Wiki - KEONHACAI COPA

Giải cầu lông vô địch thế giới

Giải cầu lông vô địch thế giới
Mùa giải hiện tại hoặc giải đấu:
Sự kiện thể thao đang diễn ra Giải cầu lông vô địch thế giới 2023
Môn thể thaoCầu lông
Thành lập1977
Quốc giaThành viên của BWF

Giải cầu lông vô địch thế giới (tên tiếng Anh: BWF World Championships, trước đây còn được gọi là IBF World Championships) là một giải cầu lông được tổ chức bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Giải đấu này cùng với Thế vận hội Olympic là hai sân chơi cao nhất của các tay vợt cầu lông.[1] Những người chiến thắng giành được danh hiệu "Vô địch thế giới" cùng huy chương vàng và điểm thưởng tích lũy trên bảng xếp hạng BWF.[2] Tuy nhiên, nó không có bất kỳ khoản tiền thưởng nào đi kèm.[3].

Giải đấu bắt đầu vào năm 1977 và được tổ chức ba năm một lần cho đến năm 1983. Tuy nhiên, IBF phải đối mặt với khó khăn trong việc Liên đoàn Cầu lông Thế giới (sau này sáp nhập với IBF để hình thành một liên đoàn cầu lông) đã tổ cũng tổ chức giải đấu tương tự một năm sau đó. Bắt đầu năm 1985, giải đấu đã trở thành sự kiện được tổ chức hai giải một năm và hai năm một lần cho đến năm 2005. Bắt đầu từ năm 2006, giải đấu được đổi thành sự kiện hàng năm của Liên đoàn Cầu lông Thế giới với mục tiêu tạo cơ hội cho các vận động viên đạt được danh hiệu "Vô địch thế giới". Tuy nhiên, giải đấu sẽ không được tổ chức bốn năm một lần để nhường chỗ cho Olympic.

Các địa điểm đã từng tổ chức giải[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng thống kê dưới đây đưa ra một cái nhìn tổng quan của tất cả các thành phố và quốc gia chủ nhà các giải vô địch cầu lông thế giới. Lần gần đây nhất là vào năm 2013, giải được tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc. Số trong ngoặc đơn sau thành phố / quốc gia biểu thị số lần mà thành phố / quốc gia đã tổ chức giải. Từ năm 1989 đến năm 2001, giải vô địch cầu lông thế giới được tổ chức ngay sau khi Sudirman Cup tổ chức tại cùng một địa điểm.

badminton tournament
Các quốc gia chủ nhà của các giải vô địch cầu lông thế giới, bao gồm cả sự kiện năm 2014 tại Copenhagen, Đan Mạch.
Năm tổ chứcLầnThành phố đăng caiQuốc gia
1977IMalmö (1) Thụy Điển (1)
1980IIJakarta (1) Indonesia (1)
1983IIICopenhagen (1) Đan Mạch (1)
1985IVCalgary (1) Canada (1)
1987VBắc Kinh (1) Trung Quốc (1)
1989VIJakarta (2) Indonesia (2)
1991VIICopenhagen (2) Đan Mạch (2)
1993VIIIBirmingham (1) Anh (1)
1995IXLausanne (1) Thụy Sĩ (1)
1997XGlasgow (1) Scotland (1)
1999XICopenhagen (3) Đan Mạch (3)
Năm tổ chứcLầnThành phố đăng caiQuốc gia
2001XIISevilla (1) Tây Ban Nha (1)
2003XIIIBirmingham (2) Anh (2)
2005XIVAnaheim (1) Hoa Kỳ (1)
2006XVMadrid (1) Tây Ban Nha (2)
2007XVIKuala Lumpur (1) Malaysia (1)
2009XVIIHyderabad (1) Ấn Độ (1)
2010XVIIIParis (1) Pháp (1)
2011XIXLuân Đôn (1) Anh (3)
2013XXQuảng Châu (1) Trung Quốc (2)
2014XXICopenhagen (4) Đan Mạch (4)
2015XXIIJakarta (3) Indonesia (3)
2017XXIIIGlasgow (2) Scotland (2)
2018XXIVNam Kinh (1) Trung Quốc (3)
2019XXVBasel (1) Thụy Sĩ (2)
2021XXVIHuelva (1) Tây Ban Nha (3)
2022XXVIITokyo (1) Nhật Bản (1)
2023XXVIIICopenhagen (5) Đan Mạch (5)
2025XXIXParis (2) Pháp (2)

Giải thưởng qua các năm[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ thể hiện các nước đạt được ít nhất một huy chương đồng tại giải đấu.

Cho đến nay, chỉ có 18 quốc gia đã đạt được ít nhất một huy chương đồng trong giải đấu: 9 ở châu Á, 5 ở châu Âu, 1 ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và châu Đại Dương. Châu Phi là lục địa duy nhất không giành được một huy chương nào ở giải đấu.

Ở tuổi 18, Ratchanok Inthanon trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải đấu.[4] Ratchanok ít tuổi hơn Jang Hye-ock 3 tháng, người giành chức vô địch ở nội dung đôi nữ năm 1995.[5]

Các vận động viên và quốc gia thành công nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên[sửa | sửa mã nguồn]

Một số vận động viên đã từng rất thành công tại giải đấu này như:

  • Đan Mạch Lene Køppen, 1977, vô địch đơn nữ và đôi nam nữ
  • Indonesia Christian Hadinata, 1980, vô địch đôi nam và đôi nam nữ
  • Hàn Quốc Park Joo-bong, 1985 và năm 1991 đều dành cả chức vô địch đôi nam và đôi nam nữ
  • Trung Quốc Hàn Ái Bình, 1985, vô địch đơn nữ và đôi nữ
  • Trung Quốc Ge Fei, 1997, vô địch đôi nữ và đôi nam nữ
  • Hàn Quốc Kim Dong-moon, 1999, vô địch đôi nam và đôi nam nữ
  • Việt Nam Nguyễn Minh Đức, 2023, vô địch đợn nam.
  • Việt Nam Nguyễn Tiến Minh, 2013, vô địch đơn nam.

Giai đoạn 1977 đến năm 2001, huy chương vàng đã được nhiều vận động viên trong số năm quốc gia giành được, cụ thể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Indonesia, Malaysia. Tuy nhiên, trong năm 2003, con số này đã là bảy quốc gia và trong năm 2005, số quốc gia giành được huy chương cao kỷ lục là mười quốc gia.

Tony Gunawan là vận động viên mang hai quốc tịch đã giành huy chương vàng tại nội dung đôi nam. Năm 2001, anh đánh cặp đôi với Halim Haryanto tại đội tuyển cầu lông Indonesia và năm 2005 anh đánh cặp với Howard Bach để giúp cho đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ giành huy chương vàng đầu tiên tại giải đấu.

Dưới đây là danh sách các tay vợt thành công nhất với trên 3 lần giành huy chương vàng tại giải.[6]

Xếp hạngVận động viênĐơn namĐơn nữĐôi namĐôi nữĐôi nam nữTổng
1Trung Quốc Lin Dan55
Hàn Quốc Park Joo-bong235
Trung Quốc Triệu Vân Lôi235
2Trung Quốc Gao Ling314
Trung Quốc Thái Uân44
Indonesia Hendra Setiawan44
Indonesia Lilyana Natsir44
Trung Quốc Trương Nam134
Trung Quốc Phó Hải Phong44
3Trung Quốc Vu Dương33
Trung Quốc Ge Fei213
Trung Quốc Guan Weizhen33
Trung Quốc Hàn Ái Bình213
Trung Quốc Hoàng Tuệ33
Hàn Quốc Kim Dong-moon123
Trung Quốc Lý Linh Úy213
Trung Quốc Lâm Anh33

Quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là bảng hiển thị huy chương vàng theo quốc gia giành được tính tới năm 2013. Trung Quốc là quốc gia thành công nhất trong các kỳ của giải vô địch cầu lông thế giới kể từ khi được thành lập vào năm 1977. Họ cũng là quốc gia duy nhất để đạt được toàn bộ tất cả các huy chương trong các năm 1987, 2010 và 2011.

Xếp hạngQuốc gia7780838587899193959799010305060709101113Tổng
1 Trung Quốc23543113213322434552355
2 Indonesia1413212222220
3 Đan Mạch3111111110
4Hàn Quốc Hàn Quốc21212119
5 Anh1113
6 Thụy Điển112
7 Nhật Bản11
 Hoa Kỳ11
 Thái Lan11
^1 Trung Quốc và Hàn Quốc đều giành được hai huy chương vàng. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã giành được hai huy chương bạc và Trung Quốc không có huy chương bạc nào, do đó Hàn Quốc đã trở thành người chiến thắng chung.
^2 Trung Quốc giành chiến thắng khi giành được thêm bốn huy chương bạc còn Indonesia chỉ có một, do đó, Trung Quốc đã trở thành người chiến thắng chung.
^3 Trung Quốc giành chiến thắng khi giành được hai huy chương bạc còn Indonesia không giành được huy chương bạc nào.

Đơn nam[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạngQuốc gia7780838587899193959799010305060709101113Tổng
1 Trung QuốcXXXXXXXXXXXX12
2 IndonesiaXXXXXX6
3 Đan MạchXX2

Đơn nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạngQuốc gia7780838587899193959799010305060709101113Tổng
1 Trung QuốcXXXXXXXXXXXXXXX15
2 Đan MạchXX2
 IndonesiaXX2
4 Thái LanX1

Đôi nam[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạngQuốc gia7780838587899193959799010305060709101113Tổng
1 IndonesiaXXXXXXXX8
2 Trung QuốcXXXXXX6
3Hàn Quốc Hàn QuốcXXX3
4 Đan MạchXX2
5 Hoa KỳX1

Đôi nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạngQuốc gia7780838587899193959799010305060709101113Tổng
1 Trung QuốcXXXXXXXXXXXXXXXXX17
2 AnhX1
 Nhật BảnX1
Hàn Quốc Hàn QuốcX1

Đôi nam nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạngQuốc gia7780838587899193959799010305060709101113Tổng
1 Trung QuốcXXXXX5
Hàn Quốc Hàn QuốcXXXXX5
3 Đan MạchXXXX4
 IndonesiaXXXX4
5 AnhXX2
 Thụy ĐiểnXX2

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Hệ thống xếp hạng thế giới”. Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Truy cập 23 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Các quy định của Giải cầu lông vô địch thế giới”. Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Truy cập 23 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “Chin Chai hopes BWF will offer prize money for world meet”. The Star. 17 tháng 4 năm 2013. Truy cập 23 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “World champion Ratchanok Inthanon also a 'devoted' kid”. The Indian Express. ngày 12 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ Hearn, Don (11 tháng 8 năm 2013). “WORLDS Finals – Ratchanok vận động viên trẻ nhất vô địch giải cầu lông thế giới”. Badzine. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập 16 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ Die Individualweltmeisterschaften im Überblick Lưu trữ 2009-02-12 tại Wayback Machine, Badminton.de

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_c%E1%BA%A7u_l%C3%B4ng_v%C3%B4_%C4%91%E1%BB%8Bch_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi