Wiki - KEONHACAI COPA

Francisco de Pina

Francisco de Pina
Francisco de Pina bên trái và Alexandre de Rhodes bên phải.
Sinh1585
Guarda, Bồ Đào Nha
Mất15 tháng 12 năm 1625
Đà Nẵng, Việt Nam
Quốc tịch Bồ Đào Nha
Học vịDòng Tên
Trường lớpĐại học Thánh Phaolô
Nghề nghiệpNhà Truyền Giáo
Tôn giáoCông giáo Roma

Francisco de Pina (1585–1625) là một giáo sĩ Công giáo người Bồ Đào Nha thuộc Dòng Tên. Đến Việt Nam năm 1617, ông là người có công trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sĩ Francisco de Pina sinh tại Guarda, Bồ Đào Nha, ông vào tu Dòng Tên năm 1605.[1] Ông xuất dương và sang đến Đàng Trong năm 1617 qua ngả Macao để hiệp sức với giáo sĩ người ÝCristoforo BorriFrancesco Buzomi. Trong thời gian 1611-17 ông theo học ở Đại học Thánh Phaolô, Ma Cao. Cũng tại đây ông tiếp xúc với giáo sĩ João Rodrigues, nhà ngữ học tiếng Nhật tiên phong, soạn cuốn văn phạm tiếng Nhật chuyển tự sang chữ cái Latinh dựa vào cách phát âm tiếng Bồ, nay gọi là Romaji. Cuốn văn phạm này in khoảng năm 1604-8. Francisco de Pina được cho là đã theo phép chuyển tự này để ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong.[2] Ông cũng là người Châu Âu đầu tiên biết nói tiếng Việt và thông thảo một ngôn ngữ này.

Hoạt động tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sang đến Đàng Trong năm 1617 và là nhà truyền đạo Công giáo đầu tiên nói thông thạo tiếng Việt để giảng đạo trực tiếp bằng ngôn ngữ này.[3] Ông hằng chỉ trích các giáo sĩ đương thời đã không nắm vững được ngôn ngữ địa phương để đạt được mục tiêu rao giảng Phúc Âm.[4][5] Pina khởi đầu phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng ký tự Latinh mà nay gọi là chữ Quốc ngữ, ông cũng giúp dạy Alexandre de Rhodes học tiếng Việt. Roland Jacques cho rằng Pina đã viết một cuốn văn phạm mà dựa vào đó Honufer Bürgin (Onuphre Borgès) biên soạn thành Manuductio ad Linguam Tunkinensem (Nhập môn tiếng Đàng Ngoài).[1][6] Tuy nhiên, Phạm Thị Kiều Ly cho rằng Pina chưa hoàn thành cuốn văn phạm, và soạn giả của cuốn ManuductioPhilippus Sibin.[7]

Địa bàn mục vụ của giáo sĩ Pina trải dài từ Hội An (Faifo) vào đến Quy Nhơn (Pulucambi). Ông chết đuối ở Vũng Đà Nẵng ngày 15 tháng 12 năm 1625 khi đang cố cứu khách trên một con thuyền bị đắm.[8] Nhà thờ Phước Kiều tại địa bàn dinh trấn Thanh Chiêm xưa, nay là xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam, có ngôi mộ tương truyền là của giáo sĩ Pina.[9] Tuy nhiên điều này có vẻ không đúng bởi vì các ghi chép đương thời cho biết thi hài ông được tẩm liệm và an táng tại Hội An.[10]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Francisco de Pina 17th-century Portuguese missionary. Created by AI technology

Francisco de Pina không có chân dung chính thức nên thường bị nhầm lẫn chân dung nhân vật khác. Cũng tương tự như Alexandre de Rhodes (Và cũng như nhà truyền giáo phương Tây khác) là một người truyền giáo, khắc khổ từ Âu sang Á đầy hành trình gian nan, nên chân dung Francisco de Pina có một thân hình gầy gò cũng như khuôn mặt, chứ ông không phải là thẩm phán, quan viên ăn nó mặc sướng, mà có khuôn mặt mập mờ khi phắc hoạ chân dung trước đó.[11]

Tháng 7/2018, từ Lisbon một đồng hương của nhà truyền giáo Francisco de Pina bày tỏ rằng: một số trang mạng của người Việt đã dùng ảnh của người khác để làm ảnh của Francisco de Pina khi viết về ông và chữ Quốc ngữ. Như là Pina Manique, Francois Pallu... Ông cho biết cũng như phần lớn các giáo sĩ thế kỷ 16, 17 (trừ Alexandre de Rhodes) Francisco de Pina không hề để lại tấm ảnh nào cả (F. Pina mất khi mới 40 tuổi).[12]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Zwartjes trang 291-2
  2. ^ Jacques, Roland. tr 61-64.
  3. ^ Đỗ Quang Chính. tr 22
  4. ^ Dror, Olga ed. Views of Seventeenth-century Vietnam, Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin. Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 2006
  5. ^ Dror trang 36
  6. ^ Zwartjes, Otto. Portugese Misionary Grammars in Asia, Africa and Brazil, 1550-1800. Amsterdam: John Benjamins Publishing Co, 2011
  7. ^ Pham, Ly Thi Kieu (Spring 2019). “The True Editor of the Manuductio ad linguam Tunkinensem (Seventeenth- to Eighteenth-Century Vietnamese Grammar)”. Journal of Vietnamese Studies. 14 (2): 68–92. doi:10.1525/vs.2019.14.2.68.
  8. ^ Jacques, Roland. tr 27
  9. ^ "Ông tổ Quốc ngữ" Francisco de Pina: Người bắc cầu văn hóa Âu - Việt”. RFI tiếng Việt. ngày 22 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ Nguyễn Thanh Quang & Võ Đình Đệ (ngày 14 tháng 7 năm 2019). “Những ngộ nhận về Francisco de Pina”. Báo Bình Định.
  11. ^ Brockey, Liam Largos caminhos e vastos mares Jesuit Missionaries and the journey to China in the sixteenth and seventeenth centuries Bulletin of Portuguese - Japanese Studies, núm. 1, december, 2000, pp. 45 - 72 Universidade Nova de Lisboa, Portugal, trang 48.
  12. ^ “TRÁNH LẤY ẢNH NGƯỜI NÀY GÁN CHO NGƯỜI KHÁC”. VietvaFin. 25 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đỗ Quang Chính. Lịch sử chữ Quốc ngữ. Sài Gòn: Ra Khơi, 1972.
  • Dror, Olga ed. Views of Seventeenth-century Vietnam, Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin. Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program, 2006.
  • Jacques, Roland. Portugese Pioneers of Vietnamese Linguistics. Bangkok: Orchid Press, 2002.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Francisco_de_Pina