Wiki - KEONHACAI COPA

Hạnh đầu đà

Một vị sư ở Khao Luang, Thái Lan đang tu tập theo lối Hạnh đầu đà, đang thực hành Hạnh ở dưới gốc cây (rukkhamulik'anga)

Hạnh đầu đà (tiếng Pali: dhutanga) là một trong những phương pháp tu khổ hạnh của Phật giáo để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não cấu trần.[1] Người tu theo hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại.[2]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Tử Tất Đạt Đa (sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) từ bỏ chức vị Thái tử và rời bỏ gia đình hoàng gia và lối sống xa hoa để trở thành tu sĩ và bắt đầu cuộc hành trình đi tầm sư học đạo. Ngài đã bỏ ra năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, thực tập các phương pháp khổ tu theo kiểu Bà-la-môn đương thời là trừng phạt thân thể (danta) từ hạn chế ăn uống hoạt động đến hành hạ thân xác như tự đánh đập, tắm nước bùn, tắm phân bò để “sinh thiên” (svarga) mong kết quà thống nhất hiệp thông với thượng đế Brahma. Kiểu khổ tu này làm cho thân thể Đức Phật suy kiệt, thậm chí suýt chết mà không đem lại kết quả nào. Đức Phật đã khước từ lối tu này vì nhận ra rằng đó chỉ là pháp tu hình tướng, ép xác khổ hành dè nén dục vọng thân xác nên chưa thể đưa hành giả đến giải thoát (mokṣa).

Đầu đà (dhuta - 頭陀) nguyên nghĩa là “rũ sạch”. Đầu Đà là pháp hạnh chính thống của Phật giáo nguyên thủy và không phải lối tu hành xác mà Đức Phật khước bỏ. Tu hạnh Đầu đà rất gian khổ đòi hỏi hành gỉa ngoài nỗ lực ý chí phi thường còn cần phải có một thân thể kiên cường cho nên rất ít hành giả có thể tu theo pháp môn này. Cho nên Đức Phật từng tán dương Tôn giả Ca Diếp (Mahākāśyapa) cả đời là một vị tu theo giáo pháp Đầu đà (và sau đó trao truyền “chánh pháp nhãn tạng” cho Ca Diếp như truyền thừa Thiền tông tin tưởng).[3]

Các hạnh đầu đà[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Phật cho phép và khuyến khích tỳ-kheo thực hành các hạnh đầu đà. Theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Phật giáo Nam Tông) thì có tất cả 13 hạnh đầu đà được đề cập trong Thanh tịnh đạo[4]:

  1. Hạnh phấn tảo y (pamsukulik'anga) phấn tảo y là loại y phục được làm từ những miếng vải vụn, rách, không dùng đến được lấy từ nghĩa địa, bệnh viện, ở ngoài đường hay ở rừng,...Sau đó được giặt sạch và vá lại thành y để mặc. Vị hành giả tu tập không nhận sự cúng dường y áo của thí chủ mà đi nhặt những vải này. Cho nên không bị lệ thuộc vào thí chủ.
  2. Hạnh ba y (tecivarik'anga): Vị tu sĩ tu hạnh đầu đà chỉ có ba y, bao gồm: thượng y, trung y và hạ y. Chư Tăng dùng y đó đến khi rách, thậm chí là không còn chỗ vá mới được may mới.
  3. Hạnh khất thực (pindapatik'anga): Ở hạnh này, chư Tăng tu hành hạnh đầu đà mang bình bát đi khất thực để nuôi sống bản thân mình. Chư Tăng không đợi tín chủ mời đến nhà để cúng mà phải mang bình bát khất thực.
  4. Hạnh khất thực từng nhà (sapadanik'anga): Đây là việc đi khất thực theo từng nhà, không vì chọn gia chủ giàu sang mà bỏ những gia đình nghèo khổ, không tới nơi có nhiều đồ ăn ngon mà phải khất thực tuần tự.
  5. Hạnh nhất tọa thực (ekasanik'anga): Đó là khi ăn, nếu đã đứng dậy thì vị tu sĩ đó không ăn nữa, có người đến cúng thêm cũng sẽ không ăn.
  6. Hạnh ăn bằng bình bát (pattapindik'anga): Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai, gọi là người ăn bằng bát.
  7. Hạnh không để dành đồ ăn (khalu-paccha-bhattik'anga): Vị hành giả khi thọ thực không để dành đồ ăn còn dư (hoặc đồ tín chủ cúng dường) cho ngày hôm sau.
  8. Hạnh ở trong rừng (Araññik'anga)
  9. Hạnh ở dưới gốc cây (rukkhamulik'anga)
  10. Hạnh ở ngoài trời (abbhokasik'anga)
  11. Hạnh ở nghĩa địa (susanik'anga)
  12. Hạnh nghỉ ở đâu cũng được (yatha-santhatik'anga): Tu sĩ tu hành hạnh đầu đà không chọn chỗ nghỉ, mà tùy thuận nghỉ ở đống rơm, gốc cây,...
  13. Hạnh ngồi ngủ (nesajjik'anga): không được nằm khi ngủ.

Tuy nhiên Phật giáo Bắc Tông, có 12 hạnh đầu đà, được đề cập trong Thập địa kinh bao gồm

  1. paiṇḍapātika: (chỉ ăn) đồ ăn khất thực,
  2. tracīvarika: (chỉ mặc) ba bộ y,
  3. khalupaścādbhaktika: không (chấp nhận thêm) sau khi bắt đầu ăn,
  4. naiṣadyika: không nằm,
  5. yathāsaṃstarika: giường ngủ phù hợp (với bất cứ thứ gì được cúng dường),
  6. vṛkṣamūlika: (sống ở) gốc cây,
  7. ekāsanika: (trong khi ăn) một lần ngồi,
  8. ābhyavakāśika: (sống ở) nơi trống trải,
  9. āraṇyaka: (sống ở) vùng hoang dã,
  10. śmāśānika: (sống trong) nghĩa địa,
  11. pāṃśūkūlika: (chỉ mặc) y làm từ vải bỏ đi,
  12. nāmatika: (chỉ mặc) quần áo nỉ.

Lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hành 13 pháp đầu đà không chỉ là khổ hạnh mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho người tu tập, cụ thể:[1]

  • Phát triển 28 đức tính siêu việt, bao gồm: nuôi mạng trong sạch, sống an lạc hạnh phúc, không tạo tội lỗi, giảm khổ cho người khác, không sợ hãi, không tổn hại ai, tinh tấn trên lộ trình tiến hóa, xa lìa khoe khoang, si mê, giữ gìn bản thân, được mọi người yêu mến, giáo hóa bản thân, buông bỏ tranh đấu, rèn luyện thu thúc, thực hành đúng đắn, đạt được sự vắng lặng, thoát khỏi phiền não, từ bỏ luyến ái, sân hận, si mê, diệt trừ ngã chấp, tư duy xấu xa, vượt qua hoài nghi, lười biếng, tương tư, rèn luyện nhẫn nhục, độ lượng vô biên và diệt trừ khổ đau. Ngoài ra, nếu chưa đạt được 28 đức tính trên, người tu tập vẫn có thể đạt được 18 đức tính khác như: hạnh kiểm thuần khiết, bảo vệ thân khẩu ý, tâm trong sạch, tinh tấn không ngừng, dứt trừ lo sợ, ngã kiến, oán kết, trú vững trong từ bi, biết đủ trong vật thực, thương yêu bình đẳng, tiết độ, tỉnh thức, không lưu luyến, an lạc ở mọi nơi, ghét bỏ điều ác, yêu thích thanh vắng và không dễ buông xuôi.
  • Sinh ra nhiều thiện pháp: 13 pháp đầu đà được ví như đất, nước, lửa, gió, thuốc và nước trường sinh, có khả năng nuôi dưỡng thiện pháp, rửa sạch cấu uế, thiêu đốt phiền não, thổi bay khí vị trần tục, chữa lành tâm bệnh và mang đến sự bất tử. Không chỉ vậy, pháp đầu đà còn giúp hoàn thiện nhân cách, mang đến tình thương yêu, sự trong sạch, đức hạnh viên mãn, tâm thái cao thượng, dứt trừ ưu phiền và ngăn chặn tái sinh luân hồi.

Đòi hỏi ở người tu tập[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hành pháp đầu đà không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người tu tập phải hội tụ nhiều yếu tố cả về tâm linh lẫn thể chất.

  • Đức tin lớn: Niềm tin vững chắc vào Phật pháp là nền tảng để vượt qua khó khăn, thử thách trong quá trình tu tập.
  • Tâm hổ thẹn: Sự hổ thẹn với những lỗi lầm, sai trái của bản thân là động lực để thay đổi và hoàn thiện mình.
  • Sức khỏe tốt: Thể chất khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để thực hiện những hạnh đầu đà khắc nghiệt.
  • Thuần thục tìm kiếm chân lý: Khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác và luôn hướng tới chân lý là yếu tố quan trọng để không bị lạc lối trên con đường tu tập.
  • Nhiệt tình và chín chắn: Sự nhiệt huyết và chín chắn giúp người tu tập duy trì sự tinh tấn, không nản lòng trước khó khăn.
  • Trí tuệ: Trí tuệ giúp thấu hiểu giáo lý, phân tích và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
  • Ham học hỏi và có kiến thức: Sự ham học hỏi và tích lũy kiến thức giúp người tu tập hiểu rõ hơn về Phật pháp và áp dụng vào thực hành.
  • Thọ trì kiên định: Sự kiên định, không dao động trước những cám dỗ, thử thách là yếu tố quyết định để đi đến thành công trên con đường tu tập.
  • Ít tìm lỗi người khác: Thay vì tập trung vào lỗi lầm của người khác, người tu tập nên tập trung vào việc hoàn thiện bản thân.
  • An trú trong tâm từ bi: Tâm từ bi là nền tảng của mọi hành động thiện lành, giúp người tu tập đối xử với mọi người và vạn vật bằng tình yêu thương, không phân biệt.

Nhà tu hành nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ma-ha-ca-diếp: tức Tôn giả Ca Diếp, một trong 12 đệ tử của Thích-ca Mâu-ni, được tôn phong là Đầu đà đệ nhất.
  • Trần Nhân Tông: Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông sau khi xuất gia đã từng tu theo hạnh này nên ngài còn mang tên là Trúc Lâm Đầu Đà (竹林 頭陀) hay Hương Vân Đại Đầu Đà (香雲大頭陀)[5].
  • Thích Minh Tuệ: một khất sĩ người Việt Nam bộ hành khắp Việt Nam để tu tập 13 hạnh đầu đà.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Bản chất 13 Pháp hạnh đầu đà”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 29 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ thanhnien.vn (16 tháng 5 năm 2024). “Tu theo hạnh đầu đà là gì?”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Vũ Thế Ngọc. “Sư Minh Tuệ - Cuộc cách mạng thầm lặng 2024”. Thư viện Hoa Sen.
  4. ^ “Hạnh Ðầu-đà của con đường thanh tịnh”. www.budsas.org. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ “Lược sử Trúc Lâm Tam tổ”. Giác Ngộ Online. 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1nh_%C4%91%E1%BA%A7u_%C4%91%C3%A0