Wiki - KEONHACAI COPA

Dubrovnik

Dubrovnik
Trên cùng: phố cổ Dubrovnik, hàng hai bên trái: Cung điện Sponza, hàng hai bên phải: Cung điện Rector, hàng ba bên trái: tường thành, hàng ba bên phải: Nhà thờ lớn Dubrovnik, dưới cùng: Stradun, đường chính của thành phố
Trên cùng: phố cổ Dubrovnik, hàng hai bên trái: Cung điện Sponza, hàng hai bên phải: Cung điện Rector, hàng ba bên trái: tường thành, hàng ba bên phải: Nhà thờ lớn Dubrovnik, dưới cùng: Stradun, đường chính của thành phố
Hiệu kỳ của Dubrovnik
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Dubrovnik
Huy hiệu
Tên hiệu: Viên ngọc Adriatic, Thesaurum mundi
Dubrovnik trên bản đồ Croatia
Dubrovnik
Dubrovnik
Vị trí của Dubrovnik trong Croatia
Tọa độ: 42°38′25″B 18°06′30″Đ / 42,64028°B 18,10833°Đ / 42.64028; 18.10833
Quốc giaCroatia
HạtHạt Dubrovnik-Neretva
Chính quyền
 • Thị trưởngAndro Vlahušić (CPP)
Diện tích
 • Tổng cộng21,35 km2 (824 mi2)
Dân số (2001)
 • Tổng cộng43,770
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã bưu chính20000
Mã điện thoại020
Thành phố kết nghĩaRavenna, Bad Homburg vor der Höhe, Vukovar, Graz, Helsingborg, Ragusa, Ý, Sarajevo, Boller, Rueil-Malmaison, Hakkâri, Trani, Venezia, Cerro de Pasco, Punta del Este, Uruguay, Monterey, Hải Khẩu sửa dữ liệu
Biển số xeDU
Stradun, đường chính của Dubrovnik
Phố cổ nhìn từ trên cao
Lâu đài Rector
Tháp Minčeta
Cảnh phố cổ

Dubrovnik (tiếng Croatia: [dǔbroːʋniːk] ;[1] tên cũ tiếng Latinh: Ragusa) là một thành phố của Croatia nằm trên bờ Biển Adriatic thuộc vùng Dalmatia. Thành phố là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi bật nhất tại Địa Trung Hải, cảng biển và trung tâm của hạt Dubrovnik-Neretva. Dân số tổng cộng của thành phố là 42.615 (thống kê dân số năm 2011). Năm 1979, phố cổ Dubrovnik có mặt trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Sự thịnh vượng của thành phố trong lịch sử dựa trên thương mại hàng hải; là thủ đô của Cộng hòa hàng hải Ragusa, nó đạt tới độ phát triển cao, đặc biệt trong thế kỷ 15 và 16, khi nó trở nên nổi tiếng với sự giàu có và ngoại giao khéo léo.

Năm 1991, sau sự tan rã của Nam Tư, Dubrovnik bị vây hãm bởi quân lính SerbiaMontenegro của Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) trong bảy tháng và bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc pháo kích.[2][3][4][5][6][7][8][9][10] Sau công việc sửa chữa và phục hồi trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, Dubrovnik nổi bật trở lại là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu ở Địa Trung Hải.[11][12][13][14]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tên DubrovnikRagusa đồng tồn tại trong hàng thế kỷ. Ragusa, được ghi chép trong nhiều dạng ít nhất kể từ thế kỷ thứ 10, vc là tên chính thức của Cộng hòa Ragusa cho tới năm 1808, và là tên của thành phố trong Vương quốc Dalmatia cho tới năm 1918, trong khi Dubrovnik, được ghi chép lần đầu vào thế kỷ 12, được sử dụng rộng rãi từ cuối thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17.[15]

Tên Dubrovnik của thành phố được ghi chép lần đầu trong Hiến chương Ban Kulin (1189).[16] Nó được giải thích nhiều nhất là "dubron", một từ trong ngữ tộc Celt cho nước (tiếng Gaul dubron, tiếng Ireland dobar, tiếng Wales dubr/dwfr, tiếng Cornwall dofer), gần giống các tên địa danh Douvres, Dover, và Tauber.[17]

Tên cũ Ragusa được ghi chép trong dạng tiếng Hy Lạp Ῥαούσιν (Rhaousin, La tinh hóa Ragusium) trong thế kỷ thứ 10. Nó được ghi chép trong nhiều dạng khác nhau trong thời trung cổ, Rausia, Lavusa, Labusa, Raugia, Rachusa. Đã có nhiều cố gắng trong việc tìm nguồn gốc tên gọi này. Những gợi ý bao gồm bắt gồm từ tiếng Hy Lạp ῥάξ, ῥαγός "nho"; ῥώξ, ῥωγός "lối đi hẹp"; ῥωγάς "gồ ghề (đá)", ῥαγή (ῥαγάς) "khe nứt"; từ tên của bộ lạc Epirote Rhogoi, từ một chất nền không xác định tiếng Illyria. Có ý kiến cho rằng nó có liên quan đến Ragusa, Ý. Putanec (1993) đưa ra một đánh giá về nguồn gốc tên gọi, và ủng hộ giải thíhc về tên tiền-Hy Lạp ("tiếng Pelasgia"), từ gốc tiếng Hy Lạp ῥαγή "khe nứt", với hậu tố -ussa cũng được tìm thấy trong tên tiếng Hy Lạp của Brač, Elaphousa.[18]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo De Administrando Imperio (k. 950) của Konstantinos VII, Ragusa được thành lập vào thế kỷ thứ 7, được đặt tên theo "hòn đảo nhiều đá" Lausa, bởi người tị nạn đến từ Epidaurum (Ragusa Vecchia), một thành phố Hy Lạp nằm ở khoảng 15 km về phía nam, khi thành phố đó bị phá hủy trong cuộc tấn công của người Slav.[19]

Những khai quật năm 2007 cho thấy một vương cung thánh đường Đông La Mã từ thế kỷ thứ 8 và những phần của tường thành thành phố. Kích thước của vương cung thánh đường cổ cho thấy có một khu dân cư khá lớn vào thời gian đó. Cũng có bằng chứng về sự tồn tại của một khu dân cư thời kỳ tiền Công giáo.[20]

Antun Ničetić, trong cuồn sách Povijest dubrovačke luke ("Lịch sử cảng Dubrovnik") của ông năm 1996, giải thích lý thuyết rằng Dubrovnik được thành lập bởi thủy thủ người Hy Lạp, là một trạm giữa hai khu dân cư của Hy Lạp là BudvaKorčula, cách nhau 95 hải lý (176 km; 109 mi).

Cộng hòa Ragusa[sửa | sửa mã nguồn]

Pháo đài trung cổ, Lovrijenac & Bokar, Dubrovnik
Dubrovnik trước trận động đất năm 1667

Sau sự sụp đổ của Vương quốc Ostrogothic, thị trấn này thuộc sự bảo hộ của Đế quốc Đông La Mã. Người dân Dubrovnik trong những thế kỷ trung cổ đó là người La Mã.[21] Sau Thập tự chinh, Dubrovnik thuộc chủ quyền của Venice (1205–1358). Sau trận hỏa hoạn phá hủy gần như toàn bộ thành phố vào tối ngày 16 tháng 8 năm 1296, một quy hoạch mới được phát triển.[22][23][24] Theo Hòa ước Zadar năm 1358, Dubrovnik nhận được trạng thái độc lập là nước chư hầu của Vương quốc Hungary.

Giữa thế kỷ 14 và năm 1808, Dubrovnik tự cai quản nó với tư cách là một nước tự do, mặc dù nó là nước chư hầu từ năm 1382 đến năm 1804 của Đế quốc Ottoman và phải cống nạp hàng năm cho hoàng đế.[25] Nước cộng hòa này đạt đến thời kỳ vàng son trong thế kỷ 15 và 16, khi nhà nước này có thể cạnh tranh với nước cộng hòa Venice và các nước cộng hòa hàng hải Ý khác.

Trong hàng thế kỷ, Dubrovnik là đồng minh của Ancona, một đối thủ cộng hòa hàng hải khác ở vùng Adriatic là đối thủ của Venice, là đối thủ chính của Đế quốc Ottoman trong việc quản lý vùng Adriatic. Liên minh này cho phép hai thị trấn nằm trên hai bờ cạnh đối diện của biển Adriatic chống lại những nỗ lực của người Venice làm cho Adriatic trở thành một "Vịnh Venice", cũng kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tất cả các cảng Adriatic. Ancona và Dubrovnik đã phát triển một tuyến thương mại thay thế cho Venice (Venice - Áo - Đức: bắt đầu từ Dubrovnik, đi đến Ancona, qua Florence và kết thúc tại Flanders như có thể thấy trên bản đồ này.

Cộng hòa Ragusa nhận được đạo luật riêng của nó từ năm 1272, những đạo luật này có điều lệ thực thi phong tục La Mã. Đạo luật này bao gồm các quy định về quy hoạch thị trấn và quy định kiểm dịch (vì lý do vệ sinh).[26]

Nước cộng hòa này là một nước thực thi sớm những gì hiện nay được coi là luật và thể chế hiện đại: một dịch vụ y đế được đưa ra năm 1301, với hiệu thuốc đầu tiên được mở cửa năm 1317, vẫn vận hành cho tới ngày nay. Một nhà tế bần được mở cửa năm 1347, và bệnh viện kiểm kịch đầu tiên (Lazarete) được thành lập năm 1377. Trao đổi nô lệ bị bãi bỏ năm 1418, và trại trẻ mồ côi mở cửa năm 1432. một hệ thống cung cấp nước dài 20 km (12 mi), thay cho một bể chứa, được xây dựng năm 1438 bởi kiến trúc sư và kỹ sư người Napoli Onofrio della Cava. Ông hoàn thành cống dẫn nước với hai đài phun nước công cộng. Ông cũng xây dựng một số cối xay dọc theo một trong các chi nhánh của nó.

Thành phố này bị cai trị bởi tầng lớp quý tộc Latinh-Dalmatia và hình thành hai hội đồng thành phố. Như thường lệ trong thời gian đó, họ đã duy trì một hệ thống giai cấp nghiêm ngặt. Nước cộng hòa này đã bãi bỏ trao đổi nô lệ sớm từ thế kỷ 15 và coi trọng sự tự do. Thành phố đã cân bằng thành công chủ quyền của nó giữa lợi ích của Venice và Đế quốc Ottoman trong nhiều thế kỷ.

Các ngôn ngữ được nói bởi người dân ở đây là tiếng Dalmatia La Mã và tiếng Croatia. Tiếng Croatia dần dần thay thế tiếng Dalmatia từng tí một kể từ thế kỷ thứ 11 bởi người dân định cư tại đây. Tiếng Ýtiếng Veneto trở thành những ngôn ngữ quan trọng trong văn hóa và thương mại tại Dubrovnik. Cùng lúc đó, Dubrovnik trở thành cái nôi của văn học Croatia.

Vòi phun nước lớn Onofrio (1438)

Nền kinh tế giàu có của nước cộng hòa này một phần là kết quả của phát triển đất đai, nhưng đặc biệt là do giao thương hàng hải. Với sự ngoại giao giỏi, các thương gia Dubrovnik đã đi lại tự do trên biển, thành phố có một đội tàu chở hàng lớn (argosy) di chuyển khắp thế giới. Từ những chuyến đi này, họ đã thành lập một số khu định cư, từ Ấn Độ đến Mỹ, và mang một phần văn hóa và thực vật của quê hương với họ. Một trong những chìa khóa thành công của nó không phải là chinh phục, mà là giao dịch và đi thuyền dưới cờ trắng với từ tiếng Latinh: Libertas (tự do) nổi bật trên đó. Lá cờ được thông qua khi giao dịch nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1418.

Nhiều Conversos, người Do thái từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bị hấp dẫn tới thành phố này. Tháng 5 năm 1544, một con tàu cập bến tại đây chứa đầy người tị nạn Bồ Đào Nha. Năm 1571 Dubrovnik bán quyền bảo hộ một số khu định cư Công giáo tại một số phần của Đế quốc Ottoman cho Pháp và Venice. Trong thời gian này cũng có một thuộc địa của Dubrovnik tại Fes tại Maroc. Giám mục của Dubrovnik là người bảo hô tôn giáo năm 1571. Trong thời gian này that chỉ có 16 quốc gia khác có người bảo hộ tôn giáo; bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Áo, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Anh, Scotland, Ireland, Napoli, Sicily, Sardinia, Savoy, Lucca, Hy Lạp, Illyria, Armenia và Liban.

Lãnh thổ của quốc gia này năm 1808

Nước cộng hòa này dần dần suy thoái do sự kết hợp của khủng hoảng hàng hải Địa Trung Hảitrận động đất khủng khiếp năm 1667[27] khiến hơn 5.000 người chết và di chuyển hầu hết những tòa nhà công cộng, và do đó làm ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng cuộc sống của nước này. Năm 1699, nước cộng hòa này bị bắc buộc bán hai vùng lãnh thổ đất liền của nó cho người Ottoman để tránh chiến tranh với quân Venice đang phát triển. Ngày nay phần đất này thuộc về Bosna và Hercegovina và là nơi duy nhất để tiếp cận biển Adriatic của quốc gia này. Một sự nổi bật của ngoại giao của Dubrovnik là sự liên quan vào Cách mạng Mỹ.[28]

Năm 1806, thành phố này đầu hàng quân Napoleon,[29] vì đó là cách duy nhất để chấm dứt cuộc bao vây kéo dài một tháng bởi các hạm đội Nga-Montenegro (trong đó 3.000 khẩu pháo đã được ném vào thành phố). Ban đầu, Napoleon chỉ yêu cầu cho phép quân đội của mình được đi lại tự do, hứa hẹn sẽ không chiếm lãnh thổ và nhấn mạnh rằng người Pháp là bạn của Dubrovnik. Tuy nhiên, sau đó, quân đội Pháp đã chặn đứng các bến cảng, buộc chính phủ phải nhượng bộ và để quân đội Pháp vào thành phố. Vào hôm đó, tất cả cờ và phù hiệu trên tường thành của thành phố được sơn màu đen để thể hiện sự đau buồn. Năm 1808, Nguyên soái Auguste de Marmont đã bãi bỏ nước cộng hòa và ban đầu sáp nhập nó vào Vương quốc Ý của Napoleon và sau đó là các tỉnh Illyria dưới sự cai trị của Pháp. Điều này kéo dài cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1814 khi thành phố đầu hàng quân đội Anh và Áo do thuyền trưởng William Hoste dẫn đầu bao vây, những người đã bao vây pháo đài bao vây pháo đài.

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ chính thức cho tới năm 1472 là tiếng Latinh. Sau đó, Thượng nghị viện của nước này quyết định ngôn ngữ chính thức là phương ngữ Dubrovnik của tiếng Dalmatia La Mã, và ngăn cấm việc sử dụng tiếng Croatia trong tranh luận thượng nghị viện. Gospari (tầng lớp quý tộc) giữ được ngôn ngữ của họ hàng thế kỷ, nhưng dần dần biến mất.

Tiếng Ý được sử dụng tại nước này bị ảnh hưởng lớn bởi Tiếng Venetophương ngữ Toscana. Tiếng Ý bắt nguồn từ các tầng lớp thương gia nói tiếng Dalmatia, là kết quả của sự ảnh hưởng từ Veneto.[30]

1918–1991[sửa | sửa mã nguồn]

Với sự sụp đổ của Đế quốc Áo-Hung năm 1918, thành phố được sáp nhập vào Vương quốc mới của người Serbia, Croatia, và Slovenia (sau này là Vương quốc Nam Tư). Dubrovnik trở thành một trong 33 vùng của vương quốc này. Năm 1929 Yugoslavia được chia thành 9 Banovina, thành phố này trở thành một phần của Banovina Zeta. Năm 1939 Dubrovnik trở thành một phần của Banovina Croatia.

Trong Thế chiến thứ II, Dubrovnik trở thành một phần của Nhà nước Độc lập Croatia là chính phủ bù nhìn của Quốc xã, ban đầu bị chiếm bởi quân đội Ý, và bởi quân đội Đức sau ngày 8 tháng 9 năm 1943. Vào tháng 10 năm 1944 Quân đội viên đội biệt động Nam Tư chiếm Dubrovnik, bắt trở hơn 300 công dân và hành hình 53 người không qua xét xử; sự kiện này được biết đến theo tên gọi của hòn đảo nhỏ nơi nó xảy ra Daksa Massacre.[31][32] Lãnh đạo cộng sản trong vài năm sau đó tiếp tục các cuộc truy tố chính trị, lên tới đỉnh điểm vào ngày 12 tháng 4 năm 1947 với việc bắt giữ và giam cầm hơn 90 công dân Dubrovnik.[33]

Dưới thời cộng sản Dubrovnik đã trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa CroatiaCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Năm 1979, thành phố gia nhập danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Từ năm 1991: Sự tan rã của Vương quốc Nam Tư và hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm bị nã pháo tại Dubrovnik (chấm đen) từ năm 1991 đến năm 1992

Năm 1991 Croatia và Slovenia, trong thời gian đó là các nhà nước cộng hòa thuộc Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, tuyên bố độc lập. Khi đó, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được đổi tên thành Cộng hòa Croatia.

Mặc dù có sự phi quân sự hóa của phố cổ từ đầu những năm 1970 để cố gắng ngăn nó trở thành nạn nhân của chiến tranh, sau sự độc lập của Croatia năm 1991 Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) của Nam tư, khi đó bao gồm chủ yếu là người Serbia, tấn công thành phố. Chính phủ Croatia mới thiết lập tiền đồn quân sự trong chính thành phố. Montenegro, dẫn đầu bởi tổng thống Momir Bulatović, và thủ tướng Milo Đukanović, lên nắm quyền trong cách mạng chống quan chức và là đồng minh của Slobodan Milošević tại Serbia, tuyên mố rằng Dubrovnik sẽ không thuộc về Croatia vì họ cho rằng trong lịch sử nó chưa bao giờ là một phần của Croatia.[cần dẫn nguồn] Mặc dù thực ra phần lớn người dân ở đây là người Croatia, rất ít người Montenegro và người Serbia chỉ chiếm 6,8 phần trăm dân số.[7]

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1991 Dubrovnik bị tấn công bởi JNA với cuộc vây hãm Dubrovnik kéo dài bảy tháng. Cuộc tấn công bằng pháo lớn nhất xay ra vào ngày 6 tháng 12 với 19 người bị giết và 60 người bị thương. Số lượng thương vong đang bị tranh cãi, và Chữ thập đỏ Croatia, là 114 người dân bị giết, trong đó có nhà thơ Milan Milišić. Báo chí nước ngoài đã bị chỉ trích vì đặt sự chú ý nhiều hơn vào những thiệt hại của phố cổ thay vì thương vong của người dân.[34] Tuy nhiên, các cuộc tấn công pháo binh vào Dubrovnik đã phá hủy 56% các tòa nhà của thành phố ở các mức độ khác nhau, vì thành phố có tường thành bao quanh, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, nó vẫn tồn tại sau khi trúng 650 đạn pháo binh.[35] Quân đội Croatia phá bỏ vòng vây vào tháng 5 năm 1992, và giải phóng khu vực xung quanh Dubrovnik vào cuối tháng 10, nhưng sự đe dọa có thể bị tấn công bất cứ lúc nào bởi JNA trong ba năm sau đó.[36]

Sau kết thúc trận chiến, thiệt hại gây ra bởi cuộc nã pháo vào phố cổ được tu sửa. Dựa theo các hướng dẫn của UNESCO, việc sửa chữa được tái hiện theo phong cách ban đầu. Hầu hết công việc phục dựng đã được thực hiện từ năm 1995 đến năm 1999.[37] Thiệt hại gây ra có thể được nhìn thấy trên một biểu đồ gần cổng thành phố, cho thấy tất cả các điểm bị trúng pháo trong cuộc bao vây, và có thể nhìn thấy rõ ràng từ những điểm cao quanh thành phố dưới dạng những mái nhà mới màu sáng hơn. Bản cáo trạng của ICTY đã được ban hành tới các tướng lĩnh JNA và các sĩ quan liên quan đến vụ đánh bom.

Tướng Pavle Strugar, người điều phốiphối trận tấn công thành phố, bị kết án tù bảy năm rưỡi bởi Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ vì vai trò của ông trong trận tấn công này.[38]

Vụ rơi máy bay USAF CT-43 Croatia 1996, gần sân bay Dubrovnik, khiến gần như tất cả mọi người trên Không quân Hoa Kỳ thiệt mạng bao gồm Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Ron Brown, vụ trưởng The New York Times Frankfurt Nathaniel C. Nash và 33 người khác.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dubrovnik có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa) và Khí hậu Địa Trung Hải (Csa) trong Phân loại khí hậu Köppen, vì chỉ một tháng hè có ít hơn 40 mm (1,6 in) giáng thủy, khiến nó không được phân loại là hoàn toàn cận nhiệt đới ẩm hay Địa Trung Hải. Nó có mùa hè nóng, oi, khô vừa phải và mùa đông ẩm ướt, mát mẻ đến ấm vừa. Gió bora thổi gió lạnh xuống bờ biển Adriatic giữa tháng Mười và tháng Tư, và sấm sét phổ biến quanh năm, ngay cả trong mùa hè, khi chúng làm gián đoạn những ngày nắng ấm. Nhiệt độ không khí có thể hơi khác nhau, tùy thuộc vào khu vực. Thông thường, vào tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ tối đa vào ban ngày đạt 28 °C (82 °F) và vào ban đêm giảm xuống khoảng 23 °C (73 °F). Vào mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ tối đa thường là giữa 20 °C (68 °F) và 28 °C (82 °F). Khí hậu mùa đông nằm trong số những thành phố m nhất trong các thành phố Croatia, với nhiệt độ ban ngày vào khoảng 13 °C (55 °F) trong những tháng lạnh nhất. Tuyết ở Dubrovnik rất hiếm.

  • Nhiệt độ không khí
    • trung bình hàng năm: 16,4 °C (61,5 °F)
    • trung bình khoảng thời gian lạnh nhất: tháng 1, 10 °C (50 °F)
    • trung bình khoảng thời gian ấm nhất: tháng 8, 25,8 °C (78,4 °F)
  • Nhiệt độ nước biển
    • trung bình tháng 5–tháng 9: 17,9–23,8 °C (64,2–74,8 °F)
  • Độ mặn
    • khoảng 3,8%
  • Giáng thủy
    • trung bình hàng năm: 1.020,8 mm (40,19 in)
    • trung bình những ngày mưa hàng năm: 109,2
  • Nắng
    • trung bình hàng năm: 2629 giờ
    • trung bình hàng ngày: 7,2 giờ
Dữ liệu khí hậu của Dubrovnik (1971–2000, extremes 1961–2017)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)18.424.126.830.332.935.736.338.433.530.525.420.338,4
Trung bình cao °C (°F)12.312.614.416.921.525.328.228.525.121.116.613.419,7
Trung bình ngày, °C (°F)9.29.411.113.818.322.024.624.821.417.613.310.316,3
Trung bình thấp, °C (°F)6.66.88.411.015.318.921.421.618.414.910.77.813,5
Thấp kỉ lục, °C (°F)−7−5.2−4.21.65.210.014.114.18.54.5−1−6−7
Giáng thủy mm (inch)98.3
(3.87)
97.9
(3.854)
93.1
(3.665)
91.4
(3.598)
70.1
(2.76)
44.0
(1.732)
28.3
(1.114)
72.5
(2.854)
86.1
(3.39)
120.1
(4.728)
142.3
(5.602)
119.8
(4.717)
1.064,0
(41,89)
Độ ẩm59.958.461.264.266.763.858.259.261.962.262.460.361,5
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm)11.211.211.212.09.46.44.75.17.210.812.412.0113,6
Số giờ nắng trung bình hàng tháng130.2144.1179.8207.0266.6312.0347.2325.5309.0189.1135.0124.02.669,5
Nguồn: Dịch vụ Thủy văn và Khí tượng học Croatia[39][40]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Phố cổ Dubrovnik
Tên địa phương:
Bản mẫu:Lang-
Cảng cổ tại Dubrovnik
Vị tríHạt Dubrovnik-Neretva, Croatia
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩni, iii, iv
Ngày nhận danh hiệu1979 (Phiên họp lần thứ 3)
Số hồ sơ tham khảo95
Châu Âu và Bắc Mỹ
Mở rộng1994
Bị nguy hiểm1991–1998
Tên chính thức: Stari grad Dubrovnik

Lễ hội mùa hè Dubrovnik hàng năm là một sự kiện kéo dài 45 ngày với kịch, hòa nhạc và các trò chơi. Nó đã được trao tặng Cúp Vàng Quốc tế về Chất lượng (2007) bởi Editorial Office kết hợp với Trade Leaders Club.

Thánh quan thầy của thành phố là Sveti Vlaho (Thánh Blaise), tượng của ông có thể được thấy ở khắp thành phố. Sự quan trọng của ông ấy giống như Thánh sử Máccô với Venice. Một trong những nhà thờ to trong thành phố được đặt tên theo Thánh Blaise. Ngày 3 tháng 2 là ngày lễ Thánh Blaise. Hàng năm thành phố Dubrovnik kỷ niệm ngày lễ với diễu thành và lễ hội kéo dài vài ngày.[41]

Bán đảo Lapad
Bãi biển Banje, Dubrovnik

Phố cổ Dubrovnik được mô tả trên mặt sau của tờ tiền 50 kuna của Croatia, được phát hành năm 1993 và 2002.[42]

Thành phố tự hào có nhiều tòa nhà cổ, như là vườn cây gỗ Trsteno, vườn cây gỗ đầu tiên trên thế giới, có niên đại từ trước năm 1492. Hiệu thuốc cổ thứ 3 châu Âu cũng nằm ở thành phố này, có niên đại từ năm 1317 (và là cái duy nhất còn hoạt động đến ngày nay). Nó nằm ở tu viện Little Brothers tại Dubrovnik.[43]

Trong lịch sử, nhiều Converso (Marrano) bị thu hút đến Dubrovnik, trước đây là một cảng biển quan trọng. Tháng 5 năm 1544, Một con thuyền được lấp đầu bởi người Bồ Đào Nha tị nạn cập bến, theo Balthasar de Faria báo cáo với Vua John. Một người ngưỡng mộ Dubrovnik khác, George Bernard Shaw, ghé thăm thành phố này năm 1929 và nói rằng: "Nếu bạn muốn xem thiên đường trên trái đất, hãy đến Dubrovnik."[44][45]

Trên vịnh Dubrovnik còn có một đảo rừng 72 hécta (180 mẫu Anh) tên là Lokrum, theo truyền thuyết, Richard I của Anh, dạt vào đây sau khi bị đắm tàu năm 1192. Hòn đảo này bao gồm một pháo đài, vườn bách thảo, tu việnbãi biển khỏa thân.

Trong các địa điểm du lịch có một số bãi biển. Banje, bãi biển công cộng chính của Dubrovnik, là trụ sở Câu lạc bộ Biển Đông Tây. Ngoài ra còn có biển Copacabana, một biển đá trên bán đảo Lapad,[46] được đặt tên theo bãi biển nổi tiếng tại Rio de Janeiro.

Tường thành Dubrovnik[sửa | sửa mã nguồn]

Tường thành Dubrovnik

Một nét đặc biệt của Dubrovnik là tường thành của nó (1,2 du khách ghé thăm năm 2017) chạy gần 2 kilômét (1,2 dặm) xung quanh thành phố. Tường thành dày 4 đến 6 mét (13–20 foot) trên phía đất liền nhưng mỏng hơn nhìn ở phía bờ biển. Hệ thống tháp pháp được xây để bảo vệ thành phố. Tường thành của Dubrovnik còn là địa điểm quay phim nổi tiếng của thành phố viễn tưởng King's Landing trong bộ phim Game of Thrones của HBO.[47]

Nhân khẩu học[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử dân số
Dubrovnik
NămSố dân±%
188015.666—    
189015.329−2.2%
190017.384+13.4%
191018.396+5.8%
192116.719−9.1%
193120.420+22.1%
194821.778+6.7%
195324.296+11.6%
196127.793+14.4%
197135.628+28.2%
198146.025+29.2%
199151.597+12.1%
200143.770−15.2%
201142.615−2.6%
Nguồn: Naselja i stanovništvo Republike Hrvatske 1857–2001, DZS, Zagreb, 2005
Cầu Franjo Tuđman (Dubrovnik)

Tổng dân số của thành phố là 42.615 người (điều tra dân số năm 2011), trong các khu dân cư sau:[48]

Dân số là 42.615 người năm 2011,[48] giảm xuống từ 49.728 người năm 1991[49] Trong cuộc điều tra dân số năm 2011, 90,34% dân số là người Croatia.[50]

Giao thông vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Dubrovnik là sân bay đông khách thứ 3 tại Croatia.[51]

Dubrovnik có một sân bay quốc tế. Nó nằm ở khoảng 20 km (12 mi) về phía đông nam trung tâm thành phố Dubrovnik, gần Čilipi. Có xe buýt kết nối sân bay với bến xe buýt cổ chính tại Gruž. Ngoài ra, có một hệ thống xe buýt địa phương hiện đại kết nối tất cả các khu tại Dubrovnik chạy thường xuyên từ bình minh đến nửa đêm. Tuy nhiên, Dubrovnik, không như các thành phố lớn khác của Croatia, không tiếp cận được bằng tàu;[52] cho tới năm 1975 Dubrovnik được kết nối với MostarSarajevo bởi một đường sắt khổ hẹp (760 mm)[53][54] được xây trong thời kỳ Áo-Hung cai trị Bosnia và Hercegovina.

Đường cao tốc A1, được sử dụng để kết nối giữa ZagrebPloče, được dự kiến sẽ mở rộng tới tận Dubrovnik. Bởi vì vùng này không tiếp giáp với phần còn lại của lãnh thổ Croatia, đường cao tốc sẽ đi qua cầu Pelješac, nhưng việc xây dựng cầu đang bị đình trệ, hoặc đi qua Neum tại Bosna và Hercegovina và kéo dài tới Dubrovnik.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Dubrovnik có một số cơ sở giáo dục. Bao gồm Đại học Quốc tế Dubrovnik, Đại học Dubrovnik, Trường Cao đẳng Hàng hải, Trường Cao đẳng Du lịch, Trung tâm sau đại học của Đại học Zagreb, Trường Cao đẳng Quản lý và Công nghệ Mỹ, Trung học Giáo khu Cổ điển "Ruđer Bošković" tại Dubrovnik và Viện Lịch sử của Học viện Khoa học và Nghệ thuật Croatia.

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Dubrovnik kết nghĩa với:

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh toàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh toàn cảnh Phố cổ Dubrovnik
Không ảnh

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyền hình Game of Thrones của HBO sử dụng Dubrovnik làm địa điểm quay phim cho các thành phố King's LandingQarth. Những địa điểm được sử dụng trong phim bao gồm Vườn cây gỗ Trsteno, Đường St. Dominic, Đảo Lokrum, cung điện Knežev dvor và Sponza, Lovrijenac, Khách sạn bị bỏ hoàng Belvedere, Fort Bokar, và tháp Minčeta.[59] Một phần của Star Wars: The Last Jedi được quay tại Dubrovnik vào tháng 3 năm 2016, trong đó Dubrovnik được sử dụng làm bối cảnh cho thành phố casino city Canto Bight.[60][61] Dubrovnik là một trong các địa điểm tại châu Âu được sử dụng trong phim Fan (2016) của Bollywood, có diễn phim Shah Rukh Khan tham gia. Đầu năm 2017, Robin Hood được quay tại một số nơi tại Dubrovnik.[62] Trong vài hát "Ring Them Bells" của Kander và Ebb, người đóng vai chính, Shirley Devore, đến Dubrovnik để tìm chồng và gặp hàng xóm của cô đến từ New York.[63]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Dùbrōvnīk”. Hrvatski jezični portal (bằng tiếng Croatia). Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ Wood, Paul (ngày 2 tháng 3 năm 2001). “Charges over Dubrovnik bombing”. bbc.co.uk. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ “Anniversary Of Attack On Dubrovnik – Just Dubrovnik”. justdubrovnik.com. ngày 1 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ B.Anzulovic: Heavenly Serbia: From Myth to Genocide, NYU Press, 1999
  5. ^ K. Morrison: Montenegro: A Modern History, I. B. Tauris, 2009
  6. ^ Dr. Katheleen Wilkes devoted her life to the victory of Croatia http://www.croatianhistory.net/etf/wilkes.html
  7. ^ a b Srđa Pavlović. “Reckoning: The 1991 Siege of Dubrovnik and the Consequences of the "War for Peace". Yorku.ca (bằng tiếng Anh). Đại học York. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ “Business – Serbs Retreat, Release Their Grip On Dubrovnik – But Sarajevo Attack Continues; 20 Killed – Seattle Times Newspaper”. nwsource.com.
  9. ^ New York Times, November 1991, Serbia's Spiteful War, https://www.nytimes.com/1991/11/06/opinion/serbia-s-spiteful-war.html
  10. ^ New York Times, November 1992, As Siege Ends, Croats Return to Ruined City, https://www.nytimes.com/1992/11/03/world/as-siege-ends-croats-return-to-ruined-city.html
  11. ^ “Dubrovnik voted second best cruise destination in the Mediterranean – Dubrovnik VIDI Travel Guide”. vidiworld.com.
  12. ^ “The Most Visited Tourist Destination in Croatia in 2015 is…”.
  13. ^ “Top 10 Mediterranean Destinations”.
  14. ^ “Dubrovnik and around Guide – Croatia Travel”. Rough Guides. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  15. ^ Oleh Havrylyshyn, Nora Srzentiæ, Institutions Always 'Mattered': Explaining Prosperity in Mediaeval Ragusa (Dubrovnik), Palgrave Macmillan, 10 Dec 2014, p. 59[liên kết hỏng]
  16. ^ “Bosna”. Leksikon Marina Držića (bằng tiếng Croatia). Miroslav Krleža Institute of Lexicography and House of Marin Drzic. 2017. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  17. ^ Whitley Stokes; Adalbert Bezzenberger (1894), “dubron”, trong August Fick (biên tập), Vergleichendes Wörterbuch der indogermanischen Sprachen: Wortschatz der Keltischen Spracheinheit, 2 (ấn bản 4), Vandenhoeck & Ruprecht, tr. 153–154
  18. ^ Putanec, Valentin (tháng 6 năm 1993). “Naziv Labusedum iz 11. st. za grad Dubrovnik” (PDF). Rasprave (bằng tiếng Croatia). Institute of Croatian Language and Linguistics. 19: 289–301. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2017.
  19. ^ Andrew Archibald Paton (1862). “Chapter 9: Ragusa”. Researches on the Danube and the Adriatic; or Contributions to the Modern History of Hungary and Transylvania, Dalmatia and Croatia, Servia and Bulgaria, Volume 1. London: Trübner and Co. tr. 218. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016.
  20. ^ ZBORNIK.indd Lưu trữ 2016-04-01 tại Wayback Machine (2009)[cần số trang]
  21. ^ “Picasa Web Albums – Dick – Dubrovnik, Cr...”. ngày 31 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  22. ^ Dubrovnik: A History, page 289, Robin Harris, Saqi Books, 2006. ISBN 978-0-86356-959-3
  23. ^ Dubrovnik, 2nd: The Bradt City Guide, page 7, Piers Letcher, Robin McKelvie, Jenny McKelvie, Bradt Travel Guides, 2007. ISBN 978-1-84162-191-3
  24. ^ Dubrovnik, page 25, Volume 581 of Variorum collected studies series, Bariša Krekić, Variorum, 1997. ISBN 978-0-86078-631-3
  25. ^ Pitcher, Donald Edgar. An Historical Geography of the Ottoman Empire, Leiden: Brill, 1968, p. 70
  26. ^ Radovinovic, Radovan biên tập (tháng 7 năm 1999). The Croatian Adriatic Tourist Guide. Zagreb: Naprijed, Naklada. tr. 354. ISBN 953-178-097-8.
  27. ^ Husebye, Eystein Sverre. Earthquake Monitoring and Seismic Hazard Mitigation in Balkan Countries
  28. ^ Dubrovnik and the American Revolution: Francesco Favi's Letters, Francesco Favi, ed. by Wayne S. Vucinich, Ragusan Press, 1977.
  29. ^ Dalmatia and Montenegro: Volume 2.Bản mẫu:Full citation
  30. ^ Marzio, Scaglioni (1996). “La presenza italiana in Dalmazia, 1866–1943”. Tesi di Laurea (bằng tiếng Ý). Facoltà di Scienze politiche – Università degli studi di Milano. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2010.
  31. ^ Pleasance, Chris, "Would You Pay £1.7m for the Island of Death?", Mail Online; accessed ngày 4 tháng 12 năm 2015.
  32. ^ "6 Uninhabited and Mysterious Islands with Bizarre Pasts", The Daily Star, ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  33. ^ Politički zatvorenik“Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) Retrieved ngày 16 tháng 1 năm 2012
  34. ^ Pearson, Joseph (2010). “Dubrovnik's Artistic Patrimony, and its Role in War Reporting (1991)”. European History Quarterly. 40 (2): 197–216.
  35. ^ “Chronology for Serbs in Croatia”. United Nations High Commissioner for Refugees. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2011.
  36. ^ Raymond Bonner (ngày 17 tháng 8 năm 1995). “Dubrovnik Finds Hint of Deja Vu in Serbian Artillery”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  37. ^ “Pregled obnovljenih objekata”. zod.hr (bằng tiếng Croatia). Institute for the Restoration of Dubrovnik. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2014.
  38. ^ “Case information sheet: "DUBROVNIK" (IT-01-42) Pavle Strugar” (PDF). International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
  39. ^ “Dubrovnik Climate Normals” (PDF). Croatian Meteorological and Hydrological Service. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
  40. ^ “Mjesečne vrijednosti za Hvar u razdoblju1961−2015” (bằng tiếng Croatia). Croatian Meteorological and Hydrological Service. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2017.
  41. ^ “DUBROVNIK news”. archive.org. ngày 21 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  42. ^ “50 kuna”. hnb.hr. Croatian National Bank. ngày 31 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  43. ^ “Monuments (1 to 5)”. Dubrovnik Online. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010.
  44. ^ “TZ Seget – Dubrovnik”. tz-seget.hr.
  45. ^ “Eastern Europe: Where Is Eastern Europe?”. aventalearning.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  46. ^ Karen Tormé Olson; Sanja Bazulic Olson (2006). Frommer's Croatia. John Wiley & Sons. tr. 57–58. ISBN 0-7645-9898-8. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2009.
  47. ^ Oliver, Jeanne. “Dubrovnik's Walls”. Croatia Traveller. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010.
  48. ^ a b “Dân số theo độ tuổi và giới tính, bởi tình trạng định cư, thống kê 2011: Dubrovnik”. Census of Population, Households and Dwellings 2011 (bằng tiếng Anh). Zagreb: Cục Thống kê Croatia. Tháng 12 năm 2012.
  49. ^ “Encyclopedia, Dubrovnik”. A&E Television Networks, History.com. Funk & Wagnalls' New Encyclopedia. World Almanac Education Group. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2010.
  50. ^ “Dân số theo sắc tộc, theo Thị trấn/Đô thị, thống kê 2011: Quận Dubrovnik-Neretva”. Census of Population, Households and Dwellings 2011 (bằng tiếng Anh). Zagreb: Cục Thống kê Croatia. Tháng 12 năm 2012.
  51. ^ “Dubrovnik Airport: providing essential tourism support for a region. Croatia Airlines' 3rd base”. centreforaviation.com. ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2017.
  52. ^ “Transportation Rail”. Dubrovnik Online. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009.
  53. ^ “Dubrovnik to Sarajevo 1965”. Charlie Lewis. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2011.
  54. ^ “Dubrovnik to Capljina in 1972”. Jim Horsford. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2011.
  55. ^ a b c d e f g h i “Dubrovnik Sister Cities”. thedubrovniktimes.com. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  56. ^ Grad Vukovar (2011). “Gradovi prijatelji”. vukovar.hr. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  57. ^ “Twin Towns – Graz Online – English Version”. www.graz.at. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
  58. ^ 29.01.2011. 20:45 (ngày 29 tháng 1 năm 2011). “Dubrovnik se pobratimio s francuskim Rueil-Malmaisonom – Grad Dubrovnik — Dubrovački vjesnik”. Dubrovacki.hr. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  59. ^ Dubrovnik in the spotlight, jaywaytravel.com.
  60. ^ “[VIDEO] Star Wars Episode VIII Starts Shooting in Dubrovnik this Week”. Croatia Week. ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  61. ^ Milekic, Sven (ngày 15 tháng 2 năm 2016). “Star Wars Adds Shine to Croatian 'Pearl' Dubrovnik”. Balkan Insight. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  62. ^ “Take a look around the set of the new Robin Hood movie being filmed in Dubrovnik”. Nottingham Post. ngày 29 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.[liên kết hỏng]
  63. ^ “Ring Them Bells Lyrics”. MetroLyrics. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2017.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Dubrovnik