Wiki - KEONHACAI COPA

George Floyd

George Floyd
một bức ảnh của Floyd năm 2016
SinhGeorge Perry Floyd Jr.
(1973-10-14)14 tháng 10, 1973
Fayetteville, North Carolina, Hoa Kỳ
Mất25 tháng 5 năm 2020 (46 tuổi)
Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtBị ám sát
Quốc tịchHoa Kỳ
Tên khácBig Floyd
Nghề nghiệpLái xe tải - nhân viên an ninh
Nổi tiếng vìVụ việc cảnh sát da trắng ghì chết người da màu
Quê quánHouston, Texas, Hoa Kỳ
Chiều cao193 cm (6 ft 4 in)
Con cái5

George Perry Floyd, Jr. (14 tháng 10 năm 1973 - 25 tháng 5 năm 2020) là một người đàn ông Mỹ da đen bị ám sát trong một vụ bắt giữ, sau khi bị cáo buộc chuyển một tờ tiền giả 20 đô laMinneapolis. Sau khi bị bắt trong khi bị còng tay, Floyd bị đưa ra khỏi một chiếc xe cảnh sát, bị đè ra vỉa hè và bị hai nhân viên cảnh sát bắt giữ. Một sĩ quan cấp cao da trắng, Derek Chauvin, ghì trên cổ Floyd trong gần tám phút. Đây được cho là một vụ tấn công hình sự được chứng minh và dẫn đến tội giết người và tội ngộ sát đối với sĩ quan Chauvin.[1] Sau khi Floyd qua đời, các cuộc biểu tình chống lại bạo lực, phân biệt chủng tộc của cảnh sát đối với người da đen nhanh chóng lan rộng khắp nước Mỹ và quốc tế.

Floyd lớn lên ở Houston, Texas. Floyd chơi bóng đá và bóng rổ trong suốt quãng thời gian học ở trường trung học và đại học. Floyd đã đảm nhận một số công việc, Floyd cũng là một nghệ sĩ hip hop và một người cố vấn trong cộng đồng tôn giáo của mình. Từ năm 1997 đến năm 2005, Floyd đã bị kết án với tám tội; vào năm 2009, Floyd đã thương lượng nhận mức án 4 năm tù về tội vụ cướp nghiêm trọng vào năm 2007. Việc này cũng đã chứng minh quá khứ của Floyd không hề đơn giản như là “một người sống lương thiện và hiền lành”. Năm 2014, Floyd chuyển đến khu vực Minneapolis, tìm việc làm tài xế xe tải và bảo vệ. Năm 2020, Floyd mất việc làm an ninh cho một hộp đêm trong đại dịch COVID-19.

Giáo dục và thời tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Floyd được sinh ra ở Fayetteville, Bắc Carolina, cha của anh ấy là George Perry và mẹ của anh ấy là Larcenia "Cissy" Jones Floyd. Floyd có đến bốn chị em gái ruột.[2]

Từ nhỏ cha mẹ của Floyd đã ly thân. Đến khi Floyd lên hai, mẹ anh ấy đã cùng các con của mình chuyển đến sống tại một căn nhà nằm ở Cuney Homes,[3] được gọi là Bricks, một khu phố đen và là một trong những nơi ở của những người nghèo nhất trong thành phố. Floyd có biệt danh là "Perry" khi còn nhỏ, song cũng được gọi là "Big Floyd" do anh ấy có ngoại hình khá là cao hơn so với những người bình thường. Anh ấy cũng rất chăm chỉ tập thể thao, anh coi nó như là một cách để anh cải thiện cuộc sống.

Khi còn đang học trung học, Floyd chơi trong một đội bóng rổ và anh đã giúp cho đội của mình giành nhiều thành tích tốt, cùng với đó Floyd cũng giúp cho đội của mình giành được chức vô địch bang Texas năm 1992; Floyd tốt nghiệp trung học vào năm 1993. Anh còn thi đấu cho đội bóng đá Varsity khi còn là một học sinh lớp chín và một năm sau, Floyd cũng là đội trưởng của đội bóng rổ.

Floyd theo học tại South Florida Community College trong hai năm với những thành tích xuất sắc về bóng đá, và cũng hay chơi trong đội bóng rổ.[4][5] Floyd chuyển đến Texas vào năm 1995, nơi anh ấy cũng chơi bóng rổ trước khi thôi học. Bạn bè và gia đình gọi Floyd là Perry, và coi anh như là một "người khổng lồ hiền lành".[6][7] Floyd ấy cao tới 193 cm và nặng 101 kg.[8]

Thời gian sau[sửa | sửa mã nguồn]

Floyd trở về Houston từ trường đại học ở Kingsville, Texas vào năm 1995 và trở thành một người sáng tạo những tùy biến dành cho ô tô và chơi bóng rổ tại câu lạc bộ.[9] Bắt đầu từ năm 1994, Floyd cũng đã biểu diễn như một rapper sử dụng nghệ danh "Big Floyd" trong nhóm hip hop Screwed Up Click.[10][11]

Từ năm 1997 đến năm 2005, Floyd đã bị kết án tù tổng cộng 8 lần với rất nhiều các tội danh khác nhau, bao gồm tàng trữ ma túy, trộm cắp và xâm phạm. [note 1] Năm 2009, Floyd đã bị kết án năm năm tù vì tội cướp có vũ trang[13][14] và được tạm tha vào tháng 1 năm 2013. Kết thúc khoảng thời gian ra tù vào tội của Floyd.

Sau khi Floyd được thả ra, Floyd đã tham gia nhiều hơn các hoạt động với Resurrection Houston, một nhà thờ và tổ chức Kitô giáo, nơi Floyd hướng dẫn những đứa trẻ.[15] Floyd ấy đã giúp mẹ hồi phục sau một cơn đột quỵ. Floyd giao bữa ăn và hỗ trợ cho các dự án khác với Angel By Nature Foundation, một tổ chức từ thiện được thành lập bởi rapper Trae tha Truth.[16]

Vào năm 2014, Floyd chuyển đến Minneapolis để tìm việc làm.[17][18] Floyd là một tài xế xe tải và một người gác cổng, và sống ở St. Louis Park.[19] Năm 2017, Floyd đã quay một video bạo lực chống súng.[7] Từ năm 2017 đến 2018, Floyd là nhân viên bảo vệ cho một cơ sở của Salvation Army.[20] Năm 2019, George Floyd làm việc an ninh tại câu lạc bộ El Nuevo Rodeo với nhân viên bảo vệ Derek Chauvin.[21] Năm 2020, Floyd mất việc làm an ninh tại một quán bar và nhà hàng bị ảnh hưởng bởi các quy tắc giãn cách xã hội về đại dịch COVID-19.[22] Tháng Tư năm đó, Floyd bị nhiễm COVID-19, và đã hồi phục sau vài tuần.[2]

Tử vong[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, Floyd đã bị bắt sau khi bị cáo buộc chuyển một tờ tiền giả 20 đô la tại một cửa hàng tạp hóa ở khu phố Powderhorn Park, thành phố Minneapolis.[23] Floyd đã chết sau khi Derek Chauvin, một sĩ quan cảnh sát da trắng, ghì đầu gối vào cổ Floyd trong gần tám phút [note 2]. Floyd bị còng tay xuống đường,[24][25][26] trong khi hai sĩ quan khác giúp khống chế Floyd và một người thứ tư ngăn người xem can thiệp. [27] [28][29] Trong ba phút cuối, Floyd bất động và không có mạch đập, [26] nhưng các sĩ quan không cố gắng hô hấp và sử dụng các biện pháp để giúp Floyd. [30] Chauvin giữ đầu gối trên cổ Floyd khi các kỹ thuật viên y tế khẩn cấp cố gắng điều trị cho Floyd. [30]

Báo cáo khám nghiệm tử thi chính thức đã phân loại cái chết của Floyd là một vụ giết người được cho là do ngừng tim phổi gây ra bởi sự khuất phục và kiềm chế.[8] Khám nghiệm tử thi lần thứ hai, được ủy quyền bởi gia đình của Floyd và được thực hiện bởi Michael Baden, cho thấy "bằng chứng phù hợp với ngạt cơ học là nguyên nhân" của cái chết, với việc đè nén cổ hạn chế lưu lượng máu đến não, và nén lưng hạn chế thở.[23]

Sau cái chết của Floyd, các cuộc biểu tình đã được tổ chức trên toàn cầu chống lại việc sử dụng vũ lực quá mức của các sĩ quan cảnh sát chống lại nghi phạm da đen và thiếu trách nhiệm của cảnh sát cùng với đó là sự phân biệt chủng tộc. Các cuộc biểu tình bắt đầu ở Minneapolis một ngày sau khi Floyd qua đời và phát triển tại hơn 400 thành phố trên khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và quốc tế.[31][32]

Đài tưởng niệm và di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Video
George Floyd Memorial Service in Minneapolis, ngày 4 tháng 6 năm 2020, C-SPAN
George Floyd Funeral Service in Houston, ngày 9 tháng 6 năm 2020, C-SPAN
Cỗ xe chở quan tài của Floyd đến chôn cất Floyd ở Pearland, Texas, ngày 9 tháng 6
Large area of sidewalk covered in flowers and other tributes beside a building with a mural painted on the wall
Tưởng niệm trước bức tranh tường của Floyd bên ngoài Cup Food, nơi anh bị giết.

Một số nghi lễ tưởng niệm đã được tổ chức. Vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, một buổi tưởng niệm cho Floyd đã diễn ra tại Minneapolis với Al Sharpton đọc và phát biểu điếu văn.[6][33] Các buổi tưởng niệm đã được lên kế hoạch ở Bắc Carolina với dịch vụ xem công khai và riêng tư vào ngày 6 tháng 6 và tại Houston vào ngày 8 và 9. Floyd được chôn cất bên cạnh mẹ tại Pearland, Texas.[34][35][36]

Các trường cao đẳng và đại học đã tạo ra học bổng mang tên Floyd bao gồm Đại học North Central (nơi tổ chức dịch vụ tưởng niệm cho Floyd),[37][38] Bang Alabama, Đại học Oakwood,[39][40] Đại học bang Missouri, Đông Nam Missouri, Đại học Ohio,[41][42][43] Buffalo State College, Copper Mountain College,[44][45] và các trường khác.[46] Giám đốc điều hành của Netflix, ông Reed Hastings và vợ Patty Quillin đã quyên góp 120 triệu đô la để chia đều cho Morehouse College, Spelman College và United Negro College Fund.[47] Khoản quyên góp này là lớn nhất trong lịch sử từng được thực hiện cho các trường đại học và cao đẳng lịch sử dành cho người da đen.[48]

Các nghệ sĩ đường phố trên toàn cầu đã tạo ra những bức trFloyd tường tôn vinh Floyd. Các hình vẽ mô tả bao gồm Floyd như một hồn ma ở Minneapolis, như một thiên thần ở Houston và như một vị thánh khóc máu ở Napoli. Một bức trFloyd tường trên Bức tường Quốc tế ở Belfast do Lễ hội Nhân dân (Féile an Phobail) ủy quyền và Ghé thăm West Belfast (Fáilte Feirste Thiar) có một bức chân dung lớn của Floyd trên một sân khấu cho thấy Chauvin quỳ trên cổ Floyd trong khi ba sĩ quan khác quay đầu lưng. Đến ngày 6 tháng 6, trFloyd tường đã được tạo ra ở nhiều thành phố, bao gồm Manchester, Dallas, Miami, Idlib, Los Angeles, Nairobi, Oakland, Strombeek-Bever, Berlin, Pensacola và La Mesa.[49][50]

Một dự luật được đề xuất bởi Đại diện Hoa Kỳ Sheila Jackson Lee, Đạo luật nghiêm chính và luật lệ của George Floyd, được thiết kế để giảm sự tàn bạo áp luật qua mức của cảnh sát và thiết lập các tiêu chuẩn và công nhận chính sách quốc gia.[51][52]

Khoảng thời gian mà Chauvin ban đầu được cho là đã quỳ trên cổ Floyd, tám phút bốn mươi sáu giây, được tưởng niệm rộng rãi như một "khoảnh khắc im lặng" để tôn vinh Floyd.[53][54] [note 2]

Cái chết của Floyd được đề cao nổi bật trên tờ The economist, với bài báo viết cáo phó, nhiều bài báo và nhiều lá thư của độc giả, cuối cùng biến di sản của cái chết thành câu chuyện trên bìa tạp chí ngày 13 tháng 6.[55]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ In 1997, at age 23, Floyd was arrested for giving less than one gram of cocaine to another person, and sentenced to six months in jail. The following year, Floyd was arrested twice for theft, receiving sentences of 10 months and 10 days, respectively. In 2001, Floyd was arrested and sentenced to 15 days in jail for failing to provide his name, address, or birth date to a police officer. Between 2002 and 2005, he was arrested four more times: twice for possessing less than a gram of cocaine, once for giving less than a gram of cocaine to someone else, and once for criminal trespassing. He was sentenced to a total of about 30 months in jail for those four crimes.[12]
  2. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 7:46 not 8:46

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Murder charges filed against all four officers in George Floyd's death as protests against biased policing continue”. The Washington Post. ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ a b Vagianos, Alanna (9 tháng 6 năm 2020). 'He's Gonna Change The World': George Floyd's Family Remembers The Man They Lost”. HuffPost (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Henao, Luis Andres; Merchant, Nomaan; Lozano, Juan; Geller, Adam (ngày 11 tháng 6 năm 2020). “A long look at the complicated life of George Floyd”. chicagotribune.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Ebrahimji, Alisha (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “This is how loved ones want us to remember George Floyd”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ Holton, Jennifer (ngày 29 tháng 5 năm 2020). 'A good guy:' College classmate, coach remember George Floyd”. WTVT. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ a b Wallace, Danielle (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “Hundreds, including Al Sharpton, Eric Garner's mom, mourn at George Floyd memorial in Minneapolis”. Fox News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ a b Mee, Emily (ngày 7 tháng 6 năm 2020). “Who was George Floyd? The 'gentle giant' who was trying to turn his life around”. Sky News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ a b “Hennepin County ME Autopsy Report”. Hennepin County. ngày 1 tháng 6 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ Lance Scott Walker (2019). Houston Rap Tapes: An Oral History of Bayou City Hip-Hop. University of Texas Press. tr. 83. ISBN 9781477317938. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ Greene, David; Tanis, Fatma; Rezvani, Arezou (ngày 10 tháng 6 năm 2020). “Houston's Hip-Hop Scene Remembers George Floyd”. NPR.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  11. ^ Neale, Matthew (7 tháng 6 năm 2020). “George Floyd's rap collaborator remembers "legendary" freestyler”. NME Music News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên snopes
  13. ^ Toone, Stephanie (ngày 3 tháng 6 năm 2020). “George Floyd, man killed in Minneapolis police encounter, had started new life in Minnesota”. The Atlanta Journal-Constitution (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ Walters, Joanna (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “An athlete, a father, a 'beautiful spirit': George Floyd in his friends' words”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ Shellnutt, Kate (ngày 5 tháng 6 năm 2020). “George Floyd Left a Gospel Legacy in Houston”. Christianity Today. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ Kantor, Wendy Grossman (ngày 10 tháng 6 năm 2020). “Years Before George Floyd Cried Out for Late Mom in Final Moments, He Nursed Her After Stroke”. PEOPLE.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ Toone, Stephanie (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Floyd's brother tearfully asked for justice and peace following the 46-year-old bouncer's death Thursday”. Atlanta Journal-Constitution. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020. George Floyd moved to Minneapolis a few years ago from his native Houston, Texas, seeking new opportunities, following some close friends who had done likewise, and found jobs in the Minnesota city.
  18. ^ Evelyn, Kenya (ngày 3 tháng 6 năm 2020). 'I miss him': George Floyd's daughter speaks out for first time”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020. She added Floyd was a good father who wanted his daughter 'to have the best'.
  19. ^ “George Floyd was killed on May 25”. The Economist. ngày 4 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020. He liked being a bouncer. His regular stint was at the Conga Latin Bistro on East Hennepin, another Mexican-Latino joint with dining and dancing.
  20. ^ Raddatz, Kate (ngày 7 tháng 6 năm 2020). “Friends, Colleagues Remembering George Floyd's Work With Salvation Army”. CBS Local. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  21. ^ “George Floyd and Derek Chauvin worked at same club and may have crossed paths, owner says”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  22. ^ Richmond, Todd (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “George Floyd had started a new life in Minnesota before he was killed by police”. Boston Globe. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  23. ^ a b Furber, Matt; Burch, Audra D. S.; Robles, Frances (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “George Floyd Worked With Officer Charged in His Death”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ “Complaint – State of Minnesota v. Derek Michael Chauvin (PDF). Minnesota District Court, Fourth Judicial District, File No. 27-CR-20-12646. ngày 29 tháng 5 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  25. ^ Brooks, Jennifer (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “George Floyd and the city that killed him”. Star Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020. Down the road, people were marching and mourning Floyd, whose irreplaceable life ended after an arrest face-down on the asphalt of E. 38th Street.
  26. ^ a b Silverman, Hollie (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Floyd was 'non-responsive' for nearly 3 minutes before officer took knee off his neck, complaint says”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020. Chauvin had his knee on Floyd's neck for 8 minutes and 46 seconds in total, and 2 minutes and 53 seconds after Floyd was unresponsive, the complaint said.
  27. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WPtimeline
  28. ^ Mannix, Andy (ngày 26 tháng 5 năm 2020). “What we know about Derek Chauvin and Tou Thao, two of the officers caught on tape in the death of George Floyd”. Star Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  29. ^ “Officer Charged With George Floyd's Death as Protests Flare”. The New York Times. Associated Press. ngày 29 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  30. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NYTtimeline
  31. ^ Murphy, Esme (ngày 26 tháng 5 năm 2020). 'I Can't Breathe!': Video Of Fatal Arrest Shows Minneapolis Officer Kneeling On George Floyd's Neck For Several Minutes”. KSTP-TV. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020. While lying facedown on the road, Floyd repeatedly groans and says he can't breathe.
  32. ^ Donaghue, Erin (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Mayor makes emotional call for peace after violent protests: 'I believe in Minneapolis'. CBS News. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ Ling, Thomas (tháng 6 năm 2020). “How to watch the George Floyd memorial online and on TV”. Radio Times. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  34. ^ Lozano, Juan A.; Merchant, Nomaan (ngày 8 tháng 6 năm 2020). “Floyd's casket arrives at Houston church for public viewing”. AP News. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
  35. ^ Croft, Jay (ngày 9 tháng 6 năm 2020). “Mourners visit George Floyd's casket in Houston to pay respects”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
  36. ^ “George Floyd's Body Returns To Houston For Memorial Service, Funeral”. CBS News. ngày 7 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
  37. ^ Nietzel, Michael T. (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “A University President Challenges Every College In America To Fund A George Floyd Memorial Scholarship”. Forbes (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  38. ^ Torres, Ella (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “George Floyd memorial updates: Floyd's brother says 'he touched so many people's hearts'. ABC News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  39. ^ Russell, Lois G. (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “ASU Establishes George Floyd/Greg Gunn Memorial Scholarship | Alabama State University”. www.alasu.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  40. ^ Mullins, Maquisha Ford (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “Answering the Challenge: Oakwood Establishes George Floyd Scholarship”. Oakwood University News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  41. ^ Ogle, Nikki (ngày 5 tháng 6 năm 2020). “Missouri State University planning scholarship named after George Floyd”. www.ky3.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  42. ^ “President Nellis and Vice President Secuban announce George Floyd Memorial Scholarship Fund”. www.ohio.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  43. ^ “George Floyd Memorial Scholarship Established at Southeast”. news.semo.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  44. ^ “Scholarship created in George Floyd's name”. wqad.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  45. ^ “Copper Mountain College announces George Floyd Scholarship Fund”. z1077fm.com (bằng tiếng Anh). ngày 6 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  46. ^ “12 other universities join North Central in creating a George Floyd Memorial Scholarship”. FOX 9 (bằng tiếng Anh). 11 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  47. ^ Togoh, Isabel. “Netflix CEO Reed Hastings Donates $120 Million To HBCUs: 'We Hope This Will Help More Black Students Follow Their Dreams'. Forbes. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  48. ^ St. Amour, Madeline. “Netflix CEO Donates Millions to HBCUs”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
  49. ^ Steele, Austin; Almond, Kyle (ngày 6 tháng 6 năm 2020). “George Floyd murals are popping up all over the world”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  50. ^ 'Positive revolution.' Miami artist paints mural in Overtown of Floyd, Taylor, Kaepernick”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  51. ^ Siegel, Benjamin (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “House Democrats introduce policing reform bill named for George Floyd”. ABC News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  52. ^ Kim, Caitlyn (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “Congress Is Eyeing Legislative Solutions To Police Brutality, Including Jason Crow”. Colorado Public Radio (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2020.
  53. ^ Cummings, William; King, Ledyard; Hayes, Christal (ngày 8 tháng 6 năm 2020). “Democrats unveil sweeping police reform bill, honor George Floyd with 8 minutes, 46 seconds of silence”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  54. ^ DeCambre, Mark (ngày 9 tháng 6 năm 2020). “New York Stock Exchange observe 8 minutes and 46 seconds of silence in honor of George Floyd's memory”. Market Watch. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  55. ^ “How George Floyd's death reverberates around the world”. The Economist. ISSN 0013-0613. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/George_Floyd