Wiki - KEONHACAI COPA

Gốc tự do

Gốc hydroxyl, biểu thị bằng cấu trúc Lewis, có một electron độc thân.
Ion hydroxide so với gốc hydroxyl.

Một gốc tự do (tiếng Anh: radical hoặc free radical) là một nguyên tử, phân tử hoặc ion có ít nhất một electron hóa trị độc thân.[1][2] Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, những electron độc thân này tạo ra các gốc có tính phản ứng hóa học cao. Nhiều gốc tự do dimer hóa một cách tự phát. Hầu hết các gốc tự do hữu cơ có thời gian tồn tại ngắn.

Một ví dụ đáng chú ý về gốc tự do là gốc hydroxyl (HO·), một phân tử có một electron độc thân trên nguyên tử oxy. Hai ví dụ khác là triplet oxygentriplet carbene (CH
2
) có hai electron độc thân.

Mối liên hệ với chất oxy hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Gốc tự do cũng là một cách gọi khác chất oxy hóa. Có thể chúng được chia làm hai bài riêng với mục tiêu nhấn mạnh, để cập đến các hướng khác nhau:

  • Chất oxy hóa nói về các phản ứng oxy hóa khử hóa học nói chung xảy ra trong môi trường.
  • Gốc tự do nói về các phản ứng oxy hóa xảy ra trong cơ thể gây ra các loại bệnh và nhiều tác hại trên cơ thể.

Tác động tới sức khỏe con người[sửa | sửa mã nguồn]

Gốc tự do có nhiều tác hại với sức khỏe con người, nó là nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh tật[3] bao gồm các bệnh về não, mắt, da, hệ miễn dịch, tim, mạch máu, phổi, thận, đa cơ quan và khớp. Ở mức độ nặng, gốc tự do gây nên nhiều bệnh nguy hiểm và gây ung thư do sau khi "cướp" electron, gốc tự do làm tổn thương màng tế bào, phản ứng mạnh với các phân tử protein, DNA và các acid béo, dẫn đến những biến đổi gây tổn hại, rối loạn và làm chết tế bào.[3]

Số lượng của gốc tự do tích lũy theo tuổi và tác hại ngày càng nghiêm trọng. Tuổi tác ngày càng tăng thì số lượng gốc tự do cũng không ngừng sản sinh. Ước tính, mỗi tế bào phải hứng chịu khoảng 10.000 gốc tự do "tấn công" mỗi ngày.[3][4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ IUPAC Gold Book radical (free radical) PDF Lưu trữ 2017-03-02 tại Wayback Machine
  2. ^ Hayyan, M.; Hashim, M.A.; Anjkut, I.M. (2016). “Superoxide Ion: Generation and Chemical Implications”. Chem. Rev. 116 (5): 3029–85. doi:10.1021/acs.chemrev.5b00407. PMID 26875845.
  3. ^ a b c Bảo Ngọc (4 tháng 4 năm 2014). “Gốc tự do - mối lo bệnh tật”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ “Khoai lang tím và cuộc chiến chống gốc tự do”. Báo Phụ nữ. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BB%91c_t%E1%BB%B1_do