Wiki - KEONHACAI COPA

Downtown Core

Downtown Core
—  Khu quy hoạch  —
Chuyển tự Other
 • Chinese市中心 (Hán-Việt: Thị Trung tâm)
 • bính âmShì zhōngxīn
 • Phúc KiếnChhī-tiong-sim
 • Mã LaiPusat Bandar
 • Tamilடவுன்டவுன் கோர்
 • chuyển tựṬavuṉṭavuṉ kōr
Downtown Core trên bản đồ Singapore
Downtown Core
Downtown Core
Vị trí khu Downtown Core trong lòng Singapore
Country Singapore
VùngVùng Trung tâm
CDC
Hội đồng đô thị
Khu vực bỏ phiếu
Trưng bày Kế hoạch chỉ đạo phát triển lần 1
Trung bày Kế hoạch chỉ đạo phát triển lần 2
Thiết lập khu quy hoạch
  • 22 tháng 1 năm 1999[1]
Chính quyền
 • MayorCDC Trung tâm Singapore
 • Members of ParliamentGRC Jalan Besar

Tanjong Pagar GRC

Diện tích[2]
 • Tổng cộng4,34 km2 (168 mi2)
Thứ hạng diện tích44th
Dân số (2015)[2][3]
 • Tổng cộng3,720
 • Thứ hạng32nd
 • Mật độ857,1/km2 (22,200/mi2)
 • Thứ hạng mật độ34th
Ethnic groups[3]
 • Hoa2,970
 • Mã Lai40
 • Ấn320
 • Khác390
Postal district1, 6, 7

Downtown Core (tiếng Trung: 市中心; Hán-Việt: Thị Trung tâm, tiếng Mã Lai: Pusat Bandar, tiếng Tamil: டவுன்டவுன் கோர்) là trung tâm lịch sử và thương mại của của thành quốc Singapore. Đây là một trong mười một khu quy hoạch thuộc khu Trung Hoàn,[4] khiến cho Trung Hoàn càng thêm sầm uất. Downtown Core được bao bọc bởi Rochor ở phía bắc, Kallang ở đông bắc, Đông MarinaNam Marina về phía đông, Straits View về phía đông nam, Bukit Merah ở hướng nam, cũng như Outram, Nhà bảo tàngSông Singapore ở phía tây.

Là trung tâm tài chính của Singapore, Downtown Core là nơi đặt trụ sở chính của và văn phòng của nhiều tập đoàn thương mại, lẫn Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Nơi đây cũng bao gồm quận hành chính (Civic District), nơi tọa lạc của nhiều cơ quan chính phủ, trong đó đáng chú ý là tòa nhà Quốc hộiTối cao Pháp viện Singapore.

Lịch sử hiện đại Singapore bắt đầu từ khu vực này, khi Stamford Raffles và đại diện Công ty Đông Ấn Anh cập bờ Sông Singapore để thành lập một hải cảng tự do trong khu vực Đông Nam Á. Do hải cảng cũ tiếp tục phát triển dọc cửa biển khu bờ sông, khu thành thị mở rộng theo một cách tự nhiên, khu Trung Hoàn vì thế cũng hình thành.

Trong giao tiếp thường ngày, tên gọi "Downtown Core" tương đối ít được sử dụng, cách gọi Quận thương mại Trung tâm (tiếng Anh: Central Business District, viết tắt: CBD) được dùng phổ biến hơn. Tuy vậy, khu vực được biết đến với tên tắt là CBD thực tế còn bao gồm một vùng nhỏ nằm trong chính Downtown Core, chiếm phần tây-nam và tây của khu quy hoạch này. Nó được tạo thành bởi bảy tiểu khu là Anson, Cecil, Clifford Pier, Maxwell, Phillip, Raffles PlaceTanjong Pagar.[4] Trung tâm của CBD đã mở rộng ra khỏi địa giới của nó, và cách gọi này nhiều lúc cũng dùng để chỉ toàn bộ khu Trung Hoàn.

Toàn cảnh Downtown Core

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Là Singapore hãy còn là một thuộc địa non trẻ, khu vực mà nay là Downtown Core đã là trung tâm tài chính, hành chính và thương mại của xứ thuộc địa này. Năm 1823, Singapore được tái tổ chức theo Kế hoạch Jackson của Sir Stamford Raffles, đề xuất phát triển những khu như Commercial Square (hiện nay là Raffles Place) và Đô thị Âu cũng như nhiều công trình thương mại và hành chính lân cận. Khu vực này sau đó trở thành Downtown Core.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Singapore Infopedia - Development guide plan”. National Library Board.
  2. ^ a b City Population - statistics, maps and charts | Downtown Core
  3. ^ a b “Singapore Residents by Planning Area/Subzone, 2015”. Singapore Department of Statistics. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ a b “Downtown Core Planning Report 1995”. Urban Redevelopment Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Downtown_Core