Wiki - KEONHACAI COPA

General Dynamics–Grumman EF-111A Raven

EF-111A Raven
Biến thể tác chiến điện tử EF-111A Raven
KiểuMáy bay tác chiến điện tử
Quốc gia chế tạoHoa Kỳ
Hãng sản xuấtGeneral Dynamics, chuyển đổi bởi Grumman
Chuyến bay đầu tiênNgày 10 tháng 3 năm 1977
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
Năm 1983
Ngừng hoạt độngNăm 1998
Tình trạngNgừng hoạt động
Trang bị choKhông quân Hoa Kỳ
Số lượng sản xuất42 chiếc
Giá thành15 triệu USD, cộng thêm 25 triệu USD cho mỗi chuyển đổi
Phát triển từGeneral Dynamics F-111 Aardvark

General Dynamics–Grumman EF-111A Raven là một loại máy bay tác chiến điện tử được thiết kế để thay thế EB-66 Destroyer trong Không quân Hoa Kỳ. Phi hành đoàn và những người bảo trì sửa chữa thường gọi nó là "Spark-Vark", một kiểu chơi chữ từ biệt danh "Aardvark" của F-111.

Không quân Mỹ đã ký hợp đồng với Grumman vào năm 1974 để chuyển đổi một số chiếc General Dynamics F-111A hiện có thành máy bay tác chiến điện tử/đối phó điện tử (ECM).[N 1] Mặc dù binh chủng Không quân đã xem xét Northrop Grumman EA-6B Prowler của Hải quân / Thủy quân lục chiến, nhưng họ lại mong muốn một máy bay xuyên phá với tốc độ siêu thanh. EF-111 được đưa vào biên chế năm 1983 và phục vụ cho đến khi ngừng hoạt động năm 1998.

Thiết kế và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thập niên 1960, Không quân Mỹ tìm cách thay thế các máy bay tác chiến điện tử EB-66EB-57 đã trở nên lỗi thời. Lực lượng Không quân đã nghiên cứu việc sử dụng những chiếc EA-6B Prowler của Hải quân trong giai đoạn 1967–1968.[2] Tuy nhiên, họ mong muốn một máy bay gây nhiễu điện tử xuyên phá với tốc độ siêu âm,[1][2] và vào năm 1972, đã quyết định cải tiến F-111A thành máy bay tác chiến điện tử để tiết kiệm chi phí.[3]

Tháng 1 năm 1974, Không quân trao hợp đồng nghiên cứu tác chiến điện tử cho GrummanGeneral Dynamics.[1] Grumman được chọn làm nhà thầu chính của EF-111 vào tháng 12 năm 1974, sau đó được trao hợp đồng sửa đổi hai chiếc F-111A thành nguyên mẫu EF-111 vào tháng 1 năm 1975.[3] Mẫu đầu tiên trang bị đầy đủ, khi đó được gọi là "Electric Fox", bay vào ngày 10 tháng 3 năm 1977. Tổng cộng 42 chiếc đã được chuyển đổi với tổng chi phí 1,5 tỷ USD. Những chiếc EF-111 lần đầu được triển khai vào tháng 11 năm 1981 cho Phi đội Điện tử Chiến thuật 388 tại Căn cứ Không quân Mountain Home ở tiểu bang Idaho.[4] Chiếc cuối cùng được bàn giao năm 1985.[5]

Một chiếc EF-111A Raven (màu sáng) với bộ nhận tín hiệu gắn ở đuôi và bộ truyền tín hiệu gắn phía dưới, bay cùng với chiếc F-111F (màu tối)

EF-111A Raven giữ lại các hệ thống định vị của F-111A, với một radar AN/APQ-160 được sửa đổi chủ yếu để lập bản đồ mặt đất. Tuy nhiên, tính năng chính của Raven là hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99 E, được phát triển từ ALQ-99 của Hải quân trên EA-6B Prowler. Máy bay cũng sử dụng Hệ thống Tiếp nhận Đối phó ALR-62 (Countermeasures Receiving System - CRS) làm Hệ thống Cảnh báo và Dẫn đường bằng Radar (Radar Homing and Warning - RHAW), đây là hệ thống tương tự được trang bị trên tất cả các kiểu máy bay chiến đấu/ném bom F-111 của Hoa KỳÚc. Thiết bị điện tử chính của ALQ-99E được lắp đặt trong khoang vũ khí, với các máy phát được gắn trong vòm che radar hình "chiếc xuồng" dài 4,9 m; việc lắp đặt hoàn chỉnh nặng khoảng 2.700 kg. Máy thu được lắp trong một hộp có đầu vây, tương tự như của EA-6B. Hệ thống điện và làm mát của máy bay phải được nâng cấp nhiều để hỗ trợ những thiết bị này. Buồng lái cũng được sắp xếp lại, với tất cả các màn hình điều hướng và mạn hình chuyến bay được chuyển sang phía phi công, đồng thời các bộ điều khiển chuyến bay ngoại trừ các van tiết lưu được tháo ra khỏi ghế khác - nơi lắp đặt thiết bị đo đạc và kiểm soát của sĩ quan tác chiến điện tử.

EF-111 không trang bị vũ khí, vì vậy tốc độ và khả năng tăng tốc là cách tự vệ chính của nó. Nó không có khả năng bắn tên lửa dò bức xạ trong vai trò Áp chế Phòng không Đối phương (Suppression of Enemy Air Defenses - SEAD), đây là một hạn chế về mặt chiến thuật. Động cơ của Raven được nâng cấp lên loại TF30-P-9 của kiểu D mạnh mẽ hơn, với lực đẩy khô 53 kN và lực đẩy tăng áp 87 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội (đốt sau)[6] vào năm 1986.[7] Từ năm 1987 đến năm 1994, "Spark 'Vark" trải qua Chương trình Hiện đại hóa Hệ thống Điện tử Hàng không (Avionics Modernization Program - AMP), tương tự như chương trình Pacer Strike dành cho mẫu F. Điều này đã bổ sung một con quay hồi chuyển laser vòng kép AN/ASN-41 INS, radar Doppler AN/APN-218 và một radar theo dõi địa hình AN/APQ-146 được cập nhật. Màn hình buồng lái được nâng cấp với màn hình đa chức năng.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Một chiếc EF-111 bay qua dãy Anpơ trong Chiến dịch Deny Flight

EF-111A đạt khả năng hoạt động ban đầu vào năm 1983.[8] Nó được đặt tên phổ biến chính thức là Raven, mặc dù trong biên chế có biệt danh là "Spark 'Vark". Những chiếc EF-111 lần đầu được nhìn thấy chiến đấu tại RAF Upper Heyford trong Chiến dịch El Dorado Canyon chống lại Libya năm 1986 và Chiến dịch Just CausePanama cuối năm 1989.[9]

Raven phục vụ Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 trong Chiến tranh vùng Vịnh. Ngày 17 tháng 1 năm 1991, phi hành đoàn EF-111 của Không quân Mỹ gồm Đại úy James Denton và Đại úy Brent Brandon đã tiêu diệt không chính thức một chiếc Dassault Mirage F1 của Iraq bằng cách khiến nó lao xuống đất, điều này khiến chiếc máy bay của họ trở thành thành viên duy nhất của dòng F-111/FB-111/EF-111 đạt được chiến thắng trên không trước một máy bay khác.[5][10]

Không có máy bay nào của lực lượng Liên minh bị mất tên lửa dẫn đường bằng radar trong chiến dịch Bão táp sa mạc khi một chiếc EF-111 Raven đang làm nhiệm vụ.

Vào ngày 13 tháng 2 năm 1991, EF-111A thuộc Không quân, số hiệu 66-0023, biển hiệu Ratchet 75, đã đâm[11] vào địa hình khi đang né tránh một mối đe dọa.[12][13] Vụ việc làm thiệt mạng phi công Đại úy Douglas L. Bradt và sĩ quan tác chiến điện tử là Đại úy Paul R. Eichenlaub. Đây là chiếc EF-111A duy nhất bị mất trong khi chiến đấu, và là một trong ba chiếc EF-111 bị mất trong quá trình phục vụ của dòng máy bay này.[14] Tuy nhiên, vẫn còn tranh cãi liệu có kẻ thù nào hiện diện vào thời điểm đó hay không, vì hai chiếc F-15E đã theo dõi Ratchet 75 thực hiện các động tác né tránh một cách nguy hiểm và lao xuống đất, khi không có máy bay thù địch nào trong khu vực.[15]

Những chiếc EF-111 được triển khai tới Căn cứ Không quân Aviano ở Ý để hỗ trợ cho Chiến dịch Deliberate Force vào giữa thập niên 1990. Raven cũng thực hiện các nhiệm vụ trong Chiến dịch Cung cấp Tiện nghi, Chiến dịch Giám sát Phương Bắc và Chiến dịch Giám sát Phương Nam.[10]

Lần triển khai cuối cùng của Raven là một phân đội EF-111 đóng quân tại Căn cứ Không quân Al Kharj/Prince Sultan ở Ả Rập Xê Út cho đến tháng 4 năm 1998.[7] Ngay sau đó, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu rút những chiếc EF-111A cuối cùng khỏi hoạt động và đưa chúng vào kho lưu trữ tại Trung tâm Tái tạo và Bảo trì Hàng không Vũ trụ (Aerospace Maintenance and Regeneration Center - AMARC) tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, Arizona. EF-111 được cho ngừng hoạt động vào ngày 2 tháng 5 năm 1998, tại Căn cứ Không quân Cannon, New Mexico. Đây là những chiếc F-111 cuối cùng của USAF đang hoạt động.[7]

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

EF-111A
Phiên bản chuyển đổi chiến tranh điện tử của F-111A, 42 chiếc được chuyển đổi bao gồm hai nguyên mẫu.

Quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Hoa Kỳ

Trưng bày[sửa | sửa mã nguồn]

Jet aircraft with pointed nose parked on ramp.
EF-111, số hiệu 66–0057, trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa KỳDayton, Ohio

Trong số những chiếc máy bay được chuyển đổi, 3 chiếc bị phá hủy do tai nạn, 4 chiếc đang được trưng bày, 35 chiếc còn lại đã bị tháo gỡ và loại bỏ.[17][18]

  • Chiếc mang số hiệu 66-0016 được trưng bày tại Căn cứ Không quân Cannon, New Mexico. Đây là chiếc EF-111 đầu tiên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được ghi nhận một cách không chính thức là đã tiêu diệt Mirage F1.[19][20]
  • Chiếc mang số hiệu 66-0047 hiện đang được khôi phục tại Sân bay Thành phố Silver Springs ở Silver Springs, Nevada.[21]
  • Chiếc mang số hiệu 66-0049 là nguyên mẫu đầu tiên của EF-111 và được trưng bày tại Căn cứ Không quân Mountain Home, Idaho.
  • Chiếc mang số hiệu 66-0057 được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Wright-PattersonDayton, Ohio.[22]

Thông số kỹ thuật (EF-111A)[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu lấy từ The Great Book of Modern Warplanes,[23] General Dynamics F-111 "Aardvark",[24] Modern Fighting Aircraft.[25]

Tính năng chung[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kíp lái: 2 người, gồm phi công và sĩ quan tác chiến điện tử
  • Chiều dài: 23,17 m (76 ft)
  • Sải cánh: 19,2 m (63 ft) khi cánh xòe; 9,74 m (32 ft) khi cánh cụp
  • Chiều cao: 6,1 m (20 ft)
  • Diện tích cánh: 61,07 m² (657,4 ft²) khi cánh xòe; 48,77 m² (525 ft²) khi cánh cụp
  • Trọng lượng không tải: 25.072 kg (55.275 lb)
  • Trọng lượng có tải: 31.751 kg (70.000 lb) [26]
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 40.370 kg (89.000 lb)
  • Động cơ: ban đầu là 2 × động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Pratt & Whitney TF30-P-3, về sau nâng cấp thành động cơ TF30-P-9 với khả năng đốt nhiên liệu phụ trội tăng áp (đốt sau), lực đẩy 87 kN (19.600 lbf) cho mỗi động cơ (TF30-P-9)

Hiệu suất bay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tốc độ tối đa: Mach 2.2 (2.350 km/h, 1.460 dặm/h) ở độ cao trên 9.144 m (30.000 ft)
  • Tầm bay: 3.220 km (2.000 dặm, 1.740 hải lý) [N 2]
  • Trần bay: 13.715 m (45.000 ft) [26]
  • Tốc độ lên cao: 55,88 m/s (11.000 ft/phút) [26]
  • Lực đẩy/Trọng lượng: 0,598

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có sự phát triển liên quan

Máy bay tương đương

Danh sách liên quan

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quá trình phát triển EF-111A Raven ["Spark Varks"] bắt đầu vào năm 1974 khi Không quân Mỹ trao hợp đồng nghiên cứu tác chiến điện tử cho Grumman và General Dynamics vào tháng 1 năm 1974.[1]
  2. ^ Ghi chú: 2.000 dặm (1.740 hải lý) đối với EF-111A.[27]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Thornborough and Davies 1989, tr. 85.
  2. ^ a b Gunston 1983, tr. 55.
  3. ^ a b Logan 1998, tr. 89.
  4. ^ “F-111”. Federation of American Scientists. ngày 24 tháng 12 năm 1998. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ a b "EF-111A Raven." GlobalSecurity.org, Ngày 27 tháng 4 năm 2005. Truy cập: ngày 1 tháng 4 năm 2009.
  6. ^ Logan 1998, pp. 17, 92, 303.
  7. ^ a b c Baugher, Joe. "Grumman EF-111A Raven". USAAC/USAAF/USAF Fighters, Ngày 20 tháng 12 năm 1999.
  8. ^ Gunston 1983, tr. 59.
  9. ^ "366tg Fighter Wing History" Lưu trữ 2011-06-15 tại Wayback Machine. Không quân Mỹ
  10. ^ a b Logan 1998, pp. 89–90.
  11. ^ “The B-52 Gunners”. tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  12. ^ “Accident General Dynamics EF-111A Raven 66-0023, Ngày 14 tháng 2 năm 1991”.
  13. ^ Mailes, Yancy (2007). Mountain Home Air Force Base. Chicago: Arcadia Publishing. tr. 112. ISBN 9780738548050.
  14. ^ YF-111A / F-111A / RF-111A / GF-111A tail no. Lưu trữ 2007-12-14 tại Wayback Machine F-111.net, Ngày 26 tháng 2 năm 2005. Truy cập: ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  15. ^ Olsen, John Andreas (2012). Air Commanders. Potomac Books, Inc.; 1st U.S. edition (ngày 1 tháng 11 năm 2012). tr. 325. ISBN 978-1612345765.
  16. ^ "USAF: Order of Battle, circa 1989 (Combat Units)." Lưu trữ 2010-11-28 tại Wayback Machine orbat.com. Truy cập: ngày 9 tháng 12 năm 2010.
  17. ^ "YF-111A / F-111A / RF-111A / GF-111A." Lưu trữ 2007-12-14 tại Wayback Machine F-111.net, Ngày 26 tháng 2 năm 2005. Truy cập: ngày 23 tháng 11 năm 2013.
  18. ^ AMARC Experience Database – EF-111A, Scrapped HVF West, Tucson, Arizona. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ Logan 1998, pp. 90, 93.
  20. ^ Cannon airpark to relocate Lưu trữ 2014-02-23 tại Wayback Machine – "EF-111 aircraft will be moved to the triangular, grassy area at the entrance of Joe Cannon Estates". Ngày 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
  21. ^ EF-111A 66-0047 Lưu trữ 2013-09-03 tại Wayback Machine. Cactus Air Force. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
  22. ^ "General Dynamics EF-111A Raven". Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
  23. ^ Sweetman, Bill. The Great Book of Modern Warplanes. New York: Portland House, 1987. ISBN 0-517-63367-1.
  24. ^ Miller 1982, tr. 66
  25. ^ Gunston 1983, tr. 64
  26. ^ a b c Laur, Colonel Timothy M. và Steven L. Llanso. Encyclopedia of Modern U.S. Military Weapons. New York: Berkley, 1995. ISBN 0-425-16437-3.
  27. ^ "F-111 Aardvark." GlobalSecurity.org, Ngày 27 tháng 4 năm 2005. Truy cập: ngày 1 tháng 4 năm 2009.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Eden, Paul, ed. "General Dynamics F-111 Aardvark/EF-111 Raven". Encyclopedia of Modern Military Aircraft. London: Amber Books, 2004. ISBN 1-904687-84-9.
  • Gunston, Bill. F-111, Modern Fighting Aircraft, Vol. 3. New York: Salamander Books, 1983. ISBN 0-668-05904-4.
  • Logan, Don. General Dynamics F-111 Aardvark. Atglen, Pennsylvania: Schiffer Military History, 1998. ISBN 0-7643-0587-5.
  • Miller, Jay. General Dynamics F-111 "Arardvark". Fallbrook, California: Aero Publishers, 1982. ISBN 0-8168-0606-3.
  • Thornborough, Anthony M. and Peter E. Davies. F-111 Success in Action. London: Arms and Armour Press, 1989. ISBN 0-85368-988-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/General_Dynamics%E2%80%93Grumman_EF-111A_Raven