Wiki - KEONHACAI COPA

Fawzia Fuad của Ai Cập

Fawzia Fuad
Vương hậu Iran
Vương hậu Iran
Tại vị5 tháng 11 năm 192117 tháng 11 năm 1948
Tiền nhiệmMelek Tourhan
Kế nhiệmFarida của Ai Cập
Thông tin chung
Sinh5 tháng 11 năm 1921
Alexandria, Ai Cập
Mất2 tháng 7 năm 2013 (92 tuổi)
Alexandria, Ai Cập
Phu quânMohammad Reza Pahlavi
Ismail Chirine
Hậu duệShahnaz Pahlavi
Nadia Chirine
Hussein Chirine
Tên riêng
Fawzia Fuad
Hoàng tộcNhà Muhammad Ali
Thân phụFuad I
Thân mẫuNazli Sabri

Fawzia Fuad (tiếng Ả Rập: الأميرة فوزية فؤاد; tiếng Ba Tư: شاهدخت فوزیه فؤاد; 5 tháng 11 năm 1921 – 2 tháng 7 năm 2013), còn được biết đến với cái tên là Muluk Fawzia của Iran, là một Vương nữ người Ai Cập, và là người vợ đầu tiên của Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi. Bà có xuất thân cao quý từ nhà Muhammad Ali[1]. Bà cũng được biết với cái tên là Fawzia Chirine, sau khi tái giá với Đại tá Ismail Chirine. Sau Cách mạng Ai Cập năm 1952, phong hiệu vương thất của bà không được chính phủ Ai Cập công nhận.

Thuở thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Vương hậu Fawzia Fuad

Vương nữ Fawzia được sinh ra tại Cung điện Ras el-Tin, Alexandria, Ai Cập vào ngày 5 tháng 11 năm 1921[2]. Bà là trưởng nữ của Quốc vương Fuad I với người vợ thứ hai, Vương hậu Nazli Sabri. Fawzia là em ruột của Quốc vương Farouk. Ngoài ra, bà còn 3 người em gái ruột, lần lượt là Faiza, Faika, Fathia của Ai Cập.

Fawzia được giáo dục ở Thụy Sĩ[2]. Ngoài tiếng Ả Rập bản địa, bà còn thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp[3]. Nét đẹp sắc sảo của Fawzia thường được so sánh với các ngôi sao điện ảnh lúc bấy giờ là Hedy LamarrVivien Leigh[4].

Vương hậu Iran[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc hôn nhân của Vương nữ Fawzia với Thái tử Mohammad Reza Pahlavi đã được lên kế hoạch bởi Quốc vương Iran Reza Shah, cha của thái tử[5][6]. Theo báo cáo của CIA được giải mật vào tháng 5 năm 1972, thì đây là một động thái chính trị[7].

Người Ai Cập không mấy ấn tượng với những món quà mà vua Reza gửi đến Farouk để thuyết phục nhà vua của họ gả em gái mình cho thái tử Iran. Và khi một phái đoàn Iran đến Cairo để sắp xếp cuộc hôn nhân, người Ai Cập đã dẫn người Iran đi tham quan các cung điện do vua Isma'il Pasha, ông nội của vua Farouk và Vương nữ Fawzia, để họ thấy sự lộng lẫy của hoàng gia Ai Cập. Vua Farouk không thực sự quan tâm đến việc gả em gái cho thái tử của Iran, nhưng Aly Maher Pasha, vị cố vấn chính trị được nhà vua quý mến, đã thuyết phục ngài rằng một cuộc liên minh hôn nhân với Iran sẽ nâng cao uy thế của Ai Cập trong thế giới Hồi giáo và hợp sức chống lại Anh[8]. Đồng thời, Maher Pasha đang lên kế hoạch gả chồng cho các nàng công nương còn lại với các thân vương ở Trung Đông[8]. Để chuẩn bị cho cuộc sống ở Iran, Fawzia được mời đến một gia sư dạy tiếng Ba Tư cho bà[9].

Vương hậu Fawzia cùng với vua Mohammad Reza Pahlavi và con gái của họ, công nương Shahnaz Pahlavi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Tale of 1001 Royal Egyptian Nights, Princess Fawzia of Egypt once Queen of Iran". Travel in style
  2. ^ a b "Princess Fawzia Fuad of Egypt". The Telegraph (5 tháng 7 năm 2013)
  3. ^ "Colorful Fetes Mark Royal Wedding that will Link Egypt and Persian". The Meriden Daily Journal (13 tháng 3 năm 1939)
  4. ^ Hansen, Suzy (21 tháng 12 năm 2013). "Queen Fawzia". The New York Times Magazine. New York: Arthur Ochs Sulzberger Jr
  5. ^ Camron Michael Amin (1 tháng 12 năm 2002). The Making of the Modern Iranian Woman: Gender, State Policy, and Popular Culture, 1865-1946. University Press of Florida. tr.137 ISBN 978-0-8130-3126-2
  6. ^ "The Pahlavi Dynasty". Royal Ark
  7. ^ "Centers of Power in Iran" (PDF). CIA (tháng 5 năm 1972)
  8. ^ a b Stadiem, William Too Rich, New York: Harper Collins, 1991, tr.170-171.
  9. ^ Miliani, Abbas The Shah, London: Macmillan 2011, tr. 63
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Fawzia_Fuad_c%E1%BB%A7a_Ai_C%E1%BA%ADp