Wiki - KEONHACAI COPA

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Vietnam Buddhist Sangha
chữ Nôm: 教會佛教越南
Lãnh tụĐức Phật Thích Ca Mâu Ni
Pháp Chủ Hội đồng Chứng minhHòa thượng Thích Trí Quảng
Chủ tịch Hội đồng Trị sựHòa thượng Thích Thiện Nhơn
Thành lập7 tháng 11 năm 1981
Trụ sở chính
Tổ chức thanh niênGia đình Phật tử Việt Nam[1][2]
Thành viên  (1981)Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ý thức hệPhật giáo
Thuộc quốc gia Việt Nam
Màu sắc chính thức    
Khẩu hiệuĐạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội[1][3]
Quốc hội
4 / 499
[4]
Đạo kỳ
Đạo kỳ
Trang webTrang web chính thức
Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo toàn quốc của Việt Nam, là đại diện Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo hội tham gia[1] và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam[5]. Giáo hội được thành lập sau Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, được triệu tập bởi Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. Đệ Tứ Pháp chủ - Đức Pháp chủ hiện nay, là Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Ngoài Văn phòng Trung ương Giáo hội đặt tại Chùa Quán Sứ thì Văn phòng Thường trực của Giáo hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Thiền viện Quảng Đức.

Phương châm của Giáo hội là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[1][3]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến chương của Giáo hội, danh xưng của giáo hội là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viết tắt là GHPGVN, tên tiếng Anh là "Vietnam Buddhist Sangha", viết tắt là "VBS".[1]

Đạo ca, Đạo kỳ và Huy hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ca khúc "Phật giáo Việt Nam" của nhạc sĩ Lê Cao Phan.

Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cờ Phật giáo 5 màu, được chia thành 6 ô dọc. 5 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam; ô thứ 6 chia thành 5 ô ngang, có 5 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 5 pháp: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Huy hiệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, nền xanh lá cây đậm, ở giữa vòng trong có hoa sen màu trắng tám cánh, phía trong có gương sen 08 hạt màu trắng, biểu trưng cho Bát Chánh đạo; vòng ngoài có vòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam màu trắng.[1]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hội Phật giáo Việt Nam (5/1951)[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 5 năm 1951, dưới nỗ lực của thượng tọa Tố Liên, tổ chức Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam được thành lập tại chùa Từ Đàm (Huế) do hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ.

Giáo hội Tăng già Toàn quốc (9/1952)[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập ngày 07/09/1951 có trụ sở tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Hòa thượng Tuệ Tạng (Thích Tâm Thi) (1889 - 1959) là Thượng thủ đầu tiên.

Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (1958)[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập ở miền Bắc, do sư cụ Thích Trí Độ làm Hội trưởng (1958 - 1979), sau khi ngài viên tịch thì Phó Hội trưởng là Hòa thượng Thích Đức Nhuận thay.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (1964)[sửa | sửa mã nguồn]

Miền Nam Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo tại miền Nam Việt Nam do hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1891 - 1973) là Tăng thống.[6]

Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981)[sửa | sửa mã nguồn]

Với mục đích thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo tại Việt Nam dưới một tổ chức duy nhất, cuộc Vận động thống nhất Phật giáo được tiến hành. Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chính pháp[1]. Năm 1980, Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời, do Hòa thượng Thích Trí Thủ - Viện trưởng Viện hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất làm trưởng ban.

Năm 1981, Đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Một tổ chức mới ra đời, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hợp nhất của 9 tổ chức[1]:

Đại hội đã thông qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng thời suy tôn, suy cử giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Chứng Minh và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I (1981 - 1986) bao gồm:

  • Pháp chủ là Hòa thượng Thích Đức Nhuận (nguyên Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam)
  • Đệ nhất Phó pháp chủ kiêm Giám luật là Hòa thượng Thích Đôn Hậu từ tháng 11/1981 cho đến khi ngài từ chức ngày 08/02/1982 (nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
  • Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Thủ từ tháng 11/1981 cho đến khi ngài bị nạn năm 1984 (nguyên Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
  • Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)

Tôn chỉ, mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hội có mục đích hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới. Giáo hội cam kết hoạt động đúng với Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[1]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cấp Trung ương
    • Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc: diễn ra 5 năm 1 lần với sự tham dự của các thành viên Hội đồng Chứng minh, các thành viên Hội đồng Trị sự và các đại biểu ban viện trung ương; cũng như các thành viên Ban Trị sự địa phượng và các đại biểu ban viện địa phương của toàn quốc. Đây là cơ quan quyền lực nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có trách nhiệm bầu chọn thành viên và suy tôn chức vụ lãnh đạo của Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự.
    • Hội đồng Chứng Minh: thành viên Hội đồng Chứng minh là các Hòa thượng. Đứng đầu Hội đồng Chứng Minh là Pháp chủ, dưới là các Phó Pháp chủ và các Ủy viên khác.
    • Hội đồng Trị sự: thành viên Hội đồng Trị sự là các Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, Sư cô, Cư sĩ. Đứng đầu Hội đồng Trị sự là Chủ tịch, dưới là các Phó Chủ tịch và các Trưởng ban.
  • Cấp Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương: có Tỉnh hội hoặc Thành hội Phật giáo, lãnh đạo bởi Ban Trị sự Tỉnh hội hoặc Thành hội. Đứng đầu là Trưởng ban Trị sự.
  • Cấp Quận, Huyện, Thị xã và Thành phố trực thuộc tỉnh: có Quận hội, Huyện hội, Thị hội hoặc Thành hội Phật giáo, lãnh đạo bởi Ban Trị sự Quận hội, Huyện hội, Thị hội hoặc Thành hội. Đứng đầu là Trưởng ban Trị sự.

Hiện nay, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giáo hội là khoảng 17.000 cơ sở tôn giáo như các chùa, thiền viện, tự viện, tịnh xá, tịnh thất,..., và trên 50.000 Tăng Ni tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc.

Cấp Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc diễn ra 5 năm 1 lần để bầu chọn các thành viên và suy tôn các lãnh đạo Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự. Đại hội cũng bầu chọn và suy tôn các thành viên Ban Thường trực tương ứng [7]. Vị trí lãnh đạo của Hội đồng Chứng minh (là Pháp chủ) và Hội đồng Trị sự (là Chủ tịch) cũng do Đại hội suy tôn.

Ngoài ra Đại hội cũng là cơ quan quyền lực nhất trong vai trò diễn giải đạo pháp và đưa ra các quy định về giáo luật.

Đại hội Đại biểu lần gần đây nhất vào năm 2022 có hơn 1,090 đại biểu tham dự. Đại biểu tham dự là thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và các ban viện trung ương; thành viên Ban Trị sự địa phương và các ban viện địa phương; và các Phật tử tiêu biểu trong cả nước.

Hội đồng Chứng minh[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến chương Giáo hội: Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tiền nhiệm giới thiệu và Đại hội Đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy tôn. Chư vị Hòa thượng được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh thì không tham gia Hội đồng Trị sự, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị. Chư vị Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh tại vị trọn đời, ngoại trừ trường hợp đặc biệt mới phải miễn nhiệm, do quyết định của Hội đồng Chứng minh với đa số 2/3 thành viên biểu quyết tán thành. Trong thời gian của nhiệm kỳ, nếu Đức Pháp chủ khuyết vị thì Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh cung thỉnh một trong các vị Phó Pháp chủ đảm nhiệm Quyền Pháp chủ và thông báo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự biết để suy cử trong Hội nghị Thường niên gần nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đối với các chức danh khác bị khuyết vị, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh suy cử một trong các thành viên Ban thường trực Hội đồng Chứng minh kiêm nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh là 5 năm, tương ứng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.[1]

Hiện tại Hội đồng Chứng minh nhiệm kỳ 2022-2027 có 112 thành viên (đều là các Hòa thượng) do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh nhiệm kỳ 2022-2027 có 30 thành viên cũng do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn từ các thành viên Hội đồng Chứng minh [7].

Thành viên và lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh bao gồm [8]:

  • Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh
  • 3 Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh
  • 1 Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh
  • 7 Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh
  • 2 Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh
  • 15 Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh

Ngày 8/7/2020 Hội đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh GHPGVN được thành lập gồm:

  • 1 Chủ tịch hội đồng Giám Luật là Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh
  • 6 thành viên thuộc hội đồng giám luật gồm những Trưởng lão Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh
  • 1 vị thư ký

Hội đồng Trị sự[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến chương Giáo hội: Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Hội đồng Trị Sự là cơ quan duy nhất giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có trách nhiệm về nội dung phát ngôn do các cơ quan, cá nhân trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện; quản lý hoạt động thông tin truyền thông có liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân phát ngôn, thông tin truyền thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và các thành viên. Hội đồng Trị Sự có nhiệm vụ: Suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo quy định của Hiến chương; Ấn định chương trình hoạt động hằng năm của Giáo hội theo Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hằng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội; Tổ chức hướng dẫn, quản lý, điều hành, chỉ đạo các mặt công tác của các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; ban hành Quy chế, Nội quy để cụ thể hóa và thực thi theo các quy định của Hiến chương, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự tham gia Ban Trị sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong trường hợp Ban Trị sự cấp tỉnh, thành thiếu nhân sự; Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở do Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Trung ương và cấp tỉnh thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền; Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội; Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Kiểm tra, xử lý các vi phạm Giáo luật, Hiến chương, Quy chế, Nội quy và các quy định khác của Giáo hội; Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội, các tổ chức cơ sở và thành viên trực thuộc Trung ương Giáo hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh; Đề nghị Ban thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong trước kỳ hạn trong trường hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ bị khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng Trị sự; Tổng hợp ý kiến của chư Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo. Thành viên Hội đồng Trị sự, gồm chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử tiêu biểu có nhiều thành tích đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc. Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự không quá 80 tuổi; mỗi thành viên không kiêm nhiệm quá 2 chức danh trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; mỗi chức danh không quá 3 nhiệm kỳ.[1]

Hiện tại Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ 2022-2027 có 235 thành viên (là các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư và Cư sĩ Phật tử) do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn. Ban Thường trực Hội đồng Trị sư nhiệm kỳ 2022-2027 có 65 thành viên do Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc suy tôn từ các thành viên Hội đồng Trị sự[9].

Hội đồng Trị sự điều hành và quản lý [10]:

  • Văn phòng Giáo hội
  • Ban Tăng sự Trung ương
  • Ban Hoằng pháp Trung ương
  • Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương
  • Ban Nghi lễ Trung ương
  • Ban Văn hóa Trung ương
  • Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương
  • Ban Kinh tế Tài chính Trung ương
  • Ban Thông tin Truyền thông
  • Ban Từ thiện Xã hội Trung ương
  • Ban Pháp chế Trung ương
  • Ban Kiểm soát Trung ương
  • Ban Phật giáo Quốc tế
  • Các Ban Trị sự cấp Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương
  • Các Đại diện Phật giáo Việt Nam tại nước ngoài
  • Các học viện và viện nghiên cứu Phật giáo

Thành viên và lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự bao gồm [10]:

  • Chủ tịch Hội đồng Trị sự
  • 2 Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự
  • 1 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự
  • 9 Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự
  • 2 Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự
  • 39 Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự
  • 5 Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự
  • 1 Ủy viên Thủ quỹ Hội đồng Trị sự

Ngoài ra các thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cũng kiêm nhiệm vị trí Trưởng ban, Viện trưởng, Chánh Văn phòng và Phó Trưởng ban, Phó Viện trưởng của các ban viện trung ương.

Cấp Tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Trị sự cấp tỉnh, đứng đầu là Trưởng ban Trị sự, do Đại hội Phật giáo cấp tỉnh suy tôn và được phê chuẩn bởi Hội đồng Trị sự.

Ban Trị sự cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của địa phương. Ban Trị sự sẽ suy cử chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Phật giáo ở địa phương cho Hội đồng Chứng minh. Giúp việc cho Ban Trị sự sẽ có các ban và viện được bố trí và đặt tên tương tự như ở cấp trung ương.

Danh sách các Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh thành:

STTĐạo hiệuTỉnhNăm sinhTrụ trìChức danh khác
1HT Thích Thanh Nhiễu
  • Nghệ An
  • Lai Châu
1952
  • Chùa Quán Sứ (Hà Nội)
  • Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
  • Chùa Tam Chúc (Hà Nam)
  • Phó Chủ Tịch Thường Trực HĐTS TW GHPGVN
  • Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tăng sự Trung ương
10HT. Thích Thanh DuệVĩnh Phúc1951
8HT. Thích Gia Quang
  • Cao Bằng
  • Tuyên Quang
1954
  • Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
  • Trưởng Ban Thông tin Truyền thông TW GHPGVN
HT. Thích Bảo Nghiêm
  • Thủ đô Hà Nội
  • Hà Tĩnh
1956
  • Chùa Lý Triều Quốc Sư (Hà Nội)
  • Chùa Bà Đá (Hà Nội)
  • Chùa Bằng (Hà Nội)
  • Chùa Kim Long (Hà Nội)
  • Chùa Vạn Phúc (Hà Nội)
  • Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
  • Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN
  • Đại biểu Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam khóa XIII, XIV, XV
HT Thích Quảng TùngTP. Hải Phòng1953
  • Chùa Dư Hàng (TP. Hải Phòng)
  • Chùa Tháp Tường Long (Đồ Sơn - Hải Phòng)
  • Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
  • Trưởng Ban Từ thiện Xã hội TW GHPGVN
4HT. Đào Như (Laddhapanno)TP. Cần Thơ1955
  • Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
  • Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer
6HT Thích Quảng HàNam Định1963
  • Chùa Cẩm (Ý Yên - Nam Định)
  • Chùa Phúc Trọng (TP. Nam Định)
  • Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
  • Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kiểm Soát TW GHPGVN
  • Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Nam Định
  • Ủy viên UBMTTQ tỉnh Nam Định
9HT Thích Thanh Quyết
  • Hà Nam
  • Quảng Ninh
  • Sơn La
  • Bắc Kạn
1962
  • Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPG VN
  • Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương
  • Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
HT. Thích Lệ TrangTP. Hồ Chí Minh1958
  • Chùa Định Thành (quận 10)
  • Chùa Huê Nghiêm (phường Bình Khánh, quận 2 cũ, hiện là TP Thủ Đức).
3HT. Thích Thiện ToànTP. Đà Nẵng1954
  • Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
11HT Thích Khế ChơnThừa Thiên Huế
  • Phó Chủ Tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
  • Trưởng ban HDPT GHPGVN
  • Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Thừa Thiên Huế
12HT. Thích Thanh ĐiệnLào Cai1958Chùa Duệ TúPhó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sư – Chánh Văn phòng 1 TW GHPGVN
TT. Thích Quảng TruyềnLạng Sơn
TT Thích Minh HuyYên Bái
ĐĐ Thích Nguyên ToànHà Giang
13TT. Thích Minh QuangNinh Bình
14TT. Thích Đức ThiệnĐiện Biên5/4/1966
  • Chùa Phật Tích (Bắc Ninh)
  • Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc (Cao Bằng)
  • Chùa Linh Quang (Điện Biên)
  • Chùa Hoằng Phúc (Quảng Bình)
  • Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
  • Tổng Thư ký HĐTS
  • Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương
  • Chủ tịch Ủy ban Phật giáo châu Á vì Hòa bình Việt Nam (ABCP)
  • Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX
  • Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ
  • Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Sri Lanka
  • Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại biểu Quốc hội: Khóa XV
15TT. Thích Thanh PhụngBắc Ninh1964Chùa Bảo Uyên (TP. Bắc Ninh)Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
16TT. Thích Thanh VânHải Dương1968Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
17HT. Thích Thanh HiệnHưng Yên1960Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
18TT. Thích Thiện VănBắc Giang1964Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
19TT. Thích Nguyên ThànhThái Nguyên1968Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN
20TT. Thích Minh NghiêmPhú Thọ1968Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN
21TT. Thích Thanh HòaThái Bình1960Chùa Phúc MinhỦy viên HĐTS TW GHPGVN
22TT. Thích Đức NguyênHòa Bình1973Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
23TT. Thích Tâm ĐịnhThanh Hóa
24HT. Thích Tánh NhiếpQuảng BìnhChùa Đại GiácỦy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN

Phó trưởng ban Phật giáo Quốc Tế TW GHPGVN

25HT. Thích Thiện TấnQuảng Trị21/6/1945Chùa Cam LộỦy viên HĐTS TW GHPGVN
26HT. Thích Thiện ThànhQuảng Nam1943Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
27HT. Thích Hạnh LạcQuảng Ngãi1946Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung Ương GHPGVN
28HT. Thích Nguyên PhướcBình Định1946Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN
29HT. Thích Đồng TiếnPhú Yên1945
30HT. Thích Minh ThôngKhánh Hòa1949Trưởng ban Trị sự,

Trưởng ban Giác dục Phật giáo

31TT. Thích Hạnh ThểNinh Thuận1961
  • Ủy viên HĐTS TW GHPGVN
  • Ủy viên ban Tăng sự Trung ương
  • Ủy viên ban Giáo dục Phật giáo Trung ương
  • Hiệu trưởng Trường trung cấp Phật học tỉnh Ninh Thuận
32HT. Thích Minh NhậtBình Thuận1959
33HT. Thích Quảng XảKon Tum1946
34TT. Thích Từ VânGia Lai1945
35HT. Thích Châu QuangĐắk Lắk1951Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
36TT. Thích Quảng TuấnĐắk Nông1970
37HT. Thích Thanh TânLâm Đồng1957Chùa sắc tứ LInh QuangỦy viên HĐTS TW GHPGVN
38HT. Thích Thiện PhápBình Phước1947
  • Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN
  • Trưởng Ban Tăng Sự TW
39HT. Thích Huệ ThôngBình Dương1960
  • Phó Tổng Thư ký HĐTS
  • Chánh Văn phòng 2 TW GHPGVN
40HT. Thích Nhật QuangĐồng Nai1943
41HT. Thích Niệm ThớiTây Ninh1949
42HT. Thích Quảng HiểnBà Rịa - Vũng Tàu1943
  • Uỷ viên Thường trực HĐCM TW GHPGVN
43HT. Thích Minh ThiệnLong An1945
44TT. Thích Chơn MinhĐồng Tháp1957
45HT. Thích Huệ MinhTiền Giang1950
  • Ủy viên thường trực HĐTS
  • Trưởng ban Nghi Lễ Trung Ương GHPGVN
46HT. Thích Huệ TàiAn Giang1947Chùa Phước Thành (An Giang)
47HT. Thích Nhựt TấnBến Tre1952Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN
48HT. Thích Như TướcVĩnh Long1947
49HT. Candasiri(Thạch Sok Xane)Trà Vinh1950
50HT. Thích Huệ ĐứcHậu Giang1948
51HT. BruhmaTheroKiên Giang1951
52HT. Vini Ya Tha Ro

(Tăng Nô)

Sóc Trăng1942Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN
53HT. Thích Huệ TríBạc Liêu1953
54TT. Thích Huệ ThànhCà Mau1960

Cấp Huyện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban Trị sự cấp huyện, đứng đầu là Trưởng ban Trị sự, do Đại hội Phật giáo cấp huyện suy tôn và được phể chuẩn bởi Ban Trị sự cấp tỉnh. Bao gồm các chức danh:
    • Trưởng Ban Trị sự
    • Phó Trưởng Ban Thường trực
    • Phó Trưởng ban Chuyên trách
    • Các Trưởng ban chuyên môn tương ứng với các ban chuyên môn của Ban Trị sự cấp tỉnh.
    • Chánh Thư ký
    • Phó Thư ký
    • Thủ quỹ
    • Các Ủy viên Thường trực
    • Các Ủy viên

Các Trưởng ban chuyên ngành theo yêu cầu, có thể thành lập một Ban không quá 9 thành viên, do Thường trực Ban Trị sự quyết định chuẩn y.

Cấp Xã[sửa | sửa mã nguồn]

  • Không tổ chức cơ sở Giáo hội ở Xã, Phường, Thị trấn....mà coi các cơ sở Chùa, Tự Viện, Niệm Phật đường, Tịnh xá... là cấp hạt nhân cơ sở của Giáo hội.

Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là người đại diện cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt giới luật và đạo pháp, thường gọi tắt là Đức Pháp chủ. Từ khi thành lập, đã có bốn vị Pháp chủ:

  • Đệ nhất Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 - 1993) tại vị từ năm 1981 đến năm 1993
  • Đệ nhị Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 - 2005) tại vị từ năm 1997 đến năm 2005
  • Đệ tam Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917 - 2021) tại vị từ năm 2007 đến năm 2021
  • Đệ tứ Pháp chủ - Đức Pháp chủ hiện nay, là Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (1940) tại vị từ 29/11/2022 (là Quyền Pháp chủ từ 31/12/2021 - 29/11/2022)

Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt pháp lý Nhà nước trong mối quan hệ của Giáo hội ở trong nước và ở nước ngoài. Từ khi thành lập, đã có ba vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự:

Phát ngôn báo chí[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quy chế về phát ngôn báo chí, thì phát ngôn báo chí của Giáo hội chỉ được coi là phát ngôn chính thức khi Người giữ quyền phát ngôn hoặc Người phát ngôn lên tiếng. Người giữ quyền phát ngôn bao gồm: Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS), Phó Chủ tịch thường trực HĐTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông (TTTT). Người phát ngôn của GHPGVN là Phó Trưởng ban Thường trực Ban TTTT GHPGVN được Trưởng ban TTTT giao nhiệm vụ bằng văn bản. Hình thức phát ngôn bao gồm: Họp báo thường kỳ và họp báo đột xuất của Người phát ngôn; Họp báo của HĐTS do Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực chủ trì; Họp báo do Ban Thường trực HĐTS phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác đồng tổ chức; Thông cáo báo chí của Hội đồng trị sự, của Ban TTTT; Trả lời phỏng vấn của Người giữ quyền phát ngôn, Người phát ngôn. Nội dung phát ngôn bao gồm: Quan điểm, lập trường chính thức của GHPGVN về đạo Phật, về GHPGVN và những vấn đề thuộc phạm vi hoặc liên quan tới hoạt động và tổ chức của GHPGVN; Tình hình và kết quả trong công tác Phật sự của GHPHVN; Các vấn đề khác do Người giữ quyền phát ngôn giao nhiệm vụ.[11]

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ sở đào tạo Tăng ni của Giáo hội mở rộng trên khắp các miền. Hệ thống các trường Trung cấp Phật học được đặt tại các cơ sở của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Trong cả nước có 30 Trường Trung cấp Phật học và 06 cơ sở đào tạo Cao đẳng Phật học.

Cấp Đại học được đào tạo tại các Học viện Phật giáo:

Mục tiêu tối thượng nền giáo dục Phật giáo Việt Nam cũng là để giải thoát. Cũng giống như giáo dục thông thường, giáo dục Phật giáo cũng ở Việt Nam do Giáo hội phụ trách cũng có nhiệm vụ: Truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm, Giúp con người thích nghi với cuộc sống, Giúp phát triển mọi tiềm năng nội tại của một con người với tư cách một cá nhân. Bên cạnh đó, để vương tới mục tiêu tối thượng là giải thoát, giáo dục Phật giáo Việt Nam chủ trương sử dụng biện pháp buông xả. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh, giáo dục Phật giáo Việt Nam còn có một số mục tiêu khác như hướng thiện, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, ở đó mọi người đều có một nếp sống hiền thiện, không tranh đoạt, không cướp bóc, từng bước tiến đến việc nhận thức được bản chất của cuộc sống và khi có đủ điều kiện thì cũng có thể nhắm đến mục đích giải thoát rốt ráo. Giáo dục Phật giáo của Việt Nam hiện nay có những khó khăn riêng do Việt Nam là một quốc gia thế tục, sự hỗ trợ của Nhà nước gần như không có mà chủ yếu đến từ các cá nhân, tổ chức phi nhà nước trong xã hội.[12]

Chương trình học gồm hai phần là Nội điển (các kiến thức của Nhà Phật) và Ngoại điển (các kiến thức khác mang tính thế tục). Hiện nay GHPGVN đã có hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ đào tạo trong nước và ngoài nước, phần lớn tham gia giảng dạy tại các HVPG và các lớp Cao đẳng. Mục tiêu giáo dục trong thời gian tới của GHPGVN sẽ là tiếp tục hoằng dương Phật Pháp, đặc biệt là đối với giới trẻ, phụ nữ, giới tri thức, doanh nhân. Nội dung giảng dạy không chỉ về giáo pháp mà có cả những bài dạy gần gũi với cuộc sống, hướng tới việc ngăn chặn sự băng hoại về đạo đức trong các tầng lớp người dân[13]

Hệ thống đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hệ giáo dục phổ cập, dành cho tất cả mọi người, bao gồm các trung tâm thuyết pháp và giảng dạy giáo lý trên toàn quốc
  • Hệ giáo dục sơ cấp, do các vị trụ trì hay Duy-na dạy tại các chùa
  • Hệ giáo dục trung cấp, dành cho các đối tượng là Tăng Ni sinh có trình độ phổ thông tối thiểu là hết lớp 9/12, hướng đến giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến; cung cấp cho Tăng Ni sinh một nền tảng văn, tư, tu; hướng Tăng Ni sinh đến đời sống thanh tịnh và giải thoát cho tự thân
  • Hệ giáo dục Đại học, đào tạo chuyên sâu về Phật học cho những người đã tốt nghiệp cơ bản Phật học và có trình độ thế học tối thiểu là tốt nghiệp lớp 12 nhằm cung cấp những vị có khả năng trước tác, dịch thuật, giảng dạy, góp phần hoàn bị sứ mạng giáo dục phổ cập và cơ bản Phật học.[12]
  • Hệ bậc sau đại học.[13]

Một số Đại giới đàn tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền giới và thọ giới là hoạt động đặc thù của Tăng-già trong ngành Tăng sự Giáo hội, được xem là Phật sự quan trọng. Hàng năm, nhiều tỉnh thành được Giáo hội cho phép tổ chức Đại giới đàn, tuy nhiên, việc tổ chức sự kiện đặc thù này vẫn chưa được thống nhất toàn quốc.

STTĐại giới đànNămTỉnh/TPNơi tổ chứcĐàn đầu Hoà thượngNgôi Giáo thụ, Yết maThất vị tôn chứngGiới tử tiêu biểu
Đại giới đàn chùa Cả1975Hà Nam NinhChùa Cả - Thánh Ân TựHT Thích Chân Thường (Tổ Trà)HT Viên Tu - Giáo thọ

HT Thích Thế Long - Yết ma

HT Thích Gia Thái (chùa Cả)

HT Thích Thuận Đức

HT Thích Bảo Nghiêm

HT Thích Gia Quang

Đại Giới đàn tu học phật pháp TW1978Tp. Hà NộiChùa Quán SứHoà thượng Thích Trí ĐộHT Thích Tâm An - Giáo thọ

HT Thích Đức Nhuận - Yết ma

HT Thích Viên Tu (chùa Bút Tháp)

HT Thích Tâm Tịch HT chùa Dư Hàng HT Thích Nguyên Sinh HT Thích Quảng Dung HT Thích Nguyệt Lâm HT Thích Sĩ Lâm

HT Thích Quảng Tùng

HT Thích Thanh Điện HT Thích Thanh Dương HT Thích Thanh Phương

Đại giới Đàn Hà Tây 19971997Hà TâyChùa Mỗ Lao (Hà Đông)Hoà thượng Thích Phổ TuệHT Thích Thanh Bích - Giáo thọ

HT Thích Viên Thành - Yết Ma

TT Thích Thanh Ân

TT Thích Thanh Chính

Đại giới Đàn Hà Tây 20012001Hà TâyChùa Hội XáHoà thượng Thích Phổ TuệHT Thích Thanh Bích - Giáo thọ

HT Thích Thanh Cam - Yết Ma

HT Thích Thanh Khánh

HT Thích Thanh Nhân TT Thích Viên Thành TT Thích Thanh Chính TT Thích Thanh Phúc

Đại giới đàn Hà Nội2009TP. Hà NộiChùa Bà ĐáHoà thượng Thích Phổ TuệHT Thích Thanh Bích - Giáo thọ

HT Thích Thanh Tứ - Yết ma

HT. Thích Quảng Lợi

TT. Thích Thanh Nhiễu TT. Thích Bảo Nghiêm TT. Thích Gia Quang TT. Thích Thanh Duệ TT. Thích Thanh Chính TT. Thích Thanh Nhã .

Đại giới đàn Hà Nội2011TP. Hà NộiChùa Hội XáHoà thượng Thích Phổ TuệHT Thích Thanh Bích - Giáo thọ

HT Thích Thanh Tứ - Yết ma

TT. Thích Thanh Nhiễu

TT. Thích Bảo Nghiêm TT. Thích Thanh Hưng TT. Thích Gia Quang TT. Thích Thanh Nhã TT. Thích Thanh Chính TT. Thích Thanh Phúc

Đại giới đàn Hà Nội2013TP. Hà NộiChùa Bằng - Linh Tiên TựHoà thượng Thích Phổ TuệHT. Thích Thanh Nhiễu - Giáo thọ

HT. Thích Bảo Nghiêm - Yết ma

HT. Thích Gia Quang

HT. Thích Thanh Nhã HT. Thích Thanh Hưng HT. Thích Quảng Tùng Ht. Thích Thanh Phúc HT. Thích Thanh Chính TT. Thích Tiến Đạt

Đại giới đàn Hà Nội2015TP. Hà NộiChùa Bằng - Linh Tiên TựHoà thượng Thích Phổ TuệHT. Thích Thanh Nhiễu - Giáo thọ

HT. Thích Bảo Nghiêm - Yết ma

HT. Thích Thanh Nhã

HT. Thích Thanh Hưng HT. Thích Gia Quang HT. Thích Thanh Chính HT. Thích Thanh Phúc TT. Thích Tiến Đạt TT. Thích Chiếu Tạng

Đại giới đàn Hà Nội2017TP. Hà NộiChùa Bằng - Linh Tiên TựHoà thượng Thích Phổ TuệHT. Thích Thanh Nhiễu - Giáo thọ

HT. Thích Bảo Nghiêm - Yết ma

HT. Thích Thanh Nhã

HT. Thích Thanh Hưng HT. Thích Gia Quang HT. Thích Thanh Chính HT. Thích Thanh Phúc TT. Thích Tiến Đạt TT. Thích Chiếu Tạng

Đại giới đàn Hà Nội2019TP. Hà NộiChùa Bằng - Linh Tiên TựHT. Thích Phổ TuệHT. Thích Thanh Đàm (thay mặt)HT. Thích Thanh Nhiễu - Giáo thọ

HT. Thích Bảo Nghiêm - Yết ma

HT. Thích Thanh Nhã

HT. Thích Thanh Hưng HT. Thích Gia Quang HT. Thích Thanh Chính HT. Thích Thanh Phúc TT. Thích Tiến Đạt TT. Thích Thanh Tuấn

Đại giới đàn Hà Nội2021TP. Hà NộiChùa Bằng - Linh Tiên TựHT. Thích Thanh ĐàmHT. Thích Thanh Nhiễu - Giáo thọ

HT. Thích Bảo Nghiêm - Yết ma

HT. Thích Thanh Hưng

HT. Thích Gia Quang HT. Thích Thanh Chính HT. Thích Thanh Phúc TT. Thích Tiến Đạt TT. Thích Thanh Tuấn TT. Thích Minh Trí

Đóng góp cho xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Các hoạt động thiện nguyện[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hành giáo lý của nhà Phật về từ bi, hỷ xả, phổ độ chúng sinh, giáo hội đã có nhiều hoạt động thiện nguyện. Cũng như mọi tôn giáo khác, hoạt động thiện nguyện luôn được Phật giáo nói chung và Giáo hội nói riêng đề cao. Hiện tại, Giáo hội có 50 cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật; gần 70 Tuệ Tĩnh đường, hơn 650 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí. Hoạt động hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai cũng là một trong các điểm nhấn khi tổng số tiền ủng hộ trong suốt 35 năm từ khi thành lập Giáo hội, Tăng ni và phật tử là hơn 20.000 tỷ đồng (chưa tính trượt giá theo thời gian và đây là thống kê chưa đầy đủ)[14]

Những hoạt động thiện nguyện của Giáo hội, Tăng ni và Phật tử đã góp phần chia sẻ gánh nặng về chi phí bảo trợ xã hội cho các cơ quan nhà nước. Hiện tại, Giáo hội cũng đang tổ chức đào tạo một số lượng lương y nhất định để phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Phục vụ nhu cầu chăm sóc người già neo đơn, Giáo hội cũng đã mở hơn 20 cơ sở dưỡng lão. Tuy nhiên số lượng này còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của xã hội. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội, Giáo hội cũng có các cơ sở dạy nghề cho thanh niên khó khăn.[15]

Không chỉ thực hiện các hoạt động thiện nguyện ở trong nước, Giáo hội cũng có những hoạt động thiện nguyện ở các nước láng giếng. Điều này không chỉ giúp người dân ở các nước láng giềng bớt khó khăn mà còn giúp nhân dân Việt Nam và nước bạn tăng cường hiểu biết lẫn nhau.[16]

Đóng góp về văn hóa, khoa học, âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học Việt Nam), trong thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội nói riêng đã có nhiều đóng góp về mặt văn hóa cho xã hội. các loại kinh sách đã được viết bằng chữ Quốc ngữ, được phát hành rộng rãi và không hạn chế, tiếng tụng và giảng kinh của các sư thầy đã được thu vào băng, đĩa, phát hành trên internet. Nhờ các tiến bộ về truyền thông, giáo lý nhà Phật ngày càng thấm sâu vào xã hội. Hòa mình cùng sự phát triển của khoa học, mối quan hệ giữa khoa học-tôn giáo mà ở đây là khoa học-Phật giáo có bước phát triển mới với những xu thế như "Nhìn Phật giáo qua khoa học", "Phật giáo - những vấn đề triết học", "Sự hợp tác giữa khoa học và tôn giáo" và ngay như nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận cũng rằng Phật giáo đã giúp cho khoa học giải thích được việc có tồn tại hay không của một Đấng Tối cao khi Phật giáo quan niệm rằng sự hoà điệu tuyệt vời của vũ trụ đủ để cho ý thức xuất hiện không hề là công trình của một Đấng Tối cao nào cả, bởi vì nhân vật này không hề hiện hữu, vật chất và ý thức đã luôn cộng hữu với nhau từ vô thủy. Bên cạnh đó, các công trình Hán-Nôm đã được góp một phần cực kỳ quan trọng của các sư thầy và Phật tử, những người đã chủ động sưu tập, hệ thống hoá, dịch thuật và truyền bá. Những giá trị nhân văn cao cả, công bằng, bắc ái đã được truyền thụ. Về kiến trúc, hệ thống chùa đã được Giáo hội, Tăng ni, Phật tử hết sức quan tâm để trùng tu, sửa chữa cũng như lưu giữ những nét đẹp vốn có. Mặc dù Phật giáo không thể làm thay các công việc thuộc về thể chế xã hội, sự quản lý hành chính, pháp luật, giáo dục... nhưng hoàn toàn có thể tham gia điều chỉnh khả năng nhận thức, khuyến khích điều thiện và ngăn chặn cái ác, lòng tham.[17]

Về mặt giáo dục, do Phật giáo quan niệm giáo dục trí tuệ có tính nền tảng nên bên cạnh những công tác thiện nguyện, hoạt động bồi dưỡng kiến thức nhằm chuyển hóa nội tâm, cải tạo cái xấu, bồi dưỡng phát huy cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân những nhận thức có chính kiến, đức tin chân chính, những phẩm chất tâm linh, ý chí và đạo đức nhân bản, để họ làm hành trang tư lương cho đời sống an lạc là một việc không thể thiếu của Giáo hội.[18]

Về mặt kiến trúc, GHPGVN coi kiến trúc là một phần của nền văn hóa Việt Nam và kiến trúc Phật giáo là một phần của kiến trúc Việt Nam. Phật giáo Việt Nam có nhiều tông phái khác nhau nên cũng có kiến trúc khác nhau để thể hiện quan điểm của mỗi tông phái.[19]

Do Phật giáo Việt Nam có xu hướng thế tục nên nền âm nhạc Việt Nam cũng có những ảnh hưởng từ Phật giáo. Hiện nay, GHPGVN cũng cho rằng âm nhạc Phật giáo là một phần của nét văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Âm nhạc Phật giáo được thể hiện qua các bài tụng kinh, các nghi lễ thực hành tôn giáo. Âm nhạc Phật giáo cũng mang âm hưởng của âm nhạc dân gian như đờn ca tài tử, chèo,...[20] Trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay, âm nhạc Phật giáo cũng kế thừa những điểm ưu việt trong nhạc lý phương Tây để quá trình diễn xướng được gần gũi với người dân hơn. Đại Đức Thích Chân Quang thể nghiệm một lối tụng mới cho kinh Phật, dựa theo giai điệu của thời đại và tâm tình của lớp trẻ hôm nay, cũng là một hướng đi có ý nghĩa, là một đóng góp đáng kể cho âm nhạc mới Phật giáo thời nay.[21] Nhiều nghi lễ Phật giáo đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác các tác phẩm nghệ thuật.[22]

Đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hành giáo lý nhà Phật về hài hòa và bình đẳng (sự hài hòa và bình đẳng giữa người với người và giữa người với đời sống xung quanh), Phật giáo nói chung và Giáo hội nói riêng đã tiếp tục khơi dậy và phát huy tinh thần khoan dung, dân chủ, yêu nước, thương nòi, cùng chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận xã hội qua phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo". Phật giáo là một tôn giáo hướng dẫn con người "biết sống và bảo vệ sự sống". Trong lịch sử thế giới không có sự kiện nào cho thấy rằng người phật tử đã làm điều nguy hại đối với tôn giáo khác ở bất cứ nơi nào trên thế giới vì mục đích truyền bá Phật pháp. Người phật tử không xem sự tồn tại của các tôn giáo khác, hoặc của cộng đồng tộc người, văn hóa khác như là một chướng ngại đối với hạnh phúc và an lạc của bản thân mình, tộc người mình, cộng đồng minh hay cả tôn giáo mà mình đang theo.[23]

Hợp tác quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Phục vụ công tác hợp tác quốc tế, Giáo hội có Ban Phật giáo Quốc tế, thuộc Hội đồng Trị Sự. Giáo hội là thành viên sáng lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giới từ năm 1950 tại thủ đô Columbo, Srilanka, Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình (ABCP), Thành viên sáng lập Liên minh Phật giáo Thế giới (Ấn Độ), Hội Phật giáo Thế giới Truyền bá Chánh pháp, Hội Đệ tử Như Lai Tối thượng (Sri Lanka), Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (Thái Lan), Ủy ban Đại học và Cao đẳng Phật giáo Thế giới tại Thái Lan, Thành viên Hội Sakyadhita Thế giới cũng như lãnh đạo Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp và châu Âu...[24] Giáo hội đã có những hoạt động mở rộng mối quan hệ, liên kết thân hữu, hợp tác trao đổi kinh nghiệm tu tập giữa Giáo hội, tăng, ni, phật tử Việt Nam với Giáo hội, các truyền thống hệ phái Phật giáo và tăng, ni, phật tử các nước trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.[25] Giáo hội tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo, đóng góp những hoạt động của mình vào thành công chung của các hội nghị. Bên cạnh đó, Giáo hội đã tổ chức thành công Lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) các năm 2008, 2014 và 2019.[26] Tham dự Đại lễ có hàng nghìn đại biểu đến từ hàng chục vùng quốc gia, lãnh thổ khác nhau. Trong năm 2011, Giáo hội đã tổ chức thành công Hội nghị Ni giới Phật giáo Thế giới lần thứ 11.

Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo cũng được GHPGVN chú trọng. GHPGVN đã chủ động tăng cường mở rộng mối quan hệ, liên kết thân hữu, hợp tác trao đổi kinh nghiệm tu tập giữa Giáo hội, tăng, ni, phật tử Việt Nam với Giáo hội, các truyền thống hệ phái Phật giáo và tăng, ni, Phật tử các nước trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Thượng toạ Thích Thọ Lạc - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình cho biết, GHPGVN đã đặc biệt chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực bằng việc đưa nhiều tăng, ni ra nước ngoài học tập nghiên cứu và đào tạo tại: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Myanmar, Nhật Bản, Mỹ, Srilanka, Thái Lan,… hàng trăm tăng, ni đã hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiến sĩ về nước đảm đương các công tác Phật sự.[27]

Năm 2015, Hội thảo quốc tế về Phật giáo vùng Mê-kông đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo không chỉ thu hút giới nghiên cứu trong Đạo tại các nước vùng sông Mê-công mà có các học giả nghiên cứu Phật giáo nhưng không phải Tăng ni.[28][29][30] Năm 2013, Hội thảo quốc tế về Phật giáo châu Á và Việt Nam đã diễn ra ở Quảng Ninh.[31]

Quá trình hợp tác quốc tế diễn ra ở nhiều cấp khác nhau và ở nhiều tông phái khác nhau.[32]

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Trước những lời chỉ trích, giáo hội Phật giáo Việt Nam thường yên lặng, không phản bác.[33][34][35][36]

  • Vụ tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin

Có những tranh cãi về việc có cần thiết đưa môn học của chủ nghĩa xã hội vào chương trình thi cử của một cơ sở đào tạo tôn giáo, sau khi website của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/12/2016 đăng thông báo về việc tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa 2 dự kiến tổ chức vào tháng 3/2017: "Ba môn thi gồm: Phật học, Triết học Phật giáo và Mác-Lênin, Ngoại ngữ (Anh văn hoặc Hoa văn) trình độ B,"

Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), cựu trụ trì chùa Liên Trì và là một người bất đồng chính kiến, nói: "Học viện Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo trực thuộc nhà nước thì đương nhiên họ phải giảng dạy và thi tuyển môn Mác-Lênin rồi.", "Đây là động thái cho thấy chính quyền muốn nô lệ hóa người của Phật giáo và đào tạo các học viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo trở thành cán bộ tuyên truyền tôn giáo nhằm đưa môn Mác-Lênin đến rộng rãi cộng đồng Phật tử."[37]

Đại đức Thích Quang Thạnh, Tổng thư ký Hội đồng Điều hành Học viện và cũng là người ký thông báo, nói: "Việc đưa môn Mác-Lênin vào kỳ thi của Học viện Phật giáo là tư duy tập thể." Theo Giáo sư Phạm Tất Dong viết trong bài báo: "Phật giáo Và Sự nghiệp Giáo dục Và Đào Tạo" những tư tưởng từ bi, bác ái, những quan điểm về dân tộc, về hòa bình, bình đẳng, v.v... của đạo Phật có nhiều điểm tương đồng, hòa với tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, với quan điểm và đường lối của Đảng và của học thuyết Mác - Lênin. Đạo Phật và cách mạng Xã hội chủ nghĩa có cùng chung quan điểm trong việc giải thoát con người khỏi khổ đau.[38]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k Toàn văn Hiến chương mới nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  2. ^ NỘI QUY PHÂN BAN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ Lưu trữ 2017-04-16 tại Wayback Machine, Gia đình Phật tử Việt Nam
  3. ^ a b “Đạo từ của HT Thích Hiển Pháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=56425
  5. ^ theo hiến pháp 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một trong các cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
  6. ^ https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/09/130909_vn_phatgiao_hai_giaohoi
  7. ^ a b BTV (1 tháng 12 năm 2022). “DANH SÁCH HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH GHPGVN NHIỆM KỲ IX (2022 – 2027)”. Website Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ https://phatgiao.org.vn/danh-sach-thanh-vien-hdcm-ghpgvn-nhiem-ky-viii-2017-2022-d29269.html
  9. ^ BTV (1 tháng 12 năm 2022). “DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPGVN NHIỆM KỲ IX (2022 – 2027)”. Website Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ a b https://phatgiao.org.vn/danh-sach-thanh-vien-hoi-dong-tri-su-ghpgvn-nhiem-ki-vii-2012-2017-d9584.html
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ a b http://thuvienhoasen.org/a16722/nhung-muc-tieu-cua-giao-duc-phat-giao-viet-nam-thich-nguyen-thanh
  13. ^ a b http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11989-Giao-duc-Phat-giao-Viet-Nam-Lich-su-va-hien-trang.html
  14. ^ http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/phat-giao-viet-nam-gan-bo-dong-hanh-voi-dan-toc-338413.html
  15. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  16. ^ https://vovworld.vn/vi-vn/Nguoi-Viet-muon-phuong/Hoat-dong-tu-thien-cua-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam-tai-Campuchia/306118.vov
  17. ^ http://thuvienhoasen.org/a14589/phat-giao-viet-nam-va-nhung-dong-gop-cho-van-hoa-dan-toc
  18. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  19. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  20. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  21. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  22. ^ https://gdptvietnam.org/am-nhac-phat-giao-va-am-nhac-dan-toc-giao-su-tran-van-khe.gdpt
  23. ^ http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/1565/Phat_giao_Viet_Nam_Chung_tay_xay_dung_khoi_dai_doan_ket_toan_dan_toc
  24. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  25. ^ http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/243/0/3089/Hoat_dong_hoi_nhap_Quoc_te_cua_Giao_hoi_Phat_giao_Viet_Nam
  26. ^ http://thuvienhoasen.org/p69/1/le-phat-dan-lien-hiep-quoc-vesak
  27. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  28. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  29. ^ http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/hoi-thao-quoc-te-ve-phat-giao-vung-mekong-lon-nhat-tu-truoc-den-nay/202414.html
  30. ^ http://dantocmiennui.vn/su-kien-trong-nuoc/hoi-thao-quoc-te-phat-giao-vung-mekong-lich-su-va-phat-trien/25358.html
  31. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2017.
  32. ^ http://www.chuatulam.net/p104a1075/han-quoc-bo-van-hoa-va-thien-phai-tao-khe-hop-tac-de-quang-ba-phat-giao
  33. ^ http://thuvienhoasen.org/a8351/y-nghia-nhan-nhuc-cua-dao-phat
  34. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  35. ^ http://thuvienhoasen.org/a18426/nhan-nhuc
  36. ^ http://thuvienhoasen.org/a9663/chuong-4-loi-cua-nguoi
  37. ^ Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin, www.bbc.com, 19.12.2016
  38. ^ http://thuvienhoasen.org/a16668/phat-giao-va-su-nghiep-giao-duc-va-dao-tao-pham-tat-dong

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam