Wiki - KEONHACAI COPA

Gấu trúc lớn

Gấu trúc lớn
Gấu trúc lớn tại công viên Đại dương Hồng Kông
Phân loại khoa học edit
Giới:Animalia
Ngành:Chordata
Lớp:Mammalia
Bộ:Carnivora
Họ:Ursidae
Chi:Ailuropoda
Loài:
A. melanoleuca
Danh pháp hai phần
Ailuropoda melanoleuca
David, 1869[3]
Phân loài
Phạm vi sống của gấu trúc lớn
Gấu trúc lớn
"Gấu trúc" trong các ký tự Trung Quốc Phồn thể (trên cùng) và Giản thể (dưới cùng)[4]
Phồn thể熊貓
Giản thể熊猫
Nghĩa đen"mèo gấu"
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể貓熊
Giản thể猫熊
Nghĩa đen"gấu mèo"

Gấu trúc lớn (Ailuropoda melanoleuca, nghĩa: "con vật chân mèo màu đen pha trắng", giản thể: 大熊猫; phồn thể: 大熊貓; bính âm: dàxióngmāo, nghĩa "mèo gấu lớn", tiếng Anh: Giant Panda),[5] cũng được gọi một cách đơn giản là gấu trúc, là một loài gấu[6] nguồn gốc tại Trung Quốc.[1] Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc.[7] Gấu trúc trong tự nhiên thỉnh thoảng ăn cỏ dại, thậm chí ăn thịt chim, gậm nhấm xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong, trứng cá, lá cây, bụi cam hoặc chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.[8][9]

Gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm TâyCam Túc.[10] Nông nghiệp, phá rừng đã đẩy gấu trúc khỏi các vùng đồng bằng chúng từng sinh sống.

Là một loài nguy cấp phụ thuộc bảo tồn.[11] Một báo cáo 2007 cho thấy 239 cá thể gấu trúc sống trong điều kiện giam cầm ở Trung Quốc và 27 nước khác trên thế giới.[12] Ước lượng số lượng hoang dã rất khác nhau; một ước tính cho thấy có khoảng 1.590 cá thể sống trong tự nhiên,[12] trong khi một nghiên cứu năm 2006 thông qua phân tích DNA ước tính rằng con số này có thể cao đến 2000 đến 3000.[13] Một số báo cáo cũng cho thấy rằng số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng.[14][15] Tuy nhiên, IUCN không tin rằng đủ chắc chắn để chuyển loài này từ nguy cấp thành dễ thương tổn.[1]

Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:10 yuan China 2019.png
Xu bạc kỷ niệm 10 Nhân dân tệ, đúc năm 2019 với mặt trước là 2 mẹ con gấu trúc

Trong tự nhiên, gấu trúc sống trên cạn và dành phân lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi tỉnh Tứ Xuyên.[16] Gấu trúc lớn thường sống đơn độc,[17] và mỗi con trưởng thành có một vùng lãnh thổ được xác định, con cái trưởng thành sẽ không tha thứ cho con cái nào dám đi vào lãnh thổ của nó. Gấu trúc giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu mùi như cào cây hoặc đánh dấu nước tiểu.[11] Chúng cũng có thể leo lên và trốn trong các hốc cây, nhưng không làm tổ lâu dài. Vì lý do này, gấu trúc không ngủ đông, tương tự như động vật có vú cận nhiệt đới khác, và thay vào đó di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.[18]

Các cuộc gặp gỡ xã hội xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn.[19] Sau khi giao phối, con đực rời đi, để con cái một mình để đẻ.[20]

Mặc dù gấu trúc được cho là ngoan ngoãn, nó được biết tới từng tấn công con người, có thể do bị chọc tức chứ không phải do thích gây sự.[21][22][23]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Không có giải thích kết luận về nguồn gốc của từ "panda" được tìm thấy. Từ gần nhất là ponya' trong tiếng Nepal. Tới năm 1901, khi gấu trúc lớn được xác định một cách sai lầm có liên quan tới gấu trúc đỏ, gấu trúc lớn cũng được biết tới như "gấu đốm" (Ailuropus melanoleucus) hay "gấu đa sắc". Theo hầu hết bách khoa, tên "gấu trúc" hay "gấu trúc thông thường" đến từ loài gấu trúc đỏ.

Theo các nhà sưu tập Trung Quốc, gấu trúc lớn có 20 tên gọi trong tiếng Trung Quốc, như huāxióng (花熊, Hán-Việt: hoa hùng, "gấu đốm") và zhúxióng (竹熊, Hán-Việt: trúc hùng, "gấu trúc"). Tên phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay là dàxióngmāo (大熊猫, Hán-Việt: đại hùng miêu, "mèo gấu lớn"), hay chỉ đơn giản là xióngmāo (熊貓, Hán-Việt: hùng miêu, "mèo gấu").

Đài Loan, tên phổ biến của gấu trúc là māoxióng (貓熊, Hán-Việt: miêu hùng, "gấu mèo"), mặc dù nhiều từ điển ở Đài Loan vẫn dùng "mèo gấu" như tên đúng.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc lớn có nhiều tranh luận vì có có những đặc điểm của cả gấugấu mèo.[24] Tuy nhiên, nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc lớn là một loài gấu thật sự và là thành viên của họ Ursidae,[6][25] mặc dù có tách biệt từ sớm với các loài gấu khác. Họ hàng gần nhất của gấu trúc là gấu mặt ngắn AndesNam Mỹ.[26] Gấu trúc lớn được xem là hóa thạch sống.[27]

Mặc dù có cùng tên, cùng môi trường sống và chế độ ăn, cũng như ngón cái giả (để giúp chúng nắm chặt các thanh tre, trúc chúng ăn), gấu trúc lớn và gấu trúc đỏ chỉ có liên quan xa. Nghiên cứu phân tử cho thấy gấu trúc đỏ thuộc về họ Ailuridae, chứ không phải Ursidae.

Hoa Mai, một con gấu trúc sinh ra ở vườn thú San Diego năm 1999

Phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận trên cơ sở giải phẫu hộp sọ, mẫu màu lông và gen của quần thể (Wan và ctv., 2005).

  • Ailuropoda melanoleuca melanoleuca bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
  • Ailuropoda melanoleuca qinlingensis[28] chỉ phân bổ trong dãy núi Tần LĩnhThiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 m. Màu lông đen-trắng thông thường của gấu trúc Tứ Xuyên được thay thế bởi mẫu màu nâu sẫm-nâu nhạt. Hộp sọ của A. m. qinlingensis nhỏ hơn của họ hàng kia của chúng và chúng có răng hàm lớn hơn.

Ngoại giao gấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Swaisgood, R.; Wang, D.; Wei, F. (2016). Ailuropoda melanoleuca (errata version published in 2017)”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T712A121745669.
  2. ^ “Species Profile”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ David, Armand (1869). “Voyage en Chine”. Bulletin des Nouvelles Archives du Muséum. 5: 13. Ursus melanoleucus
  4. ^ Like the English "giant", the term ("large") is technically prefixed to the name "panda" in Chinese, but is not generally in everyday use.
  5. ^ Scheff, Duncan (2002). Giant Pandas. Animals of the rain forest . Heinemann-Raintree Library. tr. 7. ISBN 0-7398-5529-8.
  6. ^ a b Lindburg, Donald G.; Baragona, Karen (2004). Giant Pandas: Biology and Conservation. University of California Press. ISBN 0-520-23867-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Quote: "Bamboo forms 99 percent of a panda's diet", "more than 99 percent of their diet is bamboo": p. 63 of Lumpkin & Seidensticker 2007 (as seen in the 2002 edition).
  8. ^ “Giant Panda”. Discovery Communications, LLC. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
  9. ^ “Giant Pandas”. National Zoological Park. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ Scheff, Duncan (2002). Giant Pandas. Animals of the rain forest . Heinemann-Raintree Library. tr. 8. ISBN 0-7398-5529-8.
  11. ^ a b “Global Species Programme – Giant panda”. World Wildlife Fund. ngày 14 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ a b “Number of pandas successfully bred in China down from last year”. Xinhua. ngày 8 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  13. ^ Briggs, Helen (ngày 20 tháng 6 năm 2006). “Hope for future of giant panda”. BBC News. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2007.
  14. ^ “Giant panda gives birth to giant cub”. Today.reuters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009.
  15. ^ Warren, Lynne (tháng 7 năm 2006). “Pandas, Inc”. National Geographic. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2008.
  16. ^ “Panda behavior & habitat”. World Wildlife Federation China. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  17. ^ “Giant Panda Facts”. nationalzoo.si.edu. National Zoological Park. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ Paul Massicot (ngày 13 tháng 2 năm 2007). “Animal Info – Giant Panda”. Animal Info. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  19. ^ “Giant Panda”. National Zoological Park. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ Dudley, Karen (1997). Giant Pandas. Untamed world . Weigl Educational Publishers. tr. 23. ISBN 0-919879-87-X.
  21. ^ “Teenager hospitalized after panda attack in Chinese zoo”. Fox News/Associated Press. ngày 23 tháng 10 năm 2007.
  22. ^ “Panda attacks man in Chinese zoo”. BBC News. ngày 22 tháng 11 năm 2008.
  23. ^ “Giant panda in China bites third victim”. CNN News. ngày 10 tháng 1 năm 2009.
  24. ^ “Giant Panda”. Encyclopædia Britannica Online. 2010. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  25. ^ O'Brien, Nash, Wildt, Bush & Benveniste, A molecular solution to the riddle of the giant panda's phylogeny, Nature Page 317, and pages 140 – 144 (ngày 12 tháng 9 năm 1985)
  26. ^ Wildt, David E. (2006). David E. Wildt (biên tập). Giant pandas: biology, veterinary medicine and management. Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 0-521-83295-0.
  27. ^ “Behind the News – Panda Granny”. Australian Broadcasting Corporation. ngày 12 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  28. ^ Hammond, Paula (2010). The Atlas of Endangered Animals: Wildlife Under Threat Around the World. Marshall Cavendish. tr. 58. ISBN 0-7614-7872-8.
  • Wan Q.-H., H. Wu và S.-G. Fang. 2005. A new subspecies of giant panda (Ailuropoda melanoleuca) from Shaanxi, China. Journal of Mammalogy, 86:397-402.

Các vườn bách thú[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u_tr%C3%BAc_l%E1%BB%9Bn