Wiki - KEONHACAI COPA

Hác Bằng

Hác Bằng
郝鹏
Chức vụ
Nhiệm kỳ27 tháng 11 năm 2022 – nay
1 năm, 128 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmTrương Quốc Thanh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríLiêu Ninh
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc Tư
Nhiệm kỳ17 tháng 5 năm 2019 – nay
4 năm, 322 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmTiêu Á Khánh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ28 tháng 4 năm 2013 – 13 tháng 12 năm 2016
3 năm, 229 ngày
Bí thư Tỉnh ủyLạc Huệ Ninh
Vương Quốc Sinh
Tiền nhiệmLạc Huệ Ninh
Kế nhiệmVương Kiến Quân
Vị tríThanh Hải
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2012 – nay
11 năm, 147 ngày
Dự khuyết khóa XVIII
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 7, 1960 (63 tuổi)
Phượng Tường, Bảo Kê, Thiểm Tây, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnThạc sĩ Kỹ thuật
Trường lớpĐại học Công nghiệp Tây Bắc
WebsiteLý lịch Hác Bằng

Hác Bằng (tiếng Trung giản thể: 郝鹏, bính âm Hán ngữ: Hǎo Péng, sinh tháng 7 năm 1960, người Hán) là chuyên gia kinh tế, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1] Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, Ủy viên dự khuyết khóa XVIII, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh. Ông từng là Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Thanh Hải; Phó Bí thư Khu ủy, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Tây Tạng; Thường vụ Khu ủy, Phó Chủ tịch thường vụ Tây Tạng.

Hác Bằng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Công trình chế tạo phi hành khí, Thạc sĩ Kỹ thuật, học hàm Chuyên gia kinh tế. Ông có sự nghiệp công tác nhiều năm ở vùng địa phương Tây Bắc, Tây Nam Trung Quốc trước khi được điều về trung ương.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hác Bằng sinh tháng 7 năm 1960 tại huyện Phượng Tường, nay là quận Phượng Tường, thuộc địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên ở Phượng Tường, tốt nghiệp phổ thông năm 1976, sau đó thuộc diện thanh niên tri thức trong phong trào Vận động tiến về nông thôn (上山下乡运动), được điều về tham gia lao động, hoạt động nông nghiệp nông thôn ở công xã thuộc trấn Lộ Viên, huyện Vị Nguyên, tỉnh Cam Túc cho đến cuối năm 1978, khi phong trào này bị bãi bỏ bởi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Tháng 10 năm 1978, ông trúng tuyển Đại học Công nghiệp Tây Bắc và tới thủ phủ Tây An nhập học Khoa Công trình chế tạo phi hành khí rồi tốt nghiệp kỹ sư chế tạo máy bay vào tháng 7 năm 1982, ông cũng được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm đại học, vào tháng 3 năm 1982. Tháng 9 năm 1997, ông trở lại trường này, theo học cao học chuyên ngành hệ thống kỹ thuật hàng không vũ trụ của Khoa Khống chế tự động, nhận bằng thạc sĩ vào tháng 12 năm 2000.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học, Hác Bằng bắt đầu sự nghiệp khi được tuyển dụng vào hệ thống hàng không Trung Quốc, làm kỹ thuật viên chi nhánh nhà máy gia công cơ khí của Nhà máy tổng hợp sản xuất thiết bị điều khiển phi không Lan Châu (兰州飞控仪器总厂, Lanzhou AVIC). Ở nhà máy này, ông được bầu làm Phó Bí thư Đoàn thanh niên của nhà máy từ tháng 5 năm 1983, rồi Bí thư Đoàn ủy và Trợ lý Xưởng trưởng từ tháng 3 năm 1985, và Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Lanzhou AVIC từ tháng 1 năm 1986. Tháng 6 năm 1990, ông được phân công làm Xưởng trưởng nhà máy dệt nhựa, chi nhánh của Lanzhou AVIC, rồi Xưởng trưởng nhà máy chi nhánh gia công cơ khí từ tháng 1 năm 1992, và Phó Xưởng trưởng quản lý kinh doanh từ tháng 3 năm 1993. Tháng 3 năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy, Xưởng trưởng Lanzhou AVIC, đồng thời được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Toàn quốc Trung Hoa khóa VIII, kiêm nhiệm là Phó Hội trưởng Hội Doanh nhân trẻ Trung Quốc.[3]

Tháng 2 năm 1999, sau gần 17 năm ở Lanzhou AVIC, Hác Bằng bắt đầu giai đoạn mới của sự nghiệp ở chính quyền địa phương khi được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thương mại tỉnh Cam Túc, cấp chính sảnh, địa. Tháng 7 năm 2000, ông được phân công tới thủ phủ Lan Châu, vào ban thường vụ thành ủy, nhậm chức Phó Thị trưởng Lan Châu, rồi Phó Bí thư Thành ủy kiêm Phó Thị trưởng từ tháng 2 năm 2002. Tháng 11 năm 2003, Hác Bằng được điều chuyển tới Tây Tạng, được bầu và được Tổng lý Ôn Gia Bảo phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng. Năm 2006, ông được bầu vào Ban Thường vụ Khu ủy Tây Tạng từ tháng 6, nhậm chức Phó Bí thư từ tháng 10 và kiêm nhiệm Phó Chủ tịch thường vụ chính phủ khu từ tháng 11. Từ tháng 10 năm 2012, ông được phân công làm Phó Bí thư Khu ủy, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Tây Tạng, kiêm Hiệu trưởng Trường Đảng Khu ủy Tây Tạng từ tháng 1 năm 2011.[4]

Cấp bộ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Hác Bằng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17.[5] Sau đó, tháng 3 năm 2013, Ủy ban Trung ương quyết định điều chuyển ông tới tỉnh Thanh Hải, vào ban thường vụ tỉnh ủy, nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải,[6] kiêm Bí thư Đảng tổ chính phủ tỉnh, được bổ nhiệm làm Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải, và Tỉnh trưởng chính thức từ ngày 28 tháng 4 năm 2013 khi được bầu bởi Nhân Đại Thanh Hải trong kỳ họp thứ hai.[7][8] Ngày 30 tháng 5 năm 2013, ông được bầu làm đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XII từ Thanh Hải. Ngày 13 tháng 12 năm 2016, Hác Bằng được Ủy ban Trung ương Đảng điều về trung ương, bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc, phối hợp với Tiêu Á Khánh ở cơ quan này.[9] Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[10][11] Ngày 13 tháng 12 năm 2019, Quốc vụ viện quyết định bổ nhiệm ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước,[12] lãnh đạo toàn diện cơ quan này.[13][14]

Cuối năm 2022, Hác Bằng tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[15] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[16][17][18] ông tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[19][20] Đến ngày 27 tháng 11 cùng năm, ông được điều về Liêu Ninh, nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy,[21] lãnh đạo toàn diện tỉnh kế nhiệm Ủy viên Cục Chính trị Trương Quốc Thanh.[22]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 任佳晖; 李源 (ngày 21 tháng 5 năm 2019). “郝鹏任国务院国有资产监督管理委员会主任(图/简历)”. Mạng Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ 石兰兰 (ngày 21 tháng 5 năm 2019). “国务院任免郝鹏、肖亚庆、张茅职务(图|简历)”. Mạng Kinh tế (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ 庄彧 (ngày 13 tháng 12 năm 2016). “青海省长郝鹏任国资委党委书记 张毅不再担任(图|简历)”. Mạng Kinh tế (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ “青海副省长马顺清任省委常委 省委常委补齐13人”. Rednet (bằng tiếng Trung). ngày 8 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  5. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ “西藏党委副书记郝鹏调任青海省委副书记” (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ “郝鹏同志简历” (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ “第十二届全国人民代表大会常务委员会代表资格审查委员会关于个别代表的代表资格的报告(2013年6月29日第十二届全国人民代表大会常务委员会第三次会议通过)”. 中国人大网 (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ “郝鹏任国资委党委书记 张毅因年龄原因不再担任” (bằng tiếng Trung). 中国网. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  11. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ “国务院国资委党委书记郝鹏同时担任主任”. The Paper (bằng tiếng Trung). ngày 21 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ “国务院国资委党委书记、主任郝鹏:深入贯彻中央经济工作会议精神 在稳定宏观经济大盘中彰显国资央企担当”. CNPC (bằng tiếng Trung). ngày 19 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  14. ^ 蒋子文; 张亮亮 (ngày 24 tháng 5 năm 2021). “国资委主任郝鹏:已有近60家央企专门设立数字产业公司”. The Paper. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ 王逸吟; 李东昊 (ngày 28 tháng 11 năm 2022). “人事观察|接棒张国清 国资委主任郝鹏履新辽宁省委书记” [Kế nhiệm Trương Quốc Thanh, Chủ nhiệm Quốc Tư Ủy Hác Bằng nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh]. Tài Tân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ 张樵苏 (ngày 28 tháng 11 năm 2022). “辽宁省委主要负责同志职务调整 郝鹏任辽宁省委书记” [Tỉnh ủy Liêu Ninh chịu trách nhiệm chính trong việc điều chỉnh vị trí công tác của đồng chí Hác Bằng được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Tiêu Á Khánh
Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản
2019–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Lạc Huệ Ninh
Tỉnh trưởng Thanh Hải
2013–2016
Kế vị:
Vương Kiến Quân
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Trương Nghị
Bí thư Đảng ủy Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản
2016–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Trương Duệ Quýnh
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Khu ủy Tây Tạng
2010–2012
Kế vị:
Đặng Tiểu Cương
Hiệu trưởng Trường Đảng Khu ủy Tây Tạng
2011–2012
Kế vị:
Hàn Dũng
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1c_B%E1%BA%B1ng