Wiki - KEONHACAI COPA

Giả Hủ

Giả Hủ
Một bức tranh thời nhà Thanh mô tả Giả Hủ
Chức vụ
Thái úy (太尉)
Nhiệm kỳ6 tháng Tư 220 (6 tháng Tư 220) – 11 tháng Tám 223 (11 tháng Tám 223)
Thái trung đại phu (太中大夫)
Nhiệm kỳ? (?) – 6 tháng Tư 220 (6 tháng Tư 220)
Chấp Kim Ngô (執金吾)
(dười thời Tào Tháo)
Nhiệm kỳ199 (199) – ? (?)
Tuyên nghĩa tướng quân
(宣義將軍)
(dưới trướng Lý Thôi)
Nhiệm kỳ195 (195) – 196 (196)
Quang lộc đại phu (光祿大夫)
(dưới trướng Lý Thôi)
Nhiệm kỳ? (?) – 195 (195)
Thượng thư (尚書)
(dưới trướng Lý Thôi)
Nhiệm kỳ? (?) – ? (?)
Tả phùng dực (左馮翊)
(dưới trướng Lý Thôi)
Nhiệm kỳ192 (192) – ? (?)
Thảo lỗ hiệu úy
(討虜校尉)
Nhiệm kỳ189 (189) – 192 (192)
Bình tân đô úy(平津都尉)
Nhiệm kỳ? (?) – 189 (189)
Thông tin chung
Sinh147[a]
Wuwei, Cam Túc
Mất(223-08-11)11 tháng 8 năm 223 ( ở tuổi 76)[a]
Nghề nghiệpquan lại, cố vấn, người viết sách
ChaGiả Cung
Con cái
  • Giả Mục
  • Giả Ki
  • Giả Phóng

Giả Hủ (chữ Hán: 贾诩; 147-224), tự là Văn Hòa, người huyện Cô Tang, quận Vũ Uy, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều nhất với các mưu kế đề xuất cho các lãnh đạo của ông vào thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Giả Hủ là một trong những nhân vật quan trọng thời Tam Quốc khi ông có một sự nghiệp chính trị lâu dài, phục vụ cho nhiều nhà chính trị thời ấy như Đổng Trác, Lý Thôi, Trương Tú, Tào TháoTào Phi.

Nguồn gốc và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Giả Hủ sinh ở huyện Cô Tang (姑臧縣) quận Vũ Uy, ngày nay là Luơng Châu, Cam Túc. Khi còn trẻ, Giả Hủ là người có học vấn nhưng khả năng của ông thì "người đời chẳng ai biết đến" Chỉ có một nhân sĩ ở Hán Dương là Diêm Trung khi tiếp xúc với ông mới cho rằng ông là người khác thường và có tài lạ của Lương, Bình, hai nhà chiến lược gia nổi tiếng vào thời nhà Hán.[1][2]

Đến kỳ thi xét Hiếu liêm, Giả Hủ đã đậu kỳ thi này và được bổ nhiệm làm chức Lang[3] Sau đó, ông vì bị ốm nặng bèn nhân đó từ quan, trở về nhà mình.[4]

Trên đường trở về đến đất Khiên, ông đã bị bắt bởi phiến quân từ các bộ lạc rợ Đê cùng với mấy chục người khác. Ông nói rằng:" Tôi là cháu ngoại của Đại soái Đoàn, nếu để tôi sống thì gia đình tôi sẽ trọng thưởng hậu hĩnh". Đoàn mà Giả Hủ nói ám chỉ Thái úy Đoàn Quýnh, khi ông còn làm tướng ở biên giới phía Bắc Trung Quốc, tên tuổi ông rất nổi danh ở khu vực này. Các phản quân rợ Đê nghe vậy đối đãi ông trọng hậu và phóng thích sau đó. Những người bị bắt khác thì đều bị giết cả.

Theo Tam Quốc chí thì Giả Hủ không phải là cháu ngoại của Đoàn Công, ông ta chỉ mượn danh để dọa rợ Đê, qua đó cho thấy ông là một người có tài "quyền biến để xong việc, hết thảy đại loại như thế"[2]

Phục vụ Đổng Trác[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 185, Hàn Toại ở phía tây bắc cùng với liên hợp với các bộ lạc ở Tây Lương bắt đầu nổi dậy. Nhà Đông Hán phong cho Đổng Trác làm tổng chỉ huy quân đội để chinh phục các cuộc nổi loạn ở đây. Với danh tiếng của mình, Giả Hủ được Đổng Trác phong làm mưu sĩ cùng tham gia chiến dịch.

Giả Hủ đã hiến nhiều kế sách quan trọng, giúp cho Đổng Trác giành thắng lợi trong cuộc đàn áp này và phát triển thực lực của ông ta, đó chính là điều kiện để sau này Đổng Trác tiến vào trung nguyên.

Năm 189, Đổng Trác tiến vào kinh đô Lạc Dương với lực lượng hùng hậu và mang theo dã tâm, nhanh chóng chuyên quyền, phế Hán Thiếu Đế, lập Hán Hiến Đế, bắt ép vua mới phong chức Thái sư và biến vua Hán trở thành bù nhìn.Tam Quốc chí cho biết Đổng Trác vào Lạc Dương, Hủ được lấy làm Thái uý duyện rồi Bình tây Đô uý, lại thăng lên làm Thảo lỗ Hiệu uý[2].

Tuy nhiên, Đổng Trác tàn bạo, bất nhân nên có nhiều kẻ thù, Giả Hủ dự đoán việc ngày bại vong của Đổng Trác, bèn tìm cớ rời khỏi ông này để tránh liên lụy sau này. Giả Hủ sau đó đã được bổ nhiệm làm mưu sĩ của Trung Lang tướng Ngưu Phụ, con rể của Đổng Trác khi đó đang đóng ở Thiểm Tây để "phụ giúp việc quân".

Hiến kế cho Lý Thôi chiếm Trường An[sửa | sửa mã nguồn]

Các chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu nổi dậy chống Đổng Trác. Trác thua trận bỏ Lạc Dương, mang Hán Hiến Đế về Trường An. Giả Hủ đi theo. Vào năm 192, Đổng Trác bị Lã Bố giết ở Trường An. Sau đó Ngưu Phụ cũng bị giết.

Giả Hủ khi đó cùng các bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi (hay Lý Giác), Quách Dĩ, Trương TếPhàn Trù đang đóng quân ở ngoài. Lý Thôi xin Vương Doãn tha tội nhưng Vương Doãn không đồng ý. Giả Hủ hiến kế cho Lý Thôi tập hợp quân đội để chiếm Trường An để trả thù cho Đổng Trác.

Theo Tam Quốc chí, khi Trác bại vong, Phụ cũng chết, mọi người rất sợ hãi, bọn Hiệu uý Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế muốn giải tán, sắp sửa quay về quê. Ông nói:

"Nghe nói người trong thành Trường An bàn định muốn giết hết người Lương Châu, mà các ông bỏ mọi người ra đi một mình, thì một người đình trưởng cũng có thể bắt được các ông vậy. Chẳng bằng thống lĩnh mọi người ở phương tây, thu nhặt binh sĩ ở đó, vây đánh Trường An, vì Đổng công mà báo hận, may mà nên việc, phụng sự quốc gia để chinh phạt thiên hạ, nếu chẳng xong việc, bỏ chạy cũng chưa muộn vậy." Chúng cho là phải. Thôi bèn ở phía tây đánh Trường An."

Lý Thôi, Quách Dĩ phao tin Vương Doãn muốn giết hết người Tây Lương để kích động mọi người theo mình, tập hợp được lực lượng đông đảo, tiến vào đánh bại Lã Bố và nhanh chóng chiếm được Trường An.

Chính vì lời khuyên này của Giả Hủ mà nhân dân thành Trường An đã phải chịu nhiều tang tóc khi bè đảng của hai người này lộng quyền và lạm sát gây nên những trận "động loạn trong kinh thành".

Sử gia Bùi Tùng Chi đã chỉ trích rất gay gắt Giả Hủ, ông ta cho rằng:

"Chiến loạn tứ phương, quốc gia phân liệt, tai ương xuất hiện liên tục. Bang quốc có nguy cơ bị diệt vong, lê dân chịu muôn điều oan khốc. Há chẳng vì lời nói suông của Giả Hủ chăng? Tội ác của Hủ, không gì to hơn! Những trận động loạn từ xưa đến nay, chưa từng thảm liệt như loạn Đổng Trác vậy!"[5]

Sau khi chiếm được Trường An, Lý Thôi định xét công để phong cho Giả Hủ tước hầu, Tuy nhiên ông từ chối không nhận vì "Cái kế cứu mệnh ấy, có chi đáng kể!". Họ lại phong cho ông làm Thượng thư Bộc xạ, ông cũng từ chối vì tự thấy chưa đủ tiếng tăm. Cuối cùng họ phong Giả Hủ làm Thượng thư, giữ việc tuyển cử, ông nhiều lần giúp đỡ cho họ, "bọn Thôi vừa quý mến mà kiêng sợ".

Nguỵ thư chép: Hủ giữ việc tuyển cử, nhiều lần chọn người trước đây có danh tiếng cho làm lệnh phó, kẻ bàn luận việc ấy đều khen Hủ.

Tuy nhiên sau khi chiếm được Trường An, Lý Thôi và Quách Dĩ lại quay sang đánh nhau, Giả Hủ nhiều lần phải hòa giải cho họ, vì uy tín của ông lớn nên họ đều nghe lời, tạm gác xung đột.

Hiến Đế kỷ chép: Quách Dĩ, Phàn Trù cùng với Thôi lìa bỏ nhau, mấy lần muốn đánh nhau. Hủ liền lấy đạo lý trách cứ, chúng đều nghe lời Hủ.

Lúc mẹ mất Giả Hủ từ quan, được bái làm Quang lộc đại phu. Lúc này Lý Thôi, Quách Dĩ lại đánh nhau ở trong thành Trường An. Lý Thôi lại mời Giả Hủ làm Tuyên Nghĩa tướng quân. Giả Hủ lại một lần nữa hòa giải xung đột giữa hai người.

Bức tranh mô tả Giả Hủ bởi một tác giả chưa biết tên.
Bức tranh mô tả Giả Hủ bởi một tác giả chưa biết tên.

Phục vụ Trương Tú[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 195, Lý Thôi và Quách Dĩ lại một lần nữa tham gia vào một cuộc xung đột lớn với nhau vì tranh chấp quyền hành. Hai người làm loạn kinh thành, ức hiếp thiên tử. Giả Hủ nhận thấy tình hình không thuận lợi nên đã dâng trả ấn thụ và theo về với tướng quân Đoàn Ổi (cũng vốn là một bộ tướng của Đổng Trác) đang đóng ở Hoa Âm, Giả Hủ với Đoàn Ổi là người cùng quê nên theo ông ta.[5]

Theo Tam Quốc chí, cháu của Trương Tế vừa tử trận tại Nam Dương là Trương Tú đề nghị Giả Hủ phục vụ cho ông ta nhưng Giả Hủ không nhận lời. Tuy nhiên ít lâu sau, Giả Hủ bỏ Đoàn Ổi và theo về với Trương Tú. Tam Quốc chí chép "Hủ có tiếng là người trong sạch, quân lính của Ổi rất ngưỡng vọng. Ổi trong bụng sợ bị Hủ đoạt quyền, mà bề ngoài lại cung phụng Hủ lễ nghĩa rất đầy đủ, Hủ càng thấy bất an hơn". Lúc Tú ở Nam Dương, sai người đi đón Hủ. Hủ sắp đi, có người hỏi: "Đoàn Ổi đãi ngài hậu như vậy, sao ngài bỏ ông ấy?". Hủ đáp:

"Ổi tính cách đa nghi, có lòng ngờ ý của Hủ, lễ tuy hậu, cũng chẳng thể nương cậy, ở lâu sẽ bị ông ấy mưu hại. Ta bỏ đi ông ấy tất mừng, lại mong ta kết giao làm đại viện ở ngoài, tất hậu đãi vợ con ta. Tú không có người chủ mưu, cũng mong có được Hủ này, thế thì người nhà ta và ta đều toàn vẹn rồi."

Giả Hủ qua chỗ Trương Tú, Tú lấy lễ làm phận con cháu, Đoàn Ổi quả nhiên đối đãi tốt với người nhà Hủ.

Ông hiến kế cho Trương Tú liên minh với Lưu Biểu. Năm 197, Tào Tháo tấn công Trương Tú, một buổi dẫn quân lui về, Tú tự mình truy kích. Hủ bảo rằng:

"Chẳng nên đuổi theo, đuổi theo tất bại."

Tú không nghe, tiến binh giao chiến, đại bại trở về. Hủ bảo Tú rằng:

"Mau quay lại đuổi gấp đi, đánh nữa tất sẽ thắng."

Tú tạ rằng: "Ta chẳng dùng lời của công, đến nỗi thế này. Nay đã thua bại, sao lại đuổi nữa?". Hủ nói: "Cái thế dùng binh biến hóa, hãy đi gấp tất được lợi." Tú tin lời Hủ bèn thu nhặt binh tốt tan tác vội đuổi theo, đại chiến, quả nhiên toàn thắng trở về. Tú hỏi Hủ rằng:

"Tôi dùng binh truy kích quân rút lui, mà công nói rằng tất bại; lui rồi lấy quân thua bại đánh quân thắng, mà công nói là tất thắng. Đến như lời của công nói, sao việc trái ngược nhau mà đều ứng nghiệm vậy?"

Hủ nói:

"Việc ấy dễ hiểu thôi. Tướng quân tuy khéo dùng binh, nhưng không phải địch thủ của Tào công vậy. Quân kia đúng là mới lui, Tào công tất thân đi đoạn hậu; quân đuổi theo dẫu tinh nhuệ, nhưng tướng chẳng địch được, binh sĩ bên kia cũng tinh nhuệ, nên tôi biết là tất bại. Tào công đánh tướng quân không bị thất sách, sức chưa hết mà lui về, tất trong nước có việc; đã phá được tướng quân, ắt hẳn khinh binh tức tốc lui về, để cho chư tướng đi đoạn hậu, chư tướng dẫu dũng mãnh, cũng không phải là địch thủ của tướng quân, nên tuy dùng bại binh giao chiến mà vẫn thắng vậy."

Tú nghe xong phục Hủ lắm. Giả Hủ sau đó hiến kế cho Trương Tú giả vờ đầu hàng và đã dùng hỏa thực hiện một cuộc tập kích vào quân của Tào Tháo trong trận chiến Uyển Thành, tiêu diệt toàn bộ quân Tào.

Tào Tháo trốn thoát với sự nỗ lực của Điển Vi, viên tướng đã liều mạng hi sinh để ngăn quân Trương Tú truy kích Tào Tháo. Ngoài ra trong trận chiến Uyển Thành này, Tào Tháo còn mất một người con là Tào Ngang và người cháu là Tào An Dân.

Thuyết phục Trương Tú hàng Tào[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 199, khi Tào Tháo và Viên Thiệu sắp giao chiến trận Quan Độ, Thiệu đã sai sứ giả tới gặp Trương Tú đề nghị cùng liên minh để chống Tào Tháo. Trương Tú muốn chấp thuận, Giả Hủ đứng bên cạnh đã nói với Tú và sứ giả rằng:" Tôi nói, không, đa tạ, tới Viên Thiệu. Ông ấy không thể hòa giải với ngay chính anh em ruột. Vậy điều gì khiến ông ấy nghĩ rằng có thể hòa giải với các nhân tài đến từ bốn phương?" Nghe vậy Trương bị sốc, hỏi Giả Hủ: "Tại sao ông lại phải nói như vậy, bây giờ tôi sẽ phải làm gì?" Hủ đáp: "Tại sao ngài không hàng Tào Tháo?" Tú đáp: "Viên Thiệu đang rất mạnh, trong khi Tào Tháo yếu. Bên cạnh đó, ta là kẻ thù của Tào Tháo, điều gì xảy ra nếu ta hàng Tào?" Hủ đáp: "Đó là tại sao tốt hơn nếu ngài hàng Tào. Ông ta kiểm soát nhà Hán, đó là lý do đầu tiên tại sao ngài nên hàng Tào. Viên Thiệu đang rất mạnh. Ngài có ít quân hơn, nếu ngài liên minh với Viên thì ông ta sẽ không tôn trọng ngài cao. Tào Tháo có ít quân hơn, nếu ngài hàng Tào thì ông ta sẽ vui sướng. Đó là lý do thứ hai tại sao ngài nên hàng Tào. Một người đàn ông khao khát trở thành một người cai trị vĩ đại sẽ sẵn lòng đặt các mối tư thù cá nhân sang một bên và quảng bá đức hạnh của mình tới nhiều người. Đó là lý do thứ ba tại sao ngài nên hàng Tào. Tôi hi vọng ngài sẽ không có bất kì nghi ngờ nào". Trương Tú nghe theo lời khuyên của Giả Hủ, mang quân mình tới hàng Tào.

Phục vụ Tào Tháo[sửa | sửa mã nguồn]

Tào Tháo rất vui mừng khi gặp Giả Hủ. Ông đã cầm tay Giả Hủ và nói:" Ngươi là người đã giúp sự tin cậy của ta lan ra khắp bốn phương". Giả Hủ được ban chức Chấp kim ngô (執金吾) và ban tước Đô đình hầu (都亭侯). Sau đó được thăng làm châu mục Ký châu. Khi Ký châu vẫn dưới sự kiểm soát của Viên Thiệu, Giả Hủ là quân sư của Tào Tháo.

Trận Quan Độ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian xảy ra Trận Quan Độ, khi lương thực quân Tào bị hết sau một thời gian dài giao chiến bế tắc với Viên Thiệu, Tào Tháo đã cần Giả Hủ tư vấn. Hủ nói: "Bệ hạ, ngài sáng suốt hơn Viên, dũng cảm hơn Viên, quản lý con người tốt hơn Viên và quyết đoán hơn Viên. Ngài có bốn sức mạnh kể trên, nhưng ngài không thể đánh bại Viên Thiệu trong thời gian sáu tháng vừa qua vì ngài tập quá nhiều vào việc phòng thủ, ngài nên quyết đoán khi gặp cơ hội và chiến thắng sẽ đến sau đó." Tào Tháo nói: "Tốt lắm". Sau đó Tào dẫn quân tấn công các trại của quân Viên Thiệu, các trại này trải dài hơn 30 dặm và phá hủy chúng.

Giả Hủ đã giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ với mưu kế cắt đứt nguồn cung cấp lương thảo của Viên thiệu trong trận đánh ở Ô Sào, đó là trận chiến bản lề cho chiến thắng của Tào Tháo trong trận Quan Độ. Tam quốc chí kể rằng khi Hứa Du đến hàng, khuyên Tào Tháo đánh vào hậu cần của quân Viên Thiệu, nhưng ai cũng nghi ngờ, tin là kế trá hàng, nguyên văn:"Mọi người đều nghi ngờ. Duy có Du và Giả Hủ khuyến khích Thái tổ."[6]

Sau chiến thắng quyết định này, Tào Tháo đã cơ bản thống nhất Trung Quốc, sau đó dần dần chiếm hết phần lãnh thổ còn lại của Viên Thiệu ở phía Bắc sông Hoàng Hà.

Khuyên Tào Tháo không tấn công Đông Ngô[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Tào Tháo đã đánh bại Viên Thiệu, bình định các vùng đất phía Bắc, Giả Hủ được tái bổ nhiệm là Thái trung đại phu (太中大夫). Năm 208, sau khi Tào Tháo sát nhập Kinh Châu, Tào Tháo đã lên kế hoạch gây sức ép và tấn công Giang Đông lúc đó do Tôn Quyền quản lý. Giả Hủ đã khuyên Tào Tháo không nên đánh, ông nói: "Bệ hạ, ngài đã đánh bại Viên Thiệu và chiếm được Kinh châu, danh tiếng ngài vang khắp bốn bể và quân đội của ngài rất mạnh. Nếu ngài nối gót nhà Chu bằng cách thu hút nhân tài tới phục vụ triều đình và cải thiện cuộc sống của người dân, ngài sẽ không cần bắt buộc dùng sức mạnh để đánh chiếm. Họ sẽ tự hàng." Tào Tháo đã không nghe theo, tiếp tục lên kế hoạch tấn công Giang Đông. Trong trận Xích Bích, Tào Tháo đã không mang theo Giả Hủ, quân Tào đã bị đánh bại bởi liên quân Tôn-Lưu trong trận Xích Bích quyết định.

Trận Đồng Quan[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, vào năm 211, một liên minh Tây Lương được lãnh đạo bởi Mã SiêuHàn Toại giao chiến với quân Tào ở Trận Đồng Quan (211). Mã Siêu và những người cùng phe đã đồng ý hòa bình với phe Tào với hai điều kiện. Thứ nhất Tào Tháo phải từ bỏ các vùng đất phía tây bắc cho họ; thứ hai là phải ban cho họ chức tước. Giả Hủ hiến kế cho Tào Tháo rằng giả vờ đồng ý với các điều kiện trên và sau đó gieo bất hòa giữa họ. Hàn Toại đã gặp Tào Tháo sau đó, do trước đây cha họ là đồng liêu và giữa họ cũng là đồng môn nên khi gặp nhau Tào Tháo chỉ bàn về chuyện ân tình ngày trước, không bàn việc chính trị. Khi trở về, Mã Siêu hỏi Hàn Toại bàn về việc gì, Hàn Toại nói là không bàn gì cả, Mã Siêu và nhiều người khác bắt đầu nghi ngờ Hàn Toại. Tào Tháo lại viết một bức thư trong đó cố ý như tẩy xóa, che giấu nội dung gửi cho Hàn Toại, Mã Siêu thấy bức thư càng nghi ngờ Toại. Khi hai bên xung đột, Tào Tháo đã tận dụng lợi thế để tấn công và đạt được chiến thắng. Khoảng năm 216, Tào Tháo lên ngôi Ngụy vương, lúc đó chức vụ của Giả Hủ là Thái trung đại phu Đô Hương Hầu.

Vai trò trong cuộc xung đột kế vị giữa Tào Phi và Tào Thực[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng thời gian 211-217, một cuộc xung đột quyền lực nổ ra giữa người con trai lớn nhất của Tào Tháo lúc đó là Tào Phi và người con trai kế là Tào Thực, người vốn nổi tiếng về tài năng văn chương. Mỗi người đều có phe cánh riêng ủng hộ họ.[7]

Tào Phi đã gửi một bức thư cho Giả Hủ để gặp ông và tìm kiếm lời khuyên để làm sao củng cố vị trí của mình lúc đó. Giả Hủ khuyên rằng: "Tôi hy vọng rằng ngài sẽ hành động như một người khiêm tốn và đạo đức, giải quyết công việc công bằng và là một người con hiếu thảo. Đó là tất cả." Tào Phi đã nghe rất nghiêm túc và thực hiện như Giả Hủ khuyên.[8]

Tào Tháo thời gian đó lưỡng lự về việc chọn ai sẽ kế vị vì vậy ông đã triệu hồi Giả Hủ. Khi nghe xong câu hỏi, Giả Hủ đã không trả lời, im lặng. Tào Tháo lại hỏi:"Người đang nghĩ gì?" Giả Hủ đáp: "Tôi đang nghĩ về Viên Thiệu, Lưu Cảnh Thăng và những người con của họ.". Tào Tháo cả cười, quyết định chính thức Tào Phi là người kế nghiệp ông.[9]

Giả Hủ nhận ra rằng ông là người mới, phục vụ Tào Tháo trong thời gian ngắn hơn so với những đồng liêu. Ông tiên đoán rằng có thể mình sẽ bị nghi ngờ và ghét bỏ bởi người khác. Vì vậy, ông thường tránh gây sự chú ý. Giả Hủ cũng không cho con cái kết hôn với các gia đình có thế lực khác. Ông đã nhận được sự tôn trọng và khâm phục của nhiều quân sư và nhà chiến lược.[10]

Phục vụ Tào Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 6 tháng Tư năm 220, Giả Hủ đã được Tào Phi bổ nhiệm chức vụ Thái úy.Vào cuối năm 220, khi Tào Phi bãi bỏ Hán Hiến đế và phong cho mình làm hoàng đế (220), lúc này Giả Hủ vẫn giữ chức Thái úy. Ông còn được ân sủng tột độ từ hoàng đế khi được phong làm Ngụy thọ hương hầu (魏壽鄉侯), với đất phong 800 hộ.

Khoảng thời gian 220-223, Tào Phi muốn tấn công và chinh phục hai nước Thục, Ngô. Tào Phi dò hỏi Giả Hủ rằng nên tấn công nước nào trước. Giả Hủ đáp rằng: "Trước khi ngài tấn công nước khác, ngài phải xây dựng sức mạnh quân sự trước. Trước đó, ngài có thể thiết lập một cơ sở sức mạnh, phải gây dựng sự ủng hộ của dân chúng. Ngài đã nhận Thiên mệnh trong thời gian thích hợp và bây giờ trị vì khắp đế chế. Nếu ngài có thể gây dựng sự ủng hộ của dân chúng trong khi chờ đợi một cơ hội để tấn công, nó sẽ không khó để ngài chinh phục kẻ thù. Ngô và Thục có thể là những quốc gia nhỏ và ít ý nghĩa, nhưng họ được che chắn bởi biên giới thiên nhiên như các ngọn núi và sông. Lưu Bị có tài năng và tham vọng lớn; Gia Cát Lượng có tài trị quốc; Tôn Quyền hiểu rõ xu hướng nhìn thấu sự lừa dối; Lục Tốn đánh giá sức mạnh quân sự rất tốt. Họ giữ những vị trí lợi thế về mặt địa lý, và đã phòng vệ tại các điểm chiến lược, các ngọn núi và sông. Không dễ để tấn công. Theo chiến lược quân sự, ngài nên đạt được những lợi thế trước khi chiến đấu thật trong một trận đánh. Ngài nên nên đánh giá sức mạnh quân sự của kẻ thù, và sau đó chuyết định các tướng nào sẽ tham gia. Điều đó đảm bảo rằng ngài không tính toán sai. Từ quan sát của tôi, không một vị tướng nào của ngài có khả năng đối địch với Lưu Bị và Tôn Quyền. Mặc dầu ngài có thể chiến đấu một cuộc chiến với uy danh của đế chế,nhưng không thể thắng mà không chịu tổn thất lớn. Trong quá khứ, Đế Thuấn đã ra lệnh binh lính khua vũ khí để làm kẻ thù sợ hãi và khiến họ phục tùng. Giờ đây, tôi nghĩ tốt hơn là tập trung lên các vấn đề dân sự trước khi tiến hành chinh phạt quân sự." Tào Phi không nghe lời ông và chịu tổn thất rất lớn tại trận Giang Lăng năm 223.

Giả Hủ chết vào ngày 11 tháng Tám 223 (âm lịch), thọ 77 tuổi, được ban tước Túc hầu (肅侯).

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã chú thích Ngô tử binh pháp và đã viết một văn bản quân sự khác được gọi là Ngô tôn tử tam thập nhị luật kinh (吳孫子三十二壘經)[11]. Đã đã tạo ra một bản sao của quyển sách Tôn tử binh pháp.[12]

Bình luận[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thọ (233-297), tác giả của sách Tam quốc chí, người sống trong thời kỳ Tam quốc (220-280) đã khen ngợi Giả Hủ: " Tuân Du và Giả Hủ tính toán rất kĩ lưỡng sách lược của họ và chưa bao giờ tính toán sai. Tuy nhiên, về khả năng thích nghi và linh hoạt, họ xếp sau Trương LươngTrần Bình".

Giả Hủ (147-223) là người một nhân vật sống lâu, phục vụ nhiều chủ, và trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất thời tiền Tam quốc (220-280). Giả Hủ không phải là một nhân vật nhiều ý nghĩa vào thời Tam quốc (220-280), ông xuất hiện khi nhà Hán suy vi, các lãnh chúa tranh chấp về quyền lực kịch liệt và ông là người đã góp phần hình thành nên nước Ngụy. Những nhân vật xuất hiện sau như Gia Cát Lượng (181-234) thua ông tới 34 tuổi, khi Gia Cát Lượng tham gia chính trị thì cục diện lúc đó đã khá bình ổn, Ngụy chiếm các tỉnh quan trọng nhất lúc đó, Ngô và Thục ở rìa trung tâm, nhỏ hơn, nhưng được che chắn bởi biên giới thiên nhiên,.

Về tài năng[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nổi tiếng về mưu mẹo, nhưng Tào Tháo khi có Giả Hủ cũng vẫn từng thua một số lầnBản mẫu:Cần chú thích nguồn gốc, bằng chứng. Trong trận Quan Độ, giai đoạn đầu Tào Tháo bị thua vài trận, thất thế và bị quân Viên Thiệu vây hãm. Tào Tháo và các quân sư (bao gồm cả Giả Hủ) không có cách nào thay đổi cục diện, đến khi may mắn có Hứa Du chạy sang tiết lộ bí mật về kho lương của Viên Thiệu thì mới có thể phản công. Điều này cho thấy khả năng quân sự của Giả Hủ vẫn có những giới hạn, không phải lúc nào ông cũng có thể đề ra mưu mẹo chiến thắng.

Tam Quốc chí không có ghi chép nào về đóng góp của Giả Hủ trong việc giúp Tào Tháo trị quốc. Như vậy có thể tài năng của ông chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, các lĩnh vực khác như kinh tế, pháp luật, ngoại giao… (vốn cần kiến thức hoạch định chiến lược chứ không phải quyền biến mưu mẹo) thì ông không nổi trội, các lĩnh vực này Tào Tháo phải dựa vào quân sư khác như Tuân Úc, Thôi Diễm. Có một số ý kiến so sánh Giả Hủ với Gia Cát Lượng, nhưng rõ ràng xét về sự đa tài trên nhiều lĩnh vực thì Giả Hủ không thể sánh bằng Gia Cát Lượng. Người có vai trò gần giống như Giả Hủ (chỉ chuyên về quân sự, không tham gia trị quốc) phải là Quách Gia, Pháp Chính.

Đổi chủ giữ mình[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt sự nghiệp, Giả Hủ đổi chủ liên tục. Khi xét thấy tình thế bất lợi, ông sẵn sàng bỏ theo chủ khác. Điều này cho thấy Giả Hủ không đề cao lòng trung thành, ông coi việc phục vụ các quân phiệt như là cách để bảo toàn bản thân trong thời loạn, hơn là muốn cống hiến cho sự nghiệp của chủ mình.

Sau khi đầu hàng Tào Tháo, Giả Hủ hiểu rõ một quân sư đa mưu nhiều kế rất dễ bị chính chủ nhân của mình đề phòng. Vả lại Giả Hủ cũng tự biết mình là loại "phản đồ", mang sẵn tiếng xấu là đổi chủ liên tục, nên Tào Tháo sẽ không thực sự tin tưởng ông. Vì vậy ông nên có thái độ đối nhân xử thế hết sức dè dặt[13]. Giả Hủ bắt đầu ít nói, ít khi bày mưu kế, không mấy giao du bạn bè, việc hôn nhân của con gái cũng không dám kết thân với hào môn vọng tộc[14]. Giả Hủ khép mình rất chặt để giữ an toàn cho bản thân[14].

Dịch Trung Thiên bình luận Giả Hủ có thể là quân sư may mắn bậc nhất thời Tam Quốc[15]. Nhiều mưu sĩ bên Tào Tháo có kết cục không may, có người chết yểu (Quách Gia), có người chết không rõ nguyên nhân (Tuân Úc), có người chết oan (Hứa Du). Giả Hủ thì an nhàn sống đến trọn đời[15]. Dịch Trung Thiên cho rằng đó là do Giả Hủ là người thông minh, biết xét tính người, nhìn thấu tâm tư người khác[13], "biết người cũng tự biết mình"[13].

Nhưng cũng chính những lý do giúp Giả Hủ yên ổn lại cũng giới hạn sự nghiệp của ông. Một người đổi chủ liên tục tất nhiên sẽ không được Tào Tháo thực sự tin tưởng. Đến khi theo Tào Tháo, Giả Hủ cũng ít khi bày mưu kế, không mấy giao du với các vị quan khác để giữ mình an toàn. Quan hệ Tào Tháo - Giả Hủ là quan hệ hợp tác cùng có lợi, chứ không phải mối quan hệ cùng chung hoài bão, tin cậy lẫn nhau như Lưu Bị - Gia Cát Lượng. Vì vậy, sự nghiệp của Giả Hủ sẽ không thể đạt tới đỉnh cao như Gia Cát Lượng, người được Lưu Bị tin tưởng trao chức Thừa tướng nắm toàn quyền cai trị quốc gia.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Giả Hủ xuất hiện tại hồi thứ 9 có nhan đề: Trừ hung bạo, Lã Bố giúp tư đồ; Chiếm Trường An, Lý Thôi nghe Giả Hủ.

Nhìn chung, trong Tam Quốc diễn nghĩa, Giả Hủ được mô tả giống sử sách, là một mưu sĩ đa mưu túc trí, phục vụ nhiều lãnh chúa và cuối cùng được Tào Tháo trọng dụng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tam Quốc chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú
  • Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính
  • Phẩm Tam Quốc (2010), Dịch Trung Thiên, Nhà xuất bản Công an Nhân dân

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ tức Trương Lương, Trần Bình hai chiến lược gia nổi tiếng vào đầu những năm đầu triều Hán
  2. ^ a b c Tam Quốc Chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú, Giả Hủ truyện, quyển 10
  3. ^ một quan chức trong chính quyền thời Đông Hán
  4. ^ Tam quốc chí, Nhà xuất bản Văn học, tập 1, phần Giả Hủ truyện
  5. ^ a b Tam Quốc chí, Giả Hủ truyện, quyển 10
  6. ^ Tam quốc chí, Nhà xuất bản văn học, Ngụy chí, Tuân Du truyện
  7. ^ Tam quốc chí, chương 20, 21, 22
  8. ^ Tam quốc chí, chương 20, 21, 22
  9. ^ Tam quốc chí, chương 20, 21, 22
  10. ^ Tam quốc chí, chương 23
  11. ^ (賈詡註《吳子兵法》一卷吳起 ... 《吳孫子三十二壘經》一卷) Xin Tang Shu vol. 59.
  12. ^ (《鈔孫子兵法》一卷魏太尉賈詡鈔。) Sui Shu vol. 34.
  13. ^ a b c Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 161
  14. ^ a b Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 162
  15. ^ a b Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 160


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “Sanguozhi”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="Sanguozhi"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3_H%E1%BB%A7