Wiki - KEONHACAI COPA

Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm

Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm
Di sản thế giới UNESCO
Lối vào Chu Khẩu Điếm
Tên chính thứcDi chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm
Vị tríPhòng Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc
Tiêu chuẩn(iii), (vi)
Tham khảo449
Công nhận1987 (Kỳ họp 11)
Diện tích480 ha (1,9 dặm vuông Anh)
Vùng đệm888 ha (3,43 dặm vuông Anh)
Tọa độ39°41′21″B 115°55′26″Đ / 39,68917°B 115,92389°Đ / 39.68917; 115.92389
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung周口店
Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm trên bản đồ Trung Quốc
Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm
Vị trí của Di chỉ người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm tại Trung Quốc

Chu Khẩu Điếm là một hệ thống hang động nằm ở ngoại ô Phòng Sơn, phía tây nam trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây nổi tiếng với những khám phá khảo cổ bao gồm những mẫu vật đầu tiên của Người đứng thẳng được đặt là Người Bắc Kinh và tập hợp xương khổng lồ của chi linh cẩu Pachycrocuta.

Do những cách hiểu khác nhau về bằng chứng khảo cổ mà những ý kiến đưa ra về khoảng thời gian Người Bắc Kinh cư ngụ tại địa điểm này cũng khác nhau, 700.000-200.000 năm trước,[1] 670.000-470.000 năm trước[2] và không sớm hơn 530.000 năm trước.[3]

Di chỉ này lần đầu được phát hiện bởi Johan Gunnar Andersson vào năm 1921[4] và lần đầu được khai quật bởi nhà cổ sinh vật học người Áo Otto Zdansky vào năm 1921 và 1923 để khai quật hai chiếc răng người.[5] Những năm sau đó, Davidson Black xác định các bằng chứng khảo cổ này là của một loài chưa được biết đến trước đó và các cuộc khai quật sau đó được mở rộng. Các khe nứt đá vôi có chứa những trầm tích giữa Thế Pleistocen đã phát hiện được 45 bộ xương, xác động vật, vảy đá, và dụng cụ chặt.

Động vật cổ còn lại sớm nhất là 690.000 năm trước và các công cụ từ 670.000 năm trước[6] trong khi một số công cụ khác cũng có niên đại không sớm hơn 530.000 năm trước.[3] Vào Thời đại đồ đá cũ muộn, địa điểm này bị chiếm bởi những người Homo sapiens và các công cụ bằng đá và xương đã được tìm thấy tại Hang Thượng.

Chu Khẩu Điếm được đặt cho tên của một ngọn núi lửa trên tiểu hành tinh 243 Ida.

Lịch sử khai quật[sửa | sửa mã nguồn]

Khám phá[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà địa chất người Thụy Điển Johan Gunnar Andersson bắt đầu hành trình khám phá vào năm 1918 tại một khu vực có tên là Chicken-bone Hill (Đồi xương gà) bởi những người dân địa phương đã xác định nhầm hóa thạch loài gặm nhấm được tìm thấy ở đó,[7] nhưng phải mãi đến năm 1921, ông cùng nhà nghiên cứu cổ sinh vật học người Mỹ Walter W. Granger đã được đưa đến địa điểm Dragon Bone Hill (Đồi xương rồng) bởi những người khai thác đá địa phương. Họ nhận thấy một số lượng đá trắng khác lạ ở đây, và ngay lập tức nhận ra đây là địa điểm tốt để tìm kiếm những hài cốt của người nguyên thủy.[8]

Các cuộc khai quật được thực hiện bởi trợ lý của Andersson là nhà nghiên cứu vũ trụ học người Áo Otto Zdansky vào năm 1921 và 1923 đã khai quật được rất nhiều tài liệu được gửi lại cho Đại học Uppsala ở Thụy Điển để phân tích thêm. Năm 1926, Anderson đã công bố phát hiện hai răng hàm của con người, và năm sau đó, Zdansky đã công bố phát hiện của mình một cách thận trọng khi xác định đây có thể là răng của người Homo sapiens.[9]

Loài sói Đại Bình nguyên thường được gọi là Sói Chu Khẩu Điếm được tìm thấy tại hệ thống hang động này, và địa điểm khảo cổ phát hiện ra vào năm 1934 được đặt tên của người phát hiện ra nó, Bùi Văn Trung.

Nhà cổ sinh vật học người Canada Davidson Black lúc đó đang công tác tại Viện đại học Y Hòa Hiệp Bắc Kinh đã rất hào hứng khi thấy những phát hiện của Andersson và Zdansky. Ông đã nộp đơn cho Quỹ Rockefeller để xin tài trợ cho việc khai quật mang tính hệ thống. Và nguồn tài trợ đã được thông qua, dự án Chu Khẩu Điếm bắt đầu vào năm 1927 dưới sự giám sát của nhà khảo cổ học Trung Quốc.

Mùa thu năm đó, một chiếc răng đã được tìm thấy bởi nhà cổ sinh vật học người Thụy Điển Birger Bohlin mà Black đã cho rằng là của một loài mới được đề xuất là Người Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis). Năm sau, các cuộc khai quật của Black đã phát hiện ra nhiều hóa thạch của loài mới bao gồm cả răng, một phần đáng kể xương hàm của con non và hàm trưởng thành với ba răng.[10] Những phát hiện này cho phép Black được đảm bảo khoản tài trợ thêm 80.000 đôla từ Quỹ để ông sử dụng lập ra phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Phòng thí nghiệm[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Đại Tân sinh của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc được thành lập tại Viện đại học Y Hòa Hiệp Bắc Kinh được thành lập vào năm 1928 dưới sự hỗ trợ của nhà địa chất học Đinh Văn GiangÔng Văn Hạo nhằm nghiên cứu và thẩm định các hiện vật khai quật được. Black ở lại phòng thi nghiệm với tư cách là giám đốc danh dự trong khi các cuộc khai quật tiếp tục tại địa điểm dưới sự giám sát của nhà cổ sinh vật học Trung Quốc Dương Trung Kiện, nhà nhân chủng học Bùi Văn TrungGiả Lan Pha.

Điều kiện tại các địa điểm này còn thô sơ và các nhà khoa học phải đi khai quật trên lưng con la. Khi hộp sọ đầu tiên được khai quật vào năm 1929 bởi Bùi Văn Trung, người đã làm việc trong một khe nứt dài 40 mét trong điều kiện thời tiết lạnh giá bằng một tay cầm cái búa nhỏ và tay còn lại cầm cây nến.[11] Hộp sọ thứ hai được phát hiện vào năm 1930, ngay gần chỗ phát hiện như cái thứ nhất,[12] và đến năm 1932, gần 100 công nhân đã được huy động đến khai quật địa điểm này mỗi ngày.[13]

Nhà cổ sinh vật học người Pháp Pierre Teilhard de Chardin là vị khách thường xuyên đến địa điểm này kể từ năm 1926. Nhà khảo cổ người Pháp Henri Breuil đến đây vào năm 1931 và xác nhận sự hiện diện của các công cụ bằng đá. Năm đó, bằng chứng về việc sử dụng lửa trong hang động đã được chấp nhận.[14]

Black sau đó đã qua đời trong một đêm làm việc quá sức tại văn phòng vào tháng 3 năm 1934, với một trong những hộp sọ được khai quật tại địa điểm trên bàn làm việc của ông.[15] Nhà nhân chủng học người Đức gốc Do Thái Franz Weidenreich thay thế ông làm giám đốc danh dự của Phòng thí nghiệm và các cuộc khai quật tiếp tục phát hiện thêm ba hộp sọ vào năm 1936.[16]

Các cuộc khai quật đã phát hiện ra tổng cộng 200 mẫu vật của 40 cá thể người, trong đó có 5 hộp sọ gần như hoàn chỉnh,[17] trước khi quá trình khai quật phải dừng lại vào năm 1937, bởi cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản. Các báo cáo về sự tàn bạo của lính Nhật Bản bao gồm việc tra tấn và giết hại công nhân tại đây, với ba lưỡi lê đâm đến chết một người và một người thứ tư buộc vào xe kéo lê cho đến khi chết.[18]

Năm 1941, phần lớn các phát hiện đã bị mất trong khi trên đường vận chuyển đến nơi an toàn.[19] May mắn thay, Weidenreich đã tạo ra các bản sao của hóa thạch để bảo tồn các đặc điểm vật lý cơ bản.[20]

Các hộp sọ bản sao của người Bắc Kinh khai quật được.

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Công việc khai quật được đề xuất vào năm 1949, và thành quả mới thu được gồm 5 chiếc răng, mảnh xương đùi và xương ống chân.[21] Một năm sau, răng cửa thứ ba được phát hiện trong tập tài liệu mà Zdansky gửi cho đại học Uppsala vào năm 1921 và 1923.[22]

Các cuộc khai quật do Bùi Văn Trung giám sát vào năm 1966 đã khai quật được một mảnh xương đầu và hai mảnh xương sọ, chúng được phát hiện để khớp với các mảnh vỡ được giữ lại từ các cuộc khai quật trước đó vào năm 1934 và 1936, và trở thành hiện vật duy nhất còn lại của một hộp sọ gần như hoàn chỉnh đã được ghép lại với nhau.[23] Cuộc khai quật tại Địa thể số 4 năm 1972-73 đã phát hiện ra một răng cửa của người 'Homo sapiens.[24] Kỹ thuật khảo cổ đã chỉ ra rằng, địa điểm này bị chiếm đóng bởi con người từ 500.000 đến 230.000 năm trước.[25]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "UNESCO World Heritage Site: Peking Man Site at Zhoukoudian" http://whc.unesco.org/en/list/449 retrieved 12/15/2013
  2. ^ Climatic cycles investigated by sediment analysis in Peking Man’s Cave, Zhoukoudian, China., Zhou, C., Lui, Z., Wang, Y.; Journal of Archaeological Science 27, 2000, pp 101-109
  3. ^ a b Encyclopedia of Prehistory: Volume 3: East Asia and Oceania, Chuan Kun Ho; Human Relations Area Files, Inc., 2001, p 352
  4. ^ “The First Knock at the Door”. Peking Man Site Museum. In the summer of 1921, Dr. J.G. Andersson and his companions discovered this richly fossiliferous deposit through the local quarry men's guide. During examination he was surprised to notice some fragments of white quartz in tabus, a mineral normally foreign in that locality. The significance of this occurrence immediately suggested itself to him and turning to his companions, he exclaimed dramatically "Here is primitive man, now all we have to do is find him!"
  5. ^ “The First Knock at the Door”. Peking Man Site Museum. For some weeks in this summer and a longer period in 1923 Dr. Otto Zdansky carried on excavations of this cave site. He accumulated an extensive collection of fossil material, including two Homo erectus teeth that were recognized in 1926. So, the cave home of Peking Man was opened to the world.
  6. ^ “Middle Pleistocene climate and habitat change at Zhoukoudian, China, from the carbon and oxygen isotopic record from herbivore tooth enamel”, Gaboardia, Deng and Wang, Quaternary Research 63, 2005, p 331
  7. ^ “The Peking Man World Heritage Site at Zhoukoudian”. UNESCO. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. In February 1918, Johann Gunnar Andersson, a famous Swedish geologist and archaeologist, was told that there were some fossils at what was called Chicken-bone Hill near Zhoukoudian. He was then serving as an adviser on mineral affairs in the Ministry of Agriculture and Commerce of the Chinese Government. He showed much interest and, in the following month, made a survey at the hill where a lot of rodent fossil was collected. The rodent fossil was taken as chicken bones by local people and the Chicken-bone Hill was so named. The latter is nominated later as Locality 6 of the Peking Man Site. This discovery of the locality is not so important, but the survey led to a series of investigations in the region.
  8. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. John Gunnar Anderson, a Swedish geologist, discovered Peking Man Site in 1921. Under his supervision, Otto Zdensky, an Austrian palaeontologist, excavated at the site in 1921 and 1923 and found a human molar.
  9. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. In 1926 a human premolar was found among the material from the Peking Man Site during preparation in the laboratory in Uppsala, Sweden. Andersson announced the discovery in October in Beijing.
  10. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. During the field season of 1928, numerous isolated teeth, the greater part of a juvenile jaw and an adult jaw fragment with three molars were discovered.
  11. ^ Melvin, Sheila (ngày 11 tháng 10 năm 2005). “Archaeology: Peking Man, still missing and missed”. International Herald Tribune. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. The scientists who worked on the excavation rode to the site on mules and stayed in an old caravansary. The first skullcap was dug out by Pei Wenzhong working in a 40-meter crevasse in frigid weather with a hammer in one hand and a candle in the other.
  12. ^ “The Peking Man World Heritage Site at Zhoukoudian”. UNESCO. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. Just after the discovery of the first skullcap of Peking Man, the second skullcap was discovered in the spring of 1930. It was found and restored from a block of sediments from locus nearby that of the first skullcap and brought back to the Cenozoic Research Laboratory.
  13. ^ “The Peking Man World Heritage Site at Zhoukoudian”. UNESCO. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. In 1932, the scale of the excavation was large and daily employment of workers was more than one hundred. Within a square kilometre sphere, excavation of different loci was often carried out simultaneously.
  14. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. Henri Breuil, a French archaeologist, was invited to visit the site in 1931, he confirmed the existence of stone tools at Peking Man Site. In the same year, the evidence of the use of fire at this cave was accepted by the anthropological circle.
  15. ^ Melvin, Sheila (ngày 11 tháng 10 năm 2005). “Archaeology: Peking Man, still missing and missed”. International Herald Tribune. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. Black died at his office desk in the middle of the night with a skullcap of Peking Man beside him.
  16. ^ “The Peking Man World Heritage Site at Zhoukoudian”. UNESCO. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. Since 1935, excavation was under the charge of Mr. Jia Lan-po, world famous archeologist. In the following excavations, the most fruitful year was in 1936, three complete skullcaps were unearthed.
  17. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. During 1927-1937, abundant human and animal fossils as well as artefact were found at Peking Man Site, it made the site to be the most productive one of the Homo erectus sites of the same age all over the world. Other localities in the vicinity were also excavated almost at the same time.
  18. ^ Melvin, Sheila (ngày 11 tháng 10 năm 2005). “Archaeology: Peking Man, still missing and missed”. International Herald Tribune. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008. Three Chinese workers at the site were tortured and then bayoneted to death by Japanese soldiers, and one worker was forced to drive a rickshaw and died of starvation.
  19. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. During World War II, Peking Man fossils were lost in 1941.
  20. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. But the fossils had been studied in great detail by Franz Weidenreich, a German Jewish anthropologist, whose publication on Peking Man provided most part of the knowledge of the physical characters of the earliest humans known by then.
  21. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. The excavation work at Zhoukoudian site was resumed in 1949, 5 teeth and one piece of thighbone fragment as well as one piece of shinbone fragment of Peking Man were found.
  22. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. In 1950, another premolar was found in the materials unearthed from the Peking Man Site, the materials were transported to Uppsala in the early 1920s.
  23. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. Two pieces of cranial fragment and a premolar of Peking Man were found in 1966, these two skull fragment perfectly matched with the two pieces of skull fragment unearthed in 1934 (one of which was recognized in laboratory in 1936), they belong to the same individual.
  24. ^ “Review of the History”. Peking Man Site Museum. A premolar of Homo sapiens was found at Locality 4 of Zhoukoudian during 1972-1973.
  25. ^ Wendy Conklin. “Mysteries in History: World History”. Peking Man Site Museum. Each set belonged to a dif ferent Peking man. They were more than 500,000 years old. With these bones, scientists were able to figure out what this Peking Man looked like.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_ch%E1%BB%89_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_B%E1%BA%AFc_Kinh_t%E1%BA%A1i_Chu_Kh%E1%BA%A9u_%C4%90i%E1%BA%BFm