim là Cát PhượngKiều Minh Tuấn đã vướng phải scandal tình cảm khiến cho bộ phim trở thành một trong những đích công kích của khán giả. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự đón nhận của khán giả đối với bộ phim.[16] Khi bộ phim vừa mới cho ra mắt trailer quảng cáo đã phải nhận những bình luận tiêu cực từ khán giả. Một bộ phận khán giả cương quyết quay lưng với tác phẩm có sự xuất hiện của Kiều Minh Tuấn, một bộ phận khác lại cho rằng Cát Phượng cũng đang lợi dụng chuyện tình cảm để PR cho bộ phim.[17]

Việc một bộ phim bị cho là "thất bại" về mặt doanh thu lại chiến thắng vang dội tại Giải Cánh diều đã dấy lên nhiều nghi vấn,[18] một trong số đó là tin đồn cho rằng đoàn phim đã "mua giải".[19] Tuy nhiên, ban tổ chức của Giải Cánh diều đã nhanh chóng lên tiếng cho biết bộ phim đã nhận được sự đồng thuận rất cao từ ban giám khảo, liên quan đến đề tài câu chuyện và ý nghĩa truyền tải.[20]

Bên cạnh đó, bộ phim còn vướng phải lùm xùm khi sử dụng ca khúc độc quyền của ca sĩ Thu Thủy khi chưa có sự cho phép của nữ ca sĩ này, đồng thời không hiển thị thông tin về ca khúc ở phần credit. Nhà sản xuất Bá Cường đã nhanh chóng gửi lời xin lỗi và liên hệ với nữ ca sĩ để ký lại hợp đồng và hoàn tất các thủ tục liên quan đến phí bản quyền.[21]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

NămGiải thưởngHạng mụcĐối tượngKết quảNguồn
2020Giải Cánh diều 2019Phim truyện điện ảnhCánh diều vàng[22][23][24]
Đạo diễn xuất sắcHuỳnh ĐôngĐoạt giải
Biên kịch xuất sắc
  • Nguyễn Thị Ngọc Bích
  • Lương Kim Liên
Quay phim xuất sắcVõ Thanh Tiền
Âm thanh xuất sắcVũ Thành Long
Nữ diễn viên chính xuất sắcCát Phượng
Diễn viên triển vọngHuy Khang
Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 59Diễn viên nhí xuất sắc[25][26]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mỹ Trần (15 tháng 5 năm 2020). "Hạnh phúc của mẹ" thắng lớn tại Giải Cánh diều 2019”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Mai Lữ (10 tháng 8 năm 2020). “Bộ phim xúc động về tình mẫu tử”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “Nghệ thuật cho phái đẹp”. Báo Nhân Dân. 9 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Pil Nguyễn; Quốc Sử; Bảo Duy (7 tháng 4 năm 2019). “Huỳnh Đông kể chuyện làm phim "Hạnh phúc của mẹ". Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Lam Hạnh (26 tháng 2 năm 2019). “Phim 'Hạnh phúc của mẹ': Cảm động, nhưng vẫn phải chờ khán giả… phán xét”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ Lệ Chiến (29 tháng 11 năm 2018). “Những trò PR phản cảm trong showbiz”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Hải My (7 tháng 3 năm 2019). 'Hạnh phúc của mẹ' ra rạp vào ngày Quốc tế phụ nữ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ Khánh Nguyên (1 tháng 11 năm 2019). “Tuần phim chào mừng LHP Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ Khánh Huyền (18 tháng 7 năm 2020). “Khai mạc Tuần phim ASEAN tại Việt Nam”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Khánh Huyền (17 tháng 7 năm 2020). “9 bộ phim của 9 quốc gia thành viên ASEAN tham gia Tuần Phim ASEAN 2020”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ MT (23 tháng 12 năm 2020). “Những ngày phim Việt Nam tại Liên bang Nga 2020”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ Quế Anh; Thanh Thể (22 tháng 12 năm 2020). “Khai mạc "Những ngày phim Việt Nam tại LB Nga". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ L.C (14 tháng 3 năm 2019). "Hạnh phúc của mẹ": Bộ phim cảm động về tình mẫu tử và trẻ tự kỉ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Việt Văn (13 tháng 5 năm 2020). “Một Cánh diều chưa từng có”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ Khánh Thảo (11 tháng 6 năm 2021). "Sao nhí" tài năng của điện ảnh Việt”. [ơBáo Công an Nhân dân điện tử]]. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Hồng Việt (20 tháng 11 năm 2019). “Chờ đợi xướng tên”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ Khánh Thảo (28 tháng 3 năm 2019). “Nghệ sĩ Việt bị tẩy chay sau scandal: Bài học đắt giá”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ Lan Tường (17 tháng 5 năm 2020). “Giải Cánh diều 2019: Băn khoăn Cánh diều Vàng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  19. ^ Nguyên Khánh (13 tháng 5 năm 2020). “Đạo diễn Huỳnh Đông nói về tin đồn mua giải: Cứ phim đạt giải là lời ra tiếng vào”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  20. ^ Hà Tùng Long (13 tháng 5 năm 2020). "Hạnh phúc của mẹ" dính tin đồn mua giải Cánh diều Vàng, giám khảo nói gì?”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ Mi Ly (20 tháng 5 năm 2020). “Phim Cánh diều vàng 'Hạnh phúc của mẹ' bị tố xài chùa nhạc của ca sĩ Thu Thủy”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  22. ^ Tuyết Loan (12 tháng 5 năm 2020). “Phim "Hạnh phúc của mẹ" giành giải Cánh diều vàng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  23. ^ Mai Lữ (22 tháng 5 năm 2020). “Chất lượng điện ảnh qua giải thưởng Cánh diều 2019”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  24. ^ Mỹ Trần (15 tháng 5 năm 2020). "Hạnh phúc của mẹ" thắng lớn tại Giải Cánh diều 2019”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  25. ^ Hồng Hà (18 tháng 1 năm 2020). “Diễn viên phim 'Hạnh phúc của mẹ' giành giải diễn viên nhí xuất sắc nhất Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 59”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.
  26. ^ Hồng Hà (19 tháng 1 năm 2020). “Diễn viên phim 'Hạnh phúc của mẹ' giành giải diễn viên nhí xuất sắc nhất Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 59”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1nh_ph%C3%BAc_c%E1%BB%A7a_m%E1%BA%B9