Wiki - KEONHACAI COPA

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II

Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định số 392 KT/CTN trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 cho 22 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 39 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học-nghệ thuật, bao gồm:

Khoa học công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học xã hội (9 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo sư Đào Duy Anh với các công trình Lịch sử cổ đại Việt Nam (4 tập), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (2 tập), Việt Nam văn hoá sử cương và Đất nước Việt Nam qua các đời.
  • Trần Văn Giáp với công trình Tìm hiểu kho sách Hán Nôm.
  • Giáo sư Hoàng Xuân Hãn với cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1. Lý Thường Kiệt, 2. La Sơn Phu Tử và 3. Lịch và Lịch Việt Nam.
  • Giáo sư Phạm Huy Thông với các công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong, trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương).
  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn với công trình Theo dấu các văn hoá cổ.
  • Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên với các công trình về văn hóa Việt Nam Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam và Văn minh nước Nam, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (2 tập).
  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Tài Cẩn với cụm ba công trình Ngữ pháp và Lịch sử tiếng Việt: Ngữ pháp tiếng Việt – từ ghép, đoản ngữ; Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng ViệtNguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán–Việt.
  • Giáo sư Trần Đức Thảo với công trình Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức.
  • Giáo sư Nguyễn Đức Từ Chi với bốn công trình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (1984), Hoa văn Mường (1978), Hoa văn các dân tộc Djarai-Bhana (1986) và Người Mường ở Hoà Bình (1995).

Khoa học y - dược (4 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động Hoàng Thủy Nguyên với công trình nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh bại liệt.
  • Giáo sư Đặng Văn Chung với Cụm công trình nghiên cứu nội khoa.
  • Giáo sư, Thạc sĩ, Nhà giáo Nhân dân Vũ Công Hòe với cụm công trình Đặc điểm tình hình mô hình bệnh tật và tử vong của người Việt Nam qua sinh thiết và tử thiết.
  • Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Phạm Song chủ trì cùng Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân, Thiếu tướng Bùi Đại và nhóm đồng tác giả thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng (Đại tá, Tiến sĩ Trần Cảnh Thạc), Trung tâm khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Bộ Công nghiệp với công trình Chiết xuất cây thanh hao hoa vàng dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh sốt rét.

Khoa học tự nhiên và kĩ thuật (2 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo sư Nguyễn Văn Đạo với công trình Dao động phi tuyến của các hệ động lực.
  • Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ với cụm công trình Nghiên cứu tương tác của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng caoPhát hiện phản hạt hyperon sigma âm.

Khoa học nông nghiệp (7 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Luật; Bùi Bá Bổng; Bùi Chí Bửu; Nguyễn Văn Loãn; Lê An Ninh; Phạm Văn Ro; Lương Minh Châu; Phạm Sĩ Tân; Dương Văn Chín; Lê Văn Bảnh với công trình Giống lúa và cải tiến kỹ thuật thâm canh lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
  • Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng với công trình Chọn tạo các giống lúa mới cho một số vùng sinh thái.
  • Tiến sĩ Thái Văn Trừng với công trình khoa học Những hệ sinh thái rừng Việt Nam.
  • Nhóm tác giả: Nguyễn Thiện; Trần Thế Thông; Lê Thanh Hải; Võ Trọng Hốt; Lê Bá Lịch; Vũ Kính Trực; Trần Đình Miên; Lưu Kỷ; Nguyễn Khánh Quắc; Phạm Hữu Doanh; Đinh Hồng Luận với công trình Nghiên cứu lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam.
  • Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Uy với công trình nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Việt Nam.
  • Nhóm tác giả: Lê Duy Thước; Cao Liêm; Vũ Cao Thái; Trần Khải; Vũ Ngọc Tuyên; Tôn Thất Chiểu; Đỗ Đình Thuận và các cộng sự với cụm công trình Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000.
  • Nhóm tác giả: Trần Mai Thiên; Phạm Mạnh Tưởng; Nguyễn Quốc Ân; Phạm Báu với công trình Nghiên cứu nâng cao chất lượng di truyền của một số loài cá nuôi ở nước ngọt.

Văn học nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học (14 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ thuật (10 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Tiến Chung với các tác phẩm tranh lụa, tranh khắc gỗ màu, tranh sơn dầu: Được mùa (1958), Mùa gặt (1962), Chợ Nhông (1958), Hợp tác xã Tây Hồ, Phong cảnh Sài Sơn (1970), Nữ dân quân trao đổi kinh nghiệm bắn máy bay (1971).
  • Huỳnh Văn Gấm với các tác phẩm tranh Trái tim và nòng súng, Cô Liên, Ngày chủ nhật, Thừa thắng xông lên.
  • Dương Bích Liên với các tác phẩm tranh Bác hồ đi công tác, Chiều vàng, Mùa gặt, Hành quân đêm.
  • Hoàng Tích Chù với các tác phẩm tranh sơn mài: Tổ đội công (1958), Bác Hồ trồng cây với thiếu nhi (1971), Mùa gặt, Đêm hậu cứ'.
  • Nguyễn Văn Tỵ với các tác phẩm tranh sơn mài: Nhà tranh gốc mít (1958), Du kích Bắc Sơn (1958), Bắc Nam thống nhất (1961).
  • Nguyễn Hải với các tác phẩm tượng Nguyễn Văn Trỗi, Gióng, Chiến Thắng Điện Biên Phủ, Mùa xuân chiến thắng, Đài tưởng niệm Hòa Bình, Thủ Khoa Huân.
  • Nguyễn Khang với các tác phẩm tranh sơn mài: Đánh cá đêm trăng, Hòa bình và hữu nghị, Hành quân qua suối, Gia đình mục đồn.
  • Nguyễn Sỹ Ngọc với các tác phẩm tranh sơn mài: Tình quân dân (1949, Đổi ca (1962), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1980), Một ngày mới lại bắt đầu (1982).
  • Nguyễn Thị Kim với các tác phẩm tượng, phù điêu: Chân dung Bác Hồ, Hạnh Phúc, Chân dung cháu gái, Nữ du kích, 11 cô gái tự vệ thành phố Huế.
  • Lê Quốc Lộc với các tác phẩm tranh sơn mài: Qua bản cũ (1957), Ánh sáng đến (1957), Tiêu thổ kháng chiến (1958), Giữ lấy hòa bình (1962), Từ trong bóng tối (1982).

Nhiếp ảnh (1 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

Sân khấu (3 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc (9 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

Múa (2 giải)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tập thể lớp biên đạo múa Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh.
  • Tập thể Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cho kịch múa Tấm Cám.

Trong đợt này các lĩnh vực Điện ảnh, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian đều không có giải.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_th%C6%B0%E1%BB%9Fng_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh_%C4%91%E1%BB%A3t_II