Wiki - KEONHACAI COPA

Grindcore

Grindcore là một thể loại âm nhạc hình thành vào đầu và giữa thập niên 1980. Nó lấy cảm hứng từ những thể loại nhạc gồm extreme metal (thrash metaldeath metal), industrial, noise rock và các tiểu thể loại của hardcore punk, như crust punk. Grindcore có các đặc điểm như phần nhạc rất ồn, tiếng guitar biến âm nặng, guitars chỉnh down-tune, overdrive bass, nhịp độ nhanh, trống đánh blast beat, và phần giọng thường growl (gầm gừ) hay thét, rít. Các ban nhạc thời kỳ đầu như Napalm Death đã đặt nền móng cho phong cách này. Grindcore xuất hiện nhiều nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Chủ đề liên quan từ chính trị, tới máu me và hài hước đen (black humor).

Một đặc điểm của grindcore là "microsong" (tiểu khúc). Nhiều ban nhạc viết bài hát chỉ dài vài giây.[1] "You Suffer" (1987) của Napalm Death nắm giữ kỷ lục Guinness cho bài hát ngắn nhất từng thu âm.

Một số "tiểu thể loại" nổi lên, thường được gán cho những ban nhạc có vài nét khác biệt với grindcore thông thường, gồm goregrind (có chủ đề chính là máu) và pornogrind (có chủ đề khiêu dâm). Có một vài nhánh rất nhỏ như noisegrind (rất thô bạo và hỗn độn) và electrogrind (có các yếu tố nhạc điện tử).

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Grindcore phát triển như sự pha trộn giữa thrash metalhardcore punk. Từ grind là thuật ngữ thrash của người Anh; nối với -core từ hardcore.[2] Grindcore cũng dùng những nhạc cụ heavy metal bình thường: guitar điện, basstrống.[3] Tuy nhiên, grindcore biến đổi các cấu trúc thông thường trong metal và rock.[3] Phong cách giọng "biến đổi từ giọng rít cao tới giọng gầm gừ yết hầu trầm và giọng sủa."[3] Trong vài trường hợp, không có phần lời rõ ràng. Phần giọng có thể chỉ được dùng như một hiệu ứng âm thanh đơn thuần, ví dụ trong ban nhạc Naked City.

Một đặc điểm khác là "tiểu khúc", chỉ dài vài giây. Năm 2001, sách Kỷ lục Guinness từng công nhận "Collateral Damage" của Brutal Truth là "video âm nhạc ngắn nhất" (dài bốn giây). Năm 2007, video cho "You Suffer" của Napalm Death thay "Collateral Damage" được chọn làm "video âm nhạc ngắn nhất": 1,3 giây.[4] Ngoài tiểu khúc, grindcore nói chung thường có bài hát ngắn; ví dụ, album Reek of Putrefaction (1988) của Carcass gồm 22 track với chiều dài trung bình mỗi bài hát là 1 phút 48 giây. Một album grindcore cũng đôi khi khá ngắn so với những thể loại nhạc khác, với danh sách bài hát dài nhưng chỉ có dung lượng từ 15 tới 20 phút.

Blast beat[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]

Lời trong grindcore thường rất gây kích động. Một số nghệ sĩ grindcore viết về vấn đề chính trị, nói chung có xu hướng thiên về cánh tả giống gốc punk của thể loại.[5] Ví dụ, các bài hát của Napalm Death liên quan đến chủ nghĩa vô chính phủ. Các chủ đề gồm chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa nữ giới, chủ nghĩa chống quân phiệt, và chủ nghĩa chống tư bản. Các ban nhạc grindcore khác, như Cattle DecapitationCarcass, bày tỏ sự căm ghét với hành vi con người, ví dụ sự ngược đãi động vật, bằng những hình ảnh máu me ghê rợn, nhiều thành viên của hai ban nhạc này là người ăn chay.[6] Các nhạc phẩm của Carcass được cho căn nguyên của phong cách goregrind.[7] Các ban nhạc nói về chủ đề tình dục, như Gut và the Meat Shits, đôi khi được gán cho pornogrind.[8] Phần lời của Seth Putnam (Anal Cunt) chuyên về hài hước đen,[9] trong khi The Locust thiên về châm biếm.[10]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân[sửa | sửa mã nguồn]

Các ban nhạc được thừa nhận rộng rãi là tiền thân của grindcore là Siege,[11] một nhóm hardcore punk, và Repulsion, một ban death metal thời kỳ đầu.[12] Siege, từ Weymouth, Massachusetts, ảnh hưởng bởi hardcore nước Mỹ (Minor Threat, Black Flag, Void) và các ban nhạc nước Anh như Discharge, Venom, và Motörhead.[13] Mục tiêu của Siege là tốc độ: "Chúng tôi nghe những ban nhạc punk và hardcore nhanh nhất có thể tìm và nói, 'OK, chúng ta sẽ cân nhắc việc viết thứ gì đó còn nhanh hơn cả họ'", tay trống Robert Williams nhớ lại.[13]

Repulsion, từ Flint, Michigan, liệt kê các nhóm street punk (Discharge và Charged GBH), crossover thrash (Dirty Rotten ImbecilesCorrosion of Conformity), thrash metal (Slayer, Metallica, Sodom, và Venom), death metal (Possessed), hardcore punk (Black Flag), và hard rock, như nguồn cảm hứng.[12] Repulsion được xem là đã phát minh ra kiểu blast beat kinh điển dùng trong grindcore (chơi ở 190 BPM).[12] Shane Embury cho rằng Repulsion là nguồn gốc của các phát kiến sau này của Napalm Death.[12] Kevin Sharp của Brutal Truth tuyên bố rằng "Horrified đã và luôn là cốt lõi (core) của grind; một sự kết hợp hoàn hảo giữa hardcore punk với metallic gore, tốc độ và tiếng biến âm."[14]

Các ban nhạc khác của giới grindcore nước Anh, như HeresyUnseen Terror, nhấn mạnh sự ảnh hưởng của hardcore punk nước Mỹ, gồm Septic Death, cũng như D-beat Thụy Điển.[15] Post-punk, như Killing Joke[16]Joy Division,[17] cũng là ảnh hưởng của Napalm Death thời đầu.

Grindcore nước Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Napalm Death tại một buổi biểu diễn năm 2007.

Grindcore, như hiện nay, được phát triển vào giữa thập niên 1980 tại Vương quốc Anh bởi Napalm Death, một nhóm nổi lên từ giới anarcho-punk tại Birmingham, Anh.[18] Dù các bản thu đầu tiên của họ khá tương tự Crass,[18] họ ngày càng gắn chặt với crust punk.[19] Nhóm lấy những yếu tố của thrashcore, post-punk, và power electronics.[20] Napalm Death trải qua nhiều thay đổi nhân sự.[21] Sự thay đổi phong cách lớn nhất là khi Mick Harris trở thành tay trống của ban nhạc.[21] Nghiên cứu của Albert Mudrian cho rằng từ "grindcore" được đặt ra bởi Harris. Khi được hỏi về việc nghĩ ra thuật ngữ này, Harris nói:

Grindcore đến từ "grind", từ duy nhất tôi có thể dùng để miêu tả Swans sau khi mua album đầu tay của họ năm '84. Rồi với phong trào hardcore mới này bắt đầu thực sự bùng lên năm '85, Tôi nghĩ "grind" thực sự thích hợp vì tốc độ của nó nên tôi bắt đầu gọi nó là grindcore.

— [22]

Các nguồn khác phủ nhận lời nói của Harris. Trong một bài viết của tạp chí Spin về thể loại, Steven Blush tuyên bố rằng "người thường được công nhận" đặt tên cho phong cách grindcore là Shane Embury, tay bass cho Napalm Death từ năm 1987. Embury chia sẻ:

Trong chừng mực mà tôi biết, chúng tôi đã thực sự rất thích Celtic Frost, Siege – một nhóm hardcore từ Boston – nhiều ban nhạc hardcore và death-metal, và một vài ban industrial-noise như Swans thời kỳ đầu. Do đó, chúng tôi tạo ra một mạn lưới của tất cả những thứ đó. Về cơ bản, nó là những thứ có vận tốc khoảng một trăm dặm một giờ.

— [23]

Digby Pearson, người sáng lập Earache Records, đồng ý với Embury, nói rằng Napalm Death "đưa hardcore và metal qua một máy gia tốc."[24] Pearson, tuy nhiên, nói rằng grindcore "không phải chỉ toàn về tốc độ trống, blast beat, vân vân." Ông phát biểu "nó thực sự được đặt ra để miêu tả guitar - nặng, downtune, lạnh lẽo, các đoạn riff guitar thô ráp đậm 'grind', đó thực sự là thứ mà thể loại này được mô tả, bởi những nhạc sĩ đã phát kiến [và] đề xướng ra nó."[25]

Napalm Death ảnh hưởng lên các nhóm grindcore nước Anh khác trong thập niên 1980, gồm Extreme Noise Terror,[19] CarcassSore Throat.[26] Extreme Noise Terror, từ Ipswich, thành lập 1984.[27] Với mục tiêu trở thành "ban nhạc hardcore punk extreme nhất mọi thời đại,"[28] Mick Harris gia nhập nhóm này năm 1987.[29] Năm 1991, nhóm hợp tác với bộ đôi acid house The KLF, xuất hiện trên sân khấu với họ tại Brit Awards năm 1992.[30] Carcass phát hành Reek of Putrefaction năm 1988, John Peel công khai rằng đây là album yêu thích nhất năm của ông dù thực sự album được sản xuất rất kém.[31] Sore Throat, được ảnh hưởng bởi crust punk cũng như nhạc industrial.[32] Vài thính giả, như Digby Pearson, cho rằng họ đơn giản chỉ là một trò đùa hoặc bản nhái (parody) của grindcore.[33]

Trong hai thập niên tiếp theo, hai nghệ sĩ tiên phong của grindcore nhận được những thành công thương mại nhất định. Theo Nielsen Soundscan, Napalm Death bán được 367.654 bản thu từ tháng 5 năm 1991 đến tháng 10 năm 2003, còn Carcass bán 220.374 bản thu trong cùng thời kỳ.[34] "Twist the Knife (Slowly)" của Napalm Death xuất hiện trên album nhạc phim Mortal Kombat đưa ban nhạc đến với nhiều khán giả hơn, vì album đạt Top 10 trên bảng xếp hạng Billboard 200[35] và được chứng nhận bạch kim trong vòng chưa tới một năm.[36] Một vài nghệ sĩ đã trình bày ý kiến của mình về thể loại. Pete Hurley, tay guitar của Extreme Noise Terror, nói rằng anh không cảm thấy thích thú khi được nhớ đến như người tiên phong cho phong cách này: "'grindcore' là một thuật ngữ ngu ngốc và được đặt ra bởi những đứa nhóc hiếu động thái quá vùng Tây Midlands, và nó hoàn toàn không liên quan gì với chúng tôi. ENT đã, đang, và - tôi nghi ngờ - luôn là một ban nhạc hardcore punk... không phải grindcore, stenchcore, trampcore, hay bất kỳ một thể loại tiểu-tiểu-tiểu-core nào mà mọi người có thể nghĩ ra."[37] Lee Dorian của Napalm Death trình bày rằng "Một cách đáng tiếc, khi một thứ xảy ra với grindcore, nếu bạn muốn gọi nó như thế, cũng xảy ra với punk rock - tất cả các ban nhạc đầu tiên tuyệt vời bị ăn cắp bởi cả tỉ ban nhạc khác chỉ sao chép y hệt một phong cách, làm nó chẳng còn tí mới mẻ nào nữa."[38]

Grindcore Bắc Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Brutal Truth, biểu diễn ở Hole In The Sky, Bergen Metal Fest năm 2008

Nhà báo Kevin Stewart-Panko kết thuận rằng grindcore nước Mỹ thập niên 1990 vay mượn từ ba nguồn có sẵn: grindcore nước Anh, các nghệ sĩ tiền thân nước Mỹ, và death metal.[39] Vì hai album đầu của Napalm Death không phổ biến lắm tại đây, các nhóm nhạc nước Mỹ có xu hướng lấy cảm hứng từ những album sau đó, như Harmony Corruption.[39] Các đoạn riff thường lấy từ crossover thrash hoặc thrash metal.[39] Hai nghệ sĩ thời kỳ đầu của grindcore Mỹ là TerrorizerAssück.[26] Anal Cunt, một ban nhạc đặc biệt nghịch tai, cũng rất có ảnh hưởng.[39] Phong cách của họ có thể được gọi là "noisecore" và "noisegrind", theo Giulio của Cripple Bastards đây là "khía cạnh chống âm nhạc và hư vô nhất của âm nhạc đương thời."[40][41] Brutal Truth cũng là một ban nhạc đột phá của thập niên 1990.[26]

Tuy nhiên, Kevin Sharp nói rằng họ được ảnh hưởng nhiều bởi thrash metal của Dark Angel hơn là các nhóm nhạc Anh.[14] Discordance Axis có phong cách kỹ thuật hơn nhiều ban nhạc tiên phong, và có kiểu sản xuất hoa mỹ hơn.[39] Scott Hull nổi bật lên trong giới grindcore đương thời, với sự tham gia trong Pig DestroyerAgoraphobic Nosebleed.[42] Frozen Corpse Stuffed with Dope của Agoraphobic Nosebleed được mô tả là "Paul's Boutique của grindcore" bởi nhà phê bình Phil Freeman của Village Voice.[43] Pig Destroyer ảnh hưởng bởi thrash metal, như Dark Angel và Slayer, sludge metal của The Melvins, và tiền bối Brutal Truth,[44] trong khi Agoraphobic Nosebleed chọn các ý tưởng của thrashcorepowerviolence, như D.R.I. và Crossed Out.[44] Phong cách của Pig Destroyer, cùng với một ban nhạc khác là Cattle Decapitation, đôi khi được gọi là "deathgrind",[45] vì sự hiện diện những yếu tố death metal.[46]

The Locust, từ San Diego,[42] cũng lấy cảm hứng từ powerviolence (Crossed Out, Dropdead), làn sóng screamo đầu tiên (Angel Hair), experimental rock (Art Bears, Renaldo and the Loaf), và death metal.[47] The Locust có khi bị gọi là "hipster grind" vì cộng đồng fan của họ.[39] Ở Los Angeles, Hole, một nhóm rock lấy các nét của grindcore, đặc biệt trên hai đĩa đơn "Dicknail" và "Teenage Whore", cũng như album đầu tay, Pretty on the Inside (1991),[48] với lời bài hát bạo lực và khiêu khích tình dục, với tiếng biến âm và nhịp độ biến đổi. Trưởng nhóm Courtney Love phát biểu rằng cô muốn nắm bắt các đặc điểm của grindcore trong khi vẫn chơi nhạc với cấu trúc pop đầy giai điệu, ban nhạc rời bỏ phong cách này ở các album sau.[48]

Các nhóm grindcore Bắc Mỹ khác đáng chú ý là Brujeria,[49] Soilent Green,[50] Cephalic Carnage, Impetigo,[51] Fuck the Facts, và Circle of Dead Children.[52]

Grindcore châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm grindcore Phần Lan, Rotten Sound biểu diễn ở Kuopio năm 2008.

Các nhóm châu Âu, ví dụ Agathocles, từ Bỉ,[26] Patareni, của Croatia, và Fear of God, từ Thụy Sĩ, là những nghệ sĩ quan trọng tại ở khu vực này.[53] Filthy Christians, người ký hợp đồng với Earache Records năm 1989, giới thiệu phong cách này đến Thụy Điển,[54] Cripple Bastards thiết lập nền grindcore Ý.[15] Giulio của Cripple Bastards nói rằng thể loại này được gọi là "death-thrashcore" vào thời đó ở châu Âu.[15] Nasum, xuất phát từ giới death metal Thụy Điển,[55] trở thành một nhóm phổ biến, với đề tài chính trị từ góc nhìn cá nhân.[56]

Các nhóm Thụy Điển khác, như General SurgeryRegurgitate, chuyên về goregrind.[57] Inhume, từ Hà Lan,[58] Rotten Sound, từ Phần Lan,[59]Leng Tch'e, từ Bỉ,[60] là các nhóm chơi grindcore và death metal.

Ảnh hưởng lên thể loại khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ban nhạc noise rock Nhật Bản Boredoms vay mượn những yếu tố của grind,[3][61] nhóm cũng lưu diễn với Brutal Truth năm 1993.[62] Ban nhạc Gore Beyond Necropsy từ Nhật Bản thành lập năm 1989, hợp tác với nghệ sĩ nhạc noise Merzbow.[63] Naked City, dẫn đầu bởi nghệ sĩ saxophone John Zorn, biểu diễn một dạng nhạc jazz ảnh hưởng bởi grindcore.[64][65] Zorn sau đó thành lập dự án Painkiller với nhà sản xuất ambient dub Bill Laswell chơi guitar bass, Mick Harris chơi trống,[66] và hợp tác với Justin Broadrick trong vài tác phẩm.[67] Thêm vào đó, grindcore là một ảnh hưởng lên phong trào powerviolence của hardcore punk nước Mỹ, và tác động lên vài nét của metalcore. Một số nghệ sĩ sáng tạo một dạng lai giữa grind và nhạc điện tử.

Powerviolence[sửa | sửa mã nguồn]

Powerviolence là một tiểu thể loại thô ráp và nghịch tai của hardcore punk.[68][69] Phong cách này gần với thrashcore[68] và tương tự grindcore. Powerviolence lấy cảm hứng từ Napalm Death và các ban nhạc grindcore thời kỳ đầu khác, nhưng lại loại bỏ các yếu tố của metal.[70] Nó có tiền đề là nhóm hardcore punk Infest, kết hợp hardcore youth crew với âm nhạc của LärmSiege vào cuối thập niên 1980.[68][69] Tiểu thể loại này được hình thành hoàn chỉnh vào đầu 1990, với những ban nhạc Man Is the Bastard, Crossed Out, No Comment, Capitalist Casualties, và Manpig.[68]

Powerviolence tập trung vào tốc độ, sự ngắn gọn, các đoạn breakdown kỳ quái, và thay đổi nhịp độ liên tục.[68] Các bài powerviolence, giống grindcore, cũng thường rất ngắn; một bài hát ngắn hơn 30 giây là bình thường.[68] Một số nhóm, đặc biệt Man Is the Bastard, lấy ảnh hưởng từ sludge metalnhạc noise.[68][69] Về lời và chủ đề, powerviolence rất thô ráp.[68][69] Man Is the Bastard và Dropdead được truyền cảm hứng từ anarcho-punkcrust punk, nhấn mạnh quyền động vậtchủ nghĩa chống quân phiệt.[69] The Locust[71]Agoraphobic Nosebleed kết hợp powerviolence vào grindcore.[44]

Nhạc điện tử và industrial[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với các ảnh hưởng khác, Napalm Death lấy các đặc điểm của nhạc nhạc industrial.[72] Tay guitar cũ của Napalm Death, Justin Broadrick, tiếp tục sự nghiệp với ban nhạc industrial metal Godflesh.[16] Mick Harris, trong dự án hậu Napalm Death, Scorn, thử nghiệm phong cách này.[73] Scorn cũng viết nhạc industrial hip hop[74]dark ambient.[75] Digital hardcore ban đầu được sinh ra như một con lai giữa hardcore punk và hardcore techno tại Đức.[76] Agoraphobic Nosebleed và the Locust thu hút các nhà sản xuất digital hardcore và noise phối khí lại (remix) nhạc.[77][78] James Plotkin, Dave Witte, và Speedranch tham gia dự án Phantomsmasher, một hỗn hợp grindcore và digital hardcore. Alec Empire hợp tác Justin Broadrick, trên album Curse of the Golden Vampire,[79]Gabe Serbian, của the Locust, khi biểu diễn tại Nhật Bản.[80] Biểu tượng của Japanoise Merzbow cũng tham gia vào Empire/Serbian show.[80]

Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển của "electrogrind" (hay "cybergrind"),[81][82] bởi The Berzerker, Body Hammer, Gigantic BrainGenghis Tron với các nét vay mượn từ nhạc điện tử.[41] Những nhóm này được xây dựng từ các tác phẩm của Agoraphobic Nosebleed, Enemy Soil và The Locust, cũng như industrial metal.[81]

Metalcore[sửa | sửa mã nguồn]

Metalcore là một thể loại kết hợp extreme metal với hardcore punk.[83] Như grindcore, metalcore sử dụng breakdown.[84] Vài ban nhạc lấy nguồn cảm hứng từ grindcore. Ví dụ các nhóm mathcore[85][86] (The Dillinger Escape Plan,[87] Some Girls,[88]Daughters).[89][90] Những nhóm này còn kết hợp post-hardcore vào âm nhạc.[85] Ngoài metal, screamo thời đầu[91] (Circle Takes the SquareOrchid),[92] cũng liên quan đến grindcore.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Metal: The Definitive Guide (Garry Sharpe-Young), US Death Metal and Grindcore
  2. ^ Prown, Pete; Newquist, Harvey P. (1997). “Chapter Thirty-three: Industrial and Grindcore”. Legends of Rock Guitar: The Essential Reference of Rock's Greatest Guitarists. Hal Leonard Corporation. tr. 249. ISBN 978-0793540426.
  3. ^ a b c d "Grindcore", Allmusic. [1] Access date: ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  4. ^ McPheeters, Sam (ngày 9 tháng 3 năm 2006). “Extreme Extremeness”. Orange County Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ "Grindcore Special," p. 46.
  6. ^ Carcass biography. NME.com. [2] Access date: ngày 25 tháng 4 năm 2009.
  7. ^ Widener, Matthew. Carcass Clones. Decibel Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2007.
  8. ^ Purcell, Natalie J. (2003). Death Metal Music: The Passion and Politics of a Subculture. McFarland. tr. 23–24. ISBN 0-7864-1585-1. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2007.
  9. ^ Eduardo Rivadavia, Anal Cunt bio, Allmusic. [3] Access date: ngày 25 tháng 4 năm 2009.
  10. ^ "The Locust: Catching Up with J.P.", ngày 17 tháng 10 năm 2007
  11. ^ Steven Blush, "Boston Not L.A.", American Hardcore, Feral House, p. 171.
  12. ^ a b c d Matthew Widener, "Scared to Death: The Making of Repulsion's Horrified", Decibel no. 46, August 2008, p. 63-69.
  13. ^ a b Mudrian 2004, p. 50.
  14. ^ a b "Grindcore Special", p. 41.
  15. ^ a b c "Grindcore Special," p. 43.
  16. ^ a b "Dark Recollections: Napalm Death, Scum," Terrorizer, issue 183, May 2009, p. 84-85
  17. ^ Interview with Mick Harris, DVD half of Napalm Death's Scum 20 year anniversary reissue.
  18. ^ a b Glasper 2009, p. 11
  19. ^ a b "Crustgrind", "Grindcore Special" part 2, p. 46
  20. ^ Glasper 2009, p. 12
  21. ^ a b Glasper 2009, p. 14
  22. ^ Mudrian 2004, page 35.
  23. ^ Blush 1991, page 36
  24. ^ Blush 1991, page 35
  25. ^ Pearson, Digby (ngày 26 tháng 4 năm 2007). “Godflesh/PSI etc - are they Grind?”. Ask earache - BraveWords.com. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  26. ^ a b c d Felix von Havoc, Maximum Rock'n'Roll #198. [4] Lưu trữ 2008-06-05 tại Wayback Machine Archived by Havoc Records. Access date: ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  27. ^ Glasper 2009, p. 273
  28. ^ Dean Jones, quoted in Glasper 2009, p. 273
  29. ^ Glasper 2009, p. 275
  30. ^ Glasper 2009, p. 277
  31. ^ Mudrian 2004, p. 132
  32. ^ Glasper 2009, p. 238
  33. ^ Glasper 2009, p. 502
  34. ^ “It's Official: CANNIBAL CORPSE Are The Top-Selling Death Metal Band Of The SoundScan Era”. BLABBERMOUTH.NET. ngày 17 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  35. ^ “Billboard 200: Week of ngày 23 tháng 9 năm 1995”. Rovi Corporation. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  36. ^ “GOLD AND PLATINUM - Searchable Database”. RIAA. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008. Type "Mortal Kombat" in "Album" space.
  37. ^ Glasper 2009, 279
  38. ^ Glasper 2009, p. 25
  39. ^ a b c d e f Kevin Stewart-Panko, "Altered States," "Grindcore Special" part 2, p. 42-43.
  40. ^ "Grindcore Special", p. 44.
  41. ^ a b Lilker
  42. ^ a b Mudrian, p. 265
  43. ^ Phil Freeman, "Gratuitous Grindcore Gross-Out Gimps' Glade and Guns Get Guffaws", Village Voice, ngày 13 tháng 9 năm 2005. [5] Lưu trữ 2014-08-19 tại Wayback Machine Access date: ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  44. ^ a b c Anthony Bartkewicz, "Pig Destroyer", Decibel, July 2007 [6] Access date: ngày 24 tháng 7 năm 2008
  45. ^ Bryan Reed, The Daily Tar Heel, ngày 19 tháng 7 năm 2007. [7] Access date: ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  46. ^ "The Locust, Cattle Decapitation, Daughters", Pop and Rock Listings, The New York Times, ngày 13 tháng 4 năm 2007. [8] Access date: ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  47. ^ LA Weekly, ngày 18 tháng 9 năm 2003 [9] Lưu trữ 2009-03-05 tại Wayback Machine Access date: ngày 24 tháng 7 năm 2008
  48. ^ a b “Flipside Interview from issue #68, September/October 1990”. The First Session. Hole. Sympathy for the Record Industry, Flipside Magazine. 1995. Chú thích có tham số trống không rõ: |titlelink= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
  49. ^ Jason Birchmeier, Matando Güeros review, Allmusic. [10] Access date: ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  50. ^ D. Shawn Bosler, "Soilent Green", Decibel, September 2005. [11] Access date: ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  51. ^ John Book, Ultimo Mondo Cannibale review, Allmusic. [12] Access date: ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  52. ^ Alex Henderson, The Genocide Machine review, Allmusic. [13] Access date: ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  53. ^ "Grindcore Special", p. 54.
  54. ^ Ekeroth, p. 262.
  55. ^ Ekeroth, p. 263, 381.
  56. ^ Anders Jakobson interview, "Grindcore Special" part 2, p. 56.
  57. ^ Ekeroth, p. 263.
  58. ^ Eduardo Rivadavia, In for the Kill review, Allmusic. [14] Access date: ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  59. ^ Paul Kott, Still Psycho review, Allmusic. [15] Access date: ngày 3 tháng 10 năm 2008.
  60. ^ Cosmo Lee, Stylus, ngày 25 tháng 7 năm 2008 [16] Lưu trữ 2009-01-08 tại Wayback Machine Access date: ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  61. ^ Brad Jones, "Bore None", Denver Westword, ngày 6 tháng 7 năm 1994. [17] Lưu trữ 2010-03-02 tại Wayback Machine Access date: ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  62. ^ Andrew Parks, "Boredoms Explore the Void", Theme Magazine, issue 7, Fall 2006. [18] Lưu trữ 2008-09-24 tại Wayback Machine Access date: ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  63. ^ “Braindead Zine Interviews Gore Beyond Necropsy”. Grindgore.com, ngày 1 tháng 11 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2015.
  64. ^ Bagatellen, "Slave to the Grind", ngày 21 tháng 4 năm 2004 [19] Lưu trữ 2004-10-14 tại Archive.today Access date: ngày 21 tháng 6 năm 2008
  65. ^ Christopher Thelen, Daily Vault, 8/17/1998 [20] Access date: ngày 21 tháng 6 năm 2008
  66. ^ Huey, Steve. “(Pain Killer > Overview)”. allmusic.com. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
  67. ^ Cosmo Lee, Stylus Magazine, ngày 15 tháng 5 năm 2006. [21] Lưu trữ 2007-08-14 tại Wayback Machine Access date: ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  68. ^ a b c d e f g h "Powerviolence: The Dysfunctional Family of Bllleeeeaaauuurrrgghhh!!". Terrorizer no. 172. July 2008. p. 36-37.
  69. ^ a b c d e Anthony Bartkewicz. "Screwdriver in the Urethra of Hardcore". Decibel Magazine. July 2007. (Subscription-only site; interview reprinted in full at blog.myspace.com/index.cfm?fuseaction=blog.view&friendID=52501650&blogID=285587688 (blacklisted link). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  70. ^ Bartkewicz, Anthony (tháng 7 năm 2007). “Screwdriver in the Urethra of Hardcore”. Decibel Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  71. ^ Andrew Marcus, "Buzz Clip", SF Weekly, ngày 6 tháng 8 năm 2003. [22] Lưu trữ 2012-10-12 tại Wayback Machine Access date: ngày 7 tháng 8 năm 2008.
  72. ^ Mudrian 2004, page 31.
  73. ^ Christian Genzel, Scorn, Stealth review, Allmusic.com, [23] Access date: ngày 24 tháng 7 năm 2008
  74. ^ David E. Flick, Scorn, Stealth, Re:Gen Magazine, ngày 18 tháng 1 năm 2008 [24] Lưu trữ 2008-02-24 tại Wayback Machine Access date: ngày 24 tháng 7 năm 2008
  75. ^ Simon Reynolds, "Chill: the new ambient." Artforum, January 1995. [25] Lưu trữ 2013-07-18 tại Wayback Machine Access date: ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  76. ^ Interview with J. Amaretto of DHR, WAX Magazine, issue 5, 1995. Included in liner notes of Digital Hardcore Recordings, Harder Than the Rest!!! compilation CD.
  77. ^ Whitney Strub, Agoraphobic Nosebleed review, ngày 26 tháng 7 năm 2007. Stylus Magazine. [26] Lưu trữ 2009-04-09 tại Wayback Machine Access date: ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  78. ^ The Locust Biography [27] Lưu trữ 2008-06-23 tại Wayback Machine Access date: ngày 19 tháng 7 năm 2008.
  79. ^ Ipecac Records, The Curse of the Golden Vampire. [28] Access date: ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  80. ^ a b "Alec Empire Interview: "People Are Organized But Political Music Is Not Really Being Made", Indymedia Ireland, ngày 28 tháng 12 năm 2006 [29] Access date: ngày 25 tháng 7 năm 2008.
  81. ^ a b Kevin Stewart-Panko, "Shock Tactics", "Grindcore Special", part 2, p. 52-53
  82. ^ Andrew Childers, "The Body Electric", "Grind and Punishment" ngày 15 tháng 3 năm 2010 [30] Access Date: ngày 22 tháng 3 năm 2011
  83. ^ “Blood Runs Deep: 23 Bands Who Shaped the Scene”. Alternative Press. ngày 7 tháng 7 năm 2008. tr. 110.
  84. ^ "The best part of every metalcore song is the breakdown, the part where the drums drop out and the guitars slow their frantic gallop to a devastating, precise crunch-riff and everyone in the moshpit goes extra nuts." - Tom Breihan. "Status Ain't Hood". "Live: Trivium, the Jackson 5 of Underground Metal". The Village Voice Daily Voice. ngày 11 tháng 10 năm 2006. [31] Lưu trữ 2013-10-20 tại Wayback Machine Access date: ngày 21 tháng 7 năm 2008.
  85. ^ a b Steve Carlson, Hell Songs review, "Blog Critics", ngày 19 tháng 10 năm 2006. [32] Lưu trữ 2011-06-05 tại Wayback Machine Access date: ngày 13 tháng 9 năm 2008.
  86. ^ "San Diego Reader"[33] Access date: ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  87. ^ "Contemporary grindcore bands such as The Dillinger Escape Plan [...] have developed avant-garde versions of the genre incorporating frequent time signature changes and complex sounds that at times recall free jazz." Keith Kahn-Harris (2007), Extreme Metal, Berg Publishers, ISBN 1-84520-399-2, p. 4.
  88. ^ Corey Apar, Heaven's Pregnant Teens review, Allmusic. [34] Access date: ngày 24 tháng 8 năm 2008.
  89. ^ Joe Davenport, Hell Songs review, Delusions of Adequacy, ngày 24 tháng 8 năm 2006. [35] Access date: ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  90. ^ Stewart Mason, Daughters biography, Allmusic. [36] Access date: ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  91. ^ "Another interesting sub-subgenre was this strange crossover of first-generation emo and grind. Bands like Reversal of Man or Orchid may not have stood the test of time, but it was a pretty cool sound at the time and one that was pretty uniquely American. - Greg Pratt, "Altered States," "Grindcore Special" part 2, p. 43.
  92. ^ Ryan Buege, "Circle Takes the Square is in the Studio". Metal Injection, ngày 15 tháng 6 năm 2008. [37] Access date: ngày 8 tháng 7 năm 2008

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Appleford, Steve (1998). “The family that plays together”. Guitar. 15 (12): 40–42, 45–46, 49–50, 53–54, 57.
  • Blush, Steven (1991). “Grindcore”. Spin. 7 (3): 35–36.
  • Carcass (1988). Reek of Putrefaction. [CD]. Nottingham, UK: Earache Compact Discs, Cassettes & Records. (1994).
  • Ekeroth, Daniel (2008). Swedish Death Metal. Bazillion Points Books. ISBN 978-0-9796163-1-0
  • Glasper, Ian (2009). Trapped in a Scene: UK Hardcore 1985-1989. Cherry Red Books. ISBN 978-1-901447-61-3
  • Grindcore Special (2009), Terrorizer, 180, 41-56, and 181, 41-56.
  • Johnson, Richard (2007). “Napalm death” (PDF). Disposable Underground. 15 (38): 02–04. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015.
  • Lilker, Danny (2007). "A User's Guide to Grindcore." Grind Your Mind: A History of Grindcore [CD]. Liner notes. Mayan Records, MYNDD056.
  • Mudrian, Albert (2004). Choosing Death: The Improbable History of Death Metal and Grindcore. Los Angeles, CA: Feral House.
  • Sarcófago. (1986). Satanas. On Warfare Noise [CD]. Belo Horizonte, MG: Cogumelo Records. (2007).
  • Sepultura (1986). Antichrist. On Morbid Visions [CD]. New York: Roadrunner Records. (1997).
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Grindcore