Wiki - KEONHACAI COPA

Ferdinand Schörner

Ferdinand Schörner
Tổng tư lệnh Lục quân Đức
Nhiệm kỳ
30 tháng 4 năm 1945 – 8 tháng 5 năm 1945
Tiền nhiệmAdolf Hitler
Kế nhiệmChức vụ bị bãi bỏ
Thông tin cá nhân
Sinh(1892-06-12)12 tháng 6 năm 1892
München, Đế quốc Đức
Mất2 tháng 7 năm 1973(1973-07-02) (81 tuổi)
München, Tây Đức
Đảng chính trịĐảng Quốc Xã
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Biệt danhBlutiger Ferdinand (Ferdinand Khát máu)[1]
Ungeheuer in Uniform (Ác quỷ trong quân phục)[2]
Thuộc Đế quốc Đức
 Cộng hòa Weimar
 Đức Quốc Xã
Phục vụ Lục quân Đế quốc Đức
 Reichsheer
 Lục quân Đức Quốc xã
Cấp bậc Generalfeldmarschall
Chỉ huyCụm tập đoàn quân Nam
Cụm tập đoàn quân Bắc
Cụm tập đoàn quân Trung tâm
Tham chiến
Tặng thưởngPour le Mérite
Chữ thập Hiệp sĩ với Nhành sồi, Thanh kiếm và Kim cương

Ferdinand Schörner (12 tháng 6 năm 1892 – 2 tháng 7 năm 1973) là một sĩ quan cấp cao người Đức đồng thời một trong những người cuối cùng thụ phong quân hàm Thống chế của Wehrmacht trong Thế chiến II. Ông từng chỉ huy nhiều cụm tập đoàn quân khác nhau trên Mặt trận phía Đông và là Tổng tư lệnh cuối cùng của Lục quân Đức Quốc xã.

Trong văn học lịch sử, Schörner thưởng được mô tả là một người gìn giữ kỉ luật, mù quáng tuân theo các mệnh lệnh phòng thủ từ Hitler sau khi quân đội Đức đánh mất thế chủ động vào năm 1942/43. Nghiên cứu gần đây của sử gia người Mỹ Howard Davis Grier và người Đức Karl-Heinz Frieser cho thấy Schörner là một một chỉ huy tài ba với khả năng tổ chức "đáng kinh ngạc". Ông khắt khe với cả cấp trên lẫn cấp dưới, tự ý vạch kế hoạch tác chiến trái mệnh lệnh Hitler lúc cần thiết, chẳng hạn như việc di tản khỏi bán đảo Sõrve.[3]

Schörner là một con người trung thành với chủ nghĩa quốc xã và nổi tiếng tàn bạo. Cuối Thế chiến II, Schörner trở thành viên chỉ huy mà Hitler mến chuộng nhất. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông bị tòa án Liên Xô, Tây Đức kết tội tội ác chiến tranh, và phải ngồi tù tại cả Liên Xô, Đông Đức lẫn Tây Đức. Là thống chế Đức cuối cùng còn sống tới thời điểm qua đời năm 1973, Schörner được nhiều sử gia xem là lý do tại sao quân đội Đức loại bỏ hoàn toàn quân hàm thống chế.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Viện lịch sử Đức Luân Đôn, tr. 63
  2. ^ Manig 2005
  3. ^ Frieser 2007, tr. 662.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Frieser, Karl-Heinz; Schmider, Klaus; Schönherr, Klaus; Schreiber, Gerhard; Ungváry, Kristián; Wegner, Bernd (2007). Die Ostfront 1943/44 – Der Krieg im Osten und an den Nebenfronten [Mặt trận phía Đông 1943–1944: Cuộc chiến ở phía Đông và những mặt trận xung quanh]. Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg [Nước Đức và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai] (bằng tiếng Đức). VIII. München: Deutsche Verlags-Anstalt. ISBN 978-3-421-06235-2.
  • Manig, Bert-Oliver (ngày 8 tháng 9 năm 2005). “Der Bluthund ist zurück” [Con chó săn đã quay lại] (bằng tiếng Đức). Zeit Online. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.
  • Viện lịch sử Đức Luân Đôn, Soldiers into Citizens: Wehrmacht Officers in the Federal Republic of Germany (1945–1960) (PDF), Luân Đôn, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2006

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_Sch%C3%B6rner