Wiki - KEONHACAI COPA

Hán tự hỗn dụng

Hán tự hỗn dụng
한국어의 국한문혼용
韓國語의 國漢文混用
Thể loại
Thay thế
– tận dụng cả hai loại từ phù (Hanja) và chữ cái (Hangul)
Thời kỳ
1443 đến nay
Hướng viếtUp-to-down, right-to-left (historical)
Left-to-right (modern)
Các ngôn ngữTiếng Triều Tiên
ISO 15924
ISO 15924Kore,287 Sửa đổi tại Wikidata
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.
Hán tự hỗn dụng
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữHanja-honyong / Gukhanmun-honyong
McCune–ReischauerHancha-honyong / Kukhanmun-honyong

Hán tự hỗn dụng, trong tiếng Triều Tiên gọi là hanja honyong (Tiếng Hàn한자혼용; Hanja漢字混用), Hanja-seokkeosseugi (漢字섞어쓰기, 한자섞어쓰기) hoặc gukhanmun honyong (국한문혼용; 國漢文混用), là một dạng chữ viết của tiếng Triều Tiên bằng cách trộn ký tự Triều Tiên hoặc hangul (한글) và hanja (漢字, 한자). Cách viết của các từ thường được dựa theo tất cả các từ bản địa Triều Tiên, bao gồm ngữ pháp kết thúc, các tiểu tiết và kính ngữ thường được viết bằng hangul và không bao giờ được viết bằng hanja. Từ Hán-Hàn hoặc hanja-eo (한자어; 漢字語), là những từ mượn từ tiếng Trung Quốc hoặc được tạo ra từ nguồn gốc Hán-Hàn thường được viết bằng hanja, mặc dù rất ký tự rất phức tạp nên thường được thay thế bằng hangul. Mặc dù ký tự Triều Tiên đã được giới thiệu và giảng dạy cô mọi người từ năm 1446, nhưng hầu hết văn học được viết bằng cổ văn gọi là hanmun (한문; 漢文) cho đến đầu thế kỷ 20.

Mặc dù các ví dụ về cách viết Hán tự hỗn dụng đã cũ như chính hangul, sự pha trộn giữa hangulhanja trong một câu đã trở thành hệ thống chữ viết chính thức của tiếng Triều Tiên vào cuối thế kỷ 19, khi việc cải cách đã chấm dứt văn học, khoa học và chính quyền bằng tiếng Trung Quốc. Cách viết này tiếp tục trở thành cách viết trang trọng của tiếng Triều Tiên suốt thế kỉ 20. Sau đó từ từ nhường chổ cho hangul được sử dụng tại Triều Tiên vào năm 1949, trong khi ở Hàn Quốc vẫn sử dụng một cách hạn chế. Tuy nhiên, với sự giảm sút trong giáo dục hanja, số lượng hanja được sử dụng ngày càng ít và vào thế kỉ 21, rất hiếm hanja được sử dụng.[1] Tại Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên ở Trung Quốc, tờ báo địa phương Northeast Korean People's Daily(Đông Bắc Triều Tiên Nhân Dân Báo) đã phát hành "phiên bản công nhân và nông dân" sử dụng toàn bộ hangul trong văn bản, ngoài ra còn có "phiên bản cán bộ" đã sử dụng Hán tự này cho người dân gốc Triều Tiên. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 4 năm 1952, tòa soạn đã bỏ "phiên bản cán bộ" và chỉ phát hành hangul.[2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Song, J. (2015). 'Language Policies in North and South Korea' in The Handbook of Korean Linguistics. Brown, L. & Yuen, J. (eds.) (pp. 477-492). Chichester, UK: John Wiley & Sons.
  2. ^ “我国朝鲜语言文字发展的缘由”. 中国人民政治协商会议延边朝鲜族自治州委员会. ngày 30 tháng 7 năm 2019.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lukoff, Fred (1982). "Introduction." A First Reader in Korean Writing in Mixed Script. Seoul: Yonsei University Press.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1n_t%E1%BB%B1_h%E1%BB%97n_d%E1%BB%A5ng