Wiki - KEONHACAI COPA

Giáo phận Hải Phòng

Giáo phận Hải Phòng

Dioecesis Haiphongensis
Huy hiệu
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giớiHải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,một phần các huyện Ân ThiYên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Thống kê
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2017)
5.150.000
134.846
Giáo xứ98 (2021)[1]
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Nghi lễNghi lễ Latinh
Thành lập24 tháng 7 năm 1678
(345 năm, 8 tháng, 3 tuần và 6 ngày)
Nhà thờ chính tòaNữ Vương Rất Thánh Mân Côi
Toà giám mục46 Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Thánh bổn mạngĐức Mẹ Mân Côi
Linh mục đoàn111 (2022)[2]
Linh mục triều108 (2022)[2]
Linh mục dòng3 (2022)[2]
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngPhanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Tổng Đại diện Phêrô Nguyễn Văn Nguyên
Nguyên giám mục Giuse Vũ Văn Thiên
Trang mạng
http://gphaiphong.org

Giáo phận Hải Phòng (tiếng Latin: Dioecesis Haiphongensis) là một giáo phận Công giáo RômaViệt Nam. Đây là một trong những vùng đất mà những nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến Việt Nam từ năm 1655.[3].

Vào năm 2017, giáo phận có diện tích khoảng 9.079 km², tương ứng địa bàn thành phố Hải Phòng và 2 tỉnh Quảng NinhHải Dương, với khoảng 134.846 giáo dân (chiếm 2,6% dân số) và 92 giáo xứ.[4] Tính đến năm 2022, tổng số linh mục của giáo phận này là 111, trong số này có 108 linh mục triều và 3 linh mục dòng.[2]

Giáo phận hiện đang được cai quản bởi giám mục chính tòa Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản (từ năm 2022).[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 9 năm 1659, với Sắc chỉ Super Cathedram Principis, Giáo hoàng Alexander VII (1655-1667) thiết lập ở Việt Nam hai Hạt Đại diện Tông Tòa: Đàng NgoàiĐàng Trong. Vùng đất Hải Phòng, Hải Dương lúc này đã những giáo xứ quan trọng ở Đàng Ngoài như Xứ Đoài, Xứ Bắc, Kẻ Sặt.

Năm 1679, Giáo hoàng Innôcentê XI (1676-1689) chia Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài, lấy sông Hồngsông Lô làm ranh giới. Linh mục François Deydier Phan, thuộc Hội Thừa sai Paris, được đặt làm Giám mục tiên khởi của Hạt Đại diện (Địa phận_ Đông Đàng Ngoài, lúc đó Toà Giám mục thường ở Phố Hiến; sau đời Giám mục Deydier, Toà Giám mục thường đặt ở vùng Bùi Chu, đôi khi ở Kẻ Sặt, Hải Dương.

Ngày 5 tháng 9 năm 1848, Giáo hoàng Piô IX (1848-1878) ban Chiếu thư chia tỉnh Nam Định và tỉnh Hưng Yên, lập thành Hạt Đại diện Tông Tòa (Địa phận) Trung, phần đất còn lại giữ tên cũ là Địa phận Đông, do Giám mục Jeronimo Hermosilla Liêm, O.P., giám mục tiên khởi người Tây Ban Nha, coi sóc. Ngày 6 tháng 11 năm 1861, giám mục này tử đạo tại khu Năm Mẫu (Hải Dương). Trong thời Giám mục Liêm, Địa phận có diện tích đất rộng, lúc này giáo dân đã lên tới con số 45.000, ở rải rác trong 327 xứ và họ trên tổng số dân là 3 triệu người. Toà Giám mục khi ở Nam Am, khi ở Kẻ Mốt (thuộc Bắc Ninh ngày nay). Giáo phận Đông đã có các trường Lý Đoán (Đại chủng viện) và La Tinh (Tiểu chủng viện) ở Đông Xuyên, Kẻ Mốt, Tử Nê.

Ngày 29 tháng 5 năm 1883, Giáo hoàng Lêô XIII (1878-1889) công bố Chiếu thư lập Giáo phận Bắc. Phần còn lại gồm các tỉnh Hải Dương (bấy giờ gồm cả Kiến An), Quảng YênHải Ninh (tức Móng Cái), vẫn giữ tên cũ là Giáo phận Đông do Giám mục Jose Terrès Hiến coi sóc. Toà Giám mục đặt ở Hải Dương. Hải Phòng khi ấy là nhiệm sở của Tổng đại diện, nhưng năm 1880, linh mục Tổng Đại diẹn Salvador Masso Tế đã xây nhà thờ Chính tòa.

Năm 1890, Giám mục Terrès Hiến dời Toà Giám mục từ Hải Dương ra Hải Phòng, còn cơ sở Tổng đại diện chính chuyển sang Liễu Dinh một thời gian rồi đưa về Kẻ Sặt. Hàng giáo sĩ năm 1892 có Giám mục Terrès Hiến, 32 linh mục triều, 8 thừa sai, 2 linh mục dòng người Việt, 82 thầy giảng, 20 chủng sinh thần học, 20 chủng sinh triết, 20 tiểu chủng sinh, 281 học sinh trường thử và 41.120 giáo dân.

Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Toà Thánh đổi tên Địa phận Đông theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục, thành Giáo phận Hải Phòng, lúc bấy giờ do Giám mục Francisco Ruiz de Azua Minh, O.P. (1919-1929) coi sóc.

Danh sách các giáo xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp Tổng giáo phận Nam Ninh (Trung Quốc) và giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng, phía nam giáp giáo phận Thái Bình, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp giáo phận Bắc Ninh.

Tính đến năm 2021, Giáo phận Hải Phòng 81 linh mục[6], trông coi 111 giáo xứ được phân chia theo 6 giáo hạt như sau: Hòn Gai, Mạo Khê, Chính Tòa, Nam Am, Hải Dương, Kẻ Sặt

Giáo hạt Chính Tòa[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Chính Tòa gồm 21 giáo xứ nằm trên địa bàn các quận nội thành và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Hải - 33 phố Cấm, phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
  2. Giáo xứ An Tân - 24 Trần Nguyên Hãn, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
  3. Giáo xứ An Toàn - Phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
  4. Giáo xứ Cựu Viên - Phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
  5. Giáo xứ Đồng Giá - Xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
  6. Giáo xứ Gia Thước - Xã Gia Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
  7. Giáo xứ Chính Toà - 46 Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
  8. Giáo xứ Hàng Kênh - 116 Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
  9. Giáo xứ Hữu Quan - Xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
  10. Giáo xứ Lãm Hà - Phường Lãm Hà, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
  11. Giáo xứ Lão Phú - Xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
  12. Giáo xứ Lập Lễ - Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
  13. Giáo xứ Lương Khê - Phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
  14. Giáo xứ My Sơn - Xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
  15. Giáo xứ Nam Pháp - Phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
  16. Giáo xứ Quỳnh Hoàng - Xã Nam Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
  17. Giáo xứ Thư Trung - Phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
  18. Giáo xứ Thuỷ Giang - Phường Hải Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
  19. Giáo xứ Thủy Trang - Đồng Giới - Phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
  20. Giáo xứ Trang Quan - Xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
  21. Giáo xứ Xâm Bồ - Phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Giáo hạt Nam Am[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Nam Am gồm 26 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và An Lão thuộc thành phố Hải Phòng, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Cầu - Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  2. Giáo xứ An Quý - Xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  3. Giáo xứ Bạch Xa - Xã Nam Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  4. Giáo xứ Duyên Lão - Xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  5. Giáo xứ Đông Côn - Xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  6. Giáo xứ Đông Xuyên - Xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  7. Giáo xứ Hội Am - Xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  8. Giáo xứ Khúc Giản - Xã Trường Thành, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  9. Giáo xứ Kim Côn - Xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  10. Giáo xứ Liêm Khê - Xã Liên Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  11. Giáo xứ Liễu Dinh - Xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  12. Giáo xứ Nam Am - Xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  13. Giáo xứ Suý Nẻo - Xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  14. Giáo xứ Tân Am - Xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  15. Giáo xứ Tân Hưng - Xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  16. Giáo xứ Thanh Giáo - Xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  17. Giáo xứ Thiết Tranh - Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  18. Giáo xứ Thủy Giang Mẫu - Xã Trường Thành, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  19. Giáo xứ Tiên Am - Xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  20. Giáo xứ Tiên Đôi - Xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  21. Giáo xứ Trung Nghĩa - Xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  22. Giáo xứ Vạn Hoạch - Xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  23. Giáo xứ Văn Khê - Xã An Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  24. Giáo xứ Xuân Điện - Xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
  25. Giáo xứ Xuân Hòa - Xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  26. Giáo xứ Xuân Quang - Xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Giáo hạt Mạo Khê[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Mạo Khê gồm 8 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Uông Bí, các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh và một phần nhỏ thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương), xếp theo ABC:

  1. Đại Bát - Phường Hoàng Tân, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
  2. Đạo Dương - Xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
  3. Đông Khê - Xã Việt Dân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
  4. Đông Tân - Phường Hồng Phong, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
  5. Mạo Khê - Phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
  6. Sông Khoai - Xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
  7. Trạp Khê - Phường Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
  8. Yên Trì - Xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Giáo hạt Hòn Gai[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Hòn Gai gồm 12 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Vân Đồn, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh, xếp theo ABC:

  1. Cẩm Phả - Phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
  2. Cô Tô - Thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
  3. Cửa Ông - Phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
  4. Hà Khẩu - Phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  5. Hà Lai - Thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
  6. Hải Yên - Phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
  7. Hòn Gai - Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  8. Ninh Dương - Phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
  9. Thanh Lân - Xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
  10. Trà Cổ - Phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
  11. Vân Đồn - Xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
  12. Xuân Ninh - Xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Giáo hạt Hải Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Hải Dương gồm 22 giáo xứ nằm trên địa bàn các thành phố Hải Dương, Chí Linh, thị xã Kinh Môn, các huyện Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành thuộc tỉnh Hải Dương, xếp theo ABC:

  1. An Thủy - Phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
  2. Đáp Khê - Xã Nhân Huệ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
  3. Đồng Xá - Xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
  4. Hải Dương - 100 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
  5. Hải Ninh - Xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
  6. Hào Xá - Xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
  7. Kim Bào - Phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
  8. Kim Bịch - Xã Nam Chính, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
  9. Kim Lai - Phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
  10. Mạn Nhuế - Thị trán Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
  11. Mức Cầu - Xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
  12. Mỹ Động - Phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
  13. Nghĩa Xuyên - Xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
  14. Nhan Biều - Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, tỉnh Hải Dương
  15. Nhân Nghĩa - Phường Nam Đồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
  16. Phú Tảo - Phường Thạch Khôi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
  17. Quảng Đạt - Xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
  18. Tân Kim - 36 Tân Kim, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
  19. Thắng Yên - Xã Thượng Vũ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
  20. Trung Hà - Xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
  21. Tư Đa - Xã Minh Hòa, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
  22. Văn Mạc - Xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Giáo hạt Kẻ Sặt[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Kẻ Sặt gồm 22 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc (thuộc tỉnh Hải Dương), một phần nhỏ các huyện Ân Thi, Yên Mỹ (thuộc tỉnh Hưng Yên), xếp theo ABC:

  1. Ba Đông - Xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
  2. Bình Hoàng - Xã Vạn Phúc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
  3. Bùi Hòa - Xã Tân Quang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
  4. Bùi Xá - Xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
  5. Chỉ Khê - Xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
  6. Đại Lộ - Xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
  7. Đào Xá - Xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
  8. Đầu Lâm - Xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
  9. Đồng Bình - Xã Ninh Hải, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
  10. Đông Lâm - Xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
  11. Đồng Vạn - Xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
  12. Kẻ Bượi - Xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
  13. Kẻ Sặt - Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
  14. Ngọc Lý - Xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
  15. Phần Lâm - Xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
  16. Phú Lộc - Xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
  17. Phương Quan - Xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
  18. Thánh Antôn (An Quý) - Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
  19. Thánh Mátthêu (Quàn) - Xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
  20. Thánh Phêrô (Đổng Xá) - Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
  21. Thúy Lâm - Xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
  22. Từ Xá - Xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Các danh địa trong giáo phận[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Đức Mẹ Mân CôiHải Phòng được chỉ định làm Nhà thờ chính tòa của giáo phận.[7].

Thánh địa hành hương[sửa | sửa mã nguồn]

1, Đền thờ bốn thánh tử đạo hải dương, TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương

2, Đền thánh Đức Mẹ mân côi, giáo xứ Nam Am, Vĩnh Bảo - Hải Phòng

3, Đền thờ thánh An Tôn, giáo xứ thánh An Tôn, Bình giang - Hải Dương

4, Đền thờ thánh tâm Chúa Giêsu, giáo xứ Liễu Dinh, An lão - Hải Phòng.

Các đời Giám mục quản nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

STTTênThời gian quản nhiệmGhi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài
1 †François Deydier Phan 1679-1693Giáo phận Đông Đàng Ngoài
2 †Raimondo Lezzoli Cao 1696-1706
3 †Juan Santa Cruz Thập 1716-1721
4 †Bottaro Sextris Tri 1716-1737
5 †Hilario Jesu Costa Hy 1735-1740
6 †Santiago Hernández Hy 1757-1777
7 †Manuel Obellar 1778-1789
8 †Feliciano Alonso Phê 1790-1799
9 †Delgado Cebrián Hy 1794-1838
10 †Domingo Henares Minh 1800-1838Phó Đại diện Tông Tòa Đông Đàng Ngoài (Hiệu tòa Fesseë)
11 †Jerónimo Hermosilla Liêm 1839-1861
12 †Domingo Martí Gia 1847-1848
13 †Hilarión Alcázar Hy 1848-1870
14 †Antonio Colomer Lễ 1870-1883
15 †José Terrés Hiến 1874-1906
16 †Nicasio Arellano Huy 1906-1919
17 †Ruiz de Azúa Ortiz de Zárate 1917-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Hải Phòng
Ruiz de Azúa Ortiz de Zárate 1924-1929
18 †Alejandro García Fontcuberta 1930-1933Giáo phận Hải Phòng
19 †Francisco Gomez de Santiago Lễ 1932-1952
20 †Giuse Trương Cao Đại 1953-1960
21 †Phêrô Maria Khuất Văn Tạo 1955-1960
Giáo phận Hải Phòng
Phêrô Maria Khuất Văn Tạo 1960-1977
*Trống tòa1977-1979
22 †Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương 1979-1999
*Trống tòa1999-2002Linh mục Đa Minh Nguyễn Chấn Hưng, Giám quản giáo phận.
23Giuse Vũ Văn Thiên 2003-2018
2018-2022
Giám mục chính tòa
Giám quản Tông Tòa
24Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản 2022-nay

Ghi chú:

  • : Giám mục chính tòa
  • : Giám mục phó, Giám mục phụ tá hoặc Đại diện Tông Tòa
  • : Giám quản Tông Tòa

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ucan
  2. ^ a b c d LINH MỤC GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG NĂM 2022
  3. ^ Asianews Article on Hai Phong
  4. ^ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG
  5. ^ “ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Giám mục Chính tòa Gp. Hải Phòng - Vatican News tiếng Việt”. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ [1]
  7. ^ Giga Catholic Information

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ph%E1%BA%ADn_H%E1%BA%A3i_Ph%C3%B2ng